Chương 6

CHƯƠNG 6: VỀ ĐỒNG BẰNGTừ chiến dịch Hoàng Hoa Thám về, tôi tới gặp anh Trường Chinh. Đồng chí Tổng bí thư vẫn vui vẻ như những lần tôi từ mặt trận trở về. Ở anh, là sự kết hợp giữa tính nguyên tấc, cẩn trọng của nhà cách mạng được tôi luyện qua nhiễu năm hoạt động bí mật với tính đôn hậu, trung thực gần như bẩm sinh, là một hình ảnh không thay đổi lúc nào cũng mang lại sự ấm áp vầ tin cậy Suốt chiến dịch, báo cáo gửi về Trung ương rất đều đặn. Anh Trường Chinh đã biết rõ việc tiêu diệt sinh lực địch trong chiến dịch còn hạn chế. Anh hỏi tôi:- Anh đã nhận được nghị quyết tháng 3 của Trung ương chưa!- Tôi đã nhận được.Hội nghị Trung ương họp lúc tôi đang ở mặt trận. Nghị quyết Trung ương một lần nữa lại xác định: cuộc đấu timh của ta là cuộc đấu tranh trường kỳ và gian khổ" và "tự lực cánh sinh là chính". Đảng ta đã nhìn thấy con đường phía trước còn nhiều chông gai.Tôi báo cáo với đồng chí Tổng bí thư những nguyên nhân dẫn tới kết quả rất hạn chế của chiến dịch. Anh Trường Chinh nói:- Đánh nhau thể nào cũng có trận được, trận không.Mình khôn, nhưng phải nghĩ địch cũng khôn. Mình đã diệt 2 binh đoàn địch ở biên giới, vừa rồi suýt nữa thì diệt gọn GM3 ở Trung Du, địch đã rút kinh nghiệm nên lần này chúng không mắc lừa ta. CÓ tiếp tục "đánh điểm diệt viện" thì cũng phải biến hóa. Cần tổ chức tổng kết thật kỹ để rút ra bài học. Chúng tôi đã triệu tập cán bộ về trước trong khi đơn vị đang rút quân để tiến hành hội nghị tổng kết. Mời anh tới dự.Anh Trường Chinh nói:- Cuối tháng Ba, Bác và Trung ương đã nhận được báo cáo của anh và anh Nguyễn Chí Thanh đề nghị sau chiến dịch Hoàng Hoa Thám sẽ mở chiến dịch tại Liên khu 3, không đánh Móng Cái. Liên khu 3 báo cáo lên đã chuẩn bị cả rồi, đồng bào rất mong bộ đội về. Đánh đồng bằng khó, nhưng hiện nay ngoài trung du và đồng bằng chưa có nơi nào khác! Trung ương thấy nên mở một chiến dịch nữa trước mùa mưa. Bộ đội cần củng cố và nghỉ ngơi bao nhiêu thời gian!- Chiến dịch vừa rồi không tiêu diệt được nhiều sinh lực địch nên cán bộ, chiến sĩ đều mong đánh tiếp. Sẽ mở chiến dịch ở Liên khu 3, nhưng cụ thể là đâu, xin báo cáo với Trung ương sau. Tôi nghĩ chỉ sau vài tuần, bộ đội có thể lên đường.Anh Trường Chinh hẹn sẽ tới dự hội nghị tổng kết. Trở về cơ quan, thấy có đoàn cán bộ vừa ở Liên khu 3 về đang báo cáo, tôi vào nghe luôn. Ngay trong thời gian ta tiến hành chiến dịch ở Đông Bắc, Bộ Tổng tham mưu đã phái cán bộ xuống Liên khu 3 tìm hiểu tình hình.Qua các báo cáo, tôi được biết vì phần lớn những đơn vị âu Phi bị dồn lên phía bắc đối phó với ta, nên lực lượng địch ở phía nam đồng bang Liên khu 3, hầu hết là ngụy binh. Tại đây, quân cơ động ít, thế bố trí của địch phân tán, công sự chưa được củng cố nhiều. điếu đáng lo ngại là địch đã lợi dụng một số giáo dân lập tề vũ trang ở nhiều nơi, và tổ chức một mạng lưới gián điệp khá nguy hiểm. Sau khi nắm được ý định của Trung ương, Liên khu 8 đã xúc tiến công việc chuẩn bị chiến trường. Đồng chí Văn Tiến Dũng được cử làm trưởng ban chuẩn bị.Mạng đường sá từ Việt Bắc về Liên khu 3 vào tới Thanh Hóa đã thông suốt. VỀ lương thực, huy động được 5.000 tấn thóc, một số thực phầm. Vụ chiêm năm nay lái được mùa. Liên khu ủy đã mở lớp cán bộ phục vụ chiến dịch gồm 200 chi ủy viên và huyện ủy viên.Theo đánh giá của các đồng chí vừa đi về thì so với các tỉnh ở Liên khu 3, Ninh Bình là nơi địch yếu hơn cả.Tôi sang Điềm Mạc gặp Bác...Ngle tôi báo cáo tình hình xong, Bác nói đã trao đổi với đồng chí Trường Chinh. Đờ Lát bề ngoài hùng hổ, nhưng không phải là anh hăng máu vịt mà rất khôn ngoan. Cũng không nên coi thường Xalăng. Chính Xalăng đã quyết định không đưa viện lên Đông Bấc trong khi Đờ Lát còn ở Pa ri. Nhưng cũng có thể nói: cả Đờ Lát và Xalăng vẫn còn e chủ lực ta! Trước chiến dịch Biên Giới, quân địch chỉ mong tìm được chủ lực ta đánh một trận để tiêu diệt. Bây giờ chủ lực ta đi tìm nó, chọc tức nó mà nó vẫn bấm bụng ngồi yên một chỗ không dám giao chiến với ta! Không nói là nó hoàn toàn sợ ta, nhưng nó còn đang phải chuẩn bị, nó sẽ chờ lúc có lợi, tìm nơi có lợi để quyết chiến với ta.- Thưa Bác, nhiệm vụ tiêu diệt nhiều sinh lực địch lúc này rất cần, nhưng nếu thưa tiêu diệt được nhiều địch thì cũng phải đánh để nâng đỡ phong trào chiến tranh du kích. Mỗi lần ta mở chiến dịch là đồng bào hậu địch đỡ được những trận càn và chiến tranh nhân dân rất lên. Chú nói đúng.Bác trầm ngâm rồi nói tiếp:- Tình hình Triều Tiên đã tốt hơn. Chí nguyện quân Trung Quốc dùng chiến thuật nhân hải" nên đã đẩy lùi quân Mỹ về vĩ tuyến 38. Trung Quốc có trên 400 triệu dân mới làm được như vậy. Ta phải đánh theo cách của ta. Phải hết sức tiết kiệm xương máu của chiến sĩ. Quân không cần đông. Dân ta nghèo, quân nhiều lấy gì mà nuôi! Trần Quốc Tuấn nói: "Quân quý ở tinh, không quý ở nhiều Bao giờ thì xây dựng xong 5 đại đoàn!- CỐ gắng trong năm nay, vừa tổ chức vừa trang bị xong. Vũ khí một phần dựa vào bạn, một phần lấy của địch, một phần do ta sản xuất.- Mình nghĩ cũng chỉ cần 5 hoặc 6 đại đoàn. - Bác nói.Trung tuần tháng Tư, Bộ Chính trị họp dưới sự chủ tọa của Bác nghe báo cáo về chiến dịch Hoàng Hoa Thám và chủ trương mở tiếp một chiến dịch trước mùa mưa.Sau khi báo cáo về kết quả, những khó khăn, những hạn chế của chiến dịch, tôi nói Tổng quân ủy đã quyết định trong tổng kết chiến dịch sẽ tiến hành tự phê bình để rút kinh nghiệm, đề nghị Bác và anh Trường Chinh tới dự hội nghị tổng kết chiến dịch. Bác nói:- Tự phê bình là cần, nhưng tự phê bình phải tăng cường đoàn kết, rút ra được bài học, kinh nghiệm, xây dựng được lòng tin vào chiến dịch sau.Trong cuộc họp này, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Hà Nam Ninh thuộc Liên khu Nam Đồng Bằng của. địch. Bác lưu ý phải đặc biệt chú ý công tác tranh thủ đồng bào công giáo vì kẻ địch ở đây có những mưu mô thâm độc nhằm lợi dụng tôn giáo để chống lại kháng chiến, chống lại cách mạng.Ngày 20 tháng 4 năm 1951, Trung ương ra nghị quyết mở chiến dịch Quang Trung (bí danh của chiến dịch Hà Nam Ninh) ở Liên khu 3, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan khối ngụy binh, đẩy mạnh chiến tranh du kích và tranh thủ nhân dân. Đảng ủy chiến dịch gồm các đồng chí: VÕ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Lê Thanh Nghị, Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái, Hoàng Sâm. Tôi là bí thư đảng ủy, chỉ huy trưởng chiến dịch.Ngày 26 tháng 4, Hội nghị kiểm điểm chiến dịch Đường 18 được tổ chức tại khu căn cứ. Bác tới hội nghị.Người nói:- Chú trọng phê bình mình trước, phê bình người sau, phê bình mình là chinh, phê bình người là phụ. Tự phê bình và phê bình cốt để thống nhất tư tưởng. Tư tưởng có thống nhất, hành động mới thống nhất.Tất cả mọi người phải có tinh thần phụ trách. Trước khi làm phải thảo luận cho kỹ, để chủ trương cho đúng và kế hoạch cho sát và khí đã quyết định rồi thì phải tuyệt đối phục tùng, phải vững lòng tin tưởng, phải quyết tâm thực hiện không một chút do dự.- Cán bộ cần phải thương yêu đội viên. "Từ tiểu đội trưởng trở lên, từ Tổng tư lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên, phải xem đội viên ăn uống như thế nào, phải hiểu nguyện vọng và thắc mâc của đội viên. Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói. Bộ đội chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt. Thế mới dân chủ, mới đoàn kết, mới tất thắng.- Quân đội đánh giặc là vì dân, nhưng không phải là "cứu tinh" của dân, mà có trách nhiệm phụng sự nhân dân. Phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Mỗi quân nhân phải là một cán bộ tuyên truyền bằng việc làm của quân đội.- " Dân như nước, quân như cá", phải làm cho dân hết sức giúp đỡ mình thì mình mới đánh thắng giặc".Sau chiến dịch Hoàng Hoa Thám, đây là lần thứ hai, Bác nói về mục đính và tác phong phê bình. Bác đã nhìn thấy cái gì sẽ diễn ra sau một trận đánh gặp nhiều khó khăn. Trong phê bình, trước hết là tự phê bình. Điều này đã mang lại một chất lượng mới trong những cuộc kiểm điểm rút kinh nghiệm, vì không ai hiểu được những lỗi lầm của từng người trong một trận đánh bằng bản thân người trực tiếp tham gia chiến đấu. Khi mỗi người đã nói rõ được những ưu, khuyết điểm của mình thì những lời góp ý kiến, phê phán của chung quanh cũng ít đi. Cuộc kiểm điểm rõ ràng là đạt kết quả tốt, vì nó bắt nguồn từ sự tự giác Mọi người lại phấn khởi lên đường đi vào chiến dịch thứ tư liên tiếp trong vòng tám tháng. Cũng từ đó ta thường nói "tự phê bình và phê bình" thay cho "phê bình và tự phê bình".CHÂU thổ sông Hồng là vùng đồng bằng lớn thứ hai của cả nước chỉ đứng sau đồng bâng sông Cửu Long.Với 900.000 héc ta đất nông nghiệp và một phần sáu dân số của Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ được coi là kho người, kho của. Ơ đây có một hệ thống đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không nối liền miền Bắc với miền Trưng, miền Nam, và thế giới bên ngoài. Gần 200 kilômét bờ biển với nhiều cửa sông lớn nhỏ, thuận tiện cho tàu, thuyền ra vào. Ngoài khơi có nhiều hòn đảo như Bạnh Long Vĩ, Long Châu, Cát Bà, Cát Hải... là những vị trí tiền tiêu lợi hại và bảo vệ đất hến nằm trên biển Đông.Đồng bằng Bắc Bộ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến tranh vì có thủ đô Hà Nội, và nằm tiếp giáp với Việt Bắc, căn cứ địa của cả nước. Năm đầu kháng chiến toàn quốc, quân Pháp mới chiếm Hà Nội và một số thành phố, thị xã như Hải Phòng, Hải Dương, Kiến An, Hà Đông, Nam Định và những vùng phụ cận trên dưới 10 kilômét. Nhưng Đảng ta đã dự đoán sớm muộn địch sẽ mở rộng chiếm đóng ở đồng bằng Bắc Bộ.Ngày 25 tháng 11 năm 1948, Chính phủ ra sắc lệnh thành lập Liên khu 3, gồm 12 tỉnh: Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Hòa Bình. đy là sự hợp nhất các chiến khu 2, 3 và 11. Diện tích Liên khu khoảng 16.000 kilômét vuông. Phía đông giáp với biển Đông. Phía bắc, và tây - bắc tiếp giáp các tỉnh trung du: Quảng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ. Phía tây và tây - nam tiếp giáp Sơn La, Thanh Hóa. Liên khu ủy 3 được Đảng chỉ định gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Trân, Lê Thanh Nghị, ĐỖ Mười, Lê Quang Hòa, Nguyễn Khai; đồng chí Nguyễn Văn Trân là bí thư. Tư lệnh liên khu là thiếu tướng Hoàng Sâm, đồng chí Lê Quang Hòa là chính ủy, đồng chí Hoàng Minh Thảo là liên khu phó.Liên khu 3 có 6 trung đoàn chủ lực: 34, 42, 48, 52 (vốn là trung đoàn Tây tiến), 64, 66. Lực lượng tuy đông, nhưng trang bị còn rất thiếu thốn. Bộ đội ta hoạt động theo phương thức "đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung" đánh nhỏ, đạt hiệu suất cao. Phong trào dân quân du kích tại đồng bằng rất phát triển. Đến cuối năm 1948, toàn liên khu đã xây dựng được 480 làng kháng chiến. Mỗi làng có lũy tre dày đặc bao quanh, hào giao thông, hầm hố chiến đấu, hầm cất giấu lương thực, hầm bí mật, trạm canh gác... Trong những đợt càn quét, số lấn địch đánh vào làng kháng chiến chiếm ba phần tư tổng số những cuộc tiến công. Địch dùng cả máy bay, đại bác phá hủy các công sự, rào lũy và khi lọt được vào làng nhàng thường đốt phá, bắn giết rất dã man. Ớ những làng kháng chiến như Vật Lại (Sơn Tây), Tam Hưng (Hà Đông), Nông Hóa (Hòa Bình), Liên Minh (Nam Định), nhiều làng kháng chiến dọc đường 5 thuộc các huyện Bình Giang, Thanh Hà, Kim Thành (Hải Dương), ân Thi, Khoái Châu (Hưng Yên)... từng đại đội, tiểu đoàn địch tiến công cả ngày, thậm chí hai, ba ngày liền bị tổn thất nhiều mà vẫn không lọt được vào làng. Đường số 5 nối liền Hà Nội với cảng Hải Phòng trở thành một mặt trận, thường xuyên "nổi sấm" lật đổ từng đoàn tàu, tiêu diệt nhiều xe vận tải của địch. Kết hợp với những hoạt động quân sự chống càn, đánh giao thông, tiêu diệt những đồn bốt lẻ..., các cuộc đấu tranh chống giặc bật lính cùng với công tác địch vận diễn ra trên diện rộng. Mỗi người dân trở thành một cán bộ địch vận. Nhiều binh sĩ, sĩ quan ngụy đã chống lệnh đi bắn giết nhân dân, đào ngũ tập thể, quay súng bân lại địch và làm nội ứng cho lực lượng vũ trang ta. Chỉ riêng Đông Xuân 1948-1949, ta đã đánh 14 trận nội ứng diệt 14 đồn giặc. Hơn 2.000 lính ngụy mang súng ra hàng, hoặc vứt súng trở về quê hương.Quân địch đóng tại những thành phố, thị xã thực tế là nằm trong vòng vây của phong trào chiến tranh nhân dân rộng lớn. Các tuyến đường giao thông của địch từ Hà Nội với một số tỉnh chung quanh, đặc biệt là đường Hà Nội - Hải Phòng luôn luôn bị uy hiếp.Cuối năm 1949, sau khi Giải phóng quân Trung Quốc tiến xuống Hoa Nam, Pháp đã có chủ trương chiếm đóng toàn thể đồng bằng Bắc Bộ hình thành một tuyến ngăn chặn chiến lượt trên miền Bắc, giành kho người, kho lương thực, phá cuộc chuẩn bị Tổng phản công của ta, bảo vệ con đường huyết mạch từ Hà Nội xuống cửa biển Hải Phòng, đề phòng trường hợp phải rút khỏi miền Bâe.Từ tháng 10 năm 1949 đến tháng 5 năm 1950, địch tổ chức 6 cuộc hành binh lớn đánh chiếm 8 tỉnh vùng đồng bằng Liên khu 3. Chúng mở liên tiếp những trận càn quét bình định, càn quét tới đâu, lập ngay ngụy quân, ngụy quyền, xây dựng đồn bốt tới đấy. Đồn bốt địch ken dày các tỉnh đồng bằng, chia cắt vùng châu thổ sông Hồng thành nhiều ô nhỏ. Giặc Pháp dùng mọi thủ đoạn khủng bố, mua chuộc, khống chế đồng bào ta, làm cho dân chúng sợ không dám ủng hộ kháng chiến. Đặc biệt, chúng lợi dụng tín ngưỡng của giáo dân và sử dụng một số cha cố phản động để gây chia rẽ lương - giáo, phá khối đoàn kết dân tộc, lôi kéo những người có đạo chống phá cách mạng. Tại vùng tạm bị chiếm, nếu phát hiện nơi nào có lực lượng vũ trang ta, chúng lập tức tung quân bao vây tiến công tiêu diệt hoặc đẩy bật lực lượng ta ra khỏi địa bàn.Tháng 3 năm 1950, Bộ Tổng tư lệnh đã có huấn lệnh về nhiệm vụ quân sự năm 1950 cho Liên khu 3" (Huấn lệnh số 62HL/A3 ngày 15 tháng 3 năm 1950) xác định đồng bằng Bắc Bộ là nơi cung cấp phần lớn nhân lực, vật lực cho kháng chiến ở Bắc Bộ, vì vậy địch sẽ mở rộng phạm vi chiếm đóng để gây cản trở cho chuẩn bị Tổng phản công, và dự đoán cuộc chiến đấu ở chiến trường Liên khu 3 sẽ ngày càng trở nên ác liệt hơn, bộ đội và đồng bào Liên khu 3 sẽ gặp nhiều khó khăn gay gắt.Nhưng những khó khăn này chỉ có tính chất tạm thời, bộ đội và nhân dân Liên khu 3 với truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường và những tiềm năng to lớn nhất định sẽ vượt qua.Địch chiếm đóng toàn bộ Liên khu 3 gây cho ta nhiều khó khăn mới. Hậu phương trực tiếp của chiến trường đồng bằng bị thu hẹp, chỉ còn lại vùng rừng núi Kim Bảng (Hà Nam), Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc (Hòa Bình), Gia Viễn, Nho Quan (Ninh Bình). Để chuẩn bị chuyển sang đánh lớn, 3 trung đoàn của Liên khu được tập trung để thành lập đại đoàn 320, 1 trung đoàn kết hợp với bộ đội Liên khu 4 thành lập đại đoàn 304, 1 trung đoàn khác chuyển sang xây dựng đơn vị lựu pháo 105. Bộ đội chủ lực của Liên khu thời gian này chỉ còn lại trung đoàn 42.Tháng 9 năm 1950 phối hợp với chiến dịch Biên Giới, lực lượng vũ trang Liên khu 3 cùng với đại đoàn 304 đã mở chiến dịch Trần Hưng đạo ở Ninh Bình và vùng hậu địch, loại khỏi vòng chiến đấu gần 700 quân địch, tiêu diệt và bức rút 44 vị trí, lật đổ 3 đoàn tàu và phá hủy nhiều xe quân sự địch. Nhận thấy tinh thần sa sút của quân địch sau thất bại ở biên giới, Liên khu ủy 3 quyết định không bỏ lỡ thời cơ. Trong tháng 11 năm 1950, thực hiện chủ trương của Liên khu ủy, các tỉnh đồng bằng đều đẩy mạnh đánh du kích, xây dựng làng kháng chiến, chống địch càn quét. Bộ đội và du kích bao vây quấy rối các đồn bốt địch làm chúng mất ăn mất ngủ. Ơ một số nơi, đêm đêm du kích tổ chức hành quân với lực lượng rất đông, mang theo những khẩu pháo giả làm bằng thân cây chuối, kết hợp với việc tung tin "chủ lực Việt Minh" đã về làng. Quân địch hoảng hốt bỏ đồn rút chạy về thị trấn. Phong trào chiến tranh du kích nổi lên như sóng cồn quét đi từng mảng tổ chức ngụy quyền ở cơ sở. Quân địch phải co lại cố thủ trong đồn không dám ra ngoài.Ngày 6 tháng 12 năm 1950, địch rút chạy khỏi thị xã Hòa Bình. Bên tả ngạn sông Hồng, mỗi tỉnh đã có hàng chục căn cứ nhỏ sau lưng-địch. Đặc biệt tại Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình ta mở được khu du kích và căn cứ du kích Nam - Bắc sông Luộc, trong đó có căn cứ du kích liên hoàn Tiên - Duyên - Hưng thuộc ba huyện phía bắc tỉnh Thái Bình. Căn cứ Tiên - Duyên - Hưng trở thành một điểm tựa rừng chắc, một bàn đạp tiến công của ta ở đồng bầng. ở hữu ngạn sông Hồng, quán địch đối phó quyết liệt nhưng chúng ta cũng khôi phục được nhiều cơ sở, xây dựng được một số khu du kích sau lưng địch ở Hà Đông, Hà Nam, Ninh Bình.Cuối tháng 12 năm 1950, phối hợp với chiến dịch Trung Du, lực lượng Liên khu 3 và đại đoàn 320 mở chiến dịch Mùa Xuân tại khu vực tây - bắc tỉnh Sơn Tây, qua bảy ngày chiến đấu đã tiêu diệt và bắt sống hơn 700 địch, thu vũ khí đủ trang bị cho một tiểu đoàn chủ lực và một đại đội địa phương, phá vỡ một mảng tề dõng ở khu vực tây bắc Sơn Tây.Mặc dù phải đương đầu với những cuộc tiến công liên tiếp trên mặt trận chính, nhưng Đờ Lát vẫn coi trọng việc đối phó với chiến tranh du kích đang làm mục ruỗng đồng bằng Bắc Bộ, nơi ông ta đã đánh giả là có vai trò quyết định trong chiến tranh Đông Dương. Đờ Lát chia lại vùng châu thổ sông Hồng thành ba khu. Ngoài khu nam (zone sud) đã có từ trước, sở chỉ huy đặt tại Nam Định, Đờ Lát lập thêm khu tây (zonẹ ouest), với sở chỉ huy ở Hà Nội, và khu bắc (zone nord), với sở chỉ huy ở Hải Dương. Tư lệnh khu kiêm cả trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ và tiến hành tác chi.ấn. Sau chiến dịch Trung Du, Đờ Lát lập tức cho các binh đoàn cơ động quay về đồng bằng càn quét, bình định. Những trận càn diễn ra với quy mô lớn hơn trước nhiều.Trong tháng 2 và tháng 3 năm 1951, lực lương vũ trang và nhân dân Liên khu 3 phải liên tiếp đối phó với những cuộc vây quét của những binh đoàn cơ động. Cường độ đánh phá của địch chỉ giảm đi trong thời gian bộ đội chủ lực ta mở cuộc tiến cóng trên đường 18. Nhưng chiến dịch Hoàng Hoa Thám vừa kết thúc, những cuộc càn lớn lại tiếp tục một cách dữ dội hơn: Đờ Lát rất lo ngại chiến tranh du kích phát triển ở đồng bằng, đe dọa phía sau quân đội viễn chinh. Lo lắng của Đờ Lát tập trung vào vùng Vĩnh Bảo, Hải Dương, nơi trung đoàn 42 của Liên khu 3 đang đứng chân.Ngày 18 tháng 4 năm 1951, Đờ Lát huy động 15 tiểu đoàn bộ binh, 4 cụm pháo, 2 thủy đội xung kích và xe bọc thép tập trung ở Ninh Giang để mở một cuộc tảo thanh trong vùng. Cuộc hành binh do tướng Đờ Linarét (De Linarès), tư lệnh Bắc Bộ chi huy. Ngày 19 tháng 4, ba binh đoàn cơ động bắt đầu càn quét khu vực trong khi tàu chiến địch tuần tiễu trên các con sông, xe tăng và những tiểu đoàn địa phương chiếm giữ mọi con đường, chia cắt khu vực thành từng ô. Những toán nhỏ binh lính đi trước thăm dò, nếu gặp bộ đội, du kích ta nổ súng thì đại bộ phận quân địch dồn tới bao vây, dựa vào hỏa lực pháo binh và sức mạnh của xe tăng để tiêu diệt. Đi sau mỗi binh đoàn có một tiểu đoàn thuyên làm nhiệm vụ lùng sục các làng, khống chế dân chúng. Qua một tuần càn quét, ngày 26 tháng 4, binh lính Pháp tới bờ biển vẫn chưa phát hiện trung đoàn 42. Nhưng buổi nhiều, binh đoàn cơ động số 1 bị 2 tiểu đoàn địa phương chặn đánh ở An Cơ. Sau đó những trận tập kích của trung đoàn 42 đã diễn ra tại những nơi quân Pháp không hề chờ đợi. NÓ bắt đầu cũng như kết thúc rất nhanh khiến lực lượng cơ động của địch rất đông và mạnh không kịp đối phó. Cuối cùng, sau nưa tháng cànquét, ngày 5 tháng 5, Đờ Linarét phát hiện được trung đoàn 42 đang có mặt ở Kẻ Sặt. Đờ Linarét ra lệnh cho tướng Bécsu (Berchoux) tập trung lực lượng mở một cuộc hành binh mang tên Thằn lằn (Reptile) để quyết định số phận trung đoàn 42 và kết thúc cuộc hành binh đã quá kéo dài. Cuộc tiến công được chuẩn bị kỹ lưỡng và triển khai ban đêm. Nhưng khi tiến vào Kẻ Sặt, thì toàn bộ trung đoàn 42 cũng như bộ đội địa phương và dân quân du kích đều đã biến khỏi đây.Quân địch đã không thể tiêu diệt được lực lượng vũ trang ta rất quen thuộc địa hình lại được nhân dân che chở. Nhưng do tương quan lực lượng quá chênh lệch, sau nhiều trận càn như vậy, hầu hết các khu du kích, căn cứ du kích của ta vừa được xây đựng hoặc phựt hồi từ chiến dịch Biên Giới lại chuyển thành vùng tạm bị chiếm. Địa bàn được lựa chọn trong chiến dịch Quang Trung là ba tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình thuộc Khu Nam Đồng Bằng của địch.Đây là vùng quân địch mở rộng chiếm đóng từ giữa tháng 10 năm 1949. Chúng đã nhảy dù xuống Phát Diệm, cho tàu chiến đổ bộ quân lên Xuân Trường đánh chiếm Hành Thiện, Bùi Chu, sau đó mở rộng chiếm đóng 3 huyện phía nam Ninh Bình và 6 huyện phía nam Nam Định, là những vùng tập trung đông đảo giáo dân. Chúng sử dụng giám mục Lê Hữu Từ, đã từng là cố vấn trong chính phủ của ta trước đây, đứng ra thành lập khu "Công giáo tự trị", tổ chức được 22 đại đội vệ sĩ và 1 tiểu đoàn tự lực. Mỗi nhà xứ đều có từ 1 tiểu đội đến 1 trung đội do linh mục trực tiếp chỉ huy. Tại Bùi Chu, chúng thành lập ra "tỉnh công giáo tự trị Bùi Chu gồm các huyện Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu, Trực Ninh và một phần huyện Nam Trực. Tòa giám mục Bùi Chu biến thành cơ quan đầu não của ngụy quyền và hệ thống lực lượng vệ sĩ. Linh mục Hoàng Quỳnh được phong là tổng chỉ huy lực lượng tự vệ công giáo ở cả Phát Diệm và Bùi Chu. Gác chuông nhà thờ trở thành tháp canh. Mỗi nhà xứ đều có nhà tù, nơi tra tấn. Các cơ quan chỉ đạo của ta, cán bộ và lực lượng vũ trang đểu bị bật ra ngoài. Địch đã thực hiện được âm mưu chia rẽ lương giảo, biến giáo dân thành bia đỡ đạn và lính đánh thuê giết hại đồng bào, chống lại kháng chiến, biến vùng đất thánh thành những pháo đài quân sự. Bùi Chu và Phát Diệm trở thành trưng tâm của lực lượng công giáo phản động ở Liên khu 3, nơi có 500 nhà thờ rà 80 vạn giáo dân.Địch ỷ vào vùng này có cơ sở giáo dân, nên lực lượng của chúng ở đây so với toàn khu là nơi yếu hơn cả. Quân chiếm đóng ở Hà Nam Ninh có 4 tiểu đoàn và 27 đại đội, hầu hết đều là ngụy binh tuyển mộ trong giáo dân. 1 tiểu đoàn bộ binh thuộc trung đoàn 6 bộ binh thuộc địa (6è RIC) đóng ở Nam Định làm nhiệm vụ cơ động tại địa phương. Tại Khu Nam Đồng Bằng, địch đóng hơn 100 vị trí, trên 20 vị trí từ đại đội trở lên, riêng tại Ninh Bình có 50 vị trí, trong đó có 9 vị trí từ đại đội trở lên.Bác căn đặn bộ đội: "Tiêu diệt địch nhưng nhất thiết phải lấy được lòng dân. Muốn thế, các chú phải đánh thảng, giữ kỷ luật cho nghiêm và tôn trọng dân, yêu mến dân... Đánh thắng, giành lấy thắng lợi quân sự tức là đặt cơ sở cho thắng lợi chính trị".Lực lượng tham gia chiến dịch gồm 3 đại đoàn: 308, 304, 312, 5 đại đội pháo binh, một số đơn vị công binh, 4 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh và dân quân du kích. Đại đoàn 304 vừa được trang bị lại bằng vũ khí của bạn.Vũ khí của đại đoàn hầu hết là chiến lợi phẩm thu của địch, được bổ sung cho đại đoàn 320 là đơn vị thường xuyên hoạt động ở hậu địch. Về mức tiêu diệt địch, Bộ Tổng tham mưu đề nghị một con số khiêm tốn: 3 tiểu đoàn, vì sấp tới mùa mưa, thời gian chiến dịch không thể kéo dài.Cuối tháng Tư, chúng tôi lên đường đi chiến dịch. Cuộc hành quân từ Quảng Nạp, Thái Nguyên về Liên khu 3 tương đối xa. Cán bộ từ cấp cục trở lên được dùng xe đạp Đầu tháng Năm, tới Nho Quan, Ninh Bình. Các anh Lê Thanh Nghị, Văn Tiến Dũng, Hoàng Sâm trong Đảng ủy Liên khu 3 đón ở Xích Thổ. Kể từ ngày toàn quốc kháng chiến, đây là chiến dịch lớn đầu tiên của Bộ mở ở đồng bằng. Chúng tôi gặp nhau tay bật mặt mừng, rồi cùng về sở chỉ huy chiến dịch tạm thời đặt ở vùng Châu Sơn.Tình hình địch có thay đổi. Một bộ phận binh đoàn cơ động số 4 vừa được điều về Phủ Lý. Đảng ủy quyết định chọn hướng chính của chiến dịch là thị xã Ninh Bình, tỉnh ly của Ninh Bình. Lần đầu bộ đội ta tiến công vào một thị xã ở-đồng bằng Bắc Bộ sẽ tạo nên một tiếng vang lớn.Chúng tôi nhận thấy cuộc tiến công nổ ra bất thần chắc chắn sẽ giành thắng lợi ngay từ đầu, nhưng tình hình địch sẽ biến chuyển mau lẹ, toàn khu vực lại là vùng đồng chiêm ngập nước, rất nhiều sông ngòi và có nhiều đường giao thông, thuận tiện cho việc di chuyển trên bộ cũng như trên sông của địch dưới sự yểm trợ của máy bay, đại bác, nhưng lại gây nhiều khó khăn cho ta.Đảng ủy đề ra nguyên tắc chỉ đạo tác chiến: "đánh ăn chắc, chắc thắng mới đánh, dù đánh lớn đánh nhỏ đều phải đánh với điều kiện nắm chắc phần thắng lợi". Rút kinh nghiệm đánh viện trên đường Đa Phúc - Vĩnh Yên, Đảng ủy nhắc các đơn vị nếu viện binh địch xuất hiện trong điều kiện có lợi cho ta thì vận động tiêu diệt địch.Trước mắt "tranh thủ tiêu diệt nhiều vị trí địch cùng một lúc Nếu có điều kiện thì tiêu diệt viện".Ngày 22 tháng 5 năm 191, Bộ chỉ huy chiến dịch trao nhiệm vụ cho các đơn vị: Đại đoàn 308 và đại đoàn 304 tiêu diệt một số vị trí ở thị xã Ninh Bình và vùng chung quanh Ninh Bình, Phát Diệm. Đại đoàn 320 hoạt động ở Hà Nam. Tôi nhấn mạnh chỉ thị của Trung ương đối với chiến dịch: Tuyệt đối không được chủ quan khinh địch. Phải tranh thủ nhân dân, chú trọng vận động ngụy binh, vận động đồng bào công giáo, thi hành chính sách của Đảng trong các vùng có thể giải phóng. Với chiến dịch này, thảng lợi chinh trị cũng quan trọng như thắng lợi quân sự Trước khi chiến dịch mở màn, đại đoàn 304 và đại đoàn 320 đã có mặt ở ngay khu vực chiến dịch. Để tạo cho quân địch một sự bất ngờ, đại đoàn 308 được lệnh hành quân từ chiến trường Đông Bắc tới thẳng vị trí tập kết, chuẩn bị sẵn sàng khi tới nơi là có thể nổ súng ngay. 308 phải vượt một chặng đường dài trên 400 kilômét từ vùng địch hậu Đông Bâc qua các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nam, vượt qua ba con sông lớn: sông Lô, sông Thao, sông Đà. Một lần nữa, nhiều chiến sĩ lặng lẽ đi qua nhà, có lúc ngay trước mắt những người thân. Cuộc hành quân thâu đêm dưới những trận mưa đầu mùa. Khi trời sáng muôn vàn dấu chân đã biến đi trên con đường đầy bùn nhão.Hạ tuần tháng Năm, nhân dân các thị trấn Đầm Đa, Chi Nê, Xích Thổ bỗng thấy xuất hiện một đoàn quân dài vô tận với đầy đủ súng ống, pháo nặng đi rất nhanh trên con đường từ Đầm Đa, xuyên về bến Đế, Trường Yên. Bộ đội đi mải miết dường như không kịp để mật tới những dãy hàng quán nhỏ đèn sáng trưng hai bên đường và đồng bào ùa ra hân hoan thì thào với nhau:- Quân chủ lực Việt Bắc đã về!Trời sáng, ác chiến sĩ 308 bắt đầu nhìn thấy những xóm làng nổi lên giữa làn nước bạc mênh mông, những cánh đồng chiêm lúa nhín rộ, những rặng núi đá nhấp nhô che kín cả chân trời. HỌ biết mình đã tới đích đúng thời gian..Rất lâu rồi họ mới được thưởng thức hương thơm của gạo mới, bát canh cua đồng, quả cà ghém, ấm nước chè xanh của vùng quê đồng bằng. Nhìn những chiếc bảnh dày đã se mặt, những cây luồng xếp đống trong làng, những chiếc đò giấu dưới lùm cây ven sông:.., họ biết đồng bào Ninh Bình đã chuẩn bị cho ngày này từ lâu.Bộ đội chỉ có một ngày chuẩn bị cho trận đánh. Chiều ngày 27 tháng 5 năm 1951, có lệnh xuất quân.Khu vực giấu quân nằm trong thung lũng Hoa Lư, nơi một ngàn năm trước cậu bé Đinh Bộ Lĩnh cưỡi trâu dùng cờ lau tập trận để rồi trở thành hoàng đế của nước Đại Cồ Việt, lúc này chỉ là những cánh đồng chiêm ngập nước. Từ ven những hốc đả dưới chân Mã Yên Sơn, các chiến sĩ với súng đạn, thang ván, bộc phá rùng rùng ùa ra. Nhân dân phố Trường Yên đứng chật hai bên đường đưa tiễn bộ đội. Hàng trăm chiếc đò nhỏ đã chờ bộ đội ở ven sông. Một khẩu hiệu được tự động dựng lên: "Hoan nghênh bộ đội về đánh Ninh Bình". Chỉ riêng kẻ địch lúc này vẫn chưa hề biết gì.Một cán bộ quân báo tỉnh Ninh Bình hớt hải tới tìm ban chỉ huy trung đoàn 102 báo tin:- Ớ thị xã có một thay đổi. Ngoài số quân địch đóng trên núi Non Nước, ngày hôm nay vừa có thêm 1 đại đội biệt kích toàn lính Pháp tới thị xã, hiện chúng đang đóng quân trong nhà thờ Đại Phong!Trái với thái độ lo lắng của anh, trung đoàn trưởng Vũ Yên mỉm cười nói:- Tốt thôi! Và anh gọi tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 79 tới trao nhiệm vụ tiêu diệt đại đội này.Đêm ngày 28 tháng 5, tiểu đoàn 79 được quân báo của tỉnh dẫn đường, tới nhà thờ Đại Phong ở thị xã Ninh Bình. Đại đội commăngđô Phrăngxoa (Francois) hành quân qua đây, tin là thị xã vẫn yên bình như mọi khi, đã chọn nhà thờ làm nơi nghỉ qua đêm. Trước sự xuất hiện bất thần của bộ đội ta, những tên lính thủy quân lục chiến trở tay không kịp, bị tiêu diệt trong vòng 30 phút.Trận đánh vị trí Non Nước đáng lẽ diễn ra trong đêm hôm đó, nhưng vì một tiểu đoàn qua sông chậm, phải hoãn tới hôm sau. Đại đội commăngđô Phrăngxoa bị tiêu diệt đã đánh động quân địch.Chỉ huy Khu Nam Đồng Bằng, Gămbiê (Gambiez), lập tức điều động lực lượng dự bị của khu về phía sông Đáy.Tiểu đoàn bộ binh 1 và 2 đại đội biệt kích của hải quân được hải đoàn 3 chở gấp về Ninh Bình. Con trai của Đờ Lát là người chỉ huy một đại đội trong tiểu đoàn này. Mặc dù bị chặn đánh dọc đường, các toán quân vẫn kịp tới vào tối ngày 29, chiếm lĩnh những mỏm núi đá ở phía nam sông Đáy chặn con đường vào thị xã.Đêm ngày 29 tháng 5, bộ đội ta tiến công 2 vị trí Non Nước và Gối Hạc. Non Nước là một núi đá ở ngã ba sông Đáy và sông Vân giữa thị xã Ninh Bình, bên trên có một ngôi chùa. Nằm soi mình bên dòng sông, Non Nước được coi là một thắng cảnh. địch chiếm Ninh Bình khi thị xã đã tiến hành "tiêu thổ", chỉ còn lại chùa Non Nước và nhà thờ Đại Phong. Lợi dụng thế núi hiểm trở, bốn bề vách đứng cheo leo, quân Pháp đã biến Non Nước thành một vị trí bảo vệ thị xã lợi hại, với hai trong phòng ngự. Chân núi có tường khoét lỗ châu mai xây bao quanh kết hợp với rào dây thép gai. Lối lên duy nhất là một con đường bậc thang uốn lượn bên vách đá. Lực lượng bảo vệ đồn khoảng 2 đại đội.Cách Non Nước 100 mét là núi Gối Hạc, đứng án ngữ con đường lên chạy vào thị xã. Theo địa phương thì trên núi không có địch. Ta dự kiến khi chiến dịch bất đầu, địch sẽ chiếm đóng núi này, nên đặt kế hoạch đánh chiếm cả Gối Hạc. Vừa khớp trước khi nổ súng, viện binh địch mới từ Nam Định tới đã chia nhau đóng trên hai mỏm núi đá vôi tại đây Sau 2 giờ chiến đấu, tiểu đoàn 54 đã chiếm được vị trí Non Nước, diệt 200 địch, bắt sống chỉ huy. Cùng lúc, tiểu đoàn 29 tiêu diệt quân địch trên một mỏl núi ở Gối Hạc, địch ở mỏm bên bỏ chạy, ta không biết. Chỉ trong một đêm, bộ đội ta đã tiêudiệt đại bộ phận quân địch tại thị xã Ninh Bình.Đêm hôm đó, bộ phận tin kỹ thuật của ta báo cáo địch đang hối thúc tìm cho được một tên "Bécna" nào đó mất tích ở Ninh Bình. Tôi nói với cơ quan tham mưu hỏi những đơn vị phía trước xem Bécna là ai, có phải là một sĩ quan cao cấp không! Ngày hôm sau mới biết đó là trung úy Bernard đe Lattre, con trai của Tổng chỉ huy Đờ Lát, đã tử trận ở Gối Hạc.Cuộc hành quân đường dài của 308 với việc đánh chiếm thị xã Ninh Bình đã được nêu lên trong một thông báo của bộ tham mưu quân viễn chinh là "cuộc hành binh của Napôlêông" đã tạo nên "hai đêm 28 và 29 tháng 5 là những đêm bi đát nhất ở Đông Dương". đại đoàn 304 tiêu diệt 4 vị trí nhỏ: Yên Vệ, Chùa Dầu, Vên Mô Thượng, CỔ Đôi trên đường 59 từ Phát Diệm đi Ghểnh. Bộ đội địa phương Ninh Bình tiêu diệt 2 vị trí nhỏ: = Bến Xanh; -Tuy Lộe.=Hướng Hà Nam, đại đoàn 320 tiêu diệt 3 vị trí: Hưng Công, Cảnh Linh, VÕ Giàng, và tiêu diệt 1 đại đội địch càn quét ở Mai Cầu, Thanh Liêm.Như vậy là chỉ trong một thời gian ngắn, từ đêm 26 đến ngày 31 tháng 5 năm 1951, bộ đội ta tận dụng yếu tố bất ngờ đã tiến công tiêu diệt và bức rút 26 vị trí lớn nhỏ, phá tan một mảng lớn ngụy quyền, làm rạn nứt phòng tuyến sông Đáy, giành thắng lợi giòn giã về quân sự và chính trị trong đợt đầu chiến dịch. Những con đường bộ nối liền Hà Nội với Ninh Bình đều bị cắt. Một điều khá bất ngờ đối với ta là binh lính ngụy công giáo đối phó khá yếu ớt và đồng bào ở những vùng trước đây được coi là trung tâm công giáo phản động, không hề gây trở ngại gì cho bộ đội trong những cuộc tiến quân.Đờ Lát nhận thấy dù đã tạm thời vực dậy được tinh thần đội quân viễn chinh suy sụp sau thất bại ở biên giới phía bắc, vẫn không thể có một giải pháp nhanh chóng cho vấn đề chiến tranh Đông Dương. Đội quân viễn chinh chưa thể mở một cuộc tiến công lớn vào khối chủ lực dày dạn, rất có bản lĩnh chiến đấu của đối phương, và ngay cả nước Pháp cũng không thể làm được việc này.Đờ Lát quyết định xây dựng một phòng tuyến với những lô cốt boong ke (bunker) và một vành đai trắng bao quanh đồng bằng Bắc Bộ nhằm ngăn chặn những cuộc xâm nhập, chủ yếu từ phía bắc. Phòng tuyến bê tông này sẽ nhạy qua các tỉnh trung du: Hòn Gai qua Đông Triều, Lục Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh, Sơn Tây, tới Hà Đông, Ninh Bình. Những cuộc càn quét với quy mô lớn và dài ngày sẽ được tiến hành bên trong đồng bằng để truy quét lực lượng ta, củng cố chính quyền bù nhìn, giành trọn vẹn kho người, kho của ở Bâc Bộ... Nhưng đây chưa phải là lối thoát.Theo Đờ Lát, cách đối phó tốt nhất là Việt Nam hóa" cuộc chiến tranh, đẩy mạnh quá trình "vàng hóa" đội quân xâm lược. Người bản xứ phải tự đảm đương trách nhiệm chống cộng. Cái Đờ Lát cần là có ngay 4 sư đoàn quân ngụy để đáp ứng nhu cầu rất lớn về quân số không thể trông nhờ ở chính quốc. Đờ Lát đã cho lập những trường đào tạo sĩ quan ở Đà Lạt, Thủ Đức, Nha Trang, Huế, Nam Định. Nhưng muốn làm được việc này, trước hết, phải nắm được ngụy quyền Bảo Đại.Trung tuần tháng Tư, nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương của người Việt, Đờ Lát kéo thủ tướng bù nhìn Trần Văn Hữu lên Vĩnh Yên khoc khoang mình đã làm cách nào để chặn đứng những đợt tiến công quyết liệt của Việt Minh, rồi nói với y: "Sự bảo vệ những quân nhân của chúng tôi chỉ có ý nghĩa nếu nó đem lại cho nước Việt Nam đang lớn lên trong độc lập những phương tiện đủ mạnh để tự cứu để tập hợp mọi nguồn năng lượng". Người đại diện của Bảo Đại đã bày tỏ với Đờ Lát quyết tâm tiến hành một cuộc chiến đấu không khoan nhượng chống Việt Minh, kẻ thù chung của cả Pháp và Việt Nam(!).Ngày 27 tháng 4, Đờ Lát quyết định mỗi tiểu đoàn trong quân đội viên chinh phải đỡ đầu một tiểu đoàn quân ngụy vua được tổ chức.Trong tháng 5 năm 1952, ngoài việc thúc đẩy Đờ Linarét tảo thanh ở đồng bằng, Đờ Lát tập trung vào giải quyết vấn đề chính trị với Bảo Đại, ông vua ham chơi, lười biếng, lại quá mệt mỏi vì những cuộc mà cả kéo dài với Pháp về những quyền của một nước "độc lập".Ngày 5, Đờ Lát lên Đà Lạt thăm Bảo Đại. Ngày 7, cả Đờ Lát và Bảo Đại cùng về Nha Trang. Trong khi chiếc du thuyền hoàng gir Hương Giang lướt sóng biển Đông, Đờ Lát đã cố làm. - lo ông vua bù nhìn tin là mình sẽ mang lại cho Việt Nam nhưng quyền độc lập thực sự của một quốc gia. Buổi trò chuyện được Đờ Lát đánh giá sau đó là có tầm "quan trọng đặc biệt".Trung tuần tháng Năm, Đờ Lát tới Sinhgapo dự cuộc hội thảo về vấn đề bảo vệ Đông Nam á. Đờ Lát đã trình bày với người Mỹ, người Anh về vị trí chiến lược của đồng bằng Bắc Bộ, đây chính là chiếc chìa khóa của toàn bộ cấu trúc Đông Nam á". Lập luận của Đờ Lát không phải không có tính thuyết phục. Mắc đônan (Malcolm Mạc Donald), đại diện Mỹ, sau đó đã nói "chiến tuyến phòng vệ Mã Lai bắt đầu từ Bắc Bộ Việt Nam". Những đại diện của Mỹ, Anh, Pháp đều nhất trí sẽ khuyến cáo chính phủ mình tổ chức một lực lượng dự bị chiến lược 4 sư đoàn, với những phương tiện không quân gấp đôi ở Đông Dương hiện nay, trong trường hợp phải đối đầu với sự đe dọa của Trung Hoa.Giữa lúc Đờ Lát đang tập trung vào những vấn đề chính trị thì cuộc tiến công của ta nổ ra ở Khu Nam Đồng Bằng.Hạ tuần tháng Năm, cơ quan tham mưu Pháp đã thấy có dấu hiệu những cuộc chuyển quân của một số đơn vị thuộc các đại đoàn 304, 320 ở nam đồng bằng. Nhưng họ không mấy quan tâm, vì những đơn vị này đã có mặt từ trước tại khu vực. Các nhà chỉ huy Pháp vốn rất coi trọng những tin tức từ Phát Diệm. Những người công giáo chưa hề báo cáo sự xuất hiện cửa quân chủ lực Việt Minh ở trong vùng. Khi những trận đánh bùng lên cùng một lúc, Đờ Lát hoàn toàn bị bất ngờ.Sáng ngày 29, ở Hà Nội, Đờ Lát lập tức vạch ra kế hoạch đối phó với cuộc tiến công. Những con đường bộ về phía nam đã bị cắt đứt, chỉ còn lại đường thủy và đường không. Lực lượng tăng viện sẽ tới những vị trí bị đe doạ bằng hai con đường này. Hải đoàn xung kích 3 (dinassaut 3) đang có mặt ở Nam Định sẽ vận chuyển ngay viện binh về Ninh Bình, và chi viện hỏa lực cho các lực lượng đang chống giữ. Đồng thời Đờ Linarét phải đưa binh đoàn cơ động số 1 về Ninh Bình, binh đoàn cơ động số 4 về Phủ Lý. Tiểu đoàn 7 dù thuộc địa sẽ được thả xuống bắc Ninh Bình, tiểu đoàn 2 dù thuộc địa sẽ được thả xuống Thái Bình. SỐ viện binh từ Nam Định đã kịp tăng cường cho thị xã Ninh Bình trong đêm 29, vẫn không cứu vãn được tình thế, và làm ĐỜ Lát mất đi người con trai duy nhất.Sáng ngày 30 tháng 5, binh đoàn cơ động số 1 mới tới Ninh Bình. Địch đã mất 48 tiếng để hoàn tất những cuộc chuyển quân đối phó. Máy bay, pháo mặt đất, pháo hạm tàu trên sông bắt đầu ngăn chặn những hoạt động của bộ đội ta. Quân địch chiếm lại thị xã Ninh Bình.Sáng ngày 1 tháng 6, Đờ Lát trao lại quyền chỉ huy cho Xalăng, rời Hà Nội đem thi thể con về Pháp.NGÀY 1 tháng 6 năm 1951, Đảng ủy chiến dịch họp quyết định mở đợt 2 chiến dịch sớm nhằm đẩy mạnh chiến tranh du kích, bảo vệ mùa màng, củng cố và khuếch trương thắng lợi về mặt chính trị, tranh thủ tiêu diệt thêm sinh lực địch và đưa một số đơn vị vào hậu địch.Nhiệm vụ trao cho các đơn vị như sau:Đại đoàn 308 tiêu diệt vị trí Chùa Cao và đánh viện từ Ninh Bình đến Chùa Cao, chuẩn bị đảnh Hoàng Đan và đánh tiếp thị xã Ninh Bình lần thứ hai.Đại đoàn 304 đánh địch từ Bến Xanh, Phát Diệm tăng viện cho Chùa Cao bằng đường thủy và đường bộ.Đại đoàn 320 phân tán hoạt động trên hai tỉnh Hà Nam, Hà Đông để phát triển chiến tranh du kích, đồng thời đưa 2 tiểu đoàn vào sâu vùng địch hậu ở Chợ Cháy (Hà Đông), và Thanh Liêm (Hà Nam).Ngày 3 tháng 6, đại đoàn 304 bao vây bức hàng vị trí Núi Sậu, buộc địch rút thêm các vị trí Bình Hà, đình Phương Nại, chùa Phương Nại.Đêm ngày 4 tháng 6, trung đoàn 88 đánh Chùa Cao.Đây cũng là một ngôi chùa trong nhiều ngôi chùa và nhà thờ ở Ninh Bình đã bị địch biến thành pháo đài. Chùa Cao nằm ở đông - nam thị xã Ninh Bình, ven sông Đáy, trên đường đi Phát Diệm, được coi là vị trí bảo vệ vành ngoài cho giáo khu Phát Diệm. Quân địch đã xây dựng những công sự bằng gạch và xi măng khá kiên cố, và trao cho 1 đại đội commăngđô bảo vệ. Được pháo chi viện từ xa, đơn vị biệt kích bị thiệt hại nặng nhưng vẫn dai dẳng dựa vào công sự chống cự. Bộ đội ta chiếm được hai phần ba đồn thì trời sáng. địch đưa hải đoàn 3 và tiểu đoàn dù 7 theo đường sông tới giải vây.Ngày 5, anh Hoàng Văn Thái xuống 308 trực tiếp tìm hiểu tình hình chiến đấu ở Chùa Cao.Đêm ngày 6, 88 tiếp tục đánh Chùa Cao. Công tác tổ chức chiến đấu chậm, 3 giờ sáng bộ đội mới bắt đầu nổ súng. Đại đội commăngđô mất sức chiến đấu đêm trước đã được thay thế bằng 1 đại đội của tiểu đoàn dù 7. Binh lính dù cố cầm cự đợi viện binh. Trời sáng vẫn chưa giải quyết được vị trí, 88 phải rút lui.Được tin vị trí Hoàng Đan đã được tăng cường, Bộ chỉ huy ra lệnh cho trung đoàn 36 ngừng đánh Hoàng Đan.Trung đoàn 88 là một đơn vị công kiên giỏi của 308 đã nhiều lần tiêu diệt những vị trí âu Phi trên đường số 4 trong vòng 1 giờ. Tôi nghĩ không phải chỉ vì một số khuyết điểm trong công tác chuẩn bị như phái viên đã về báo cáo, cũng không phải vì anh em quá mệt mỏi. Khó khăn lớn nằm ở chỗ khác. ĐÓ là do thủ đoạn đối phó của địch đã thay đổi. Với khả năng bắn chính xác của pháo binh, địch đã tập trung pháo ngăn chặn những đợt tiến công ban đêm vào vị trí, kéo dài cho tới lúc viện binh và không quân kịp can thiệp. Chỉ huy Pháp hiện đang phát huy tối đa sức mạnh của pháo binh và không quân để khấc phụng sự sa sút về tinh thần của binh lính.Khu Nam Đồng Bằng không còn là một nơi yếu như khi mở đầu chiến dịch. Chỉ một thời gian rất ngắn, địch đã rải trên dọc tuyến phòng ngự Sông Đáy, từ cáo thị xã Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình tới Phát Diệm 3 binh đoàn cơ động, 2 tiểu đoàn dù, 4 cụm pháo, 1 đơn vị thiết giáp, và 1 hải đoàn xung kích. Tuy nhiên, với lực lượng khá mạnh, chúng chỉ nống ra đóng lại một vài vị trí đã bị tiêu diệt chung quanh thị xã Ninh Bình, mở những cuộc càn quét nhỏ xung quanh khu vực đóng quân. Cũng như ở chiến dịch Hoàng Hoa Thám, quân địch không dám đi vào vùng núi đá, nơi chúng biết che chắn có bộ đội ta. Máy bay và pháo địch cũng ít oanh tạc những vùng này vì chúng biết có nhiều chỗ ẩn náu tốt. Các chiến sĩ ta vẫn có được những giờ phút hàn huyên với đồng bào sau nhiều năm xa đồng bằng, giúp dân gặt mùa, xay thóc, dạy những em nhỏ học hát, múa, thăm đền thờ vua Đinh, Bích Động, và ngắm những. con thuyền thúng nho nhỏ, mái chèo được điều khiển rất khéo bằng đôi bàn chân, lướt nhanh trên sông. Trong chiến dịch này, đề phòng địch đánh ra vùng tự do, chúng ta đã để lại đại đoàn 316 ở Thái Nguyên, đại đoàn 312 ở Phú Thọ. Hai đại đoàn này vừa huấn luyện vừa sẵn sàng chiến đấu. Đây là những đơn vị công kiên giỏi Trong 3 đại đoàn tham gia chiến dịch, trừ 308, các đại đoàn 304 và 320 đều chưa được tập huấn cách đánh công kiên đã được bổ sung thêm những kinh nghiệm của bạn. 804 vừa được trang bị vũ khí mới. 320 vẫn còn phải sử dụng những vũ khí đã có.Ngày 15 tháng 6, Đảng ủy chiến dịch họp nhận định:Các vị trí trên đường số 1 từ Phủ Lý tới Ninh Bình đều được tăng cường. Ta sẽ chuyển sang đánh nhỏ trước khi kết thúc chiến dịch vì mùa mưa đã bắt đầu. Trung đoàn 36 đánh địch càn quét ở Cẩm Giá, tây - nam thị xã Ninh Bình 4 kilômét, diệt 60 địch, phá 9 xe bọc thép lội nước.Đại đoàn 320 tiêu diệt 2 vị trí nhỏ: Phố Cù và Phúc Lâm ở Hà Nam.Trung tuần tháng Sáu, 1 tiểu đoàn của 320 thâm nhập Chợ Cháy (ưng Hòa, Hà Đông). Khu vực này trực tiếp uy hiếp quốc lộ 1 nối liền Hà Nội với Ninh Bình. Đờ Lát vừa từ Pháp sang, quyết định phải tiêu diệt ngay lực lượng vừa thâm nhập. Địch huy động 6 tiểu đoàn dù, bộ binh, cùng với pháo binh và cơ giới mở cuộc bao vây khu vực nhằm "cất vó" lực lượng ta. Cuộc hành binh tiến hành từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 6 dưới trời mưa tầm tã.Nhưng tiểu đoàn của 320 đã phối hợp với dân quân du kích địa phương tổ chức chống càn, diệt hàng trăm quân địch, rồi rút ra an toàn.ở hướng phối hợp Tả Ngạn sông Hồng, trung đoàn 42 cùng với bộ đội địa phương và dân quân du kích hoạt động suốt 10 ngày liền, từ ngày 20 tháng 5 đến ngày 30 tháng 5 năm 1951, đã tiêu diệt 18 hương đồn, bức rút 12 hương đồn khác ở các huyện Phủ Cừ, Tiên Lữ (Hưng Yên), Gia Lộc, Bình Giang (Hải Dương), Quỳnh Côi (Thái Bình). "Đợt hoạt động nhỏ cuối chiến dịch đạt được những kết quả đáng kể. Phong trào chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc Bộ sau một thời gian lắng xuống vì những trận càn đừ dội liên tiếp, lại được phục hồi.Ngày 20 tháng 6 năm 1951, chiến dịch Quang Trung kết thúc.Theo tổng kết của Bộ Tổng tham mưu, tỷ lệ thiệt hại giữa ta và địch là: ta 1, địch 1,2. Trong số quân địch bị loại khỏi vòng chiến đấu, có 40% là ảu Phi. Vũ khí ta thu được, trên 1.000 súng các loại, đủ trang bị cho 1 trung đoàn mạnh. Ta đã tiêu diệt và bức rút 30 vị trí địch. Phần lớn những thiệt hại của ta lá trong những trận đánh điểm, đặc biệt là trong trận Chùa Cao. Theo bạn, tỷ lệ thiệt hại như vậy là thấp. Nhưng với ta, nó khó chấp nhận, vì bộ đội ta vẫn ở trong thời kỳ vừa đánh vừa bồi dưỡng lực lượng.Các đồng chí cố vấn khi nghe tiểu đoàn trưởng 54 báo cáo trên sa bàn về trận đánh đồn Non Nước đã nhận xét:- "Đây là một trình độ công kiên có nền nếp". Lần đầu trên chiến trường đồng bằng, ta tiêu diệt được cùng một lúc 4 vị trí đại đội địch.Từ trung tuần tháng hai năm 1950 đến trung tuần tháng Năm năm 1951, ta đã mở liên tiếp 4 chiến dịch lớn huy động từ 2 đến 3 đại đoàn, có những đại đoàn, trung đoàn tham dự liễn 3 chiến dịch, riêng 308 có mặt trong suốt 4 chiến dịch.Trong hội nghị tổng kết chiến dịch Quang Trung, đồng chí Vi Quốc Thanh nói: "Bộ đội Việt Nam thực sự là một bộ đội cáeh mạng. Chỉ có bộ đội cách mạng mới vượt qua được những thử thách lớn như vậy. Không đầy một năm, hành quân ngàn dặm, liên tiếp đương đầu với bom đạn của đế quốc Pháp, dù sắt đá cũng phải mòn!".Bốn chiến dịch vừa qua trong tám tháng trên những chiến trường rất khác nhau, giống như một chiến dịch kéo dài vì thời gian liên tục của nó, vì những đơn vị tham chiến, cơ quan điều hành, với cả cách đánh hầu như không thay đổi. Chúng ta đã chuyển sang thời kỳ vận động đánh lớn.Trong ba chiến dịch Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, trên cả hướng chính và hướng phối hợp, chúng ta đã tiêu diệt chừng 70 vị trí địch, trong đó có hầu hết quân địch chiếm đóng tại một thị xã đồng bằng, và nhiều vị trí trên dưới 1 đại đội. Về đánh viện, quân ta đã tiêu diệt 1 tiểu đoàn, đánh thiệt hại một số tiểu đoàn, đại đội ứng chiến thuộc các binh đoàn cơ động số 1 số 3 và số 4. Tổng cộng, chúng ta đã loại khỏi vòng chiến chừng 10.000 quân địch (một nửa là cơ động), thu một số lượng quan trọng vũ khí và trang bị kỹ thuật. Các trận đánh vận động ở Liễn Sơn, Xuân Trạch, ở Thanh Vân, Đạo Tú chiến dịch Trấn Hưng Đạo, trận tiêu diệt cứ điểm Bí Chợ chiến dịch Hoàng Hoa Thám, trận tiêu diệt cứ điểm Non Nước chiến dịch Quang Trung... đã nói lên một bước trưởng thành của bộ đội trong tác chiến trên địa hình trung du và đồng bằng. Nhưng, nổi cộm lên là thất bại của những trận đánh điểm Bãi Thảo, Bến Tắm, Chùa Cao, bộ đội phần lớn thương vong vì pháo bắn chặn từ xa của địch.CÓ những vấn đề đã khiến tôi băn khoăn từ khi kết thúc chiến dịch Trung Du, tới chiến dịch này đã trở thành một thách thức lớn.Đờ Lát không chỉ vực dậy một bước tinh thần quân đội viễn chinh với những lời động viên mà còn đã giành được lòng tin của binh lính vì biết tập trung lực lượng nhanh chóng vào những điểm nóng, biết chấp nhận những thiệt hại nhỏ, kiên quyết khước từ giao chiến với ta trong những điều kiện bất lợi. Đờ Lát đã phát huy tối đa sức mạnh những binh khí, kỹ thuật hiện đại để ngăn chặn ta trong đánh vận động cũng như đánh điểm. Và không phải chỉ có chừng ấy. Trong hoàn cảnh lúng túng của chính quyền Pháp, với uy tín cá nhân và những kinh nghiệm dày dạn của mình, viên tướng 5 sao này đang thực thi tất cả những điểm trong kế hoạch Rơ ve trước đây, một kế hoạch đã được ta đánh giá là thực tế và nguy hiểm.Sau chiến thắng Biên Giới, trước sự suy sụp tinh thần nhanh chóng của đội quân viễn chinh, Đảng ta cùng với các cố vấn Trung Quốc đã cho rằng chiều hướng phát triển của bộ đội ta trên chiến trường Bắc Bộ là từ miền núi tiến xuống trung du và đồng bằng.Đồng bằng Bắc Bộ sẽ nhanh chóng rắn lại. Tình hình sau đây sẽ ra sao khi đại bộ phận quân chủ lực của ta đã rút đi... Những vấn đề mới đã đặt ra trước chúng ta.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: