Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản VN
Câu 1 : Trình bày vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ý nghĩa và tác dụng của sự chuẩn bị đó?
Trả lời
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có vai trò hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Cụ thể như sau:
* Tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam: con đường cách mạng vô sản – mở tiền đề cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
-Sau nhiều năm lệnh đênh ở rất nhiều nước trên thế giới, năm 1917 Nguyễn Ái Quốc trở về Pháp. Người tham gia tích cức các hoạt động của phong trào công nhân ở Pháp.Năm 1919, người tham gia Đảng Xã hội Pháp.
-Tháng 6-1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho người dân Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi “Bản yếu sách 8 điều” đến hội nghị Vécxai
-Tháng 7-1920, người đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.
-Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành thành lập Quốc tế cộng sản III, tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp.
* Tích cực chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của một chính Đảng vô sản ở Việt Nam.
-Chuẩn bị về chính trị - tư tưởng: truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước
-Chuẩn bị về tổ chức: Thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925), đào tạo cán bộ.
* Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì hội nghị hợp nhất thành lập Đảng và soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Ý nghĩa:
- Đảng ra đời là bước ngoặt trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam :
+ Chấm dứt sự khủng hoảng đường lối cứu nước, đưa DT ta đến giai đoạn CM mới : CMVSDT gắn liền với giai cấp công nhân.
+ Chứng tỏ giai cấp CN trưởng thành, đủ tư cách lãnh đạo CM
- Đảng ra đời là 1 nhân tố khách quan vì :
+ Là kết quả của quá trình đấu tranh DT và g/c trong thời đại mới.
+ Là kết quả của sự chuẩn bị công phu của lãnh tụ về tư tưởng, chính trị và tổ chức.
+ Là kết quả biện chứng 3 nhân tố : CN Mác-Leenin, phong trào CN và phong trào yêu nước cuối thế kỉ 19 – đầu thế kỉ 20.
Câu 2 : Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua ở Hội nghị hợp nhất ngày 3-2-1930.
Trả lời:
* Hoàn cảnh ra đời: từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì cuộc họp hội nghị thông nhất và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Hội nghị thảo luận đề nghị của Nguyễn Ái Quốc gồm Năm điểm lớn.Trong đó nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng đó là “Thảo chính cương và điều lệ sơ lược của Đảng”.
* Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị:
-Phương hướng chiến lược cơ bản của cách mạng là “Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
-Nhiệm vụ:
* Về chính trị: đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông.
* Về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bọ sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, …) của tư sản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông quản lý; tịch thu toàn bộ ruộng đất cho dân nghèo cày
* Về văn hóa - xã hội: dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền,…; phổ thông giáo dục theo công nông hóa.
* Về lực lượng cách mạng: đoàn kết công nhân, nông dân phải dựa vào dân cày nghèo, lãnh đạo công nhân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu sản, trí thức, trung nông về phe giai cấp vô sản; đối với phú nông, trung , tiểu địa chủ, tư bản an nan mà chưa rõ phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít nhất là làm cho họ đứng trung lập, đối với những đối tượng đã ra mặt phản cách mạng phì phải kiên quyết đánh đổ.
* Về lãnh đạo cách mạng: giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới,
phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản ở Pháp.
* Ý nghĩa: là cơ sở để Đảng cộng sản Việt Nam nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết được vấn đề về khủng hoảng đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỉ XX; mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam.
Câu 3 : Trình bày tình hình đất nước và chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng cộng sản Đông Dương thời kì 1939 – 1945. Ý nghĩa và kết quả của chủ trương đó.
Trả lới:
* Tình hình Việt Nam thời kỳ 1939 – 1945:
Chiến tranh thế giới thứ II có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến nước ta. Ngày 28-9-1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, cám lưu hành tằng trữ tài liệu cộng sản, đặt Đảng cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật,…
Ở Việt Nam, Pháp thi hành chính sách hết sức trắng trợn. Chúng thẳng tay đán áp phong trào cách mạng của nhân dân, tập chung lực lượng đánh vào Đảng cộng sản Đông Dương,… chúng ban bố lệnh tổng động viên, thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy”.
Ngày 22-9-1940, phátxít Nhật tiến vào Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phong.Ngày 23-9-1940, tại Hà Nội Pháp kí hiệp định đầu hàng Nhật. Từ đó nhân dân ta chịu cảnh 1 cổ 2 tròng áp bức.
* Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng
* Một là, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
* Hai là, quyết định thành lập mặt trận Việt Minh để đoàn kết tập hợp lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc.
* Ba là, quyết định xúc tiến chuẩn bị khỏi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại.
* Ý nghĩa và kết quả của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược:
* Giương cao ngọn cờ giải phong dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
* Tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nước trong Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cả nông thôn và thành thị, xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang
* Là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân.
Câu 4 : Trình bày hoàn cảnh đất nước và chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” được công bố ngày 25-11-1945 của trung ương Đảng cộng sản Đông Dương. Ý nghĩa của chủ trương đó.
Trả lời:
* Hoàn cảnh nước ta:
* Thuận lợi:
* Hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu được hình thành
* Phong trào cách mạng giải phong dân tộc có điều kiện phát triển , trỏ thành 1 dòng thác cách mạng
* Lực lượng vũ trang nhân dân được tăng cường, toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa.
* Khó khăn nghiêm trọng:
* Nạn đói, nạn dốt do hậu quả của chế độ cũ để lại
* Ngân quỹ quốc gia trống rỗng
* Kinh nghiệm quản lý đất nước của cán bộ các cấp non yếu
* Nền độc lập của nước ta chưa được quốc gia nào trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao
* Quân Anh, Pháp đồng lõa với nhau nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, hòng tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam
* Chủ trương “Kháng chiến – kiến quốc” ngày 25-11-1945
* Về chỉ đạo chiến lược: nêu cao mục tiêu dân tộc giải phóng, với khẩu hiệu: “Dân tộc trên hết. Tổ quốc trên hết”.
* Về xác định kẻ thù: “kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”. Vì vậy, phải lập mặt
trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược, mở rộng mặt trận Việt Minh.
* Về phương hướng, nhiệm vụ: Đảng nêu cao 4 nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn trương thục hiện là: “củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sông cho nhân dân”. Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù.
* Ý nghĩa của chủ trương: chỉ thị kháng chiến kiến quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng
* Xác định đúng kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp
* Chỉ ra kịp thời những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng, nhất là nêu rõ hai nhiệm vụ chiến lược mới của cách mạng.
Câu 5 : Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược 1946 – 1954.
Trả lời:
* Hoàn cảnh lịch sử:
Tháng 11-1946, Pháp mở cuộc tấn công chiến đóng cả thành phố Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn, đổ bộ lên Đà Nẵng gây nhiều cuộc khiêu khích.
Trước tình hình đó, ban thường vụ trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) dưới sự chủ trì của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 19-12-1946, tất cả các chiến trường đồng loạt nổ súng. Rạng sáng ngày 20-12-1946, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh được phát đi từ Đài Tiếng nói Việt Nam.
* Thuận lợi: “có thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Ta có sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt nên lâu dài có khả năng đánh thắng quân xâm lược.
* Khó khăn: tương quan lực lượng yếu hơn địch. Ta bị bao vây bốn phía, chưa được nước nào công nhân, giúp đỡ.
* Nội dung đường lối:
* Mục đích kháng chiến: “đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”.
* Tính chất kháng chiến: “cuộc kháng chiến của dân tộc ta là một cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính
chất toàn dân, toàn diện và lâu dài”. “Là cuộc đâu tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, dân chủ và hòa bình”.
* Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
Câu 6 : Trình bày đặc điểm của nước ta sau hiệp định Giơnevơ 1954 và đường lốichiến lược của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975.
Trả lời:
* Sau hiệp định Giơnevơ, cách mạng Việt Nam vừa có những thuận lợi mới, vừa đứng trước nhiều khó khăn, phức tạp:
* Thuận lợi:
* Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học – kỹ thuật, nhất là người anh cả Liên Xô
* Phong trào giải phong dân tộc tiếp tục phát triển ở nhiều nước trên thế giới; các phong trào hòa bình, dân chủ lên cao ở các nước tư bản chủ nghĩa
* Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, là căn cứ địa vững chắc cho cả nước; thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh
* Có ý chí độc lập thống nhất Tổ quốc
* Khó khăn:
* Đế quốc Mĩ có thế lực kinh tế, quân sự hùng mạnh
* Thế giới bước và thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đưa vũ trang giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa
* Xuất hiện sự bất động trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô với Trung Quốc
* Nước ta bị chia cắt thành hai miền, kinh tế miền Bắc nghèo nàn
* Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975:
* Nhiệm vụ chung: “tăng cường đoàn kết toàn dân, quyết đấu tranh giữ vũng hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước VIệt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực tăng
cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới”.
* Nhiệm vụ chiến lược:
* Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miêng Bắc
* Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mĩ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.
Câu 7 : Trình bày kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân của chủ trương côngnghiệp hóa xã hội chủ nghĩa thời kì 1960 – 1985. Nói rõ đặc trưng cơ bản của côngnghiệp hóa thời kỳ nay.
Trả lời:
a) Kết quả và ý nghĩa thực hiện đường lối
Một là, cơ sở vật chất – kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao.
Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo cơ câu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đạt được những kết quả nhất định: tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng, tỉ trọng nông lâm và thủy sản giảm. Trong từng ngành kinh tế đều có sự chuyển dich tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghiệp theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn với sản xuất, gắn với thị trường.
Ba là, những thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã gọp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao.Điều đó góp phần quan trọng vào việc xóa đói, giảm nghèo; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện.
b) Hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế:
* Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với khả năng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực thời kỳ đầu công nghiệp hóa.
* Nguồn lực của đất nước chưa được sủ dụng có hiêu quả cao; tài nguyên, đất đai và các nguồn vốn của nhà nước còn bị láng phí, thất thoát nghiêm trọng.
* Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm.
* Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh để đi nhanh vào cơ cấu kinh tế hiện đại.
* Các thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo được đầy đủ môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và khả năng phát triển của các thành phần kinh tế.
* Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý.
* Kết cấu hệ tầng kinh tế xã hội vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
* Nguyên nhân chủ quan:
* Công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong xủ lý mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; bảo vệ môi trường còn hạn chế; công tác dự báo chưa tốt.
* Nhiều chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng tốt nguồn lực
* Sự yếu kém của thể chế kinh tế thị trường, của chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng đã trở thành ba điểm nghẽn cản trở sự phát triển.
* Chỉ đọa và tổ chức thực hiện yếu kém.
Câu 8 : Trình bày mục tiêu, quan điểm và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóamà Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra.
Trả lời:
* Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa: mục tiêu cơ bản là cải biến nước, thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng – an ninh vững chắt, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
* Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
* Một là, công nghiệp hóa gắn liện với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tại nguyên môi trường.
* Hai là, công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và họi nhập kinh tế quốc tế.
* Ba là, lấy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
* Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động luecj của công nghiệp hóa, hiên đại hóa.
* Năm là, phát triển nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, thực hành tiến bộ và công bằng xã hội.
* Định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa:
Câu 9 : Trình bày nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tếthị trường mà Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng (4-2006) đề ra.
Trả lời:
Về mục đích phát triển: nhằm thực hiện: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn.
Về phương thức phát triển: phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng trong mọi thành phần kinh tế, trong mỗi cá nhân và mỗi vùng miền,… phát huy tối đa nội lực để phát triển nhanh nề kinh tế.
Về định hướng xã hội và phân công: thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triểm con người. Hạn chế tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường.
Về quản lý: phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, đảm bảo vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng
Câu 10 : Trình bày mục tiêu và các quan điểm cơ bản về hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng đề ra.
Trả lời:
* Mục tiêu:
* Một là, từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển thuận lợi. Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp.
* Hai là, đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.
* Ba là, phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trên cả nước, từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới.
* Bốn là, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
* Năm là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội.
* Các quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng đề ra:
* Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế.
* Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thánh của thể chế kinh tế.
* Kế thừa và chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm tổng thể từ thực tiễn đổi mới ở nước ta.
* Chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc, đồng thời phải có bước đi vững chắc, vừa làm, vừa tổng kết rút kinh nghiệm.
* Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của nhà nước
Câu 11 : Trình bày mục tiêu và quan điểm cơ bản về xây dựng hệ thống chính trị thờikỳ đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam.
Trả lời:
* Mục tiêu về xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới: là nhằm thực hiện tốt hơn dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và hoàn thiện nên dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân,
* Quan điểm:
* Một là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.
* Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị không phải là hạ thấp hay thay đổi bản chất của nó, mà là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cho hệ thồng chính trị hoạt động năng động hơn, có hiệu quả, phù hợp với đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước
* Ba là, đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp
* Bốn là, đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với nhau và với xã hội, tạo ra sự vận động cùng chiều của cả hệ thống để thúc đẩy xã hội phát triển.
Câu 12 : Trình bày chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trả lời:
Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là sự khảng định và thừa nhận nhà nước pháp quyền là tất yếu của lịch sử. Trong văn kiện của Đảng các kỳ VIII, IX, X, XI đã nhấn mạnh một số chủ trương sau đây:
* Một là, tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước.
* Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; cán bộ công chức nhà nước thực sự là công bộc, tận tụy phục vị nhân dân.
* Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước; xây dựng và hoàn thiện nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng phù hợp với đặc điểm, tính chất của các cơ quan nhà nước ở từng cấp, chú trọng sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng đối với việc kiểm kê, kiểm soát trong quản lý kinh tế, tài chính.
Ba yêu cầu trên quân hệ chặt chẽ với nhau dựa trên nền tảng chung là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,do dân, vì dân thực hiện đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết dân tộc mà lòng cốt là liên minh công nhân, nông dân và trí thức dưới sự lãnh đạp của Đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 13 : Trình bày các quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển nền văn hóa củaĐảng cộng sản Việt Nam.
Trả lời:
* Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiệu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Quan điểm này chỉ rõ chúc năng, vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội.
* Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội.
* Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển.
* Văn hóa là một mục tiêu của sự phát triển.
* Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát triển nhân tố con người và xây dựng xã hội mới.
* Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
* Ba là, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
* Bốn là, xây dựng và phát triển nền văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ tri thức giứ vai trò quan trọng.
* Năm là, giáo dục và đào tạo cùng với khoa học là công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu.
* Sáu là, văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng.
Câu 14 : Trình bày quan điểm về giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng cộng sản ViệtNam.
Trả lời:
* Một là, kết hợp các mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội.
* Kế hoạch phát triển kinh tế phải tính đến mục tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội có liên quan trực tiếp.
* Mục tiêu phát triển kinh tế phải tính đến các tác động và hậu quả xã hội có thể xảy ra để chủ động xủ lý.
* Phải tạo được sự thống nhất, đồng bộ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội
* Hai là, xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển.
* Ba là, chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó hưu cơ giứa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ.
* Bốn là, coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển con người (HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội.
Câu 15 : Trình bày mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo về công tác đối ngoại củaĐảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Trả lời:
* Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại:
Lấy việc giữ vững môi trương hòa bình, ổn đinh, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của tổ quốc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định nhiệm vụ của công tác đối ngoại là: “giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoám bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh và hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.
* Tư tưởng chỉ đạo: phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm:
Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của Việt Nam.
Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng quan hệ đối ngoại.
Năm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế.
Mở rộng quan hệ giữa mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị xã hội.Coi trọng quan hệ hòa bình, hợp tác với khu vực.
Giữ vững hòa bình, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái trong quá tình hội nhập quốc tế.
Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguôn lực bên ngoài.
Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại.
Câu 16 : Trình bày một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại,hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng cộng sản Việt Nam.
Trả lời:
Nghị quyết Hội nghị trung ương 4 khóa X (tháng 2-2007) đã đề ra chủ trương, chính sách lớn:
* Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi và chiều sâu, ổn định, bến vững: Hội nhập sâu sắc vá ddaayd đủ vào nên kinh tế thế giới, nước ta sẽ có địa vị bình đẳng với các thành viên khác tham gia vào việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu; có điều kiện thuận lợi để đấu tranh bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp Việt Nam.
* Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp: Chủ động và tích cực xác định lộ trình hội nhập hợp lý, trong đó cần tận dụng ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển.
* Bổ xung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế hợp lý với các nguyên tắc, quy định của WTO.
* Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước: kiên quyết loại bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp; đẩy mạnh phân cấp gắn với tăng cường trách nhiệm và kiểm tra, giám sát; thực hiện công khai minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý.
* Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế: nâng cao năng lực điều hành của Chính phủ; tích cực thu hút đầu tư nước ngoài để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
* Giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhậ.
* Xây dựng hiệu quả mạng lưới an sinh xã hội như giáo dục, bảo hiểm, y tế; đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo; có các biện pháp cấm, hạn chế nhập khẩu những mắt hàng có hại cho môi trường; tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực bảo vệ môi trường.
* Giữ vững và tăng cường quốc phong, an ninh trong quá trình hội nhập
* Phối hợp chắt chẽ các hoạt động đối ngoại của Đảng; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại
* Đổi mới và tăng cường sự lãnh đào của Đảng, sự quản lý của nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top