đường lối chống thực dân pháp 1946-1954

a. Hoàn cnh lch s:

Tháng 11/1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng cả thành phố Hải

Phòng và thị xã Lạng Sơn, đổ bộ lên Đà Nẵng và gây ra nhiều cuộc khiêu khích, tàn

sát đồng bào ta ở Hà Nội. Trung ương Đảng đã chỉ đạo tìm cách liên lạc với phía

Pháp để giải quyết vấn đề bằng biện pháp đàm phán, thương lượng.

Trước việc Pháp gửi tối hậu thư đòi ta tước vũ khí của tự vệ Hà Nội, để cho

chúng kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô, ngày 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung

ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) dưới sự chủ trì

của Chủ tịch Hồ Chí Minh để hoạch định chủ trương đối phó. Hội nghị đã cử phái

viên đi gặp phía Pháp để đàm pháp song không có kết quả. Hội nghị cho rằng, hành

động của Pháp chứng tỏ chúng cố ý muốn cướp nước ta một lần nữa. Khả năng hòa

hoãn không còn. Hòa hoãn nữa sẽ dẫn đến họa mất nước. Trong thời điểm lịch sử

phải quyết đoán ngay, hội nghị đã hạ quyết tâm phát động cuộc kháng chiến trong cả

nước và chủ động tiến công trước khi thực dân Pháp thực hiện màn kịch đảo chính

quân sự ở Hà Nội. Mệnh lệnh kháng chiến được phát đi. Vào lúc 20 giờ ngày

19/12/1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đã đồng loạt nổ súng. Rạng sáng

ngày 20/12/1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh được phát đi

trên Đài tiếng nói Việt Nam.

Thun li của nhân dân ta khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân

Pháp xâm lược là ta chiến đấu để bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc và đánh địch

trên đất nước mình nên ta có chính nghĩa, có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Ta cũng

có sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt nên về lâu dài ta sẽ có khả năng đánh thắng quân

xâm lược. Trong khi đó, thực dân Pháp có nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế, quân

sự ở trong nước và tại Đông Dương không dễ khắc phục được ngay.

Khó khăn của ta là tương quan lực lượng quân sự yếu hơn địch. Ta bị bao vây

4 phía, chưa được nước nào công nhận, giúp đỡ. Còn quân Pháp lại có vũ khí tối tân,

đã chiếm đóng được 2 nước Lào, Campuchia và một số nơi ở Nam Bộ Việt Nam, có

quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở miền Bắc.

Những đặc điểm của sự khởi đầu và các thuận lợi, khó khăn là cơ sở để Đảng

xác định đường lối cho cuộc kháng chiến.

b.Nội dung đường li:

- Mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng tháng

Tám, “đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thng nhất và độc

lp”.

- Tính cht kháng chiến: Cuc kháng chiến ca dân tc ta là mt cuc

chiến tranh cách mng ca nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính

cht toàn dân, toàn din, lâu dài”. “Là cuc chiến tranh tiến bvì tdo,

độc lp, dân chvà hòa bình”. Đó là cuộc kháng chiến có tính chất dân tộc

giải phóng và dân chủ mới.

- Chính sách kháng chiến: “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động

thực dân Pháp. Đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do,

hòa bình. Đoàn kết chặt chẽ toàn dân. Thực hiện toàn dân kháng chiến…

Phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”.

- Chương trình và nhim vkháng chiến: “Đoàn kết toàn dân, thực hiện

quân, chính, dân nhất trí… Động viên nhân lực, vật lực, tài lực, thực hiện

toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kỳ kháng chiến.

Giành quyền độc lập, bảo tòan lãnh thổ, thống nhất Trung, Nam, Bắc.

Củng cố chế độ cộng hòa dân chủ… Tăng gia sản xuất, thực hiện kinh tế tự

túc…”.

- Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân,

thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là

chính.

- Kháng chiến toàn dân: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng

phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người V.n phải đứng lên

đánh thực dân Pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng

xóm là một pháo đài.

- Kháng chiến toàn din: Đánh địch về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế,

văn hóa, ngoại giao. Trong đó:

o Vchính tr: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng

Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào

và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.

o Vquân s: Thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ

trang nhân dân, tiêu diệt địch giải phóng nhân dân và đất đai, thực

hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng

chiến lâu dài… Vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo

thêm cán bộ.

o Vkinh tế: Tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cung tự túc,

tập trung phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và

công nghiệp quốc phòng.

o Về văn hóa: Xóa bỏ văn hóa thực dân, phong kiến, xây dựng nền

văn hóa dân chủ mới theo 3 nguyên tắc: dân tộc, khoa học và đại

chúng.

o Vngoi giao: Thực hiện thêm bạn bớt thù, biểu dương thực lực.

“Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn

sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập.

o Kháng chiến lâu dài: là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh

của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân

hòa” của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn

địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.

o Da vào sc mình là chính: “Phải tự cấp, tự túc về mọi mặt” vì ta bị

bao vây 4 phía, chưa được nước nào giúp đỡ nên phải tự lực cánh

sinh. Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước

song lúc đó cũng không được ỷ lại.

o Trin vng kháng chiến: Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song

nhất định thắng lợi.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: