duong co so thang

Đường cơ sở thẳng: Xuất hiện lần đầu tại Na Uy năm 1935, Tòa án quốc tế xử cho Na Uy thắng kiện vụ ngư trường Anh – Na Uy. Các nguyên tắc áp dụng đường cơ sở thẳng của Na Uy trở thành tiêu chuẩn của quốc tế. Đường cơ sở thẳng là đường gồm các đoạn thẳng nối các điểm thích hợp có thể được áp dụng lại với nhau để tạo thành đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải

Khả năng áp dụng đường cơ sở thẳng:

-  Ở những nơi bờ biển khúc khuỷu, bị khoét sâu và lồi lõm

-  Ở những nơi có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển

-   Ở những nơi có các điều kiện thiên nhiên đặc biệt gây ra sự không ổn định của bờ biển như sự hiện diện của các châu thổ

Điều kiện vạch đường cơ sở thẳng:

-    Tuyến đường cơ sở thẳng vạch ra phải đi theo xu hướng chung của bờ biển

-   Các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn bó với đất liền đủ đến mức đặt dưới chế độ nội thủy, có nghĩa là tuyến đường cơ sở thẳng vạch ra không được cách xa bờ

Tiêu chuẩn vạch đường cơ sở thẳng do LHQ khuyến cáo:

-  Chiều dài của các đoạn cơ sở thẳng không nên quá 60 hải lý

-  Góc lệch lớn nhất giữa doan cơ sở thẳng với bờ biển không quá 20 độ

-   Chuỗi đảo phải chắn ít nhất 50% đường bờ biển liên quan

Chọn điểm để vạch đường cơ sở thẳng

-   Các điểm chọn làm điểm cơ sở phải thực tế vật chất rõ ràng

-   Các bãi cạn lúc chìm lúc nổi không được chọn làm điểm cơ sở, trừ trường hợp ở đó có các công trình luôn cao hơp mặt nước biển

-  Trong trường hợp những bộ phận đảo cấu tạo bằng san hô hoặc các đảo có đá nhầm bao quanh, thì đường cơ sở thẳng là ngấn nước triều thấp nhất ở phía ngoài cùng của các mỏm đá, như đã được thể hiện trên các bản đồ được quốc gia ven biển chính thức thừa nhận (điều 6 – Công ước 1982)

-   Nếu một con sông đổ ra biển mà không tạo thành vụng thì đường cơ sở thẳng là một đường thẳng kẻ ngang qua cửa con sông nối liền các điểm ngoài cùng của ngấn triều thấp nhất ở hai bên bờ sông (Điều 9 - Công ước 1982)

-   Đối với vịnh (mà bờ vịnh thuộc một quốc gia duy nhất) thì khoảng cách giữa các ngấn triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên của một vịnh vượt quá 24 hải lý, thì được kẻ một đoạn đường cơ sở thẳng dài 24 hải lý ở phía trong vịnh sao cho phía trong của nó có diện tích nước tối đa (Điều 10 - Công ước 1982)

Xác định đường cơ sở thẳng của quốc gia quần đảo:

-   Các quy định nêu trên đều được áp dụng khi vạch đường cơ sở thẳng qua QGQĐ

-   Đường cơ sở thẳng của QGQĐ nối các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi nổi với ĐK  là tuyến đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỉ lệ diện tích nước so với đất liền, kể cả vành đai san hô phải ở giữa tỉ số 1/1 và 1/9

-   Chiều dài của đường cơ sở này không được vượt quá 100 hải lý. Có thể có tối đa là 3% của tổng các đường cơ sở bao quanh một đảo nào đó có môt chiều dài lớn hơn, nhưng không quá 125 hải lý (Điều 47 - Công ước 1982)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #khoaruavn