duongloit1056
Câu 5: Đường lối chiến lược của Đảng được thông qua tại Đại hội Toàn quốc lần thứ III.
Đại hội Toàn quốc lần thứ III của Đảng được họp tại thủ đô HN từ ngày 5 – 10/9/1960. ĐH đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cm VN trong giai đoạn mới. Cụ thể là:
+ Nhiệm vụ chung: “Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cm XHCN ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cm DTDCND ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe XHCN và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới.
+ Nhiệm vụ chiến lược: “Cm VN trong giai đoạn hiện tại có 2 nhiệm vụ chiến lược: Một là, tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc. Hai là, giải phóng miền Nam khỏi sách thống thị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.”
Sở dĩ có hai nhiệm vụ chiến lược như vậy là vì hiện tại nước ta bị chia cắt thành hai miền với 2 chế độ khác nhau: Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, miền Nam vẫn dưới ách thống trị của Mỹ, miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới và khu căn cứ quân sự của Mỹ.
+ Mục tiêu chiến lược: Nhiệm vụ cm ở MB và nhiệm vụ cm ở MN thuộc hai chiến lược khác nhau nhưng mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nước ta bị chia cắt. Hai nhiệm vụ đó lại giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với Mỹ và bọn tay sai của chúng, thực hiện một mục tiêu chung trước mắt là hòa bình thống nhất thổ quốc.
+ Mối quan hệ của cm hai miền: Do cùng thực hiện một mục tiêu nên “Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau”
+ Vai trò, nhiệm vụ của cm mỗi miền đối với cm cả nước: CMXHCN ở MB có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cm miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên CNXH về sau, nên giữ vai tèo quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cm nước nhà. Cm DTDCND ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệm giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cm dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
+ Con đường thống nhất đất nước: Sẵn sàn hiệp thương tổng tuyển cử hò bình thống nhất đất nước nhưng luôn đề cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.
+Triển vọng của cm VN: Tuy rằng đây là một quá trình đấu tranh cm gay go, gian khổ, phức tạp và kéo dài chống Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền Nam, nhưng thắng lợi nhất định thuộc về nhân dân, Bắc Nam nhất định thống nhất, cả nước đi lên CNXH.
* ) Nhận xét về chiến lược của Đảng ta:
Thực hiện 2 chiến lược ở cả 2 miền Bắc – Nam cùng một lúc không phải là chuyện dễ dàng mà phải trải qua bao muôn vàn khó khăn nhưng Đảng vẫn lựa chọn, điều này thể hiện bản lĩnh chính trị của Đảng.
Đường lối thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng: Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phù hợp với cả 2 miền Bắc – Nam, vừa phù hợp với cả nước VN và tình hình quốc tế nên đã huy động và kết hợp được sức mạnh của hậu phương, tiền tuyến và sự đồng tình giúp đỡ của lực lượng cm thế giới như Liên Xô và TQ.
Trong bối cảnh VN và quốc tế lúc bấy giờ, đường lối của Đảng thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo trong việc giải quyết những vẫn đề không có tiền lệ lịch sử. Việc VN thực hiện cm DCDTND và đi lên CNXH vừa đúng với thực tiễn của VN, vừa phù hợp với lợi ích của nhân loại và xu thế của thời đại.
Câu 6: Nguyên nhân và nội dung đường lối đổi mới toàn diện 1986.
Nguyên nhân Đảng đề ra đường lối đổi mới: Chế độ quan liêu bao cấp không còn phù hợp, hậu quả chiến tranh để lại nặng nề, thực hiện cấm vận kinh tế làm cho nền sản xuất lạc hậu. Chiến tranh vẫn còn xảy ra (chiến tranh bên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới Tây Bắc).
Đặc biệt là những sai lầm nghiêm trọng trong chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện của Đảng và nhà nước:
+ Xác định mục tiêu và bước đi không sát với thực tế nước ta, không coi trọng khôi phục kinh tế là nhiệm vụ cấp bách, nông nghiệp vẫn chưa thực sự là mặt trận hàng đầu.
+ Nóng vội muốn bỏ qua những bước đi cần thiết, chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa khi chưa đủ các tiền đề cần thiết, chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Thiên về công nghiệp nặng mà không tập trung giải quyết về căn bản vấn đề lương thực, thực phầm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp.
+ Muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế phi XHCN trong vòng 5 năm; chưa biết kết hợp kế hoạch hóa với quan hệ hàng hóa, tiền tệ; mắc sai lầm rất nghiêm trọng trong lĩnh vực phân phối và lưu thông…
Tất cả các yếu tố trên đây đã đẩy nước ta vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế, xã hội trầm trọng: Sản xuất tăng chậm, nhiều chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch 5 năm không đạt được, tài nguyên bị lãng phí, phân phối lưu thông rối ren, nhiều người lao động chưa có việc làm, hàng tiêu dùng không đủ, nhà ở và điều kiện vệ sinh thiếu thốn. Vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh bị suy yếu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tiêu cực trong xã hội phát triển, công bằng xã hội bị vi phạm, quần chúng giảm lòng tin đối với lãnh đạo. Đảng và nhà nước chưa thực hiện được mục tiêu ổn định tình hình kinh tế - XH. Đánh giá đúng về sai lầm của Đảng là bệnh chủ quan, duy ý chí; lối suy nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan và khuynh hướng buông lỏng cơ chế quản lí kinh tế - XH.
Tình hình khủng hoảng KT –XH trầm trọng trên đặt ra một yêu cầu bức thiết là Đảng phải đưa ra đường lối đổi mới toàn diện, đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng để tiến lên.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta với các nội dung chủ yếu là:
1/ Đổi mới tư duy, lý luận: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả, bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp.
2/ Đổi mới cơ cấu kinh tế:
+ Chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp hình thành cơ chế thị trường. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Coi nền kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ.
+Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề, nhiều quy mô và trình độ công nghệ, mở rộng kinh tế đối ngoại.
+ Tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất, chú trọng thực hiện ba chương trình mục tiêu về lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Đó là sự cụ thể hóa nội dung chính của quá trình công nghiệp hóa XHCN trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ.
3/ Đổi mới cơ chế quản lý: Dứt khoát xóa bỏ tập trung , quan liêu, bao cấp sang cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN.
4/ Phương thức lãnh đạo cm:
+ Một là, quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”. Hai là, Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Ba là, Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới. Bốn là, xây dựng Đảng ngang tầm với một Đảng cầm quyền.
+ Đổi mới nội dung, phương thức và phong cách lãnh đạo của Đảng; đổi mới tư duy, nâng cao phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên.
5/ Vai trò quản lý của nhà nước: Đổi mới cách điều hành của Nhà nước sao cho phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế quản lý kinh tế mới. Tạo ra chuyển biến về XH, việc làm, công bằng XH. Chống tiêu cực, mở rộng dân chủ, kỷ cương phép nước. Đảm bảo và củng cố an ninh quốc phòng.
6/ Quan hệ đối ngoại: Mở rộng ngoại giao, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Những phương hướng và giải pháp cơ bản được nêu ra ở Đại hội VI đã bước đầu tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng KT-XH, thể hiện quan điểm đổi mới toàn diện đất nước, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đường thích hợp đi lên CNXH ở VN.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top