Duong Di Tro Thanh Nguoi Lanh Dao
c cũng đang thách thức quyền lực của các công ty Mỹ như vậy
- ngay cả các nước Ả Rập cũng đang bắt đầu lấy lại dầu. Những quốc
gia mới phất đó đang đánh lại ta trong trò chơi của chính chúng ta: sản
xuất và tiếp thị. Nổi bật lên trên hết là Nhật Bản, đất nước đã thấy được
rằng thị trường là một chiến trường thực sự và thương mại không chỉ
là vũ khí tối thượng mà còn là nguồn lực của nền an ninh quốc gia.
Nhận thức của Liên bang Xô viết rằng thương mại đè bẹp tư tưởng hệ
đã dẫn đến sự tan rã không thể tránh khỏi của nó và phá vỡ tính tư lợi
đầy hấp dẫn mà Cộng hòa Séc và những quốc gia thuộc liên bang Xô
viết trước đây đã tìm kiếm khi muốn gia nhập Khối liên minh châu Âu.
Có lẽ đó là những quốc gia già giặn hơn chúng ta hàng thế kỷ và
vì vậy sâu sắc và thông thái hơn chúng ta. Các bạn chúng ta ở châu Á
và châu Âu hiểu rằng cơ chế chính trị đến rồi lại đi, các hệ tư tưởng
Trên bước đường trở thành nhà lãnh đạo
26 Warren Bennisthịnh rồi lại suy, nhưng bản chất con người luôn luôn là như vậy, các nhu
cầu của chúng ta thuộc về lĩnh vực kinh tế chứ không phải là chính trị.
Nước Mỹ ngày nay điên đảo như trong địa ngục vì có quá nhiều
vụ chiếm lĩnh công ty nhưng vẫn còn mê muội trong giải pháp ngắn hạn
và các đồng đô la dễ kiếm. Nó vẫn còn chưa nhận ra được rằng yếu tố
quyết định là chẳng có một nhân tố quyết định nào - chẳng có một ranh
giới nào, còn giới hạn và logic lại càng ít hơn. Cuộc sống trên hành tinh
hỗn loạn và phức tạp này không còn theo trật tự thời gian hay không
gian nữa, không còn theo logic một điều này sẽ dẫn đến kết quả là một
điều kia nữa, mà đó là tự phát, mâu thuẫn, bất ngờ và mập mờ. Mọi
thứ không xảy ra theo như kế hoạch, và chúng cũng không theo một mô
hình tinh gọn nào. Chúng ta chỉ khăng khăng bắt lấy cho được câu trả
lời gọn gàng, đơn giản trong khi chính chúng ta phải đặt câu hỏi cho mọi
thứ.
Wallace Stevens, một nhà thơ nổi tiếng, đã từng là phó giám đốc
một công ty bảo hiểm, đã nói rất hay trong bài thơ của mình "Six signif-
icant landscapes":
Những người duy lý, đội nón vuông,
suy nghĩ trong những căn phòng vuông vức.
Nhìn xuống sàn nhà,
nhìn lên trần.
Họ tự giam mình trong các góc vuông.
Nếu họ thử với hình thoi,
hình chóp, đường gợn sóng hay hình e-lip,
hay như hình e-lip một nửa vầng trăng chẳng hạn,
thì những nhà duy lý đó đã đội mũ rộng vành.
Đã đến lúc nước Mỹ phải đổi nón vuông lấy nón rộng vành hay
mũ bê-rê, và xem xét kỹ bối cảnh mới này.
Làm chủ hoàn cảnh
27 Warren BennisVà như Norman Lear đã nói: "Một người có thể là quan trọng...
một công dân có thể quan trọng trong đất nước này".
Ngày nay cơ hội cho các nhà lãnh đạo là không giới hạn, và thử
thách cũng vậy. Những người thông minh tài giỏi nhất của chúng ta cũng
giỏi giang, nhiều sáng kiến và đầy năng lực như các nhà lãnh đạo của
bất kỳ thế hệ nào trong lịch sử, nhưng con đường dẫn đến đỉnh cao thì
gay go hơn và nhiều cạm bẫy hơn bao giờ hết, và ngay chính bản thân
đỉnh cao ấy cũng dốc hơn và nguy hiểm hơn cả đỉnh Everest nữa.
Ít nhất qua chiếc gương soi, chúng ta cũng thấy được rằng mình
đã đi được nửa đường tới sự hỗn loạn hoàn toàn. Và mặc dù hoàn cảnh
ngày nay rất hay thay đổi, điều đó lại chẳng có khuynh hướng sẽ thay
đổi theo một đường lối cơ bản nào, khi mà những đấu thủ chính trong
cuộc chơi còn bị nó chi phối, khi mà họ còn phải bơi qua nó như con cá
mù bơi trong nước. Nói cách khác, tình hình hiện nay tự nó mang tính
vĩnh cửu vì nó đã tạo ra cả một thế hệ những nhà quản lý theo như hình
ảnh của chính nó.
Gần đây chúng ta phát hiện ra rằng quá nhiều giám đốc điều
hành đang trở thành những ông sếp chứ không phải nhà lãnh đạo, và
chính các vị sếp này đã khiến nước Mỹ rơi vào tình thế như hiện nay.
Thật nực cười, cũng như các vụ bê bối của các công ty ngày nay, các
sếp này phần nhiều là sản phẩm của chính hoàn cảnh. Họ là minh
chứng thật hoàn hảo của hoàn cảnh − dẫn dắt và bị dẫn dắt nhưng
chẳng đi tới đâu.
Thế thì bước đầu tiên để trở thành một nhà lãnh đạo nhận biết
được hoàn cảnh thực sự là gì? Một kẻ phá bỏ, chứ không phải là một
người kiến tạo; một cái bẫy chứ không phải là một tấm ván dậm đà;
điểm cuối cùng chứ không phải vạch xuất phát. Và hãy tuyên bố giành
quyền độc lập.
Trên bước đường trở thành nhà lãnh đạo
28 Warren BennisĐầu hàng hoàn cảnh
Sau khi đã mô tả tình hình như trên, tôi rất muốn bỏ qua một
bước và đi thẳng tới câu chuyện về những người chiến thắng. Thành
công lúc nào cũng vui hơn thất bại - cho dù là chúng ta chỉ viết về chúng
hay thực sự sống với chúng. Hơn nữa, mọi người đều biết con người
không thể có được cái họ muốn ở bên ngoài cuộc sống này. Tuy nhiên,
học tập từ thất bại là một trong những chủ đề quan trọng nhất của quyển
sách này, chủ đề mà chúng ta sẽ còn trở đi trở lại, vì thế tôi cho rằng
chúng ta cần xem xét một trường hợp cụ thể, một người không thể thoát
khỏi vũng lầy, và lý giải một số lý do tại sao như vậy. Tôi gọi anh ta là
Ed.
Ed được sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động ở
Brooklyn, New York. Thông minh, tham vọng, khao khát thành công,
anh đi làm cho một nhà máy ngay sau khi học xong trung học và đăng
ký học một lớp ban đêm. Cố gắng ngày đêm, anh lấy được tấm bằng
ngành kế toán. Anh rời xưởng máy và gia nhập đội ngũ quản lý của
chính nhà máy đó. Chỉ mấy năm sau, anh vươn cao lên trên nấc thang,
qua mặt một vài MBA. Anh đã chứng tỏ mình không chỉ có sự chăm chỉ
và hãnh tiến mà còn là một nhân tài trong công việc. Hiệu quả, có năng
lực và cứng rắn, cuối cùng anh trở thành Phó chủ tịch.
Ed là người của công việc. Mọi người đều nói như thế. Anh không
chỉ biết công việc diễn ra như thế nào mà còn biết làm cho chúng tốt
hơn, và khi cần thiết, anh không ngần ngại tự mình bắt tay vào việc.
Anh không phải là người mà bạn thích làm việc dưới quyền nhưng là
tuýp người được sếp thích (điều này thì anh và hầu hết những nhà quản
lý khác trong công ty không lấy gì làm ngạc nhiên). Anh trung thành
100% với công ty, nghiện công việc, luôn luôn sẵn sàng nhận thêm
nhiệm vụ, và mất kiên nhẫn với những ai không tận hiến bằng mình.
Năng lực của Ed, cùng với động cơ và sự cứng rắn làm cho anh
trở thành nhà quản lý lý tưởng vào giữa những năm sống chết 1980 và
Làm chủ hoàn cảnh
29 Warren Bennis1990. Nhìn và quan sát anh làm việc, không ai có thể tin rằng anh đã lớn
lên nghèo khó trên đường phố Brooklyn, hay anh đã từng là học trò của
lớp học ban đêm.
Thực sự, anh đã tự quên hết. Anh đi dứng, ăn mặc và nói chuyện
như các sếp của mình. Anh có một cô vợ hấp dẫn, tận tụy, cũng đi đứng,
ăn mặc và nói chuyện như các bà vợ của các sếp. Anh có hai con trai
tuấn tú, lễ phép và một căn nhà đẹp ở Westchester, một nền tảng vững
chắc và một tương lai xán lạn - nếu anh còn muốn tiếp tục tiến tới. Chủ
tịch của công ty đã ở vào tuổi 50, độ tuổi của Ed, và rõ ràng là hài lòng
với vị trí của mình.
Vào lúc mà Ed bắt đầu quá bận bịu, một công ty gia đình cùng
ngành đang tìm kiếm một sự thay thế. Vị Giám đốc điều hành, cháu nội
của người sáng lập nên công ty đó, đang nghĩ đến chuyện nghỉ hưu và
không tìm được ai để ông ta có thể chuyển giao cơ ngơi. Ông ta mong
muốn đưa một người nào đó vào vị trí Phó chủ tịch, tìm hiểu người đó,
và nếu mọi chuyện ổn thỏa, sẽ chuyển giao công ty cho cá nhân đó
trong vòng vài ba năm. Mặc dù nằm ở Minneapolis, nhưng công ty săn
đầu người đã tìm thấy Ed ở New York. Ed đã nhận thấy việc di chuyển
đến Minneapolis là con đường tắt để đến đỉnh cao quyền lực.
Anh giải quyết việc thay đổi công việc hiệu quả như tất cả những
việc khác. Anh chuyển gia đình đến một căn nhà to hơn và tốt hơn ở
Edina, chuyển bản thân mình đến một văn phòng lớn hơn nằm ngay
góc nhìn xuống hồ, và dường như anh đã sửa giọng theo vùng Trung
Tây không sai một tẹo.
Nhưng anh trở nên cứng rắn hơn trước đây, mắng nhiếc thậm tệ
những nhân viên dưới quyền không làm mình hài lòng. Những người
Minneapolis vui tính trong văn phòng chế nhạo anh, sau lưng họ gọi
anh là "Quả bom Brooklyn", nhưng khi anh bảo nhảy, họ nhảy.
Sau khi Ed ở Minneapolis khoảng một năm, Baxter, Giám đốc
điều hành của công ty, mời anh đi ăn trưa và đề nghị anh giữ vị trí COO.
Trên bước đường trở thành nhà lãnh đạo
30 Warren BennisEd hài lòng nhưng không ngạc nhiên. Không có ai làm việc tích cực hơn
anh, không ai hiểu về công ty nhiều hơn anh và không ai xứng đáng
hơn anh. Giới hạn của "quả bom" bây giờ chỉ còn là bầu trời. Baxter và
Ed là một cặp tuyệt vời. Baxter vui tính, tốt bụng và khuyến khích mọi
người, là người định hướng công ty, trong khi Ed, một người cứng rắn
chưa từng thấy, sẽ trông coi các công việc cụ thể và những việc nhỏ
khác.
Baxter quyết định rằng Ed thực sự là đồng nghiệp sẽ thay thế
ông khi ông về hưu, và ông thông báo quyết định đó cho gia đình - cũng
là Hội đồng Quản trị. Lần đâu tiên trong đời, Ed rơi vào tình huống mà
anh không thể làm gì được. Một số thành viên trong hội đồng gia đình
nói với Baxter rằng Ed quá cứng rắn, quá thô lỗ đối với những đồng
nghiệp quản lý khác. Họ sẽ không phê duyệt sự bổ nhiệm này nếu Ed
không cải thiện kỹ năng con người của anh.
Baxter cho Ed biết tin xấu. Nếu Ed bối rối - và anh bối rối thật -
thì Giám đốc điều hành cũng bối rối. Baxter đã sẵn sàng nghỉ hưu, và
hơn nữa đã chọn Ed là người kế nhiệm và bắt đầu tập cho anh công
việc này. Bây giờ thì kế hoạch đó bị hỏng. Vào lúc đó Baxter gọi cho một
người bạn, người đó đã khuyên ông thuê tôi làm tư vấn. Sau khi kể tình
trạng tiến thoái lưỡng nan của mình, ông hỏi xem tôi có thể làm việc với
Ed để giúp anh ta cải thiện kỹ năng con người hay không. Ông nói rằng
Ed sẵn sàng làm bất cứ việc gì để giữ được vị trí Giám đốc điều hành
này.
Sau rất nhiều trao đổi và suy nghĩ, tôi đồng ý. Mặc dù có những
dự tính khác nhưng đây là một việc thú vị, và tôi cũng có một số công
việc khác phải đến Minneapolis, do đó không đến nỗi là phải thay đổi
cuộc sống một cách ghê gớm. Tuy nhiên, tôi vẫn tự hỏi không biết có ai
có thể tác động để thay đổi cá tính một con người đã ở tuổi 55 hay
không.
Làm chủ hoàn cảnh
31 Warren BennisTrong chuyến đến Minneapolis sau đó, tôi gặp Ed. Tôi bỏ ra vài
ngày để quan sát anh ta, quan sát tất cả những gì anh ta làm và cách
anh ta thực hiện. Trong chuyến đi sau đó nữa, tôi phỏng vấn tất cả
những người cùng làm việc với Ed và yêu cầu anh ta làm một loạt bài
kiểm tra cá tính.
Dĩ nhiên, mọi người phải làm những việc không vì lợi ích của
mình. Nôn nóng muốn nghỉ hưu, Baxter muốn người kế nhiệm nhận
nhiệm vụ càng nhanh càng tốt, trong khi các thành viên Hội đồng quản
trị muốn tìm một con đường thoát khỏi tình huống khó khăn này, và tôi
sẽ phải giúp họ tìm ra con đường đó, cho dù tôi sẽ thành công hay thất
bại với việc thay đổi Ed. Và Ed, một người hết sức cộng tác, muốn nhận
được công việc đó.
Sau một thời gian, mọi chuyện trở nên rõ ràng rằng những gì
người ta nói về Ed là chính xác. Anh ta rất giỏi và đầy tham vọng, nhưng
cũng là một tay bạo chúa. Anh ta thường xuyên thúc giục và lăng mạ
những người làm chung. Họ thường co rúm lại mỗi khi có mặt anh ta.
Anh ta không có khả năng cám ơn một ai đó khi họ hoàn thành công
việc - anh ta cũng không thể cho ai một lời khen. Và tất nhiên, anh ta
là một kẻ phân biệt đối xử.
Ed xử lý vấn đề của mình cùng một cách như anh ta xử lý mọi
việc khác - với tốc độ tối đa và tất cả kế sách. Đối với công việc của tôi
với anh ta, anh ta trở nên dễ gần hơn. Anh ta xoay sở để gọt dũa những
cản trở. Anh ta trở nên ít gai góc hơn, lịch sự hơn, vì anh ta đang tinh
chỉnh chính mình như anh ta đã tinh chỉnh công ty vậy. Và đó là tin tốt.
Tin xấu là, bất chấp những nỗ lực của Ed, những người làm việc
chung vẫn tiếp tục cảnh giác đối với anh ta. Họ chỉ đơn giản không tin
vào một Ed "mới". Và Hội đồng quản trị vẫn bị chia rẽ. Những thành
viên thích Ed "cũ" và triết lý có ý nghĩa, hướng đích của anh ta giờ đây
thất vọng với hành vi mới, cách cư xử mềm mỏng của Ed; trong khi
những người chống lại sự thăng tiến của anh ta trước đây bắt đầu tìm
Trên bước đường trở thành nhà lãnh đạo
32 Warren Bennisthấy những lỗi mới. Họ tranh luận rằng, bất chấp tất cả động cơ và năng
lực của anh ta, anh ta thiếu cả tầm nhìn lẫn tính cách.
Tin tưởng rằng tính cách cũng quan trọng như động cơ và năng
lực bên trong một nhà lãnh đạo, tôi phải đồng ý với họ. Và tính cách là
cái mà tôi không thể giúp Ed tìm ra - anh ta phải tự làm điều đó. Như
tôi đã nói trước đây, sẽ là không đủ nếu nhà lãnh đạo chỉ làm đúng việc;
anh ta còn phải làm những việc đúng. Hơn nữa, nhà lãnh đạo mà không
có tầm nhìn về nơi mà anh ta muốn mình và tổ chức của mình đi đến
thì không phải là nhà lãnh đạo. Tôi không nghi ngờ gì về việc Ed có thể
quản lý công ty. Tôi nghi ngờ về nơi mà anh ta sẽ đưa công ty đến.
Sau khi nói với Ed rằng, dù tôi ấn tượng với sự tiến bộ của anh
ta nhưng tôi không thể đề nghị anh ta vào chức vụ Giám đốc điều hành,
tôi tổng kết hồ sơ báo cáo cho Baxter và Hội đồng quản trị. Tôi phát
hiện ra Baxter đã thực sự thấy nhẹ nhõm. Trong khi ông ta cần một
người như Ed để quản lý công ty, ông ta vẫn biết là Hội đồng quản trị
đã đúng: công ty đã ở trong một gia đình ba thế hệ và đang ổn định, và
họ không thể chuyển giao nó một cách đơn giản cho Ed. Baxter tiếp tục
tại vị và Ed cũng ở vị trí của anh ta cho đến khi tìm ra người kế nhiệm
cho Baxter. Sau đó, Baxter về hưu và Ed nghỉ việc.
Nếu đấy là trong phim thì dĩ nhiên Ed có thể biến thành Jimmy
Steward vào phút chót và nhận được công việc đó. Nhưng đời thực
không giống trong phim, và anh hùng hay kẻ độc ác cũng không dễ
nhận ra.
Thực ra, tôi không cho rằng Ed là anh hùng hay kẻ độc ác. Anh
ta là một nạn nhân, một người cho rằng mình là người thành đạt nhưng
thật ra lại ép mình theo những mô hình sai lầm trong một văn hóa công
ty sai lầm.
Anh ta đến với thế giới kinh doanh như một đứa trẻ đường phố
cứng rắn, một đứa trẻ ở phía bên kia ranh giới của những kẻ được coi
Làm chủ hoàn cảnh
33 Warren Bennislà người tốt. Anh ta nhiều tham vọng và chăm chỉ. Nhưng thật không
may, anh ta cũng chỉ là một sản phẩm khác của môi trường hiện hữu.
Tính cách hay tầm nhìn mà anh ta có thể có đã hao mòn dọc đường mất
rồi.
Ed có thể đã học cách lãnh đạo. Chắc chắn khi anh ta bắt đầu
làm việc trong nhà máy, anh ta đã có sự say mê với những hứa hẹn
của cuộc sống. Nhưng sau đó anh ta đã bước qua lớp kính che bên
ngoài để đặt chân vào một thế giới người ăn thịt người mà trong đó,
con người được tưởng thưởng không phải vì thể hiện bản thân mình mà
vì chứng tỏ bản thân mình. Để chứng tỏ mình là một kẻ tôi tớ lý tưởng
của hệ thống, Ed đã chưa bao giờ thể hiện hết bản thân mình - anh ta
để cho bản thân bị cuốn theo các vị sếp của mình. Với động cơ của
mình, anh ta thúc đẩy người khác, và trở thành ông sếp của những ngày
xưa cũ. Anh ta không thể thay đổi theo một văn hóa tổ chức mới, nơi mà
tầm nhìn và tích cách là quan trọng.
Khi sắp xếp lại mọi việc, tôi nhận ra rằng thật ra đã có 5 điều làm
cho Hội đồng quản trị quan tâm: năng lực kỹ thuật (cái mà Ed có), kỹ
năng con người, kỹ năng nhận thức (tức là khả năng tưởng tượng và
sáng tạo), óc phán đoán và sự tinh tế, và tính cách. Đó không chỉ là kỹ
năng con người như họ đã nói với tôi ngay từ đầu. Vì thế, ngay cả khi
anh ta làm việc hăng say để cải thiện mặt đó, anh ta vẫn không thuyết
phục được mọi người. Họ nghi ngờ khả năng đánh giá và tính cách của
anh ta. Và họ thấy rằng họ không thể tin anh ta.
Bởi vì đây là thời đại của thất bại đi lên, Ed bây giờ đang là chủ
tịch và Giám đốc điều hành của một hãng sản xuất tên tuổi ở Atlanta.
Anh ta được lòng tin của Hội đồng tuyển chọn không phải chỉ nhờ
những thành công trong công việc, chi tiết của bản thân mà còn với tất
cả những thành công của Baxter nữa - bao gồm việc sáng tạo ra các
sản phẩm mới và duy trì danh tiếng của dịch vụ và chất lượng đã được
ca tụng trong ngành công nghiệp đó. Thật không may, Ed đã thắt chặt
Trên bước đường trở thành nhà lãnh đạo
34 Warren Bennistất cả những gì chi tiết, cụ thể trong công việc ở Atlanta nhưng vẫn
không tạo ra được sản phẩm mới và doanh số, anh ta có thể nhận thấy
tình hình là khó tha thứ − trừ khi anh ta học được từ thất bại của mình
và chọn cách bắt đầu một quá trình chông gai để trở thành chính mình.
Tôi đã không có thêm thông tin gì vì anh ta không gọi cho tôi một lần nào
nữa.
Chúng ta đều biết có nhiều vị Ed như vậy - thật ra, họ giống với
những gì đã là quy luật hơn là các ngoại lệ. Nhưng như bạn sẽ thấy, con
người hoàn toàn có khả năng và đã từng vượt qua được những quy
luật, chiến thắng hoàn cảnh và thành công trong những tình huống mà
các vị Ed đó chỉ có thể tưởng tượng ra được mà thôi.
Làm chủ hoàn cảnh
Nhà lãnh đạo mà tôi chọn để làm rõ lý do tại sao Ed đã không ghi
được điểm là Norman Lear.
Ông xuất hiện đột ngột trên TV trong cái thời được gọi là hoàng
kim như một nhà biên kịch hài cho các chương trình như The Colgate
Comedy Hour, The George Gobel Show và The Martha Raye Show,
trong đó ông cũng là đạo diễn. Vào năm 1995, Lear và Bud Yorkin thành
lập Tandem Production, sản xuất và hoàn tất các chương trình truyền
hình đặc biệt cho các ngôi sao như Fred Astaire, Jack Benny, Danny
Kaye, Carol Channing và Henry Fonda. Tandem cũng sản xuất một số
phim hay như: Come Blow Your Horn, The Night They Raided Minsky's,
Start The Revolution Without Me, và Cold Turkey. Kịch bản gốc của Lear
Divorce: American Style được đề cử giải của Viện hàn lâm vào năm
1967. Với bất cứ cách hiểu nào thì Lear cũng là một người thành công,
nhưng năm 1971, Lear và Tandem thực hiện một bước tiến vĩ đại bằng
việc khai trương loạt chương trình truyền hình All in the Family. Loạt
chương trình đó, với sự góp mặt của Archie Bunker bất hủ, và các loạt
Làm chủ hoàn cảnh
35 Warren Bennischương trình tiếp sau - Sanford and Son, Maude, The Jeffersons, One
day at a time và Mary Hartman, Mary Hartman - đã tạo nên một cuộc
cách mạng truyền hình và cho người Mỹ một cái nhìn vui vẻ nhưng
chính xác về chính mình.
Nhà văn xuất sắc Paddy Chayefsky nói rằng: "Norman Lear đã
lấy ra khỏi TV những ông bố bà mẹ ngờ ngệch, những tên ma cô, gái
điếm, trộm cắp, thám tử tư, những kẻ nghiện xì ke ma túy, cao bồi và
những tay trộm ngựa, là những người đã gây ra nhiều hỗn loạn trên
truyền hình, và thay vào đó là người dân Mỹ... ông ta đem khán giả đến
và đưa họ lên TV."
Hơn ai hết, Lear làm cho truyền hình lớn mạnh. Không chỉ có các
chương trình thông thường mà còn có các chủ đề khác không ngại va
chạm, tập trung vào những đề tài cấm kỵ như phá thai và định kiến.
Nhưng lúc ban đầu, không ai thích "All in the Family". Nó bị ABC từ chối,
còn CBS trình chiếu với vẻ dè dặt, và rất khó xem được trong thời gian
ngắn. May mắn thay, CBS trung thành với nó. Và Lear không chỉ thấu
hiểu hoàn cảnh mà ông ta còn cách mạng nó.
Liên tục trong 11 mùa liên tiếp, từ 1971 đến 1982, có ít nhất một
chương trình của Lear nằm trong Top 10 các chương trình trong giờ
cao điểm. Vào năm 1974 −1975, 5 chương trình trong số Top 10 là của
Lear. Vào tháng 11 năm 1986, 5 trong Top 9 các chương trình hài kịch
ngoài hệ thống phát hành là của ông. Gần 60% các chương trình dẫn
đầu được bán theo loạt, cao hơn hai lần so với trung bình trong ngành.
Hơn một phần ba các loạt chương trình của ông trở thành các chương
trình hàng đầu trong ngành, cao hơn ba lần so với mức trung bình.
Luôn được tô điểm bởi sự cách tân và rủi ro, sự nghiệp của Lear
chứng minh tính hiệu quả của cả hai, đối với Lear đó không chỉ là hiện
tượng sáng tạo mà còn là thành công phi thường về tài chính nữa. Vậy
mà đến khi Hội Văn bút Hoa Kỳ (Writer Guild of America) đình công vào
tháng 3 năm 1988, ông − người đã làm nên cuộc cách mạng truyền
Trên bước đường trở thành nhà lãnh đạo
36 Warren Bennishình, nhà triệu phú, nhà tiên phong trong truyền thông và là một nhà
lãnh đạo, đã đi hàng đầu cùng với các nhà văn đồng nghiệp và rất thích
thú với việc đó.
Lear đã thể hiện mình một cách sáng chói trong vai trò một nhà
văn, nhà sản xuất, nhà kinh doanh và một nhà hoạt động xã hội (ông là
đồng sáng lập của People for the American Way, một tổ chức hoạt động
vì dân quyền và tự do). Ý kiến của ông luôn được các ứng cử viên tổng
thống và các chính trị gia săn đón. Và ông còn đóng góp cho cộng đồng
xã hội Mỹ theo những cách khác. Năm 2000, ông và doanh nhân Inter-
net David Hayden đã trả mức kỷ lục 7,4 triệu đô la cho bản gốc của
Tuyên ngôn độc lập và tuyên bố sẽ đưa ra cho công chúng. Lear cũng
tặng 5 triệu đô la để thành lập một trung tâm đa ngành tại Đại học Nam
California để nghiên cứu những hệ quả của "sự gặp gỡ của giải trí,
thương mại và xã hội". Trung tâm Norman Lear mới sẽ xây dựng chính
sách xã hội cũng như tiến hành các nghiên cứu hàn lâm.
Câu chuyện của Lear chính là một hình ảnh của Giấc mơ Mỹ, một
kịch bản xuất phát từ tác phẩm của Horatio Alger, chỉ khác là ông không
cưới con gái của sếp mình. Bắt đầu với con số không, ông đã trở nên
rất, rất giàu, rất, rất nổi tiếng và rất, rất có thế lực. Trên thực tế, cuộc đời
ông được rất nhiều chương trình truyền hình và các bộ phim dựa vào
để sáng tạo. Không còn nghi ngờ gì nữa, những thành quả của ông
chứng minh sự hiệu quả của việc thể hiện bản thân một cách trọn vẹn.
Có bốn bước trong quá trình làm chủ hoàn cảnh của Lear: (1) thể
hiện chính mình; (2) lắng nghe tâm tư của mình; (3) học hỏi đúng người
và (4) có định hướng.
Các bước này được minh họa trong câu chuyện mà ông kể cho
tôi về việc lúc còn học trung học, ông đã chịu ảnh hưởng bởi bài luận
"Nương tựa chính mình" của Ralph Waldo Emerson mạnh mẽ đến thế
nào: "Emerson nói rằng hãy lắng nghe tâm tư của mình và đi theo nó,
chống lại tất cả những tiếng nói chống đối khác. Tôi không biết từ khi
Làm chủ hoàn cảnh
37 Warren Bennisnào tôi bắt đầu hiểu rằng có một cái gì đó thiêng liêng trong tâm tư của
mình... Đi cùng với nó - điều mà tôi xin thú nhận rằng tôi đã không làm
vào mọi lúc - là điều tinh túy nhất, thực nhất mà chúng ta có. Và khi
chúng ta bỏ các suy niệm và ý kiến của chính mình, cuối cùng chúng sẽ
quay lại qua miệng của người khác. Chúng quay lại với một vẻ oai
phong lạ lẫm... Vì thế, bài học là bạn hãy tin chúng. Khi tôi làm việc hiệu
quả nhất chính là lúc tôi lắng nghe tâm tư của mình."
Lắng nghe tâm tư của mình - tin vào tâm tư của mình - là một
trong những bài học quan trọng nhất để trở thành nhà lãnh đạo. Tôi
nghĩ là chúng quan trọng đến mức tôi sẽ dành hẳn một chương dài để
bàn về nó trong quyển sách này.
Lear cũng nói về những nhân vật khác có ảnh hưởng trong cuộc
sống của ông. "Ông nội tôi là người đã dạy tôi rất sớm về những gì mà
chúng ta cần quan tâm. Tôi sống với ông từ năm 9 đến 12 tuổi. Ông là
người viết thư có kinh nghiệm lâu năm. Và tôi là người bị buộc phải đọc
những lá thư đó đầu tiên. 'Ngài Tổng thống vô cùng quí mến, ngài có
nghe thấy người ta nói cái này cái kia, thế này thế nọ hay không'. Hay
khi ông không đồng ý với Tổng thống, ông viết: 'Ngài Tổng thống vô
cùng quí mến, lẽ ra ngài không bao giờ nên làm điều này, điều nọ'. Tôi
chạy bốn bậc một xuống cầu thang về phía cái thùng thư bằng đồng
thau để lấy thư mỗi ngày. Có những lúc mà trái tim 9 tuổi rưỡi, 10 tuổi
rồi 11 tuổi tưởng chừng như ngừng đập khi thấy chiếc phong bì trắng
có chữ Nhà Trắng trên đó. Tôi không thể tin được. Nhà Trắng viết thư
cho ông tôi.
Cha tôi là người luôn có những mảnh giấy nhỏ trong túi và trên
vành mũ, và đó là cách mà ông ấy sống. Ông ấy luôn ở trong tình trạng
có nhiều hơn những gì mình có thể sử dụng được, bởi vì ông ấy không
có tính ngăn nắp. Vì thế, ngược lại, ông ấy đã dạy tôi nhu cầu phải được
chuẩn bị và luôn giữ thăng bằng với hai chân trên mặt đất. Ông là người
luôn nghĩ rằng mình sẽ có một triệu đô la trong hai tuần, và dĩ nhiên là
Trên bước đường trở thành nhà lãnh đạo
38 Warren Benniskhông bao giờ có được. Nhưng ông không bao giờ ngừng tin tưởng.
Ông dựa vào cuộc sống, như M.Hulot, cong người lại với đầu nghiêng
và chân bước sải".
Giống như cha mình, thằng bé con không bao giờ ngừng tin
tưởng và cũng dựa vào cuộc sống. Ông nói với tôi: "Trước tiên và quan
trọng hơn hết, hãy tìm hiểu xem bạn là ai, và hãy trở thành như thế.
Hãy là chính bạn và đừng đánh mất điều đó... Rất khó để là chính mình,
bởi vì đấy dường như không phải là điều người khác muốn". Tuy nhiên,
dĩ nhiên rồi, như Lear đã thể hiện, đó là cách duy nhất để bay lên một
cách thực sự.
Norman Lear có một định hướng, một niềm tin trong tâm khảm đã
giúp ông làm nên chuyện. Định hướng đó đã cho phép ông nắm bắt
hoàn cảnh của ngành truyền hình, một ngành mà trong đó, các nhà sản
xuất thường sống sót bằng cách bắt chước người khác, bằng cách đi
lên với một bản sao của những gì đã thành công ở mùa trước, bằng
cách phát sóng cho lượng khán giả thấp nhất các chương trình ít bị
phản đối nhất. Lear không chỉ lên đến đỉnh cao mà còn ở trên đó trong
hai thập niên trong một ngành mà 5 năm đã có thể coi là một sự nghiệp,
ông đã làm điều đó bằng cách sản xuất các chương trình của chính
mình, trình chiếu chúng dưới ánh đèn rạng rỡ bên cạnh những đối thủ
xanh xao. Ông đến để chỉ vẽ cho những người khác, khi một chương
trình mới còn chưa thể thành công ngay lập tức. Nhờ vào thành công
của Lear, những chương trình có giá trị khác có được cơ hội thứ hai: có
thể nói không ngoa rằng truyền hình ngày nay không thể chiếu các
chương trình ăn khách, gây chấn động như "Sex and the City", "The
Sopranos" và "Six Feet Under", nếu không có Norman Lear với "All in
the Family".
Dĩ nhiên, Lear là một ngoại lệ. Ông là người sáng tạo ra hoàn
cảnh của mình và những điều kiện xung quanh theo cách mà rất ít
người trong chúng ta có thể bắt chước được. Nhưng vẫn có những Nor-
Làm chủ hoàn cảnh
39 Warren Bennisman Lear ở mọi lĩnh vực đời sống, những người có thể nắm bắt hoàn
cảnh ở bất cứ nơi nào họ đến. Và các nhà lãnh đạo phải luôn luôn chiến
đấu với hoàn cảnh. Mathilde Kim, nhà khoa học và là nhà lãnh đạo trong
cuộc chiến chống bệnh AIDS, nói rằng: "Tôi ít chịu đựng những ràng
buộc của định chế. Các định chế phải phục vụ con người nhưng đáng
tiếc là mọi chuyện lại ngược hoàn toàn. Con người đưa lòng trung thành
của mình cho định chế, và họ trở thành tù nhân của thói quen, những
lề thói và quy tắc mà cuối cùng sẽ làm cho họ không còn giá trị nữa."
Nếu hầu hết chúng ta, như Ed, là tạo vật của hoàn cảnh, là tù
nhân của thói quen, lề thói và các quy tắc làm cho chúng ta mất giá trị,
thì từ những Norman Lear, những người không những thách thức và
chế ngự hoàn cảnh mà còn thay đổi chúng một cách cơ bản, đã cho
chúng ta nhiều điều để học. Bước đầu tiên hướng đến thay đổi là đừng
để bị kẻ khác điều khiển mà hãy tự điều khiển chính mình. Và như thế,
công cuộc bắt đầu
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top