duong loi cach mang kttt

câu 3:nen kinh te thi truong:

Sự hình thành tư duy :

***Tư duy của Đảng ta về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Dại hội VIII

+Một là, kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.

sản xuất và trao đổi hàng hoá là tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường.thi truong giu vai tro quan trong la mot cong cu phan bo cac nguon luc kinh te.trong 1 nen kinh te khi mot nen kinh te duoc phan bo bang nguyen tac thi truong thi nguoi ta goi do la kttt.Kinh tế thị trường có mầm mống từ xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển cao trong xã hội tư bản chủ nghĩa.Kinh tế thị trường và kinh tế hàng hoá có cùng bản chất đều nhằm sản xuất ra để bán, đều nhằm mục đích giá trị và trao đổi thông qua quan hệ hàng hoá, tiền tệđều dựa trên sự phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất,Kinh tế thị trường lấy khoa học và công nghệ hiện đại làm cơ sở và nền sản xuất xã hội hoá cao

Chủ nghĩa tư bản không sản sinh ra kinh tế hàng hoá, do đó, kinh tế thị trường với tư cách là kinh tế hàng hoá ở trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển của nhân loại

+Hai là, kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Kinh tế thị trường vừa có thể liên hệ với chế độ tư hữu, vừa có thể liên hệ với chế độ công hữu và phục vụ cho chúng. Vì vậy, kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Đại hội lần thứ VII của Đảng ket luan shhh không doi lap voi cnxh,no lun ton tai khach quan va lun can thiet cho xây dựng cnxh.Đại hội lần thứ VIII của Đảng đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nèn kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.

+Ba là, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Ở bất cứ xã hội nào, khi lấy thị trường làm phương tiện có tính cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế, thì kinh tế thị trường cũng có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, nghĩa là có quyền tự chủ trong sản xuất và kinh doanh, lỗ, lãi tự chịu.

- Giá cả cơ bản do quan hệ cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ, hoàn hảo.

- Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo qui luật vốn có của kinh tế thị trường như qui luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh có hệ thống pháp qui kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước

Với đặc điểm trên, kinh tế thị trường có vai trò rất lớn với sự phát triển kinh tế- xã hội., kể cả trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

***Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ đại hội IX đến Đại hội X

Đại hội lần thứ IX của Đảng xác định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Đảng xác định kinh tế thị trường định hướng XHCN là: một kiểu tổ chức kinh tế vừa theo qui luật kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội

Đại hội X của Đảng , thể hiện ở 4 tiêu chí lớn là:

Về mục đích phát triển:Thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân

Về phương hướng phát triển:Phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng phát triển trong mỗi thành phần kinh tế, trong mỗi cá nhân, vùng, miền ..phát huy tối đa nội lực, tạo sự phát triển nhanh của kinh te

Vê định hướng xã hội và phân phối:thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục..., giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người

Về quản lý:Phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng

*****Mục tiêu và quan điểm cơ bản

+the che kinh te va thể chế kinh tế thị trường:

-Thể chế kinh tế nói chung là một hệ thống các qui phạm pháp luật gồm các yếu tố chủ yếu và các đạo luật, qui chế, qui tắc, chuẩn mực về kinh tế gắn với các chế tài về xử lý vi phạm

-Thể chế kinh tế thị trường là một tổng thể bao gồm các bộ qui tắc, luật lệ và hệ thống các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạt động giao dịch, trao đổi trên thị trường

-Thể chế kinh tế thị trường bao gồm:Các qui tắc về hành vi kinh tế diễn ra trên thị trườngCách thức thực hiện các qui tắcCác thị trường

-Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vừa tuân theo qui luật thị trường, vừa chịu sự chi phối của các yếu tố đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa

+Mục tiêu hoàn thiện:

muc tieu co ban:làm cho nó phù hợp với nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường, thúc đẩy kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững

Những năm trước mắt cần đạt mục tiêu:

Một là, từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển thuận lợi.

Hai là, đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.

Ba là, phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước, từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới.

Bốn là, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

Năm là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân trong quản lý phát triển kinh tế xã hội

+Quan điểm hoàn thiện

-Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận đụng đúng đắn các qui luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế

-Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế, giữa các yếu tố thị trường và các loại thị trường; giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị, xã hội

-Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường

-Chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc, đồng thời phải có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm

-Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #12345