Câu 1: Hành trình tìm đường cứu nước của NAQ và con đường cách mạng HCM
Câu 1: HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CƯU NƯỚC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
NỘI DUNG CON ĐƯỜNG CM HCM
· Hành trình tìm đường cứu nước của lãnh tụ N.A.Quốc (6 sự kiện)
Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Xã hội VN bắt đầu có những biến chuyển và phân hoá. Sự xâm nhập của CNTB Pháp đã làm nảy sinh trong XH VN hai giai cấp mới: giai cấp TS và giai cấp VS
Các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta diễn ra đa dạng, sôi nổi nhưng đều thất bại. Nguyên nhân sâu xa là do thiếu đường lối chính trị đúng đắn, khoa học, thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến. Cách mạng Việt Nam đứng trước cuộc khủng hoảng trầm trọng về đường lối cứu nước.
Chứng kiến cảnh khổ cực của người dân mất nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của cha anh, ngày 5 tháng 6 năm 1911, N.T.Thành rời bến cảng Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước. Người tiến hành khảo sát thực tiễn nhiều nước tư bản và các nước thuộc địa, khảo sát các cuộc CM ở các nước Pháp, Anh, Mỹ…Người đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu như Cách mạng Mỹ (1776), Cách mạng Pháp (1789)… nhưng cũng nhận thức rõ những hạn chế của các cuộc cách mạng tư sản. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúc cho nhân dân các nước nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng.
Năm 1917, Người tham gia hoạt động trong phong trào của những người Việt Nam yêu nước tại Pháp. Thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 có ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm và nhận thức của Người. Người rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”.
Đầu 1919, Người tham gia Đảng xã hội Pháp. 18/6/1919, với tên Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi bản yêu sách tới Hội nghị Vécxây yêu cầu về quyền tự do, dân chủ, bình đẳng dân tộc cho nhân dân An Nam. Tám yêu cầu không được chấp nhận, nhưng đã vạch trần bản chất giả dối của các cường quốc thống trị, đồng thời cũng đem lại cho Người một nhận thức tỉnh táo là các dân tộc muốn được giải phóng chỉ có thể dựa vào sức lực của bản thân mình.
7-1920, Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Luận cương đã giải đáp cho Người những băn khoăn về con đường giành độc lập, tự do cho dân tộc. Luận cương đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thế giới quan cộng sản của Người.
12/1920 Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu sự bắt đầu hoạt động của NAQ và là bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người - từ người yêu nước trở thành người cộng sản và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn “Muốn cứu nước phải giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Ý NGHĨA:Việc tìm ra con đường cứu nước, con đường phát triển của dân tộc của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa lịch sử to lớn, đó là:
- Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, với học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học, Nguyễn Ái Quốc đã đặt nền móng cho lý luận cách mạng Việt Nam trong thời đại mới; chấm dứt khủng hoảng đường lối cứu nước triền miên từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX; tìm thấy đường lối phát triển đúng đắn cho dân tộc, phù hợp với trào lưu tiến hoá chung của nhân loại và xu thế của thời đại.
- Hồ Chí Minh đã đem ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường cho phong trào yêu nước, chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, làm cho chủ nghĩa yêu nước vươn lên tầm thời đại, trở thành chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, mà sau này biểu tượng sáng chói trong hai cuộc kháng chiến lừng lẫy của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong công cuộc tái thiết và phát triển đất nước theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Với việc tìm ra con đường cứu nước, phát triển của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đóng góp to lớn, thiết thực chuẩn bị cho việc mở ra một giai đoạn phát triển mới của phong trào cách mạng vô sản nói chung, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới và châu Á nói riêng.
· Con đường CM HCM: (nêu được 7 luận điểm)
1921-1923: HCM hoạt động ở P, viết báo “bản án chế độ thực dân P” và “những người cùng khổ”, tham gia hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
1923-1924: Người sang liên xô tham gia các Đại hội của QTCS, khảo sát con đường xây dựng CNXH.
1924-1929: Người về lại TQ chuẩn bị mọi điều kiện cho sự ra đời của ĐCS.
Tại đây, Người bắt đầu xây dựng những nhân tố bảo đảm cho cách mạng Việt Nam: truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, khơi dậy tinh thần đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, xây dựng tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, phát triển lực lượng cách mạng… Người dự thảo Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt và đã được thông qua tại Hội nghị hợp nhất.
1925 – 1927, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên do Người thành lập đã mở các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam. Hội đã xây dựng được nhiều cơ sở ở các trung tâm kinh tế, chính trị trong nước,
1928, Hội thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để rèn luyện lập trường, quan điểm giai cấp công nhân; để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận giải phóng dân tộc nhằm thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam.
Ngoài việc trực tiếp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Nguyễn Ái Quốc còn lựa chọn những thanh niên Việt Nam ưu tú gửi đi học tại trường Đại học Phương Đông và trường Lục quân Hoàng Phố nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.
Cùng với việc đào tạo cán bộ, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức ra các tờ báo Thanh niên, Công nông, lính cách mệnh, Tiền phong nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Quan điểm cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đã thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, thúc đẩy phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân phát triển theo con đường cách mạng vô sản.
1927, Người đã xuất bản cuốn “Đường cách mệnh”, đây là tập hợp những bài giảng của Người lúc ở các lớp bồi dưỡng chính trị của hội VNCMTN và nó đã có tác động mạnh mẽ tới nhân dân và là sự chuẩn bị về mặc tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng sau này.
7 luận điểm trong hệ thống quan điểm CM và lí luận CM của HCM:
1. Vạch trần bản chất của CN thực dân đó là bóc lột, ăn cướp, hiếp dâm và nhằm thức tỉnh tinh thần yêu nước, khơi dậy ý chí đấu tranh.
2. Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Đã làm thì phải làm cho đến nơi, đem lại quyền lợi cho nhân dân.
3. Đây là một cuộc dân tộc cách mệnh, có 2 nhiệm vụ: chống đế quốc mang lại độc lập dân tộc và chống PK mang lại ruộng đất cho dân cày. Trong đó chống đế quốc được đặt lên hàng đầu.
4. CN và ND là 2 giai cấp bị bóc lột nặng nề nhất, là gốc CM và là chủ CM, còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn CM của công nông.
5. Cuộc CM thuộc địa và CMVS ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau.Và Người nhấn mạnh tính chủ động: không phải đợi CM chính quốc thành công. Đây là luận điểm sáng tạo của chủ tịch HCM.
6. CM là sự nghiệp của quần chúng, quần chúng phải được giác ngộ và tổ chức đấu tranh, người lãnh đạo phải có mưu, chước để săp xếp, tổ chức quần chúng đấu tranh. Quan điểm này đã đặt nền tảng cho phương thức CM, phương thức HCM.
Khẳng định vai trò lãnh đạo của đảng. Đảng là người cầm lái con thuyền đưa CM đến vinh quang. HCM nhấn mạnh tầm quan trọng của lý luận,không có lý luận như người không lí trí, người đi biển không có la bàn. Bây giờ học thuyết nhiều, lý luận nhiều, học thuyết chân chính nhất là học thuyết mác lênin.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top