duongloit10910
Câu 9: Khái niệm, cấu trúc, cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị:
* Khái hiệm: Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị xã hội hợp pháp nhằm tác động vào quá trình đời sống xã hội để củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền.
* Cấu trúc: Hệ thống chính trị bao gồm 3 bộ phận:
Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà nước XHCN Việt Nam
Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị.
+ Đảng Cộng sản VN: Là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động là của dân tộc VN; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
+ Nhà nước XHCN VN: Là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phân phối chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và đảm bảo cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nâng cao thách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân, thực hành dân chủ đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật. Nhà nước pháp quyền XHCN do 1 Đảng duy nhất lãnh đạo, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc VN và tổ chức thành viên của mặt trận.
+ Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội trong hệ thống chính trị: Có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đề xuất các chủ trương, chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…
Cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị:
+ Đảng lãnh đạo xã hội bằn cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của Đảng viên. Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị và có mối liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hành động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
+ Nhà nước là trụ cột của hệ hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức, thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mặt khác, nhà nước chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thực hiện đường lối cính trị của Đảng. Như vậy nhà nước XHCN vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy chính trị, hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
+ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức tổ chức kinh tế, xã hội: Đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân. Thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội.
Tóm lại, hệ thống chính trị hoạt động theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ (thực hiện và phản ánh đúng cấp).
Câu 10: So sánh Đại hội VII(1991) và Đại hội XI (2011):
Các đặc trưng chủ yếu của 2 đại hội về CNXH:
Đại hội VII (1991) Đại hội XI (2011)
1. Do nhân dân lao động làm chủ
2. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
3. Có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
4. Con người được giải phóng áp bức, bóc lột, bất công; hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
5. Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
6. Có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. 1. Xây dựng một xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Do nhân dân làm chủ.
3. Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.
4. Có nền văn hó tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
5. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
6. Các dân tộc trong cộng đồng VN bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
7. Có nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN.
8. Có quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.
Cương lĩnh của Đại hội XI bổ sung và phát triển của Đâị hội VII, cụ thể là bổ sung thêm 2 đặc trưng:
+ Đặc trưng thứ nhất: Xây dựng xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
+ Đặc trưng thứ 7: Có nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN.
Ngoài ra còn có sự phát triển phù hợp:
+ Ở đặc trưng thứ 2: Đại hội XI khẳng định: “Do nhân dân làm chủ” có nghĩa phạm vi rộng hơn ở Đại hội VII (nhân dân lao động làm chủ).
Cương lĩnh của Đại hội XI về XHCN là thành quả của đổi mới nhận thức lí luận về CNXH, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac – Lenin, tư tưởng HCM phù hợp với thực tiễn VN trong điều kiện hiện nay. Đó cũng là thành quả của sự kết hợp hài hòa giữa “cái phổ biến” và “cái đặc thù”, cái chung và cái riêng để tạo nên một mô hình CNXH của VN toàn diện hơn, đầy đủ hơn.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top