14 kinh mạch chính
KINH THỦ THÁI ÂM PHẾ ( L )
-Khởi đầu từ trung tiêu (vị) đi xuống liên lạc với Đại trường-Đi vòng quanh môn vị-Qua hoành cách mô vào Phế thuộc tạng phế-Đi dọc thanh quản, họng rồi rẽ ngang ra nách-Chạy dọc phía trong cánh tay, phía trước 2 kinh Thủ thiếu âm Tâm và Thủ quyết âm Tâm bào-Đến giữa khuỷu tay-Chạy dọc phía trong cẳng tay, đi ở mé trong lồi xương quay-Vào thốn khẩu rồi lên chỗ trắng bàn tay-Chạy dọc mé trong ngón tay cái và tận cùng ở góc trong chân móng ngón cái-Từ Liệt khuyết tách ra một nhánh đi ở phía mu tay xuống góc móng ngón trỏ để nối với kinh Thủ dương minh Đại trường
THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG
-Khởi đầu góc trong chân móng ngón tay trỏ. Đi xuống mu tay, giữa xương bàn tay I và II. Qua hố lào giải phẫu.-Dọc theo phía sau trong cửng tay. Qua mép ngoài nếp gấp khuỷu. Dọc theo phía sau cánh tay-Qua mỏm cùng vai, theo bờ vai giao với kinh Tiểu trường và mạch Đốc tại Đại chùy-Trở lại hố trên đòn, xuống liên lạc với với Phế, Qua hoành cách mô xuống Đại trường-Từ hố trên đòn, một nhánh lên cổ mặt, vào hàm dưới, vòng lên môi trên hai kinh giao nhau ở nhân trung rồi tận cùng ở chân cánh mũi bên đối diện ( Nghinh hương )
KINH TÚC DƯƠNG MINH VỊ
-Bắt đầu từ huyệt nghinh hương, huyệt cuối cùng của kinh Thủ dương minh Đại trường ở 2 bên lỗ mũi, hai kinh Vị gặp nhau ở gốc mũi, rẽ ra giao với kinh Bàng quang (Tình minh)
- Đi xuống theo phía ngoài mũi, vào hàm trên rồi vòng quanh môi để giao với mạch Đốc và mạch Nhâm (Thừa tương)
-Đi dọc sau má, bờ dưới xương hàm dưới, ra huyệt Đại nghinh, đến góc hàm dưới thì ngược lên trước tai, giao hội với kinh Đởm (Thượng quan, Hàm yến), đến góc trán trên (Đầu duy), ngang theo chân tóc ra gặp mạch Đốc (Thần đình)
-Trước huyệt Đại nghinh một nhánh xuống cổ, dọc theo thanh quản, qua hố trên đòn rồi thẳng qua vú xuống bụng, đi 2 bên mạch Nhâm xuống ông bẹn, theo cơ thẳng trước đùi, qua bờ ngoài xương bánh chè, dọc phía ngoài xương chày, qua giữa cổ chân rồi tận cùng ở bờ ngoài chân móng ngón chân 2 (Lệ đoài)
-Từ hố trên đòn một nhánh qua cơ hoành để thuộc Vị, liên quan biểu lý với tỳ
-Từ môn vị, một nhánh xuống bụng dưới để hợp vói kinh chính tại ống bẹn
-Từ huyệt Túc tam lý, một nhánh đi ngoài kinh chính, tận cùng ở đầu ngón giữa
-Từ mu chân một nhánh đến ngón cái để tiếp nối với kinh Tỳ.
KINH TÚC THÁI ÂM TỲ
-Khởi đầu từ góc trong chân móng ngón cái (huyệt Ẩn bạch) dọc theo đường nối giữa da gan bàn chân và mu chân đến đầu xương bàn chân 1 lên bờ trước mắt cá trong.
-Lên cẳng chân dọc theo bờ trong xương chày, giao với 2 kinh Can, Thận (huyệt Tam âm giao), rồi bắt chéo kinh can, đi ở trước kinh này lên mặt trong khớp gối.
-Dọc phí trước mặt trong xương đùi, vào bụng thuộc với Tỳ và liên lạc với Vị, rồi qua hoành cách mô lên ngực, chạy theo đường nách trước đên huyệt Chu vinh rồi tận cùng ở liên sườn 6 (huyệt Đại bao).
-Tiếp tục đi lên dọc theo 2 bên thanh quản, liền với cuống lưỡi, tỏa ra dưới lưỡi.
-Một chi khác đi riêng từ vị lên qua hoành cách mô vào tạng Tâm để tiếp nối với kinh Tâm.
KINH THỦ THIẾU ÂM TÂM
- Khởi đầu từ trong tâm ra thuộc với tâm hệ
- Đi xuống liên lạc với tiểu trường qua hoành cách mô
- Một nhánh khác rẽ từ tâm lên cổ họng chạy theo thực quản liên hệ với mục hệ ( mắt )
- Một nhánh từ tâm qua phế ra hõm nách
- Dọc theo bên sau bờ trong cánh tay, chạy sau mạch thủ quyết âm tâm bào ( Thầy Bình: chạy dọc mặt trước trong cánh tay phía trong kinh quyết âm tâm bào )
- Xuống trong khuỷu tay, dọc theo bờ trong cẳng tay đến lồi cầu xương trụ (mỏm trâm trụ) - Vào phía trong bàn tay, dọc theo bờ trong ngón tay út và tận cùng ở chân móng ngón út.
KINH THỦ THÁI DƯƠNG TIỂU TRƯỜNG
- Khởi đầu từ phía ngoài chót ngón út, dọc theo phía ngoài lườn tay đến cổ tay
- Qua mỏm trâm xương trụ dọc theo bờ phía ngõn út xương tru đến rãnh mỏm khuỷu xương trụ
- Tiếp tục đi dọc mép sau bên ngoài cánh tay ra sau khớp vai
- Đi quanh bả vai, cùng giao nhau trên vai rồi vào hố trên đòn chia làm ba nhánh
+ Một nhánh đi thẳng đến thượng tiêu liên lạc vưói tạng tâm, dọc theo thực quản qua cơ hoành tới vị vào phủ tiểu trường + Một nhánh khác từ hố trên đòn dọc theo cổ lên góc hàm, tới đuôi mắt ngoài rồi vào tai
+ Một nhánh khác từ góc hàm rẽ lên khung mắt đến mũi rồi đi lên khoé mắt trong để nối với kinh bàng quang (huyệt Tình Minh)
KINH TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG
- Bắt đầu từ khoé mắt trong, đi lên trán, lên đầu giao hội với mạch Đốc (Bách hội).
- Phân nhánh từ đỉnh đầu rẽ ngang đI tới mỏm tai, đI vòng quanh tai.
- Kinh chính từ đỉnh đầu đI vào não rồi xuống mặt sau gáy, đI dọc song song với cột sống cách mạch đốc 1,5 thốn, tới vùng thắt lưng vào lạc với Thận và thuộc về bàng quang.
- Nhánh từ cốt sống thắt lưng tiếp tục đI thẳng xuống dưới, xuyên qua mông xuống mặt sau đùi, tới khoeo chân.
- Phân nhánh khác từ gáy chạy xuống dọc theo cột sống, cách Đốc mạch 3 thốn, tới vùng mông hội với kinh Đởm ( huyệt Hoàn khiêu), đI dọc theo phía sau ngoài đùi tới khoeo chân hợp với đường kinh chính (huyệt Uỷ trung).
- Tiếp tục đi xuống dọc theo mặt sau cẳng chân, đi phía sau và dưới mắt cá ngoài, dọc theo phía ngoài xương đốt bàn 5 tới ngón út và kết thúc ở góc ngoài chân móng ngón út, nối với kinh túc thiếu âm Thận.
KINH TÚC THIẾU ÂM THẬN
Kedney Channel ( K )
- Khởi đầu từ dưới đầu ngón út chạy xiên vào lòng bàn chân ( huyệt Dũng tuyền ) rồi dọc theo dưới xương thuyền phía trong bàn chân đI ra sau mắt cá trong rồi chạy vào gót chân.
- Chạy lên phía trong bắp trái chân ra mép trong khoeo, chạy theo bờ sau phía trong đùi thông qua cột sống vào thuộc thận, liên lạc với bàng quang.
- Một chi thẳng từ thận chạy thẳng đến can, thông qua cách mô vào phế, dọc theo cổ họng vào cuống lưỡi.
- Một nhánh từ phế ra liên lạc với tâm rồi phân bổ ở ngực và tiếp nối với kinh tâm bào.
KINH THỦ QUYẾT ÂM TÂM BÀO
Heart Costricotor Channel ( HC ).Kí hiệu theo số La Mã: IX
- Khởi đầu từ trong ngực thuộc với tâm bào
- Qua hoành cách mô xuống liên lạc với 3 tầng thượng, trung, hạ tiêu ( tam tiêu)
- Một nhánh khác dọc theo ngực lên hố nách - Dọc theo phía trong cánh tay đi giữa hai kinh thủ thái âm phế và thiếu âm tâm
- Xuống giưũa khuỷu tay
- Chạy xuống giữa hai lằn cẳng tay
- Vào trong giữa lòng bàn tay và chạy dọc theo ngón giữa ra chót ngón
- Một chi khác từ giưũa lòng bàn tay rẽ ra đi dọc theo ngón nhẫn ( phía ngón út ) để nối với kinh thủ thiếu dương tam tiêu.
KINH THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU
- Bắt đầu từ đầu ngón nhẫn, dọc theo bờ mu tay phía ngoài (theo YHCT), lên kẽ xương bàn 4-5, lên cổ tay.
- Đi chính giữa mặt mu của cẳng tay, qua mỏm khuỷu, dọc theo mặt ngoài cánh tay lên vai, bắt chéo kinh Đởm.
- Qua vai vào hố thượng đòn, xuống giữa ngực lạc với Tâm bào, qua hoành cách mô thuộc về Tam tiêu.
- Phân nhánh từ trong ngực ngược lên trên, theo bờ cơ ức đòn chũm lên tới dáI tai, vòng ra sau tai, lên đỉnh tai rồi vòng xuống mặt. - Phân nhánh từ dáI tai đI lên trước nhĩ bình, tận cùng ở phía ngoài lông mày, tiếp nối với kinh Đởm ở đuôI mắt.
KINH TÚC THIẾU DƯƠNG ĐỞM
Gall Bladder Channel ( GB )
- Khởi đầu từ đuôi mắt lên góc đầu, rồi xuống sau tai, sau đó lại vòng ra sau gáy, rồi vòng ngược ra sau tai, vòng ra trán, lên trên ổ mắt.
- Dọc theo gáy đi trước kinh Thủ thiếu dương, đến trước vai lại chéo ra sau kinh Thủ thiếu dương và vào hõm vai.
- Một nhánh khác từ đuôi mắt xuống huyệt Đại nghinh, hợp với kinh Thủ thiếu dương đến dưới khung mắt rồi xuống huyệt Giáp xa, xuống cổ hợp vào hõm vai.
- Chạy xuống trong ngực qua cách mô liên lạc với Can thuộc Đởm và dọc theo trong sườn ra vùng bẹn, qua xương mu ngang vào khớp háng.
- Một nhánh thẳng từ hõm vai xuống nách dọc theo ngực, qua sườn cụt xuống hợp nhau ở khớp háng.
-Tiếp tục đi xuống dọc theo phía ngoài đùi ra phía ngoài đầu gối, chạy xuống trước ngoài xương mác, thẳng xuống đến chỗ trũng trên mắt cá ngoài, xuống ra trước mắt cá ngoài. - Dọc theo mu bàn chân và tận cùng ở góc ngoài chân móng ngón 4 - Một nhánh từ mu bàn chân tách ra vào chân móng ngón cái để tiếp nối kinh Can.
KINH TÚC QUYẾT ÂM CAN (XII)
Liver Channel ( Liv )
Meridien de la Foie ( F )
- Bắt đầu từ chòm lông phía ngoài chân móng ngón cái dọc theo mu chân lên trước mắt cá trong một thốn.
- Lên phía trong cẳng chân giao với kinh Tỳ ở huyệt Tam âm giao rồi bắt chéo ra phía sau kinh Tỳ ở trên mắt cá trong 8 thốn; trên bờ trong khoeo chân.
- Dọc bờ trong đùi, vào chòm lông mu vòng quanh bộ phận sinh dục ngoài, đi lên bong cùng song song với kinh Vị, đi vào thuộc tạng Can, liên lạc với Đởm.
- Qua cơ hoành lên phân bố ở mạng sườn.
- Dọc theo phía sau cuống họng, qua lỗ trên xương hàm liên lạc với tròng mắt
- Từ mắt đi xuống trong góc hàm, vòng quanh môi và vào trong môi.
- Một nhánh khác từ tạng can qua cách mô dồn lên trong phế, cùng tiếp nối với kinh thủ thái âm phế.
MẠCH ĐỐC
Governor vessel
Vaisseau Gouverneur(VG)
Bắt đầu từ Thận, chạy đến huyệt Hội âm, chạy tiếp qua huyệt Trường cường. Từ đây đi theo phía trong xương sống, thẳng lên đến tận huyệt Phong phủ dưới xương chẩm rồi đi vào trong não, chạy tiếp lên đỉnh đầu đến huyệt Bách hội, vòng ra trước trán xuống mũi, môi trên (huyệt Nhân trung), vào lợi hàm trên và kết thúc tại huyệt Ngân giao. Từ huyệt Phong phủ ở gáy có nhánh đi ngược xuống hai bả vai để nối với kinh cân của túc thái dương Bàng quang, chạy tiếp xuống mông và tận cùng ở bộ phận Sinh dục – Tiết niệu. Từ đây (Huyệt Trung cực) xuất phát hai nhánh:
- Nhánh đi lên trên: Theo kinh cân Tỳ đến rốn, tiếp tục đi teo mặt sau thành bụng, qua Tâm, trở ra ngoài da ở ngực để nối với kinh cân của Bàng quang, chạy tiếp đến cổ, mặt, đi sâu vào đồng tử và kết thúc ở huyệt tình minh.
- Nhánh đi xuống theo bộ phận Sinh dục – Tiết niệu đến trực tràng, đến mông tiếp nối với kinh Bàng quang tại đây. Chạy ngược lên đầu đến tận cùng ở huyệt tình minh , từ đây đi sâu vào não.Lại theo kinh chính của Thận đi xuống thắt lưng đến huyệt thận du rồi cho nhánh đi vào thận.
* Mạch Đốc nhận tất cả các kinh khí từ các đường kinh dương của cơ thể (Bể của các kinh dương). Phát bệnh ở mạch Đốc thường thấy xương sống cứng thẳng, cảm giác đầu trống không, váng đầu, nặng thì hôn mê quyết lạnh.
MẠCH NHÂM (XIV)
Conception vessel (VC)
Vaisseau cenceptionel (CV)
Mạch nhâm khởi lên từ Thận, đến vùng Hội âm tại huyệt Hội âm, chạy vòng ngược lên xương vệ, qua huyệt Quan nguyên, theo đường giữa bụng lên ngực, mặt, đến hàm dưới tại huyệt Thừa tương. Từ huyệt Thừa tương có những mạch vòng quanh môi, lợi rồi liên lạc với mạch Đốc tại huyệt Ngân giao. Cũng Từ huyệt Thừa tương xuất phát hai nhánh đi lên hai bên đến huyệt Thừa khấp rồi đi sâu vào trong mắt.
* Mạch Nhâm hội khí của 3 kinh âm và điều hòa phần trước của cơ thể. Mạch Nhâm có vai trò rất quan trọng trong vận hành khí huyết ở phần âm của cơ thể (vùng ngực, bụng) . Phát bệnh ở mạch Nhâm thường thấy đau tức bụng dưới, hơi dồn từ dưới lên. Nam có biểu hiện bệnh lý: Co rút bìu, đau tinh hoàn, ứ nước tinh hoàn. Nữ có biểu hiện bệnh lý: Khí hư, rối loạn kinh nguyệt, hiếm muộn con.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top