duong loi bk
Câu 1: Trình bày vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng cộng sản VN. Ý nghĩa và tác dụng của sự chuẩn bị đó.
Trả lời: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc thể hiện trong 2 giai đoạn
- Quá trình tìm đường cứu nước
+Chứng kiến sự thất bại của các phong trào yêu nước. Vượt qua những hạn chế của những người yêu nước đương thời. Năm 1911 Người ra đi tìm đường cứu nước. Trải qua cuốc sống bôn ba ở khắp các châu lục trên thế giới và qua thực tế nghiên cứu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giời như Cách mạng tư sản Mỹ(1776), Cách mạng tư sản Pháp Người đã đi đến kết luận rằng chủ nghĩa đế quốc đâu đâu cũng là kẻ thù, nhân dân lao động trên thế giới đâu đâu cũng là bạn
+Năm 1917 Cách mạng tháng 10 Nga thành công đã tác động trực tiếp đến quá trình tìm đường cứu nước của Người
+Năm 1919 thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp Người gủi tới hội nghị Vecsai bản yêu sách 8 điều đòi quyền lợi cho dân tộc VN. Tuy không được chấp nhận nhưng nó đã giáng 1 đòn đầu tiên vào tham vọng của chủ nghĩa đế quốc
+Năm 1920 Người tham gia sang lập Đảng cộng sản Pháp. Bỏ phiếu tán thành quốc tế thứ 3 của Lê Nin. Đây là 1 sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Nó đánh dấu sự chuyển biến từ Chủ nghĩa yêu nước -> lập trường cách mạng -> Chủ nghĩa Mác Lê Nin.
-Sự chuẩn bị về mặt tư tưởng chính trị
+ Mục đích: Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin hình thành con đường giải phóng dân tộc
+ Nội dung: Thông qua các tài liệu đặc biệt trong đó có các tác phẩm như đường cách mệnh, bản án chế độ thực dân hình thành hệ thống các quan điểm của Nguyễn Ái Quốc
· Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng giải phóng dân tộc
· Chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của nhân dân lao động trên toàn thế giới là kẻ thù trực tiếp nguy hại nhất của nhân dân các nước thuộc địa
· Cách mạng giải phóng dân tộc các nước thuộc địa trước hết là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân khi thành công rồi sẽ làm cách mạng xã hội chủ nghĩa
· Cách mạng Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với cách mạng vô sản ở chính quốc nhưng phải có tính chủ động sang tạo không phụ thuộc vào cách mạng ở chính quốc
· Lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân. Tiểu tư sản, trí thức,.. là bạn của giai cấp công nhân do giai cấp công nhân lãnh đạo
· Phương pháp đấu tranh: Bạo lực cách mạng
· Vai trò lực lượng lãnh đạo: Phải có Đảng lãnh đạo, Đảng phải có học thuyết cách mạng đó là chủ nghĩa Mác Lên Nin và phải biết vận dụng chủ nghĩa Mac Lê Nin vào tình hình thực tế ở nước ta.
+ Sự chuẩn bị về mặt tổ chức
Tháng 6/1925 người sang lập ra hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Hội có nhiệm vụ truyền bá chủ nghĩa Mác Lê Nin, đào tạo cán bộ và chuẩn bị mọi mặt cho việc thành lập Đảng. Sự phát triển mạnh mẽ của hội VN cách mạng thanh niên đã dẫn tới sự ra đời của 3 tổ chức đảng là Đông dương cộng sản đảng. An Nam cộng sản Đảng và Đông dương cộng sản lien đoàn. 3 tổ chức này phát triển nhanh chóng dẫn tới sự chia rẽ phong trào. Trước tình hình đó Nguyễn Ái Quốc đã triệu tâp một hội nghị với mục đích thống nhất 3 tổ chức Đàng thành 1 đảng duy nhât. Hội nghị được tổ chức tại Cửu Long hương cảng từ 3-7/2-1930. Hội nghị đã thống nhất bỏ qua những xung đột thành kiến cùng nhau thành lập 1 đảng duy nhất là đảng cộng sản việt nam. Thông qua cương lĩnh chính trị, luận cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Ý nghĩa của việc thành lập Đảng
-Đảng ra đời đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng đương lối cứu nước cuổi 19 đầu 20. Thực chất sự khủng hoảng đó là thiếu 1 giai cấp tiên tiến lãnh đạo
-Đảng ra đời chứng tỏ giai cấp công nhân việt nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng VN( giai cấp công nhân chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác).
Câu 2: Trình bày hoàn cảnh đất nước và chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng được công bố ngày 25/11/1945 của trung ương đảng cộng sản đông dương. Ý nghĩa của chủ trương đó.
Trả lời:
- Hoàn cảnh đất nước sau cách mạng tháng 8/1945 có 1 số thuận lợi và khó khăn cơ bản sau
o Thuận lợi: Sau cách mạng tháng 8/1945 ta đã giành được chính quyền nhân dân được làm chủ đất nươc
· Khí thế cách mạng trong cả nước dâng cao. Nhân dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ cùng nhau chống giặc xâm lược
· Phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh mẽ tấn công vào chủ nghĩa đế quốc
Khó khăn: Đất nước bị bao vây bởi thù trong giặc ngoài
+ Miền Bắc 10 vạn quân Tưởng với danh nghĩa đồng minh kéo vào nước ta nhưng thực ra chúng đang thực thi chính sách “Diệt Cộng- Cầm Hồ”
+ 3 vạn quân Anh đổ vào miền Nam cũng với danh nghĩa đồng minh nhưng thực ra chúng đang âm mưu giúp Pháp cướp nước ta
+ 3 vạn quân Pháp đang lăm le quay lại nươc ta
+ Các tập đoàn phản động hoạt động chống đối chính quyền
Bên cạnh nhứng khó khăn về chính trị và quân sự nước ta cũng phải đối mặt những vấn đề về văn hóa xã hội
+ văn hóa: nạn dốt hoành hành
+ xã hội: tệ nạn khắp nơi
Kinh tế tài chính cạn kiệt, kho bạc trống rỗng
Nước ta chưa được quốc gia trên thế giới nào đặt quan hệ ngoại giao
>> Vận mệnh đất nước đang ngàn cân treo sợi tóc.
Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng:
- Nội dung của chỉ thị
+Chỉ thị xác định tính chất của Cách mạng đông dương lúc này vẫn là cách mạng giải phóng dân tộc và cuộc cách mạng này vẫn còn đang tiếp diễn nên khẩu hiểu ở thời kì này là “ dân tộc trên hết tổ quốc trên hết”
+Chỉ thị phân tích thái độ của từng đế quốc từ đó xác định thực dân pháp là kẻ thù chính cần phải tập trung lực lượng để đấu tranh vì thực dân pháp còn cơ sở quyền lợi ở nước ta vì chúng đã thống trị nước ta hơn 80 năm
· Trên thực tế Pháp đã nổ súng xâm lược Nam Bộ vào ngày….
· Chúng muốn quay lại nước ta vơ vét để hồi phục nền kinh tế sau chiến tranh
+ Vạch rõ âm mưu của từng tổ chức phản động từ đó có những biện pháp mềm dẻo nhưng cứng rắn trong hành động. Có thể nhân nhượng 1 số quyền lợi về kinh tế và chính trị nhưng không ảnh hưởng đến lợi ích dân tộc giữ vững sự lãnh đạo của chính quyền.
+ Chỉ thị đề ra các nhiệm vụ trước mắt cần thực hiện
· Củng cố và bảo vệ chính quyền
· Chống thực dân Pháp
· Bài trừ nội phản
· Nâng cao đời sống nhân dân
+ Chỉ thị cũng đề ra các biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ trên
· Tổng tuyển cử thành lập chính quyền chính thức ban hành hiến pháp
· Về kinh tế: phát triển sản xuất để giải quyết nạn đói
· Quân sự: động viên lực lượng toàn dân trường kì kháng chiến
· Văn hóa xã hội: bài trừ văn hóa ngu dân, diệt giặc dốt
· Ngoại giao: thức hiện chính sách mềm dẻo thêm bạn bớt thù.
Ý nghĩa của chỉ thị:
* Chỉ thị soi sáng cho toàn Đảng toàn dân ta đấu tranh chống thù trong giặc ngoài nhằm bảo vệ độc lập và giữ vững chính quyền
* Chỉ thị phản ánh một quy luật của cách mạng VN sau CM tháng tám đó là giành chính quyền phải đi đôi với giữ chính quyền nó cũng phản ánh 1 quy luật của lịch sử dân tộc đó là dựng nước phải đi đôi với giữ nước.
Câu 3: Hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối chống thực dân Pháp xâm lược 1946-1954
Trả lời: Hoàn cảnh lịch sử: Với dã tâm xâm lược nước ta 1 lần nữa Pháp đã có những hành động trắng trợn vi phạm các điều đã kí kết với chính phủ ta.
- Nhân dân ta quyết tâm đưng lên đấu tranh chống Pháp để bảo vệ nền độc lập dân tộc của mình. Vào 20 giờ ngày 19/12/1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đã đồng loạt nổ súng. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ
Nội dung
- Mục đích kháng chiến: Kế tục sự phát triển của CM tháng Tám “ đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập.
- Tính chất kháng chiến: Trường kì kháng chiến, kháng chiến toàn diện
- Nhiệm vụ của kháng chiến: Hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và phát triển dân chủ mới
- Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diên, lâu dài, dựa vào sức mình là chính
- Về chính trị: Thực hiện đoàn kết dân tộc, tăng cường xây dựng Đảng chính quyền,..
- Về quân sự: Thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân tiêu diệt địch giải phóng nhân dân và đất đai,…
- Về kinh tế: Tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tập trung phát triển nông
nghiệp, thủ công nghiệp
- Về văn hóa: Xóa bỏ văn hóa phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ
- Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn, bớt thù, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận
Việt Nam độc lập.
Ý nghĩa: Việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân đã:
-Làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức buộc chúng phải công nhận độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương, giải phóng hoàn toàn miền Bắc tạo điều kiện để miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ hậu thuẫn cho chiến trương miền Nam. Tăng tự hào dân tộc nâng cao uy tín của Vn trên trường quốc tê.
-Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới trước hết là hệ thống thuộc địa của Pháp
Câu 4: Tình hình nước ta sau hiệp định Jơne 1954 và đường lối chiến lược cách mạng Vn thời kỳ 1954/1975?
Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được ký kết đã kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đối với ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Chúng ta đã thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản quy định về đình chiến, tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực. Nhưng phía Pháp chỉ thực hiện khi có những đấu tranh mạnh mẽ và kiên quyết của nhân dân ta. Ngày 10-10-1954, quân Pháp rút khỏi Hà Nội. Cùng ngày, quân ta tiến vào tiếp quản. Thủ đô giải phóng rợp cờ, hoa, biểu ngữ, vang dậy tiếng hoan hô của đồng bào mừng đón đoàn quân chiến thắng trở về. Ngày 1-1-1955, tại quảng trường Ba Đình lịch sử đã diễn ra cuộc mít tinh trọng thể của hàng chục vạn nhân dân Hà Nội chào mừng Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh về Thủ đô. Ngày 16-5-1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng, và đến ngày 22-5-1955 thì rút khỏi đảo Cát Bà. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng. Khi rút quân, Pháp mang theo hoặc trước đó đã phá hỏng nhiều máy móc, thiết bị, tài sản để gây khó khăn cho ta. Pháp còn cùng với Mỹ và Ngô Đình Diệm chỉ đạo bọn phản động tiến hành dụ dỗ, cưỡng ép nhiều đồng bào công giáo vào Nam để thực hiện ý đồ phung phá cách mạng về sau. Trong khi đó, ở miền Nam, thực dân Pháp cũng có những hành động phá hoại Hiệp định mới được ký kết. Quân Pháp rút toàn bộ khỏi miền Nam Việt Nam khi còn nhiều điều khoản Hiệp định có liên quan đến trách nhiệm của họ chưa được thi hành, trong đó có điều khoản về việc tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử hai miền Bắc-Nam Việt Nam. Pháp trút bỏ trách nhiệm thi hành những điều khoản còn lại của Hiệp định cho Mỹ-Diệm, người kế tục chúng ở miền Nam. Đế quốc Mỹ ra sức thực hiện ý đồ đã vạch ra từ trước nhằm độc chiếm miền Nam Việt Nam, tiến tới độc chiếm toàn Đông Dương. Ngày 25-6-1954 Mỹ đã ép được Pháp đưa Ngô Đình Diệm (người của Mỹ) thay Bửu Lộc (người của Pháp) lên làm Thủ tướng Chính phủ bù nhìn miền Nam Việt Nam.
Ngày 23-7-1954, ngoại trưởng Mỹ Đa lét (Dulles) tuyên bố: "Từ nay về sau, vấn đề bức thiết không phải là than tiếc dĩ vãng, mà là lợi dụng thời cơ để việc thất thủ miền Bắc Việt Nam không mở đường cho chủ nghĩa cộng sản bành trướng ở Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương". Tháng 9-1954, Mỹ lôi kéo được một số đồng minh như Pháp, Anh... và một số nước Đông Nam Á lập ra khối "Liên minh quân sự Đông - Nam Á" (SEATO) và ngang nhiên đặt miền Nam Việt Nam dưới sự bảo trợ của khối này. Đưa được tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam Việt Nam, gạt hết quân Pháp và tay sai của chúng ra khỏi miền Nam, Mỹ đã thực hiện được bước đầu ý đồ độc chiếm miền Nam Việt Nam. Chính quyền Ngô Đình Diệm, với sự giúp đỡ và có sự chỉ đạo của Mỹ, ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ, từ chối hiệp thương với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất Việt Nam trong thời hạn hai năm theo điều khoản của Hiệp định.
Câu 5. Mục tiêu quan điểm và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa do Đảng đề ra sau đổi mới đát nước 1986.
Trả lời
a. Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Mục tiêu cơ bản là cải biến nước ta thành một nước công nghiêp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
- Đại hội X xác định mục tiêu cụ thể hiện nay là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
b. Quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá
+ Một là, công nghiệp hoá gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Hiện nay, tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế hội nhập toàn cầu hoá đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với đất nước. Nước ta cần phải và có thể tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn
thời gian, không trải qua các bước phát triển tuần tự từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
+Hai là, công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Phương thức phân bổ nguồn lực để công nghiệp hoá được thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường; trong đó, ưu tiên những ngành, những lĩnh vực có hiệu quả cao.
- Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ những sản phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển kinh tế và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh bền vững.
Trong năm yếu tố chủ yếu để tăng trưởng kinh tế (vốn, khoa học và công nghê, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước), con người là yếu tố quyết định. Lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, khoa học quản lý và đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu, cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục, đào tạo.
+Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa.
Muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức thì phát triển khoa học công nghệ là yêu cầu tất yếu và bức xúc. Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp với phát triển công nghệ nội sinh. Khoa học và công nghệ cùng với giáo dục đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa…
+Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Mục tiêu của công nghiệp hoá và của tăng trưởng kinh tế là vì con người; vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn sự đa dạng sinh học chính là bảo vệ điều kiện sống của con người và cũng là nội dung của sự phát triển bền vững.
Câu 6: Trình bày mục tiêu và các quan điểm cơ bản về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và định hướng xhcn do Đảng đề ra.
+Mục tiêu: Mục tiêu cơ bản của hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là làm cho các thể chế phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường (KTTT), thúc đẩy KTTT định hướng XHCN phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng XHCN, xây dựng và bảo vệ tổ quốc VNXHCN. Mục tiêu này yêu cầu phải hoàn thành cơ bản vào năm 2020.
Những năm trước mắt cần đạt các mục tiêu:
- Một là, từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, bảo đảm cho nền KTTT định hướng XHCN phát triển thuận lợi. Phát huy vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Hình thành 1 số tập đoàn kinh tế, các tổng công ty đa sở hữu, áp dụng mô hình quản trị hiện đại, có năng lực cạnh tranh quốc tế.
- Hai là, đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.
- Ba là, phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước, từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới.
- Bốn là, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
- Năm là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc, phát triển kinh tế-xã hội.
+Quan điểm:
- Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của KTTT, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Vn, đảm bảo định hướng XHCN của nền kinh tế.
- Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế, giữa các yếu tố thị trường và các loại thị trường; giữa thể chế kinh tế với các thể chế chính trị, XH; giữa NN, thị trường và XH. Gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng XH, phát triển văn hóa và bảo vệ môi trường.
- Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển KTTT của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới của nước ta, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn XH.
- Chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc, đồng thời phải có bước đi vững chắc, vừa làm tổng kết, vừa rút kinh nghiệm.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý NN, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN.
Câu 7.Trình bày quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển nền văn hóa của Đảng.
Trả lời:
> Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
Văn hóa có mối quan hệ thống nhất với kinh tế, chính trị; xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục đích cuối cùng là văn hóa. Trong mỗi chính sách kinh tế - xã hội luôn bao hàm nội dung và mục tiêu văn hóa.
Văn hóa có khả năng khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội:
-Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc vượt qua mọi khó khăn để phát triển.Vì vậy, chúng ta chủ trương làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn hóa trở thành nền tảng tinh thần bền vững của xã hội, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Đó cũng là con đường xây dựng con người mới, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh đủ sức đề kháng và đẩy lùi tiêu cực xã hội, đẩy lùi sự xâm nhập của tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ.
Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển:
- Động lực của sự phát triển kinh tế một phần quan trọng nằm trong những giá trị văn hóa đang được phát huy trong nền kinh tế thị trường, một mặt, văn hóa dựa vào tiêu chuẩn của cái đúng, cái tốt, cái đẹp để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề,…mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, của đạo lý dân tộc để hạn chế xu hướng sùng bái lợi ích vật chất, sùng bái tiền tệ, nền văn hóa Việt Nam đương đại với những giá trị mới sẽ là tiền đề quan trọng đưa nước ta hội nhập ngày càng sâu hơn, toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới.
Văn hóa cổ vũ và hướng dẫn cho một lối sống có chừng mực, hài hòa, nó đưa ra mô hình ứng xử thân thiện giữa con người với thiên nhiên vì sự phát triển bền vững của hiện tại và tương lai.
Văn hóa là một mục tiêu của phát triển:
Mục tiêu xây dựng một xã hội Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” chính là mục tiêu văn hóa. Để làm cho văn hóa trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển, chúng ta chủ trương phát triển văn hóa phải gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội.
Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới:
Việc phát triển kinh tế - xã hội cần đến nhiều nguồn lực, trong đó, tri thức của con người là nguồn lực vô hạn, có khả năng tái sinh và tự sinh, không bao giờ cạn kiệt. Các nguồn lực khác sẽ không được sử dụng có hiệu quả
nếu không có những con người đủ trí tuệ và năng lực khai thác chúng.
> Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu vì con người.
Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp trong quá trình dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; đó là lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống,…Bản sắc dân tộc còn đậm nét trong cả hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. Bản sắc dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng cơ bản thuộc về sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo giúp cho dân tộc đó giữ được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán trong quá trình phát triển.
> Ba là, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Nét đặc trưng nổi bật của văn hóa Việt Nam là sự thống nhất mà đa dạng, là sự hòa quyện bình đẳng, sự phát triển độc lập của văn hóa các dân tộc sống trên cùng lãnh thổ Việt Nam. Mỗi thành phần dân tộc có truyền thống và bản sắc của mình, cả cộng đồng dân tộc Việt Nam có nền văn hóa chung nhất. Sự thống nhất bao hàm cả tính đa dạng - đa dạng trong sự thống nhất. Không có sự đồng hóa hoặc thôn tính, kỳ thị bản sắc văn hóa của các dân tộc.
> Bốn là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân. Giai cấp công nhân, nông dân, trí thức là lực lượng chủ lực, nòng cốt trong xây dựng và phát triển văn hóa. Đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ gắn bó với nhân dân lao động, được Đảng, Nhà nước và nhân dân tôn trọng, tạo điều kiện phát huy tài năng phục vụ nhân dân, cống hiến cho sự nghiệp phát triển của nền văn hóa dân tộc. Để xây dựng đội ngũ trí thức, Đảng ta khẳng định: giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu.
> Năm là, văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào cuộc sống, trở thành tâm lý, tập quán tiến bộ, văn minh là một quá trình cách mạng đầy khó khăn, phức tạp. Cùng với việc giữ gìn và phát huy những di sản quý báu của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, sáng tạo, vun đắp những giá trị mới, phải kiên trì đấu tranh bài trừ các hủ tục, các thói hư tật xấu, chống âm mưu lợi dụng văn hóa để thực hiện diễn biến hòa bình.
Câu 8: Trình bày mộ số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của đảng csvn.
•Nghị quyết Hội nghị TƯ khóa X (2/2007) đã đề ra một số chủ trương chính sách lớn.
Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững:tạo sự bình đẳng trong việ hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp VN và hạn chế đuợc thiệt hại trong hội nhập.
-Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp: tận dụng cơ hội, vượt qua thử thách,từng bước dần dần mở cửa thị trường theo lộ trình hợp lý.
-Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế với các nguyên tắc, quy định của WTO.
+Bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.
+Đa dạng các hình thức sở hữu, phát triển kinh tế nhiều thành phần.
+Thúc đẩy sự hình thành và phát triển và từng bước hoàn thiện thị trường.
+Xây dựng sắc thuế công bằng, thống nhất đơn giản thuận tiện cho mỗi chủ thể kinh doanh.
-Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hiệu lực của bộ máy nhà nước:
Loại bỏ thủ tục ko cần thiết,công khai minh bạch mọi chính sách..
-Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế: Nâng cao năng lực điều hành của Chính phủ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và sản phẩm nói riêng.
-Giải quyết tốt các vấn đề văn hoá, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập:
+Giữ gìn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc trên nguyên tắc "Hòa nhập chứ không hoà tan".
+Xây dựng và vận hành có hiệu quả mạng lưới an sinh xã hội như giáo dục, bảo hiểm, xoá đói giảm nghèo...
-Giữ vững và tăng cường quốc phòng an ninh trong qúa trình hội nhập.
-Phối hợp chặt chẽ hoạt đọng đối ngaọi cảu Đảng ngoại giao của Nhà nước và đối ngoại của nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại
-Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top