CHƯƠNG 12: LÊ QUỐC TÀI CẦU CỨU XIÊM LA/ANH EM HỌ NGUYỄN PHỤNG LỆNH CỨU GIÁ
Vua Minh thấy quân Lương Sơn thắng nhiều, uy thế tăng cao thì vô cùng lo sợ, nhưng trong triều ngoài Thái sư Quách Lắm thì không ai đủ sức để cầm quân đánh dẹp. Bấy giờ ở phía Nam, Nguyễn Đức Trình tự lập làm vua, lấy hiệu là Trùng Quang Đế, lập ra nước Hậu Nguyên ở Giang Đông, vì thế vua Minh đổi ý muốn giành lấy Giang Đông để trừ hậu hoạ.
Lê Quốc Tài ở động Khuất Lão đã lâu, biết không thể tự mộ quân, bèn viết thư cầu cứu nước Xiêm La ở phía Tây Bắc. Vua Xiêm đọc thư, thấy đây là một cơ hội tốt để tràn quân vào đất nhà Minh, bèn cho gọi hai người cháu là Chiêu Tăng và Chiêu Sương, chỉ huy 5 vạn thuỷ quân men theo dòng La Ngà vào đất Minh. Lê Quốc Tài cũng mộ thêm được 2 vạn quân bộ, đi theo quân Xiêm để làm nội ứng.
Bấy giờ từ sông La Ngà về hướng đầm Thuỳ Liên nằm trong tầm kiểm soát của nghĩa quân Lương Sơn ở mạn phía Bắc. Quân Xiêm hừng hực khí thế tiến vào như chốn không người. Chiêu Tăng-Chiêu Sương gửi thư cho vua Minh, lấy cớ giúp nhà Minh đánh dẹp Lương Sơn nhưng thực chất là muốn thôn tính các châu phía Bắc của nhà Minh, tạo gọng kiềm xâm lược trung nguyên.
Quân Xiêm nhanh chóng lấy được Rạch Giá, Ba Thắc, Trà Ôn, Mân Thít, Sa Đéc, ra tay cướp phá bừa bãi. Tướng Lương Sơn giữ đất Gia Định là Hành Giả Đỗ Hoàng thấy quân Xiêm thế lực mạnh, bèn cố thủ tại Gia Định và sai người về Kinh châu báo. Phạm Vũ bèn triệu các tướng tại nhà nghị sự, nói:
"Nay quân Xiêm ở phía Bắc lấy cớ giúp nhà Minh đã đánh tới Gia Định, nếu ta đem quân chính quy về chống thì sẽ gặp phải cảnh lưỡng đầu thọ địch, nay tướng nào xung phong ra Bắc đánh dẹp quân Xiêm?"
Cấp Tiên Phong Nguyễn Hoàng Anh Quân cùng với Song Thương Tướng Nguyễn Hoàng Anh Kiệt xin ra Bắc đánh quân Xiêm. Phạm Vũ y lệnh, lại sai Tiểu Toàn Phong Hoàng Tân đi theo làm tham mưu, quân Lương Sơn tiến ra Bắc cứu nguy cho Gia Định.
Ra tới Gia Định, điểm số quân thấy tổng cộng quân Lương Sơn chỉ có vỏn vẹn 3 vạn quân và 300 chiếc thuyền. Biết không thể đánh thẳng vào Sa Đéc hay Trà Tân được, Anh Quân và Anh Kiệt cũng đánh vài trận nhưng không thắng, lại thấy có cờ hiệu quân Lê thì vô cùng bất ngờ.
Ngày hôm sau, Anh Quân giữ 2 vạn quân mang ra đóng ở Mỹ Thuận, cùng lúc giao thuỷ quân cho Anh Kiệt chỉ huy, chọn khúc sông La Ngà-La Nghệ là nơi tử chiến. Cấp Tiên Phong sai Đỗ Hoàng mang quân khiêu khích đánh vào đại bản doanh của quân Xiêm. Lập tức quân Xiêm đuổi theo, Chiêu Tăng giao đại bản doanh cho Lục Cổn, còn mình cùng với Chiêu Sương chỉ huy 3 vạn thuỷ quân men theo đường sông đuổi đánh Lương Sơn, cùng lúc quân bộ do Lê Quốc Tài cũng đi theo trợ chiến.
Nguyễn Hoàng Anh Quân đã bố trí trận địa sẵn sàng, đêm ngày 18 tháng 1 năm ấy, lợi dụng con nước xuôi, đoàn chiến thuyền của quân Xiêm rầm rộ tiến công.
Đến rạng sáng ngày 19 tháng 1, đoàn chiến thuyền của quân Xiêm lọt vào trận địa mai phục của quân Lương Sơn ở La Ngà-La Nghệ, tức thì pháo lệnh tổng tấn công vang lên. Mở đầu trận đánh, hai đạo thuỷ binh từ các con sông La Ngà và La Nghệ đổ ra chặn đầu bịt đuôi, dồn quân Xiêm vào vòng vây bố trí mai phục. Đồng thời từ hai bờ sông, quân Lương Sơn nã pháo vào đoàn thuyền quân Xiêm, từ các nhánh sông nhỏ như Rạch Dừa, Rạch Điểm, bãi Tôn, cồn Thanh Quan, quân Lương Sơn đổ ra đánh rất lớn.
Quân Lương Sơn thuỷ bộ phối hợp siết chặt vòng vây. Dưới sự chỉ huy và đốc thúc của Cấp Tiên Phong Anh Quân, quân Lương Sơn lao vào cuộc chiến đấu quyết liệt. Một viên tướng thám báo về cho Quốc Tài biết:
"Anh em họ Nguyễn đốc thúc ở phía sau, ai không dốc sức thì bị chém, thế nên quân Lương Sơn đánh rất hăng, tiến công rất mãnh liệt."
Trời vừa rạng sáng, thì chiến cuộc cũng vừa dứt. Kết quả là 300 chiến thuyền và 2 vạn thủy binh của Xiêm cùng một số quân của Quốc Tài, không đầy một ngày, đã bị quân Lương Sơn phá tan. Hai tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương chạy trốn về Sa Đéc, bị truy kích, lại hối hả cùng Sa Uyển dẫn vài nghìn tàn quân chạy bộ sang đất Liêu rồi về Xiêm.
Trong lần chạy tháo thân này, Lê Quốc Tài và đoàn tùy tùng lại lâm vào cảnh rất khổ sở, có lúc cạn cả lương ăn, tướng Nguyễn Xuân Thuận phải đi ăn cướp, bị người dân đánh trọng thương, suýt chết.
Quân Xiêm kể từ sau trận thua, ngoài mặt thì nói khoác, nhưng trong bụng thì sợ quân Lương Sơn như sợ cọp.
Còn anh em họ Nguyễn sau khi đánh dẹp xong thì kéo quân về lại Kinh châu, giao quyền trấn giữ Gia Định cho Hành Giả Đỗ Hoàng. Từ đây, Đỗ Hoàng mang quân truy kích tàn quân Xiêm, đoạt lại các vùng đã mất.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top