vấn đề 5
Vấn đề 5: Đổi mới tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ ĐH VI đến ĐH VIII.
Khái niệm Kinh tế thị trường:
- KTTT là cách tổ chức nền kinh tế xã hội, trong đó các quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua quan hệ mua bán hàng hóa dịch vụ trên thị trường và thái độ cư xử của từng thành viên chủ thể kinh tế là định hướng vào việc tìm kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường.
- KTTT là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao. Khi tất cả các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội đều được tiền tệ hóa, các yếu tố của sản xuất như đất đai và tài nguyên, vốn bằng tiền và vốn vật chất, sức lao động, công nghệ và quản lý, các sản phẩm dịch vụ tạo ra, chất xám đều là đối tượng mua – bán hàng hóa.
Khái niệm Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đại hội IX xác định KTTT định hướng XHCN là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của KTTT vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội.
Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ ĐH VI đến ĐH VIII.
- KTTT ko phải là cái riêng có của CNTB mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.
KTTT có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển cao trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
KTTT có lịch sử phát triển lâu dài nhưng cho đến nay nó mới biểu hiện rõ rệt nhất trong CNTB. Nếu trước CNTB, KTTT còn ở thời kỳ manh nha, trình độ thấp thì trong CNTB nó lại đạt trình độ cao đến mức chi phối toàn bộ cuộc sống của con người trong xã hội đó.
CNTB không sản sinh ra kinh tế hàng hóa, do đó KTTT với tư cách là kinh tế hàng hóa ở trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của CNTB mà là thành tựu chung của nhân loại.
- KTTT còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Bản thân KTTT không phải là đặc trưng bản chất cho chế độ kinh tế cơ bản của xã hội. Là thành tựu chung của văn minh nhân loại, KTTT tồn tại và phát triển ở nhiều phương thức sản xuất khác nhau. KTTT vừa có thể liên hệ với chế độ tư hữu vừa có thể liên hệ với chế độ công hữu và phục vụ cho chúng. Vì vậy kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên CNXH.
- Có thể và cần thiết sử dụng KTTT để xây dựng CNXH ở nước ta.
KTTT tồn tại khách quan trong thời ký quá độ lên CNXH. Vì vậy, có thể và cần thiết sử dụng KTTT để xây dựng CNXH ở nước ta.
Ở bất kỳ xã hội nào, khi lấy thị trường làm phương tiện có tính cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế, thì KTTT cũng có những đặc điểm chủ yếu sau:
· Các chủ thể kinh tế có tính độc lập nghĩa là có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, lỗ lại tự chịu.
· Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo.
· Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của KTTT như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh.
· Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của NN.
Với những đặc điểm trên KTTT có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Trước đổi mới, do chưa thừa nhận trong thời kỳ quá độ lên CNXH còn tồn tại SXHH và cơ chế thị trường nên chúng ta đã xem kế hoạch là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế XHCN, đã thực hiện phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu. Còn thị trường chỉ được coi là 1 công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch, do đó không cần thiết sử dụng KTTT để xây dựng CNXH.
Vào thời kỳ đổi mới, chúng ta ngày càng nhận rõ có thể dùng đến cơ chế thị trường làm cơ sở phân bổ các nguồn lực kinh tế, dùng tín hiệu giá cả để điều tiết chủng loại và số lượng hàng hóa, điều hóa quan hệ cung cầu, điều tiết tỷ lệ sản xuất thông qua cơ chế cạnh tranh, thúc đẩy cái tiến bộ, đào thải cái lạc hậu yếu kém.
Thực tiễn đổi mới ở nước ta đã chứng minh sự cần thiết và hiệu quả của việc sử dụng KTTT làm phương tiện xây dựng CNXH.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top