Đường lối CM (11-20)
11. Vì sao đảng chủ trương thành lập mặt trận việt minh?
1. Lí do thành lập mặt trận Việt Minh.
a.Tình hình thế giới.
- 1/9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
- 6/1940, phát xít Đức tấn công Pháp, Pháp nhanh chóng đầu hàng. Nhật cũng bắt đầu tấn công Pháp tại Đông Dương
- 22/6/1941. phát xít Đức tấn công LX đã khiến tính chất cuộc chiến tranh thay đổi. Chiến tranh thế giới thứ 2 bước vào giai đoạn 2 với cuộc tham chiến của Liên xô, vì vậy tính chất chiến tranh thế giới đã có sự thay đổi từ cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa của cả hai bên tham chiến thành cuộc chiến tranh giữa một bên là là lực lượng dân chủ tiến bộ do Liên xô đứng đầu với một bên là khối phát xít Đức-Ý-Nhật, trở thành cuộc chiến tranh vì hoà bình, dân chủ, tiến bộ của toàn nhân loại.
b. Tình hình trong nước.
- Chiến tranh thế giới thứ hai ảnh hưởng sâu sắc đến Đông Dương, đặc biệt là cuộc chiến tranh tại Việt Nam
+ 28/9/39, Pháp phát xít hóa bộ máy thống trị ở Đông Dương, toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, cấm lưu hành và tàng trữ tài liệu cộng sản, đặt ĐCSVN ra ngoài vòng pháp luật
+ Pháp thi hành chính sách thời chiến trắng trợn, chúng thẳng tay bắt giam, giết hại các chiến sĩ cộng sản…
+ Tháng 9/1940, Nhật tiến vào VN, Pháp nhanh chóng đầu hàng Nhật và cấu kết với Nhật -> VN rơi vào tình thế một cổ hai tròng
Trước tình hình Thế chiến thứ hai ngày càng lan rộng và ác liệt, đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc quyết định về nước. Hội nghị cán bộ tỉnh Cao Bằng của Đảng Cộng sản Đông Dương, họp vào cuối tháng 4 năm 1941, dưới sự chủ tọa của Hoàng Văn Thụ và Vũ Anh, đã khẳng định công tác xây dựng thí điểm các đoàn thể cứu quốc đạt kết quả tốt, chứng tỏ chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh của Nguyễn Ái Quốc là hoàn toàn đúng đắn. Theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, vào ngày 19 tháng 5 năm 1941, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thay cho Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương (thành lập theo Quyết nghị của Hội nghị trung uơng 6 - khóa 1, tháng 11 năm 1939.
2. Chương trình hành động.
Tháng 9 năm 1941, văn kiện Chương trình Việt Minh kèm theo điều lệ của một số hội cứu quốc đã được soạn thảo, coi như phụ lục của Nghị quyết hội nghị tháng 5 năm 1941. Ngày 25 tháng 10, Tổng bộ Việt Minh chính thức Chương trình Việt Minh để phổ biến rộng rãi trong quần chúng. Văn kiện này nhấn mạnh tới những mục tiêu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc :
a.Làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập
b.Làm cho dân Việt Nam được sung sướng tự do
3.Vai trò của mặt trận Việt Minh.
a.Tập hợp đông đảo quần chúng tham gia mặt trận, đó là lực lượng cách mạng hùng hậu, chính sách đại đoàn kết dân tộc của mặt trận đã phân hoá và cô lập kẻ thù cao độ chĩa mũi nhọn dấu tranh vào Pháp Nhật và tay sai.
b.Trên cơ sở xây dựng lực lượng chính trị, căn cứ địa cách mạng, mặt trận từng buớc xây dựng lực lượng vũ trang đẩy mạnh đấu tranh tư tưởng văng hoá tạo nên sức mạnh tổng hợp vĩ đại của dân tộc.
c.Mặt trận việt Minh đã đáp ứng nhu cầu Việt nam trong thời kì này, xuac tiến và hoàn thiện công cuộc chuẩn bị trực tiếp về lực lượng cách mạng của đảng.
d.Qua việc phát động cao trào kháng Nhật triệu tập quốc dân đại hội, phát động nhân dân tiến hành khởi nghĩa mặt trận đã thực hiện đồng thời hai chức năng đó là mặt trận đại đoàn kết dân tộc và là một chính quyền cách mạng, bên cạnh đó còn có vai trò to lớn trong thành công của cánh mạng thành Tám 1945.
12. Tác dụng của phong trào phá và cướp kho thóc của nhật đối với sự nghiệp cách mạng
Ngày 12 tháng 3 năm 1945, Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị "Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" trước sự kiện phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp để độc chiếm Đông Dương. Chỉ thị nhận định cuộc đảo chính đã làm cho điều kiện khởi nghĩa chín muồi nhanh chóng. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương phát động cao trào kháng Nhật mạnh mẽ và chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa; đồng thời thay đổi hình thức tuyên truyền, tổ chức đấu tranh để thích hợp với thời kỳ mới: thời kỳ tiền khởi nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, một phong trào kháng Nhật đã diễn ra mạnh mẽ.
Khi phong trào khởi nghĩa từng phần đang lên cao, cũng là lúc Bắc Kỳ, bắc Trung Kỳ, diễn ra nạn đói trầm trọng do chính sách vơ vét, tích trữ lương thực của Nhật và Pháp. Để giải quyết nạn đói và thúc đẩy phong trào đi lên, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương quyết định tiến hành phá kho thóc, giải quyết nạn đói.
Phong trào phá kho thóc Nhật không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị, đó là một trong những hình thức tập dượt quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, kết hợp đấu tranh kinh tế, chính trị, vũ trang, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. Những cuộc biểu tình vũ trang phá kho thóc nhật là hình thức thích hợp nhất lúc bấy giờ để phát động quần chúng và dẫn dắt hàng triệu người tham gia cách mạng.
Tóm lại, phong trào phá kho thóc Nhật có các tác dụng sau:
- giải quyết nạn đói cho nhân dân ---> :
+ tạo niềm tin vững chắc của nhân dân vào cách mạng
+ tăng cường lực lượng cách mạng
- vạch trần bộ mặt của kẻ thù, nâng cao lòng căm thù giặc
13. Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta đã dự báo thời cơ cách mạng nước ta.
Thời cơ là tình thế xuất hiện trong thời điểm nhất định có lợi nhất cho việc chủ động phát huy mọi sức mạnh để giành thắng lợi. Thời cơ đó có thể là do sai lầm của đối phương, do năng động chủ quan tạo nên hoặc do khách quan đưa đến. Khi thời cơ đến, phải nhạy bén nắm bắt và phải kịp thời chớp lấy. Ngày Tổng khởi nghĩa 19-8-1945 làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám kỳ diệu, chính là do chúng ta đã kịp thời chớp lấy thời cơ và giành thắng lợi trọn vẹn... Tháng 10-1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Trung Quốc về Cao Bằng. Người quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa của các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn vì thời cơ chưa đến, kẻ thù vẫn còn mạnh. Đến ngày 12-3-1945, Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa chỉ đạo hành động, chuẩn bị mọi lực lượng để đón thời cơ khởi nghĩa một cách chủ động đã được Đảng ta sớm đề ra, phù hợp với tình hình lúc đó. Căn cứ vào tình hình lúc này Đảng ta đã dự báo thời cơ cách mạng xuất phát từ những nhận định:
1. Mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp lên đến đỉnh điểm, chúng phải loại bỏ nhau để giữ cái lợi cho mình. Cuộc chính biến ngày 9-3-1945 có ba nguyên nhân dưới đây: “1- Hai con chó đế quốc không thể ǎn chung một miếng mồi béo như Đông Dương. 2- Tàu, Mỹ sắp đánh vào Đông Dương. Nhật phải hạ Pháp để trừ cái hoạ bị Pháp đánh sau lưng khi quân Đồng minh đổ bộ. 3- Sống chết Nhật phải giữ lấy cái cầu trên con đường bộ nối liền các thuộc địa miền Nam Dương với Nhật; vì sau khi Phi Luật Tân (phillipin) bị Mỹ chiếm, đường thuỷ của Nhật đã bị cắt đứt.” Vì vậy, khi Nhật đảo chính Pháp buộc kẻ thù phải đối phó, tất yếu chúng sẽ bị suy yếu và không có khả năng tiếp tục thống trị được nữa. Đó lại là cơ hội tốt cho ta tiến hành một cuộc tấn công tổng lực tới kẻ thù.
2. Tình hình trong nước lúc này đã tạo cơ hội cho thời cơ cách mạng bùng nổ trên cả nước. Ba cơ hội tốt dưới đây sẽ giúp cho những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương chín muồi một cách mau chóng và một cao trào cách mạng nổi dậy: a) Chính trị khủng hoảng (quân thù không rảnh tay đối phó với cách mạng).b) Nạn đói ghê gớm (quần chúng oán ghét quân cướp nước).c) Chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt (Đồng minh sẽ đổ bộ vào).
3. Chính quyền cách mạng đã sãn sàng.
Ý nghĩa.
Có thể thấy, bằng tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã tận dụng triệt để những thuận lợi cơ bản: Phát xít Nhật hoang mang; Chính phủ Trần Trọng Kim yếu thế; quân Đồng minh chưa vào nước ta; quân Pháp có tham vọng quay trở lại Việt Nam song chưa có lực lượng... Thời cơ khởi nghĩa ngàn năm có một đã được chọn một cách chính xác trong khoảng 15 ngày trước khi quân Tưởng và quân Anh đổ bộ vào Đông Dương. Nếu phát động Tổng khởi nghĩa sớm hơn, nhân dân ta sẽ tổn hại nhiều xương máu. Nếu phát động Tổng khởi nghĩa muộn hơn, khi quân Đồng minh đã vào Đông Dương thì Cách mạng Việt Nam sẽ mất đi thế chủ động của mình và sẽ gặp nhiều khó khăn khác. Cũng nhờ dự báo đúng thời cơ mà sức mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám đã được nhân lên gấp bội, đã tiến hành Tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn...
14. Những hạn chế của Luận cương chính trị và nguyên nhân của những hạn chế đó?
• Hoàn cảnh lịch sử
-Đảng Cộng sản Việt Nam vừa mới ra đời với đường lối cách mạng đúng đắn, đã lãnh đạo quần chúng dấy lên phong trào cách mạng rộng lớn chưa từng có trước đó.
-Đang lúc phong trào cách mạng phát triển đến đỉnh cao, Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng-Trung Quốc (từ ngày 14 đến ngày 31-10-1930). Hội nghị đã thông qua Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, thông qua Điều lệ Đảng và Điều lệ các tổ chức quần chúng. Hội nghị đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị cử ra Ban thường vụ Trung ương và cử đồng chí Trần Phú làm Tổng bí thư. Hội nghị thảo luận và thông qua bản Luận cương chính trị của Đảng.
• Nội dung cơ bản của Luận cương chính trị
Bản luận cương chính trị gồm 13 mục, đó xác định những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, trong đó tập trung vào những vấn đề lớn:
-Về mâu thuẫn giai cấp : Luận cương xác định , ở Việt Nam, Lào, Campuchia, mâu thuẫn diễn ra ngày càng gay gắt giữa một bên là là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên là địa chủ phong kiến , tư bản và đế quốc chủ nghĩa.
-Về tính chất cách mạng Đông Dương: “Trong lúc đầu , cuộc cách mạng Đông Dương sẽ làm một cuộc cách mạng tư sản dân quyền....nhờ vô sản giai cấp chuyên chính các nước giúp sức mà phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản mà đấu tranh thẳng lên con đường chủ nghĩa xã hội”.
-Về nhiệm vụ cách mạng : Xoá bỏ tàn tích phong kiến và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ đó có quan hệ khăng khít với nhau. Trong đú “vấn đề thổ địa cách mạng là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”.
-Về lực lượng cách mạng : “Vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chính, nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được”.
+ Tư bản thương mại , tư bản công nghệ, khi phong trào quần chúng nổi lên cao thì bọn này sẽ theo đế quốc .
+ Tiểu tư sản có nhiều hạng: thủ công nghiệp đối với phong trào cách mạng vô sản, hạng này cũng có ác cảm... rất do dự.
+ Bọn thương gia không tán thành cách mạng .
+ Trí thức-tiểu tư sản, học sinh.... đại biểu quyền lợi cho tất cả giai cấp tư bản bản xứ.
-Về phương pháp cách mạng : khởi nghĩa vũ trang giành chớnh quyền. Khởi nghĩa vũ trang là một nghệ thuật, phải cú sự chuẩn bị lõu dài, đi từ hỡnh thức thấp đến hỡnh thức cao, kịp thời phỏt động khởi nghĩa khi tỡnh thế cỏch mạng xuất hiện.
-Về Đảng: Sự l•nh đạo của Đảng Cộng sản là điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng ở Đông Dương, là cần phải có một đường lối chính trị đúng, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và từng trải tranh đấu mà trưởng thành, “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm gốc”.
-Về quan hệ quốc tế: Luận cương chính trị chỉ rõ: “Vô sản Đông Dương phải liên lạc mật thiết với vô sản thế giới, nhất là vô sản Pháp để làm mặt trận vô sản “mẫu quốc” và thuộc địa cho sức tranh đấu cách mạng được mạnh lên”.
• Hạn chế:
-Chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội đông dương là mâu thuẫn dân tộc nên không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
-Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc, phong kiến ở mức độ nhất định của giai cấp tư sản dõn tộc, khả năng lụi kộo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia vào mặt trận dõn tộc, chống đế quốc và tay sai.
Những hạn chế trên được Đảng khắc phục dần trong quá trình l•nh đạo cách mạng
• Nguyên nhân dẫn đến hạn chế
Do những người lãnh đạo nhận thức máy móc, giáo điều về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam.
Do ảnh hưởng tư tưởng tả khuynh của Quốc tế cộng Sản
-Do không nắm được thực tiễn đất nước, không xác định được mâu thuẫn nào là mâu thuẫn chủ yếu dẫn tới không xác định được tầng lớp trung gian cũng là đối tượng của cách mạng.
15. Qua phong trào 36-39, Đảng đã thật sự trưởng thành
- Đảng đề ra đường lối cho việc chuyển hướng chỉ đạo nhiệm vụ trc tình hình mới:
+Về kẻ thù cách mạng: bọn phản động thuộcđịa và bè lũ tay sai của chúng.
+Xác định nhiệm vu trước mắt của CM: chống Phát xít, chống chiến tranh đế quốc, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
+ Xác định lực lượng CM: thành lập mặt trận nhân dân phản đế gồm mọi giai cấp, tầng lớp, đảng phái, tôn giáo với nòng cốt là liên minh công nông
+ Đoàn kết quốc tế: Ủng hộ mặt trận nhân dân Pháp, ủng hộ Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp để cùng nhau chống lại kẻ thù chung là bọn Phát xít ở Pháp và bọn phản đông thuộc địa ở Đông Dương.
+ Hình thức và phương pháp đấu tranh: Kết hợp nhiều hình thức. Vừa đấu tranh công khai vừa nửa công khai, vừa hợp pháp vừa nửa hợp pháp.
-Hệ thống tổ chức của Đảng bước đầu đc củng cố và kiện toàn từ TW đến cơ sở, kịp thời bổ sung thay thế những vị trí trong Đảng bị yếu hay bị thiếu.
- Đội ngũ đảng viên đc kiện toàn và nâng cao: tăng về số lượng 636 đảng viên năm 1931 lên 4000 đảng viên năm 1939, đội ngũ đảng viên chiếm đc cảm tình của nhân dân, và bước đầu tích lũy đc kinh nghiệm lãnh đạo nhân dân đấu tranh.
- uy tín của Đảng ngày càng đc nâng cao, nhân dân tin tưởng, ủng hộ chủ trương đường lối của Đảng. Đảng tập hợp đc đông đảo quần chúng nhân dân trong MTDCĐD
- Đảng tích lũy đc bài học kinh nghiệm quý báu về lực lượng,phương thức đấu tranh, ....
16. Phong trào dân chủ 36-39 đã tổ chức, rèn luyện lực lượng cách mạng?
Sau ptrào dân chủ 36-39, lực lg CM từng bước đc củng cố và kiện toàn:
- Tập hợp đc lực lg thông qua Mặt trận:
Để thực hiện nvụ trc mắt của CM, BCH TW quyết định thành lập Mặt trận ND phản đế. Mặt trận ND phản đế đã tập hợp lực lg CM trg mọi g/c, dtộc, đảng phái, đoàn thể ctrị, xh và tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau vs nòng cốt là liên minh công – nông (sau này đã đổi thành Mặt trận Dân chủ ĐD).
- Kđ vtrí vtrò của khối liên minh công – nông – binh trg mặt trận.
- Có bước trưởng thành về kinh nghiệm đtranh của ND:
ND đc h’ dẫn đtranh giành chính q' hàng ngày, thích ứng kịp vs các h' thức tc và đtranh linh hoạt, tích lũy, rèn luyện và tự tạo cho m' n~ kinh nghiệm đtranh để t/g chiến đấu, giành độc lập dtộc.
17. Vì sao Đ chủ trương hòa vs quân Tưởng khi chúng vào miền Bắc nước ta?
Sách lược đấu tranh ngoại giao trong thời kì 45 – 46 : Tránh đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù. Do đó, ta đã chủ trương hòa hoãn với quân Tưởng, vì:
+ lực lượng Cm của ta bấy giở còn non yếu phải cùng lúc đối phó với nhiều kẻ thù. Sau CTTG thứ 2, vs danh nghĩa Đồng minh đến tước vũ khí của phát-xít Nhật, quân đội các nc đế quốc ồ ạt kéo vào chiếm đóng VN và khuyến khích bọn Việt gian chống phá chính q' CM nhằm xóa bỏ nền độc lập và chia cắt nc ta, bao gồm: 20 vạn quân Tưởng, quân đội Anh. Như vậy, trg nc ta, lúc bấy h, có 4 kẻ thù xâm lươc: Tưởng, Anh, P’ và Nhật và có các tc phản động. Vì vậy, tránh nguy cơ phải đối đầu vs n' kẻ thù, Đảng ta chủ trương hòa vs Tưởng, kiên trì thực hiện ngtắc thêm bạn bớt thù. =>Ta hòa với quân T để tập trung sức chống lại TD Pháp => tránh việc đối đầu cùng lúc với nhiều kẻ thù.
+ Pháp mới là kẻ thù nguy hiểm nhất, kẻ thù chủ yếu của CM lúc này, phải tập trung mũi nhọn đánh Pháp. Đảng đã phân tích âm mưu của các nc đế quốc đvs ĐD và chỉ rõ “kẻ thù chính của ta lúc này là TD P’ xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đtranh vào chúng”.
+ Quân đội Tưởng chưa đủ mạnh để lật đổ chính quyền CM của ta.
+ Hòa với quân Tưởng đê tránh điều bất lợi: các nước đồng minh vin cớ để tiêu diệt chúng ta.
+Hòa với quân Tưởng để khoét sâu mâu thuẫn (lợi dụng mâu thuẫn trong hàng lối kẻ thù) giữa 2 tập đoàn đế quốc Anh- Pháp và Mĩ –Tưởng về quyền lợi Đông Dương =>tránh nguy cơ Pháp câu kết với Tưởng hòng tiêu diệt chúng ta.
+Nhằm khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ quân Tưởng, giữa những tên cầm đầu tập đoàn quân Trung Hoa dân quốc và bọn Tưởng Giới Thạch.
18. Những biện pháp đảng đưa ra để hòa với quân tưởng?
a. Hoàn cảnh lịch sử:
Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền nhân dân vừa mới được thành lập đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng.
- Đất nước bị các thế lực đế quốc, phản động bao vây và chống phá quyết liệt: gần 20 vạn quân của chính phủ Tưởng Giới Thạch ồ ạt kéo vào nước ta từ vĩ tuyến 16 trở ra, phía Nam vĩ tuyến 16 là quân đội Anh đồng loã và tiếp tay cho thực dân Pháp quay lại Đông Dương, trên đất nước ta lúc đó còn có khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp, các tổ chức phản động "Việt quốc", "Việt cách", Đại Việt ráo riết hoạt động.
- Những thách thức nghiêm trọng về kinh tế, xã hội: nạn đói ở miền Bắc chưa được khắc phục. Ruộng đất bị bỏ hoang. Công nghiệp đình đốn...
- Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám, chưa có nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta.
Trên cơ sở phân tích âm mưu thủ đoạn của các kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam, Đảng ta xác định: quân Tưởng tìm mọi cách để tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng, song kẻ thù chính của nhân dân ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Vì vậy, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược hoà hoãn, nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chúng ở miền Bắc để tập trung chống Pháp ở miền Nam
b. Biện pháp thực hiện sách lược hòa với Tưởng
- Để gạt mũi nhọn tiến công của kẻ thù vào Đảng, ngày 11-11-1945, Đảng ta tuyên bố tự giải tán, nhưng sự thật là rút vào hoạt động bí mật, giữ vững vai trò lãnh đạo chính quyền và nhân dân. Để phối hợp hoạt động bí mật với công khai, Đảng để một bộ phận công khai dưới danh hiệu Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương.
- Chúng ta đã hết sức kiềm chế trước những hành động khiêu khích của quân đội Tưởng và tay sai, tránh để xảy ra xung đột về quân sự, đã ép cung cấp lương thực, thực phẩm cho 20 vạn quân Tưởng trong khi nhân dân ta đang bị đói, mở rộng Quốc hội thêm 70 ghế cho Việt quốc, Việt cách không qua bầu cử, đưa một số đại diện của các đảng đối lập này làm thành viên của Chính phủ liên hiệp do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
- Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mềm dẻo về thực hiện sách lược nhân nhượng trên nguyên tắc: nắm chắc vai trò lãnh đạo của Đảng, giữ vững chính quyền cách mạng, giữ vững mục tiêu độc lập thống nhất, dựa chắc vào khối đại đoàn kết dân tộc, vạch trần những hành động phản dân hại nước của bọn tay sai của Tưởng và nghiêm trị theo pháp luật những tên tay sai gây tội ác khi có đủ bằng chứng
c. Ý nghĩa: Những chủ trương sách lược và biện pháp trên đây đã vô hiệu hoá các hoạt động phá hoại, đẩy lùi từng bước và làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng, bảo đảm cho nhân dân ta tập trung lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam. Chính quyền nhân dân không những được giữ vững mà còn được củng cố về mọi mặt.
19. Vì sao chúng ta hòa với pháp?
a. Hoàn cảnh lịch sử
Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết tại Trùng Khánh. Theo Hiệp ước này, Tưởng nhường cho Pháp được quyền đem quân thay quân đội Tưởng ở miền Bắc nước ta với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật. Đổi lại, Pháp trả cho Tưởng các tô giới của Pháp ở Trung Quốc và đường xe lửa Vân Nam cũng như hàng hoá của Tưởng qua cảng Hải Phòng được miễn thuế. Hiệp ước Trùng Khánh giữa Tưởng và Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn: hoặc là cầm vũ khí kháng chiến chống Pháp không cho chúng đặt chân lên miền Bắc; hoặc là hoà hoãn với Pháp để gạt Tưởng và tranh thủ thời gian củng cố lực lượng.
Đứng trước thời khắc gay go, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã ra quyết sách lịch sử, sáng suốt: Hòa để tiến. Ngày 6-3-46, Chính phủ ta đã ký với đại biểu Pháp ở Hà Nội bản Hiệp định sơ bộ.
b. Ta phải hòa với Pháp vì:
+ Ta tránh được tình thế bất lợi: phải cô lập chiến đấu cùng một lúc với nhiều kẻ thù. Do Pháp và Tưởng bắt tay cấu kết với nhau chống lại ta, ký Hiệp ước Hoa Pháp (2/1946), theo đó quân Pháp ra Bắc để quân Tưởng rút về nước. Trong tình hình đó, nếu ta đánh Pháp ở miền Bắc khi quân Tưởng chưa rút về nước thì Tưởng sẽ đứng về Pháp đánh lại ta. Nếu hòa hoãn với Pháp ta chẳng những tránh được cuộc chiến đấu bất lợi mà còn thực hiện được mục tiêu đuổi quân Tưởng ra khỏi nước ta.
+ Việc nhân nhượng với Pháp, buộc chúng phải công nhận Việt Nam là quốc gia tự do, có Chính phủ tự chủ, có nghị viện, có quân đội và tài chính riêng, v.v. làm cơ sở pháp lý để ta tiếp tục đấu tranh với Pháp.
+ Ta có thêm thời gian hòa hoãn cần thiết để tiếp tục xây dựng, củng cố chính quyền và mọi mặt khác chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống Pháp lâu dài về sau.
+ Để tỏ thiện chí hòa bình, đáp ứng mong muốn của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới không muốn chiến tranh xẩy ra, do đó ta có thể tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới.
? Giới thiệu những mốc lịch sử (trong năm 1946) đàm phán hòa hoãn giữa ta vs Pháp? (ko có câu này trong đề cương)
a. Hiệp định Sơ bộ
- Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết tại Trùng Khánh: Tưởng nhường cho Pháp được quyền đem quân thay quân đội Tưởng ở miền Bắc nước ta, đổi lại, Pháp trả cho Tưởng một số lợi ích. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã ra quyết sách lịch sử, sáng suốt: Hòa để tiến.
- Ngày 6 tháng 3 năm 1946, Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt được ký kết giữa đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp, và Hồ Chí Minh cùng Vũ Hồng Khanh, đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nội dung của Hiệp định bao gồm các điểm chính sau đây:
• Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng
• Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế cho 200.000 quân Trung Hoa Quốc dân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Pháp hứa sẽ rút hết quân trong thời hạn 5 năm, mỗi năm rút 3000 quân.
• Pháp đồng ý thực hiện trưng cầu dân ý tại Nam Bộ về việc thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
• Hai bên thực hiện ngưng bắn ngay tại Nam Bộ.
- Về phía người Pháp, họ đã có danh chính ngôn thuận đưa quân đội xâm nhập Bắc Việt Nam để chuẩn bị tái chiếm Đông Dương như họ đã làm ở Nam Việt Nam, đồng thời thoát khỏi sự ngăn cản của các tướng lĩnh Trung Hoa. Về phía người Việt, loại trừ nguy cơ của 20 vạn quân Trung Hoa chiếm đóng, tránh được thế "lưỡng đầu thọ địch" tập trung đề đối phó với người Pháp. Đồng thời, tranh thủ được thời gian hòa hoãn quý báu để củng cố, xây dựng lực lượng bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái chiếm Đông Dương.
b. Bản Tạm ước
- Mặc dầu Hiệp định Sơ bộ đã được ký kết, nhưng trên thực tế, thực dân Pháp vẫn âm mưu tách Nam kỳ ra khỏi Việt Nam và bật đèn xanh cho các hành động quân sự nhằm tái chiếm Đông Dương. Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam DCCH đã sang Pháp và tiến hành hoà đàm ở Phông-ten-nơ-blô từ ngày 6-7-1946. Cùng thời gian đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng sang thăm nước Pháp với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp. Hoà đàm Phông-ten-nơ-blô không tiến triển được, phải tạm hoãn từ ngày 1-8-1946 do thái độ hết sức ngoan cố, ích kỷ của thực dân Pháp. Thời gian này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp gặp gỡ các nhân vật trọng yếu của Chính phủ Pháp để thoả thuận cho việc nối lại đàm phán. Trong khi đó, ở trong nước, phía Pháp thường xuyên vi phạm những điều khoản của Hiệp định sơ bộ.
- Hội nghị Phông-ten-nơ-blô đã tan vỡ, do Pháp không thật thà đàm phán. Ngày 15-8-1946, đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam DCCH đã rời Pa-ri về nước. Những bất trắc có thể xẩy ra và nguy cơ một cuộc chiến tranh lan rộng đã đến rất gần. Trước tình hình căng thẳng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn lưu lại Pháp ít ngày và quyết định ký với Mu-tê một thoả hiệp tạm thời vào ngày 14-9-1946 (gồm 11 điều khoản). Đây là quyết sách tài tình này đã tạo điều kiện cho nhân dân ta có thêm thời gian hoà bình để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc kháng chiến tất yếu sẽ xảy ra.
- Song chúng ta cũng khẳng định dứt khoát: "Tạm ước ngày 14 tháng Chín là một bước nhân nhượng cuối cùng. Nhân nhượng nữa là phạm đến chủ quyền của nước, là hại quyền lợi cao trọng của dân tộc!”. Hiệp định Sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9 đã xác định giới hạn, nguyên tắc của sự nhân nhượng - đó là không bao giờ làm tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc.
20. Vai trò của lãnh tụ nguyễn ái quốc trong sự kiện thành lập Đảng?
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top