can't believe there's a 2nd part.
Số là hôm nay tôi nghe tư vấn du học - không phải do tôi muốn thế, mà là do nhà trường muốn.
Vì vậy để dễ hình dung: tôi rất chán.
Thế nên giải pháp hợp lý và hiệu quả nhất lúc bấy giờ là gục đầu mà ngủ, ấy là nếu may mắn được vậy.
Trong cái giây phút mơ màng mà tôi thả mình vào vòng tay ấm áp của giấc ngủ đấy, tôi nghe thấy một giọng nói thánh thót vang lên, bằng tất cả tri thức trời cho và nền giáo dục tiên tiến được thụ hưởng suốt 9 năm mà phát ngôn như này:
"She học ở Trần Đại Nghĩa."
Câu nói ấy trôi tuột vào tai, chống lại tất cả sự kháng cự của tôi và cuốn mọi sự mệt mỏi của tôi trôi qua tai còn lại, theo một cách không hề dễ chịu chút nào.
Thế nên giờ ta ở đây, không phải vì bạn muốn vậy, mà vì tôi muốn (thật là khó chịu nhỉ? giờ bạn hiểu rồi đấy), để nghe tôi than vãn về một vấn đề muôn thuở mà tôi không ngờ là phải nói đến tận lần thứ hai:
"Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt"
Hai lần không nhiều, đúng là vậy thật, nhưng kì lạ là nó xảy ra tận hai lần; chủ đề lần này ngược lại với việc bao biện rằng "tại sao nói 2 thứ tiếng cùng lúc không có gì sai" trong lần đầu, sẽ là "nói 2 thứ tiếng thế này thì đúng là hết cứu (đầu lâu)".
Vấn đề tối quan trọng và duy nhất với thể loại đặt câu như này là nó chả có nghĩa mẹ gì cả, đơn giản thế thôi.
Sự khó chịu của tôi không xuất phát từ việc bạn này dùng 2 thứ tiếng, rõ rồi, vì tôi cũng làm thế. Mà là từ việc bạn ấy dùng 2 thứ tiếng trong cùng một câu.
She không học ở Trần Đại Nghĩa, "She goes to Trần Đại Nghĩa" hoặc "Cô ấy học ở Trần Đại Nghĩa". Hai thứ tiếng khác nhau không được tạo ra để đi cùng trong một câu vì sự bất đồng về âm độ, thế nên việc cố ghép chúng với nhau không chỉ sai về ngữ pháp trong bất kì ngôn ngữ nào mà còn là sự sỉ nhục vẻ đẹp trong cách nói và như đấm vào màng nhĩ người nghe (xấu số).
Thế nên, bài học đầu tiên: "Ngôn ngữ không phải một mớ trò chơi xếp hình để bạn thỏa sức sáng tạo."
Hành động tào lao ấy chẳng khiến bạn trông thông minh hơn chút nào mà chỉ khiến bạn trông như đứa dở quá lười để sử dụng não mà vẫn cố làm màu mà thôi.
Chỉ đơn giản là bạn nghĩ ra từ tiếng Anh nào thì nhét vào luôn, không phải vì bạn thành thục thứ tiếng đó, bởi nếu vậy thì không cần tiếng Việt, đúng chứ? Nó chỉ là vì trong bộ não đơn giản của bạn, bỏ thêm từ tiếng Anh vào câu sẽ cho bạn thêm điểm trong một hệ thống chấm điểm xã hội tàng hình nào đó để chứng minh giá trị của mình.
Bài học thứ hai: "Nếu bạn đủ ngon để nói tiếng Anh, thì nói luôn cả câu đi."
Một vài ví dụ tương tự của hành vi vô nghĩa này là (ghép nhạc dự báo thời tiết vào trong đầu trước nhé):
"Hãy enjoy cái moment này."
"I will hỏi"
"Tôi rất là understand cho bạn"
Và cái mà bản thân tôi thích nhất (không, kìa mai đấy, tôi ghét nó đến tận xương tủy):
"Bạn quá slay."
Một trò chơi nho nhỏ nhé, 2 trong số đó là những thứ tôi thấy trên Facebook, 1 cái là tự chế, 1 cái nữa cũng là do bạn kia phát biểu. Nói thật thì cũng chẳng quan trọng, vì với tôi chúng cũng rỗng tuếch và vô nghĩa như nhau.
Một trường hợp ngoại lệ rất đáng xem xét là câu :"Mày khá là cringe đấy."
Về lý thuyết nó cũng khá tương đồng với những câu phía trên mà đúng không? Một vài từ tiếng Việt và đâu đó là một từ tiếng Anh lạc lõng không phù hợp với ngữ cảnh, khiến cấu trúc của nó tương tự như câu "Bạn quá slay.", đúng không?
Không, câu hỏi tu từ đấy, làm gì có ai thắc mắc mấy thứ vớ vẩn vậy?
Mặc dù từ "slay" có thể dịch ra là "ngầu/tuyệt" gì đó và "cringe" có thể dịch ra (dù tôi chẳng mấy đồng tình, nhưng chúng ta đâu ở đây để đánh giá quan điểm cá nhân?) là "khúm núm", tuy vậy "Bạn slay" = "Bạn ngầu" nhưng "Bạn cringe" thì không = "Bạn khúm núm".
Bạn không khúm núm, tôi mới khúm núm, bạn làm cho tôi thấy khúm núm.
Nó có khó hiểu không?
Có, chắc vậy.
Nếu thế thì ta quay lại áp dụng luật thứ hai nhé?
Ngon thì nói cả câu đi.
Đơn giản chỉ có vậy, là đã có thể tránh được những sự xúc phạm không đáng có cho cả ngôn ngữ, người nói ngôn ngữ đó, và người nghe rồi.
Hơn nữa, không có ai dở hơi mà đi nói "Mình love bạn" đâu.
Đúng không?
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top