duongloicachmang1

Xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến trước khi Đảng ra đời nằm dưới sự thống trị tàn ác của thực dân Pháp:

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng, tấn công xâm lược Việt Nam. Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam.

Về chính trị: Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ mọi quyền đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam ra thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Đồng thời với chính sách nham hiểm này, thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ trong việc bóc lột kinh tế và áp bức đối với nhân dân Việt Nam.

Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế: tiến hành cướp ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dụng một số cơ sở công nghiệp; xây dựng hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa. Việc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tạo nên sự chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam(hình thành một số ngành kinh tế mới) nhưng cũng dẫn đến hậu quả là nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm hãm trong vòng lạc hậu.

Về văn hóa-xã hội: thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục thực dân, ngu dân; dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu.

· Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam:

Dưới tác động của chính sạc cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc.

Ngoài hai giai cấp cũ là giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân, xã hội Việt Nam xuất hiện các giai cấp mới: giai cấp công nhân, giai cấp tiểu tư sản và tư sản.

- Giai cấp địa chủ phong kiến: Đa số cấu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân. Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hóa, 1 bộ phận địa chủ(đặc biệt là lớp trí tuệ phong kiến) có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau.

- Giai cấp nông dân: Là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Tình cảnh khốn khổ, bần cùng của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, làm tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do.

- Giai cấp công nhân Việt Nam: Ra đời tư cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, giai cấp công nhân tập trung nhiều ơt các thành phố và vùng mỏ như: Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Quảng Ninh...

Câu 1: Anh(chị) hãy trình bày sự chuyển biến xã hội, quan hệ và thái độ của các giai cấp, những mâu thuẫn của xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến trước khi Đảng ra đời.

Đa số công nhân Việt Nam xuất thân từ giai cấp nông dân. Vì vậy, giai cấp công nhân có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nông dân. Giai cấp công nhân Việt Nam bị đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột. Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân Việt Nam là ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam, và vừa lớn lên đã sớm được tiếp thu ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin; nhanh chóng trở thành một lực lượng chính trị tự giác, thống nhất.

- Giai cấp tư sản Việt Nam: Bao gồm tư sản công nghiệp và tư sản thương nghiệp... Trong giai cấp tư sản đã có một bộ phận kiêm địa chủ.

Ngay từ khi mới ra đời, giai cấp tư sản Việt Nam đã bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa cạnh tranh, chèn ép. Do đó, thế lực kinh tế và địa vị chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ bé và yếu ớt. Vì vậy, giai cấp tư sản Việt Nam không đủ điều kiện để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công.

- Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: Bao gồm học sinh, sinh viên, trí thức, viên chức và những người làm nghề tự do...Trong đó, giới trí thức và học sinh là bộ phận quan trọng của tầng lớp tiểu tư sản. Đời sống của tiểu tư sản Việt Nam bấp bênh và dễ bị phá sản trở thành những người vô sản. Tiểu tư sản Việt Nam có lòng yêu nước, căm thù đễ quốc, thực dân, nhạy cảm với thời cuộc, lại chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tiến bộ bên ngoài truyền vào. Vì vậy, đây là lực lượng có tinh thần cách mạng cao.

· Tóm lại:

Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó đặc biệt là sự ra đời hai giai cấp mới là công nhân và tư sản Việt Nam. Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người dân mất nước, và ở những mức độ khác nhau đều bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột. Vì vậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là: mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Tính chất của xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Thực tiễn lịch sử Việt Nam đặt ra hai yêu cầu:

- Phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân

- Xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân

Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: