CHƯƠNG 15: SỰ CẢI CÁCH QUÂN SỰ GIỮA CÁC PHE ĐỐI LẬP

Ngay sau khi quân đội Lương Sơn phát triển mạnh, chiếm phần lớn đất đai ở miền Đông, vua Minh gọi đạo quân Tembin trở về kinh thành, từ đây cuộc chiến tranh chuyển sang giai đoạn mới. Lịch sử gọi đây là chiến tranh cải cách hay còn có tên khác chiến tranh Trung Nguyên.

Đạo quân Tembin có tổng quân số gần 500.000 quân chính quy và 100.000 quân dự bị. Quách Thái sư được bổ nhiệm trở thành Tổng tư lệnh đạo quân này, Tô Hồng Quang trở thành Tổng Tham mưu Trưởng. Quách Lắm chia quân đội Tembin thành 10 sư đoàn chính quy, chống giữ hầu hết ở trung nguyên.

Sư đoàn bộ binh số 1 do Phạm Ngọc Trường Thành là Tư lệnh. Quân số có đến 30.000 quân, được trang bị vũ khí hiện đại như súng trường, súng máy, pháo binh và thiết giáp-kị binh.

Sư đoàn bộ binh số 2 do Tạ Thành Đạt là Tư lệnh. Quân số có đến 50.000 quân, có thêm một Lữ đoàn dù với số quân lên đến 10.000, ngoài ra còn có thêm các Lữ đoàn Thuỷ quân lục chiến, thiết giáp-kị binh, pháo binh.

Sư đoàn bộ binh số 3 do Nguyễn Thanh Hoà là Tư lệnh. Quân số có đến 50.000 quân, có thêm một Lữ đoàn dù với số quân lên đến 10.000, ngoài ra còn có thêm các Lữ đoàn Biệt kích xung phong, thiết giáp-kị binh, pháo binh.

Quân đoàn Nam Kinh do Nguyễn Huỳnh Thanh Danh là Tư lệnh. Tổng quân số có đến gần 150.000 quân, là lực lượng chính bảo vệ kinh đô, ngoài ra còn có Sư đoàn thiết giáp-kị binh và Sư đoàn nhảy dù trực thuộc trung ương yểm trợ.

Quân đoàn Đông Kinh do Mai Thành Đạt là Tư lệnh. Tổng quân số có đến 150.000 quân, là lực lượng chính bảo vệ miền Đông trung nguyên, ngoài ra có Sư đoàn nhảy dù trực thuộc miền Đông, Sư đoàn thiết giáp-kị binh và Lữ đoàn tiêm kích-cường kích miền Đông.

Đây là các lực lượng thành lập đầu tiên của đạo quân Tembin, vua Minh chấp nhận bỏ ra đến hàng triệu lượng vàng cống cho Đế quốc Nga để nhận viện trợ. Tại kinh đô Nam Kinh, vua Minh cho xây sân bay, xưởng khí tài và các trung tâm huấn luyện Chu Nguyên Chương và Thục Hoà.

Quân đội Lương Sơn cũng huy động một lượng lớn tiền của trong vùng, được ghi nhận có tới hàng chục triệu lượng, lợi dụng tình hình chính sự đang diễn biến căng thẳng giữa Đế quốc Nga và Liên quân Anh-Mỹ, Phạm Vũ đã bắt liên lạc với hoàng thân Anh là Charles để mua vũ khí. Để ngăn cản ảnh hưởng của Nga tại trung nguyên, Anh chấp nhận viện trợ vũ khí cho Lương Sơn, giúp đỡ các kĩ sư và gửi thêm các khí tài hạng nặng.

Nhờ có số vũ khí này, Phạm Vũ cũng chia quân đội Lương Sơn thành các lực lượng chính quy và lực lượng tổng trừ bị.

Tập đoàn phương diện quân Effort là lực lượng mạnh nhất với số quân lên đến 200.000 quân được trang bị các loại súng trường Kansas, súng máy M4 và M16, các loại súng cối và tiểu liên Thompson. Ngoài ra đạo quân này còn được hỗ trợ bởi các lực lượng trừ bị gồm: Sư đoàn Thuỷ quân lục chiến số 1, Sư đoàn biệt kích nhảy dù, Sư đoàn phòng không-không quân và Lữ đoàn 1 thiết giáp-kị binh do Ngô Phúc Hậu làm Tư lệnh, lúc này đã được phong hàm Thống tướng.

Sư đoàn 1 bộ binh đóng ở Quảng Trị, là Sư đoàn tiên phong với số quân gồm 50.000 quân. Được hỗ trợ bởi các lực lượng trừ bị gồm: Lữ đoàn 3 Thuỷ quân lục chiến, Lữ đoàn 103 nhảy dù, Lữ đoàn 14 thiết giáp-kị binh và Liên đoàn 178 Biệt động quân do Nguyễn Quân Bảo làm Tư lệnh, lúc này đã được phong hàm Đại tướng. Khẩu hiệu của Sư đoàn: Bến Hải-Hưng Bình tiên phong diệt giặc. Biệt danh: Đoàn Anh Cả.

Sư đoàn 2 bộ binh đóng ở Thừa Thiên, gồm 45.000 quân. Được hỗ trợ bởi các lực lượng trừ bị gồm: Lữ đoàn 10 Thuỷ quân lục chiến, Lữ đoàn 34 nhảy dù, Lữ đoàn 2 thiết giáp-kị binh và Liên đoàn 116 Biệt động quân do Võ Thanh Dũng làm Tư lệnh, lúc này đã được phong hàm Trung tướng. Khẩu hiệu của Sư đoàn: Chiến thắng-Vinh quang. Biệt danh: Đoàn Đông Bình.

Sư đoàn 3 bộ binh đóng ở Quảng Nam, gồm 45.000 quân. Được hỗ trợ bởi các lực lượng trừ bị gồm: Lữ đoàn 15 Thuỷ quân lục chiến, Lữ đoàn 27 nhảy dù, Lữ đoàn 4 thiết giáp-kị binh và Liên đoàn 48 Biệt động quân do Huỳnh Minh Quang làm Tư lệnh, lúc này đã được phong hàm Trung tướng. Khẩu hiệu của Sư đoàn: Xây dựng-Chiến thắng-Bất tử. Biệt danh: Đoàn Tam Kỳ.

Sư đoàn 5 bộ binh đóng ở An Lộc, gồm 50.000 quân. Được hỗ trợ bởi các lực lượng trừ bị gồm: Lữ đoàn 5 Thuỷ quân lục chiến, Lữ đoàn 199 nhảy dù, Lữ đoàn 19 thiết giáp-kị binh và Liên đoàn 5 Biệt động quân do Phạm Hoàng Tân làm Tư lệnh, lúc này đã được phong hàm Thiếu tướng. Khẩu hiệu của Sư đoàn: Trung tín. Biệt danh: Mãnh hổ Bình Long.

Sư đoàn 7 bộ binh đóng ở Châu Thành, gồm 20.000 quân. Được hỗ trợ bởi các lực lượng trừ bị gồm Lữ đoàn 56 nhảy dù, Lữ đoàn 7 thiết giáp-kị binh và Liên đoàn 80 Biệt động quân do Đỗ Thanh Hoàng làm Tư lệnh, lúc này đã được phong hàm Thiếu tướng. Khẩu hiệu của Sư đoàn: Giúp đỡ và bảo vệ đồng bào. Biệt danh: Đoàn 307.

Sư đoàn 9 bộ binh đóng ở Vĩnh Long, gồm 30.000 quân. Được hỗ trợ bởi các lực lượng trừ bị gồm Lữ đoàn 44 nhảy dù và hai Liên đoàn Biệt động quân số 6 và số 114 do Cao Hữu Uy làm Tư lệnh, lúc này đã được phong hàm Chuẩn tướng. Khẩu hiệu: Tốc chiến-Tốc thắng. Biệt danh: Đoàn An Dương Vương.

Sư đoàn 18 bộ binh đóng ở Biên Hoà, gồm 50.000 quân. Được hỗ trợ bởi các lực lượng trừ bị gồm Lữ đoàn 18 Thuỷ quân lục chiến, Lữ đoàn 18 nhảy dù, Lữ đoàn 18 thiết giáp-kị binh và Liên đoàn 18 Biệt động quân do Nguyễn Hoàng Anh Quân làm Tư lệnh, lúc này đã được phong hàm Thiếu tướng. Khẩu hiệu: Thần tiễn bảo quốc. Biệt danh: Thần Kim Quy.

Sư đoàn 21 bộ binh đóng ở Gành Hào, gồm 45.000 quân. Được hỗ trợ bởi các lực lượng trừ bị gồm Lữ đoàn 21 Thuỷ quân lục chiến, Lữ đoàn 453 nhảy dù, Lữ đoàn 21 thiết giáp-kị binh và Liên đoàn 81 Biệt động quân do Nguyễn Hoàng Anh Kiệt làm Tư lệnh, lúc này đã được phong hàm Thiếu tướng. Khẩu hiệu: Thành tín. Biệt danh: Sấm sét miền Tây.

Sư đoàn 22 bộ binh đóng ở Tân An, gồm 30.000 quân. Được hỗ trợ bởi các lực lượng trừ bị gồm Sư đoàn Thuỷ quân lục chiến số 2, Sư đoàn nhảy dù số 2 và Lữ đoàn 22 thiết giáp-kị binh do Cao Hữu Chí làm Tư lệnh, lúc này đã được phong hàm Chuẩn tướng. Khẩu hiệu: Tam sơn-Nhị hà. Biệt danh: Đoàn Tây Tiến.

Sư đoàn 23 bộ binh đóng ở Gia Định, gồm 50.000 quân. Được hỗ trợ bởi các lực lượng trừ bị gồm Sư đoàn Thuỷ quân lục chiến số 3, Sư đoàn nhảy dù số 3, Sư đoàn thiết giáp-kị binh số 23 và Liên đoàn 61 Biệt động quân do Cao Hữu Toàn làm Tư lệnh, lúc này đã được phong hàm Chuẩn tướng. Khẩu hiệu: Nam bình-Bắc phạt-Tây Nguyên trấn. Biệt danh: Đoàn Thủ Đô.

Sư đoàn 25 bộ binh đóng ở Hà Tiên, gồm 20.000 quân. Được hỗ trợ bởi các lực lượng trừ bị gồm Lữ đoàn 12 Thuỷ quân lục chiến, Lữ đoàn 25 nhảy dù, Lữ đoàn 25 thiết giáp-kị binh và Liên đoàn 257 Biệt động quân do Lưu Vĩnh Phát làm Tư lệnh, lúc này đã được phong hàm Chuẩn tướng. Khẩu hiệu: Thẳng tiến. Biệt danh: Tia chớp nhiệt đới.

Ngoài ra liên quân Anh-Mỹ còn giúp cho Lương Sơn xây dựng các sân bay Kinh châu, sân bay Khâm châu, sân bay Gia Định và sân bay Đà Nẵng. Ngoài quân chủng hải quân có sẵn, quân Lương Sơn còn được viện trợ thêm để thành lập quân chủng không quân với 7 tiểu đoàn đầu tiên.

Còn Lê Quốc Tài được người Mông Cổ tin tưởng vào tham vọng trung nguyên, được bầu làm Thống soái, quân Mông Cổ cũng có rất nhiều vũ khí hạng nặng được viện trợ từ Nhật Bản

Ở phía nam, nhà Hậu Nguyên triều cống cho Đông Dương và được người Pháp hậu thuẫn, quân đội Hậu Nguyên cũng được nâng cấp trang bị.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top