Dược Lý:Thuốc kháng giáp trạng tổng hợp

1.3. Thuốc kháng giáp trạng tổng hợp

Quá trình tổng hợp thyroxin có 4 giai đoạn:

- Gắn iodid vô cơ vào tuyến (iodid là iod dạng ion I -)

- Oxy hóa iodid thành iod tự do

- Tạo mono- và diiodotyrosin (MIT - DIT)

- Ghép 2 iodotyrozin thành L - thyroxin- tetraiodotyrosin T 4 (TIT) (xem hình )

Thuốc kháng giáp trạng được dùng để chữa cường giáp (bệnh Basedow). Có thể chia thành 4 nhóm:

Hình 35.1.Vị trí tác dụng của thuốc kháng giáp trạng

MIT: monoiodotyrosin, DIT: diiodo - tyrosin

(1): Thiocyanat, perclorat

(2): Nhóm thiamid carbimazol, benzylthiouracil, propylthiouracil, methimazol

(3): Lithium

1.3.1. Thuốc ức chế gắn iodid vào tuyến

Ức chế quá trình vận chuyển iod như thiocyanat (SCN -), perclorat (ClO 4-), nitrat. Độc vì

thường gây mất bạch cầu hạt, không được dùng trong lâm sàng.

1.3.2. Thuốc ức chế trực tiếp tổng hợp thyroxin: Thioamid

1.3.2.1. Cơ chế

Loại này không ức chế gắn iod vào tuyến giáp, nhưng ức chế tạo thành các phức hợp hữu

cơ của iod do ức chế một số enzym như iod per oxydase, các enzym oxy hóa iod. Vì vậy tuyến không tổng hợp được mono - và diiodotyrosin.

1.3.2.2. Độc tính

Dùng thuốc ức chế tổng hợp thyroxin kéo dài, lượng thyroxin giảm, làm tuyến yên tăng tiết TSH. TSH tăng, kích thích tuyến giáp nhập iod, làm tăng sinh, dẫn đế n chứng phù niêm (tuyến giáp chứa nhiều chất dạng keo, nhưng ít hormon)

Nhóm thuốc này ít gây tai biến. Tai biến nặng nhất là giảm bạch cầu hạt (0,3 - 0,6%) thường xẩy ra sau vài tháng điều trị. Vì vậy cần kiểm tra số lượng bạch cầu có định kỳ và nên dùng thuốc ngắt quãng.

Các tai biến khác: phát ban, sốt, đau khớp, nhức đầu, buồn nôn, viêm gan, viêm thận. Thường ngừng thuốc hoặc đổi thuốc khác sẽ hết.

1.3.2.3. Chế phẩm

Các loại thuốc này thường được dùng ở lâm sàng để chữa cường tuyến giáp, gồm:

- Aminothiazol: mỗi ngày 0,6- 0,8g. Giảm dần, rồi dùng liều duy trì 0,2g. Hiện nay ít dùng vì độc.

- Thio- uracil: mỗi lần 0,5g. Mỗi ngày 2- 3 lần, tai biến 5,8%.

R = CH3 metyl thiouracil (MTU)

R = C3H7 propyl thiouracil (PTU)

R = CH2 - C6H5 benzyl thiouracil (Basden)

- Thiamazol (Basolan): mỗi ngày uống 15 - 60 mg. Tai biến 3,4%.

- Carbimazol (Neomecazol): mỗi ngày uống 15 - 60 mg. Vào cơ thể chuyển thành methiazol, chất này mạnh gấp 10 lần PTU nên ưa dùng hơn.

1.3.2.4. Cách dùng

Uống thuốc làm 3 giai đoạn:

- Tấn công: 3- 6 tuần với liều 150- 200 mg

- Duy trì: 3- 6 tháng với liều 100 mg

- Củng cố: hàng tháng. Liều hàng ngày bằng 1/4 liều tấn công.

1.3.3. Iod

Nhu cầu hàng ngày là 150 μg. Khi thức ăn không cung cấp đủ iod, sẽ gây bướu cổ đơn thuần. Trái lại, khi lượng iod trong máu quá cao sẽ làm giảm tác dụng của TSH trên AMPv. Làm giảm giải phóng thyroxin.

- Chỉ định: chuẩn bị bệnh nhân trước khi mổ cắt tuyến giáp.

- Dùng cùng với thuốc kháng giáp trạng và thuốc phong toả β adrenergic trong điều trị tăng năng tuyến giáp.

- Chế phẩm: dung dịc h Lugol (iod 1g, kali iodid 2g, nước vừa đủ 20mL), uống XXX giọt mỗi ngày (XX giọt chứa 10mg iod).

- Độc tính: thường ít và hồi phục khi ngừng dùng: trứng cá, sưng tuyến nước bọt, loét niêm mạc, chảy mũi... (tương tự như nhiễm độc brom)

1.3.4. Phá huỷ tổ chức tu yến: iod phóng xạ

1.3.5. Thuốc phong toả hệ adrenergic

Nhiều triệu chứng của cường giáp là cường giao cảm. Vì vậy dùng guanethidin, reserpin. Nhưng tốt hơn cả là thuốc chẹn õ propranolol. Nhóm thuốc này chỉ có tác dụng chữa triệu chứng, không tác dụng vào tuyến.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #duy