vấn đề 3
Vấn đề 3: Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
Bước vào thời kỳ đổi mới, trên cơ sở phân tích khoa học các điều kiện trong nước và quốc tế, Đảng ta nêu ra những quan điểm mới chỉ đạo quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện mới. Những quan điểm này được Hội nghị lần thứ 7 khóa VII nêu ra và được phát triển, bổ sung qua các Đại hội VIII, IX, X của Đảng. Dưới đây khái quát lại những quan điểm cơ bản của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới:
- Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
+ Từ thế kỷ XVII, các nước Tây Âu đã công nghiệp hóa với nghĩa thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc. Thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ đang có bước tiến mạnh mẽ. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Cuộc cách mạng khoa học –công nghệ hiện đại tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, xu thế hội nhập và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với đất nước. Do vậy, nước ta cần phải công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa.
+ Kinh tế tri thức là gì? Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra định nghĩa:kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sảnsinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong nền kinh tế tri thức, những ngành kinh tế có tác động to lớn tới sự phát triểnlà những ngành dựa nhiều vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới của khoa học, công nghệ. Đó là những ngành kinh tế mới dựa trên công nghệ cao như công nghệ thông tin,công nghệ sinh học và cả những ngành kinh tế truyền thống như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ được ứng dụng khoa học, công nghệ cao.
+ Nước ta thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi trên thế giới nền kinh tế tri thức phát triển. Chúng ta có thể và cần thiết không trải qua các bước phát triển tuần tự từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức. Đó là lợi thế của nước đi sau, không phải nóng vội, duy ý chí.
+ Đại hội X chỉ rõ: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới là công nghiệp hóa tiến hành trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, lực lượng làm công nghiệp hóa chỉ có nhà nước, theo kế hoạch của nhà nước thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh. Từ đổi mới trở đi, công nghiệp hóa được tiến hành trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công nghiệp hóa từ lức đó không phảichỉ là việc của nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.
+ Công nghiệp hóa trước đổi mới phần bố ngồn lực thực hiện bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung của nhà nước, còn ở thời kỳ đổi mới đượcthực hiện bằng cơ chế thị trường.
+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường không những khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh tế, mà còn sử dụng hiệu quả chúng để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi vì, khi đầu tư vào lĩnh vực nào, ở đâu, quy mô thế nào, công nghệ gì đều đòi hỏi phải tính toán, cân nhắc kỹ càng, hạn chế đầu tư tràn lan, sai mục đích, kém hiệu quả và lãng phí thất thoát.
+ Thế giới đang diễn ra xu thế toàn cầu hóa nền kinhtế. Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại qua đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế còn nhằm khai thác thị trường thế giớiđể tiêu thụ các sản phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế, có sức cạnh tranh cao. Nói cách khác, đó là việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóanói riêng nhanh hơn, hiệu quả hơn.
- Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
+ Trong 5 yếu tố để tăng trưởng kinh tế (vốn, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước), yếu tố con người giữ vai trò quyết định. Để phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần đặc biệt chủ ý đến phát triển giáo dục, đào tạo.
+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, khoa học quản lý và đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo về trìnhđộ, năng lực khoa họcvà công nghệ.
- Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung.
+ Nước ta muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế trí thức thì vấn đề phát triển khoa học và công nghệ là điều tất yếu. Nước ta cần làm hiệu quả vấn đề chọn lọc công nghệ nhập, mua sáng chế, đồng thời đẩy mạnh khả năng phát triển công nghệ của mình, nhất là những ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới.
- Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộvà công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó, trước hết kinh tế phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Chỉ có như vậy mới có khả năng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng. Mục tiêu đó thể hiện sự phát triển vì conngười, mọi con người đều được hưởng thành quả của sự phát triển.
+ Sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững có quan hệ chặt chẽ với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. Môi trường tự nhiên và sự đa dạng sinh học là môi trường sống và hoạt động kinh tế của con người. Bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học, chính là bảo vệ điều kiện sống của con người và cũng là nội dung của sự phát triển bền vững.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top