52. Trừng phạt

Bưu điện Sài Gòn trước năm 1945

Khung cảnh hiện tại đang rất hoảng loạn, cùng là đồng đội với nhau nhưng đâu tránh khỏi xích mích không đáng có, đã vậy những đứa nhỏ này còn trẻ tuổi vẫn còn háo thắng, cái tôi rất cao. Nên hễ có người nói móc là phản ứng thái quá như vậy. Huệ đang bị dồn vào bức tường, bị tát một cú đau điếng vào mặt rồi bị đẩy ngã xuống đất. Vì đau nên em đã rươm rướm nước mắt, bàn tay sờ lên má mà ngước nhìn người kia.

Nhưng tính khí em cũng không khiêm nhường, những đồng chí khác đỡ em lên phủi bụi trên người, bàn tay em ghì chặt nắm đấm chạy lại túm lấy tóc nhỏ đó mà nắm ngược ra sau. Mọi người hoảng quá ai nấy đều chạy ù vô ngăn cản.

Lúc này Hân đã chạy tới, ánh mắt nghiêm nghị cùng với chất giọng đanh thép khiến mọi người ở đấy ai nấy cũng khiếp sợ.

"Dừng lại, nhanh......tất cả xếp thành hai hàng ngang cho tôi"

"Rõ....", âm thanh cất lên đồng loạt rồi đứng nghiêm ngẩn cao đầu.

Nghe thấy giọng của cô thì em cũng giật mình mà ngưng lại hành động vừa rồi.

"Cả đội hít đất một trăm cái cho tôi, tất cả đều phải làm, đây là lệnh nếu ai không hoàn thành thì ngày mai chạy bộ ngoài trời nắng một trăm vòng"

"Rõ thưa chỉ huy trưởng"

"Còn không mau làm"

"Dạ rõ"

Cô cũng thấy buồn về đồng đội của mình, đây là thời chiến nên tinh thần đoàn kết rất quan trọng, đã là đồng đội của nhau thì hỗ trợ chứ không phải kiếm chuyện để gây xích mích, thật không ra thể thống gì hết.

Một đồng chí khác chạy lại nói nhỏ vào tai của cô, lúc đưa lá thơ cho cô thì cô đã ngầm hiểu chuyện gì xảy ra. Dù sao đi chăng nữa, việc đọc trộm thơ của người khác là hành vi bất lịch sự, cũng cần phải phạt để đồng chí ấy sửa đổi.

"Là ai đọc trộm thơ của tôi, đã vậy còn đánh nhau"

Hân nhìn sơ lược qua tất cả mọi người, ánh mắt chợt dừng lại trước cô gái đầu tóc rũ rượi, khóe miệng rướm máu đang run lên vì sợ và còn né tránh ánh mắt của cô.

"Là đồng chí Cẩm phải không"

"Dạ.....dạ xin chỉ huy tha lỗi cho em.....lúc nãy em bị quẫn trí......"

"Đã là đồng đội của nhau thì đồng chí thấy cư xử như thế có đúng chuẩn mực đạo đức của người lính không hả đa, tinh thần đoàn kết là trên hết, tôi mong đồng chí cũng như các đồng chí khác nhớ kĩ lời tôi nói, đây là thời chiến, tính mạng có thể mất bất cứ lúc nào, vậy nên còn ở bên cạnh nhau thì hãy trân trọng"

"Rõ thưa chỉ huy"

"Còn đồng chí Cẩm và Huệ gặp tôi ở buồng y tế"

"Dạ chỉ huy"

Cả hai nhìn nhau rồi cúi mặt xuống đi theo phía sau cô. Cả đội ai cũng ngỡ ngàng ngơ ngác và bật ngửa nhưng vẫn phải lo hít đất chứ không là bị phạt chạy bộ giữa cái nắng Sài Gòn thành khô một nắng.

Cô vẫn giữ im lặng soạn ra mâm bông gòn với thuốc bôi thì đưa cho hai người. Ngồi xuống ghế rồi mới lên tiếng.

"Tò mò tới thế hả, thì tôi cũng nói cho hai đồng chí nghe"

"Chỉ huy trưởng, tụi em biết lỗi rồi mong chỉ huy tha thứ"

"Vậy thì viết một lá thơ gửi đến đội khác, nội dung là ủng hộ tinh thần chiến đấu thì tôi sẽ tha lỗi"

"Dạ nhưng.....tụi em hong có biết chữ nghĩa mần sao mà viết được ạ"

"Vậy thì đành cho hai đồng chí sang tiểu đội khác"

"Dạ tụi em sẽ ráng học và viết, chỉ huy đừng đuổi tụi em mà", hai người nghe tới đó mà sợ dữ lắm, đội khác chỉ huy còn gắt gao hơn cả Hân nữa.

"Thời hạn là một tuần...."

"Dạ...dạ", cả hai gật đầu lia lịa nhìn cô.

Cô cũng mắc cười dữ lắm nhưng phải ráng nhịn, tỏ vẻ sang chảnh vốn có ra để gật đầu lấy một cái. Định rời đi thì Huệ lên tiếng hỏi một câu mà khiến cô bất ngờ.

"Gia Uyên là chồng chỉ huy hả đa"

"Không. Là vợ tôi"

"Vậy Gia Uyên là đờn bà hả đa"

"Ừm....hết tò mò rồi chứ gì, vậy tôi đi trước"

Để lại hai ánh mắt ngơ ngác nhìn theo bóng lưng của cô, Cẩm thì còn sốc hơn cả Huệ, đó giờ đâu có biết giữa hai người đờn bà lại có loại tình cảm đó.

Rồi Cẩm quay sang xin lỗi Huệ, tại tính khí bốc đồng khi nãy nên mới thành ra chuyện này. Bây giờ, Cẩm bù đắp bằng cách lau vết thương trên mặt của Huệ.

"Tôi xin lỗi đồng chí, để tôi lau cho"

"Ừm cũng được"

Cẩm lau cũng rất nhẹ nhàng, đã vậy còn thổi cho thuốc mau khô làm Huệ cũng bất giác mỉm cười. Hân lúc này đang đứng ngoài cửa ngó vô trong mà cười như được mùa, đúng là giỡn với mấy đứa nhóc này vui thiệt.

Bước đi chậm rãi về buồng của mình mở thơ của nàng ra đọc. Nét chữ vẫn luôn thanh khiết như vậy, trong thơ nàng nói mọi thứ đều ổn, cha má đều khỏe, Thúy Anh trộm vía ăn ngoan ngủ đủ giấc, còn Nho thì nàng cũng dạy chữ nghĩa cho nhỏ. Riêng nàng ấy thì vẫn không đề cập nhiều, cô biết nàng lo cho cô lắm, cô cũng vậy nhưng bây giờ không thể đến gặp nàng được. Nhưng nhận được thơ thì cô cũng an tâm được phần nào.

Mở hộc tủ bàn ra lấy giấy bút, cầm bút viết sột soạt trên tờ giấy ngả vàng vươn vấn mùi dầu thơm hương gỗ của cô, vì là thói quen nên không bỏ được nhưng tương lai cô sẽ bỏ xịt dầu thơm để tránh việc bị phát hiện không đáng có. Viết xong gấp tờ giấy bỏ vào trong phong thơ, dán kĩ càng rồi cô đi ra xách chiếc xe đạp tím thân quen đến bưu điện của thành phố.

Đi ngang gánh cháo lòng mà cô nhớ kỉ niệm xưa cũ dã man, mỗi lần đi học về rảnh rỗi là con Ngân rủ đi ăn cháo, chủ yếu là cho con Ngân được ngồi ngắm người thương của nó. Quán cháo vẫn vậy không có gì đổi thay, chỉ là thiếu mất hình bóng cô Phụng mà thôi.

Cô lựa đi buổi tối để tránh tai mắt của bọn tây, nên vừa viết xong là cô đi gửi liền. Buổi tối nên cũng ít người qua lại, tận hưởng chút không khí mát mẻ của Sài Gòn về đêm. Gửi thơ xong xuôi thì cô trở ra bên ngoài, ngó sang bên cạnh thì thấy  gánh phở tái bò viên thơm phức, khói nghi ngút làm bụng cô cũng kêu ọt ọt từ nãy tới giờ.

Dựng chiếc xe đạp kế bên, cô ngồi lên cái ghế cây nhỏ nhắn, chủ quán là hai vợ chồng già, thấy cô thì họ mỉm cười chào đón.

"Con ăn phở đầy đủ hả đa", hai vợ chồng tuy lớn tuổi nhưng thao tác rất gọn và sạch sẽ.

"Dạ cho con hai tô đầy đủ"

"Chèn ơi, con gái mà ăn hai tô luôn"

"Dạ.....", cô cười trừ mà nói.

"Bà này, con bé là bộ đội nên phải ăn nhiều chứ đa"

Hân vừa nghe tới câu đó thì nhìn ông mà ngạc nhiên, ông cụ thấy vậy cũng tặng cho cô thêm thịt.

"Hai tô này hai vợ chồng hong lấy tiền đâu mời đồng chí"

"Thôi đâu có được", cô đưa tiền cho bà nhưng bị ông cản lại.

Rồi ông chủ ngồi xuống nói chuyện với cô, lúc đầu cũng chỉ hỏi cô quê ở đâu này kia vì cái chất giọng rất giống người miền tây như ông bà đây. Ông chủ cũng từng là bộ đội vừa mới trốn thoát được từ địa ngục trần gian ở Côn Đảo. Vì ông cũng đã có tuổi cộng thêm người vợ nên ông không thể tiếp tục kháng chiến nữa, đành lui về làm hậu phương nếu đồng đội cần ông vẫn sẽ tham gia nhiệm vụ. Cô cũng hiểu ra lí do vì sao ban nãy ông ấy cũng biết cô tham gia cách mạng, một kí hiệu mật trên cánh tay của cô.

Ông ấy còn chỉ điểm nếu cô có bị tụi giặc bắt đày ra ngoài Côn Đảo thì vẫn giữ ý chí sắt thép của mình, một lời cũng không khai mà cứ bám theo cánh rừng phía biển đông, có một cái hầm nhỏ bí mật giấu chiếc thuyền được đóng ở đó, khi xưa nhờ nó mà ông trốn thoát trở về đất liền. Vì một số trục trặc nên đồng đội ông đã hi sinh để cứu ông thoát khỏi, rồi đem thuyền trở về chỗ cũ để cứu thêm đồng đội khác. Cô gật đầu cảm ơn ông vì đã dẫn dắt đường lối rồi tiếp tục ăn tô phở cho xong.

Phải tranh thủ thời gian nên cô ăn nhanh gấp rút để trở về doanh trại, nhưng vẫn không quên chào ông bà rồi lén để tiền vào trong hộc bàn.

Thật ra cô đã thay bộ đồ khác rồi nhưng ông lão ấy vẫn nhận ra cô, nhìn vào cánh tay đầy sẹo và kí hiệu mật thì cô cũng đã ngầm hiểu ra. Con đường phía trước hình như loáng thoáng có tụi giặc tây đi tuần, cô nhanh trí quẹo xe qua phía cái cây to kia để tránh mặt. Đợi đám lính đi qua thì cô xách xe ra để chạy về. Đúng như cô dự đoán nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất vì bình thường tụi tây rất tự tin trong việc thâu tóm các tỉnh lẻ, là nơi chúng tập trung nguồn lực nhiều nhất.

Về đến doanh trại là gần khuya, thấy cô nên đồng chí gác trại cúi chào không ai khác là đồng chí Cẩm, cô gật đầu chào lại rồi bước vào trong. Phải ngủ sớm để ngày mai còn có buổi huấn luyện sớm.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top