Dược 2
II. THUỐC TÁC DỤNG TRÊN TKTV Lưu Mạnh Cường – K31E
Câu 24: Trình bày cách phân loại các thuốc tác dụng trên hệ thống thần kinh thực vật.
- Những thuốc có tác dụng giống như kích thích giao cảm được gọi là thuốc cường giao cảm, còn những thuốc có tác dụng giống như kích thích phó giao cảm được gọi là thuốc cường phó giao cảm.
- Thuốc nào có tác dụng kìm hãm tác dụng của giao cảm hay phó giao cảm thì gọi là hủy giao cảm hay hủy phó giao cảm.
- Hoạt động của thần kinh là nhờ ở những chất trung gian hóa học. Đứng về phương diện dược lý, ta chia hệ thần kinh thực vật thành 2 hệ:
1) Hệ phản ứng với acetylcholin, gọi là hệ cholinergic: gồm các hạch giao cảm, phó giao cảm, hậu hạch phó giao cảm, bản vận động cơ vân, một số vùng trên TKTƯ.
2) Hệ phản ứng với adrenalin, gọi là hệ adrenergic: chỉ gồm hậu hạch giao cảm.
- Các thuốc tác dụng trên hệ TKTV cũng mang tính đặc hiệu, tác dụng chọn lọc trên các receptor riêng đối với chúng.
Các receptor của hệ cholinergic được chia làm 2 loại:
+) Loại nhận các dây hậu hạch còn bị kích thích bởi muscarin và bị ngừng hãm bởi atropin, nên được gọi là hệ cảm thụ với muscarin (hệ M).
+) Loại nhận dây tiền hạch còn bị kích thích bởi nicotin, nên được gọi là hệ cảm thụ với nicotin (hệ N). Hệ này phức tạp, bao gồm các hạch giao cảm và phó giao cảm, tủy thượng thận, xoang động mạch cảnh (bị ngừng hãm bởi hexametoni), và bản vận động cơ vân thuộc hệ thần kinh trung ương (bị ngừng hãm bởi d-tubocurarin).
Tương tự, các receptor của hệ adrenergic được chia làm 2 loại: alpha (α) và beta (β).
- Các thuốc kích thích có thể tác động theo những cơ chế:
+) Tăng cường tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh.
+) Phong tỏa enzym phân hủy chất dẫn truyền thần kinh.
+) Ngăn cản thu hồi chất dẫn truyền thần kinh về ngọn dây thần kinh.
+) Kích thích trực tiếp các receptor.
- Các thuốc ức chế có thể tác động theo những cơ chế:
+) Ngăn cản tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh.
+) Ngăn cản giải phóng chất dẫn truyền thần kinh.
+) Phong tỏa tại receptor.
Câu 25: Phân tích tác dụng và ý nghĩa của acetylcholin trong cơ thể và trong lâm sàng.
Trong cơ thể, acetylcholin được tổng hợp từ cholin coenzyme A với sự xúc tác của cholin- acetyltransferase. Sau khi tổng hợp, acetylcholin được lưu trữ trong các nang ở ngọn dây cholinergic dưới thể phức hợp không có hoạt tính. Dưới ảnh hưởng của xung động thần kinh và của Ca2+, acetylcholin được giải phóng ra dạng tự do, đóng vai trò 1 chất trung gian hóa học, tác dụng lên các receptor cholinergic ở màng sau sinap, rồi bị thủy phân mất hoạt tính rất nhanh dưới tác dụng của cholinesterase (ChE) để thành cholin (lại tham gia tổng hợp acetylcholin) và acid acetic.
Cholin + acetyl CoA --) (choline-acetyltransferase) acetylcholine --) 1 a.acetic 2 cholin =) về lại cholin
1. Tác dụng sinh lý của Acetylcholin:
Acetylcholin là chất dẫn truyền thần kinh có ở nhiều nơi trong cơ thể, cho nên tác dụng rất phức tạp:
- Với liều thấp (10μg/kg tiêm TM chó), chủ yếu là tác dụng trên hậu hạch phó giao cảm (hệ M):
+) Làm chậm nhịp tim, giãn mạch, hạ huyết áp.
+) Tăng nhu động ruột.
+) Tăng tiết dịch, nước bọt và mồ hôi.
+) Co thắt phế quản, gây cơn hen.
+) Co thắt đồng tử.
Atropin làm mất hoàn toàn những tác dụng này.
- Với liều cao (1mg/kg trên chó) và trên súc vật đã được tiêm trước băng atropine sulfat để phong tỏa tác dụng trên hệ M, acetylcholin gây tác dụng giống nicotin: kích thích các hạch thực vật, tủy thượng thận (hệ N), làm tăng nhịp tim, co mạch, tăng huyết áp và kích thích hô hấp qua phản xạ xoang cảnh.
Acetylcholin là 1 chất dẫn truyền TK quan trọng trong hệ thống thần kinh trung ương, được tổng hợp và chuyển hóa ngay tại chỗ, có vai trò kích thích các yếu tố cảm thụ (như các receptor nhận cảm hóa học), tăng phản xạ tủy, làm giải phóng các hormon của tuyến yên, tác dụng trên vùng dưới đồi làm hạ thân nhiệt, đắp trực tiếp vào vỏ não gây co giật…
2. Áp dụng lâm sàng:
Vì acetylcholin bị phá hủy rất nhanh trong cơ thể nên ít được dùng trong lâm sàng. Chỉ dùng để làm giãn mạch trong bệnh Raynaud (tím tái đầu chi) hoặc các biểu hiện hoại tử.
Câu 26: Nêu cơ chế và giải thích các tác dụng của atropin.
1. Cơ chế:
Atropin có ái lực trên receptor M mạnh hơn acetylcholin rất nhiều nên đẩy được acetylcholin ra khỏi receptor M. Vì vậy, thuốc ức chế cạnh tranh với acetylcholin ở các receptor M của các cơ quan chịu sự chi phối của hệ phó giao cảm (sợi hậu hạch cholinergic) và ức chế tác dụng của acetylcholin ở cơ trơn. Chỉ với liều rất cao và tiêm vào động mạch thì mới thấy tác dụng đối kháng này trên hạch và bản vận động cơ vân.
2. Tác dụng:
- Trên mắt, làm giãn đồng tử và mất khả năng điều tiết, do đó chỉ nhìn được xa. Do làm cơ mi giãn ra nên các ống thông dịch nhãn cầu bị ép lại, làm tăng nhãn áp.
à Không được dùng atropin cho những người tăng nhãn áp.
- Làm ngừng tiết nước bọt lỏng, giảm tiết mồ hôi, dịch vị, dịch ruột.
- Làm giãn đường thở, nhất là khi nó đã bị co thắt vì cường phó giao cảm. Ít có tác dụng trên đường thở bình thường. Kèm theo là làm giảm tiết dịch và kích thích trung tâm hô hấp, cho nên atropin thường được dùng để cắt cơn hen.
- Ít tác dụng trên nhu động ruột bình thường, nhưng làm giảm khi ruột tăng nhu động và co thắt.
- Tác dụng của atropin trên tim phức tạp: Liều thấp do kích thích trung tâm dây X ở hành não nên làm tim đập chậm. Liều cao hơn, ức chế các receptor M của tim, lại làm tim đập nhanh. Tim thỏ không chịu sự chi phối của phó giao cảm nên atropin không có ảnh hưởng.
- Atropin ít ảnh hưởng đến huyết áp vì nhiều hệ mạch không có dây phó giao cảm. Chỉ làm giãn mạch da, nhất là môi trường nóng, vì thuốc không làm tiết mồ hôi được, nên mạch càng giãn ra để chống với xu hướng tăng nhiệt.
- Liều độc, tác động lên não gây tình trạng kích thích, thao cuồng, ảo giác, sốt, cuối cùng là hôn mê và chết do liệt hành não.
Câu 27: Phân tích cơ chế tác dụng của nicotin với hệ thần kinh thực vật.
1. Tác dụng:
Trên hạch thực vật, với liều nhẹ, nicotin có tác dụng kích thích. Nhưng với liều cao, nicotin làm liệt hạch do gây biến cực và sau đó là tranh chấp với acetylcholin.
- Trên tim mạch, gây tác dụng 3 pha: hạ huyết áp tạm thời, tăng huyết áp mạnh, hạ huyết áp kéo dài.
- Trên hô hấp, kích thích làm tăng biên độ và tần số.
- Giãn đồng tử, tăng tiết dịch, tăng nhu động ruột.
2. Cơ chế:
- Lúc đầu nicotin kích thích hạch phó giao cảm và trung tâm ức chế tim ở hành não nên làm tim đập chậm, hạ huyết áp.
- Nhưng ngay sau đó, nicotin kích thích hạch giao cảm, trung tâm vận mạch và các cơ trơn, làm tim đập nhanh, tăng huyết áp, giãn đồng tử và tăng nhu động ruột. Đồng thời kích thích tủy thượng thận (coi như là hạch giao cảm khổng lồ) làm tiết adrenalin, qua các receptor nhận cảm hóa học ở xoang cảnh kích thích phản xạ lên trung tâm hô hấp.
- Cuối cùng là giai đoạn liệt sau khi bị kích thích quá mức nên làm hạ huyết áp kéo dài.
Câu 28: Phân tích cơ chế gây hạ huyết áp của thuốc liệt hạch.
Cơ chế: Thuốc liệt hạch có tác dụng làm ngăn cản luồng xung tác thần kinh từ sợi tiền hạch tới sợi hậu hạch. Cơ chế chung là tranh chấp với acetylcholin tại receptor ở màng sau sinap của hạch. Do đó, thuốc liệt hạch làm:
- Giãn các động mạch nhỏ.
- Giãn tĩnh mạch, gây ứ trệ tuần hoàn, giảm cung lượng tim.
- Làm tim đập nhanh.
à Từ đó có tác dụng hạ huyết áp.
Trong lâm sàng, thuốc liệt hạch thường được dùng để làm hạ huyết áp trong các cơn tăng huyết áp, hạ huyết áp có kiểm soát trong mổ xẻ, và đôi khi để điều trị phù phổi cấp, do chúng có những đặc điểm sau:
- Cường độ ức chế giao cảm gây giãn mạch tỉ lệ với liều dùng.
- T/dụng mất đi nhanh sau khi ngừng thuốc, do đó dễ kiểm tra được hiệu lực của thuốc.
- Các receptor giao cảm ngoại biên vẫn đáp ứng được bình thường nên cho phép dễ dàng điều trị khi có tai biến.
Câu 29: Trình bày về những tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc liệt hạch và giải thích cơ chế chủ yếu.
- Do phong tỏa hạch giao cảm, nên:
+) Dễ gây tụt huyết áp khi đứng (phải để người bệnh nằm 10 – 15p sau khi tiêm). Điều trị tai biến bằng adrenalin và ephedrin.
+) Rối loạn tuần hoàn mạch não, mạch vành.
+) Thiểu niệu.
- Do phong tỏa hạch phó giao cảm, nên:
+) Giảm tiết dịch, giảm nhu động ruột, làm khô miệng và táo bón.
+) Giãn đồng tử, chỉ nhìn được xa.
+) Bí đái do giảm trương lực bàng quang.
Câu 30: Phân tích cơ chế tác dụng, áp dụng của thuốc ức chế hệ N của cơ vân.
1. Cơ chế tác dụng:
Thuốc ức chế hệ N của cơ vân (Cura) có tác dụng ưu tiên trên hệ N của các cơ vân, làm ngăn cản luồng xung tác thần kinh tới cơ ở bản vận động nên làm giãn cơ.
Về cơ chế tác dụng, chia 2 loại:
- Loại tranh chấp với acetylcholin ở bản vận động: Làm cho bản vận động không khử cực được. Giải độc bằng thuốc phong tỏa cholinesterase.
- Loại tác dụng như acetylcholin: Làm bản vận động khử cực quá mạnh. Chưa có thuốc giải độc.
Ngoài ra, Cura cũng có tác dụng ức chế trực tiếp lên trung tâm hô hấp ở hành não và làm giãn mạch hạ huyết áp hoặc co thắt khí quản do giải phóng histamin.
2. Áp dụng:
- Làm mềm cơ trong phẫu thuật, trong chỉnh hình, đặt ống nội khí quản.
- Trong tai mũi họng, dùng soi thực quản, gắp dị vật…
- Chống co giật cơ trong choáng điện, uốn ván, ngộ độc strychnin.
Chú ý: Một số thuốc khi dùng cùng Cura, loại giống cura có thể có tác dụng hiệp đồng. làm tăng tác dụng liệt cơ của cura, nên cần giảm liều:
- Các thuốc mê: ether, halothan, cyclopropan.
- Các kháng sinh: neomycin, streptomycin, polimycin B, kanamycin.
- Quinin, quinidin.
Câu 31: Phân tích cơ chế tác dụng của nhóm thuốc ức chế cholinesterase có hồi phục và cho ví dụ về 1 thuốc được sử dụng trong lâm sàng.
1. Cơ chế tác dụng:
- Cholinesterase là enzym thủy phân làm mất tác dụng của acetylcholin. Một phân tử acetylcholin sẽ gắn vào 2 vị trí hoạt động của enzym:
+) Vị trí anion: gắn với N+ của acetylcholin.
+) Vị trí gắn ester (gồm 1 nhóm base và 1 nhóm acid proton): tạo nên 1 liên kết 2 hóa trị với nguyên tử C của nhóm carboxyl của ester.
Sau đó, phần gắn với vị trí anion sẽ được tách thành cholin, còn phần gắn với vị trí ester sẽ phản ứng rất nhanh với nước để thành acid acetic, enzym được hoạt động trở lại.
- Các thuốc ức chế cholinesterase có hồi phục kết hợp với cholinesterase hoặc chỉ ở 1 vị trí anion, hoặc ở cả 2 vị trí tác dụng của enzym. Khi gắn vào enzym, thuốc làm mất hoạt tính của enzym, nên làm vững bền acetylcholin nội sinh, gây các triệu chứng cường hệ cholinergic ngoại biên và trung ương. Tuy nhiên, do không tạo thành phức hợp bền, cuối cùng vẫn bị thủy phân nên enzym được hoạt hóa trở lại. Ngoài ra, vì là tác dụng gián tiếp làm vững bền acetylcholin nên không có tác dụng trên những cơ quan, bộ phận đã cắt bỏ thần kinh.
2. Ví dụ: Physostigmin
- Độc bảng A.
- Có amin bậc 3 nên dễ hấp thụ và thấm được cả vào thần kinh trung ương.
- Dùng chữa tăng nhãn áp (nhỏ mắt dung dịch eserin sulfat hoặc salicylat 0,25 – 0,5%), hoặc kích thích nhu động ruột (tiêm dưới da, ống 0,1% - 1ml, mỗi ngày 1 – 3 ống).
- Khi ngộ độc, dùng atropin liều cao.
Câu 32: Giải thích các triệu chứng ngộ độc thuốc ức chế cholinesterase không hồi phục và nêu các nguyên tắc điều trị.
1. Các triệu chứng ngộ độc:
Thuốc ức chế cholinesterase không hồi phục là các hợp chất của phospho hữu cơ. Các chất này kết hợp với cholinesterase chỉ ở vị trí gắn ester. Enzym bị phosphoryl hóa rất vững bền, khó được thủy phân để hồi phục trở lại, đòi hỏi cơ thể phải tổng hợp lại cholinesterase mới. Vì vậy làm tích lũy nhiều acetylcholin ở toàn bộ hệ cholinergic từ vài ngày đến vài tháng, dẫn đến ngộ độc.
Các dấu hiệu ngộ độc thuốc bao gồm:
- Dấu hiệu kích thích hệ M: co đồng tử, sung huyết giác mạc, chảy nước mũi, nước bọt, tăng tiết dịch khí quản, co khí quản, nôn, đau bụng, tiêu chảy, tim đập chậm, hạ huyết áp.
- Dấu hiệu kích thích hệ N: mệt mỏi, giật cơ, cứng cơ, liệt và nguy hiểm hơn cả là liệt hô hấp.
- Dấu hiệu kích thích thần kinh trung ương: lú lẫn, mất điều hòa vận động (thất điều), mất phản xạ, nhịp thở Cheyne – Stockes, co giật toàn thân, hôn mê, liệt hô hấp, hạ HA do trung tâm hành tủy bị ức chế.
2. Nguyên tắc điều trị:
- Hủy hệ M: Dùng atropin sulfat liều rất cao, tiêm TM liều 1 – 2mg, cách 5 – 10p một lần cho đếnkhi hết triệu chứng kích thích hệ M, hoặc bắt đầu có dấu hiệu ngộ độc atropin (giãn đồng tử).
- Hoạt hóa enzym cholinesterase: thường dùng pralidoxim.
- Điều trị hỗ trợ: Thay quần áo, rửa các vùng da có tiếp xúc với chất độc, rửa dạ dày nếu ngộ độc do đường uống. Hô hấp hỗ trợ, thở oxy. Chống co giật bằng diazepam hoặc natri thiopental. Điều trị sốc.
Câu 33: Phân tích tác dụng của adrenalin trên receptor anpha và beta.
Adrenalin tác dụng cả trên receptor α và β.
1. Trên tim mạch:
- Adrenalin làm tim đập nhanh, mạnh (tác dụng β) nên làm tăng HATĐ, tăng áp lực đột ngột ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh, từ đó phát sinh các phản xạ giảm áp qua dây TK Cyon và Hering làm cường trung tâm dây X, vì vậy làm tim đập chậm dần và huyết áp giảm. Trên động vật thí nghiệm, nếu cắt dây X hoặc tiêm atropin (hoặc methylatropin) trước để cắt phản xạ này thì adrenalin chỉ làm tim đập nhanh mạnh và huyết áp tăng rất rõ.
- Mặt khác, adrenalin gây co mạch ở 1 số vùng (mạch da, mạch tạng – receptor α) nhưng lại gây giãn mạch ở 1 số vùng khác (mạch cơ vân, mạch phổi – receptor β…) do đó HATT không thay đổi hoặc có khi giảm nhẹ, HATB không tăng hoặc chỉ tăng nhẹ trong thời gian ngắn. Vì vậy, adrenalin được dùng làm thuốc tăng huyết áp.
- T/dụng làm giãn và tăng lưu lượng mạch vành của Adr ko được dùng trong điều trị co thắt mạch vành vì t/dụng này lại kèm theo làm tăng công năng và chuyển hóa của cơ tim.
- Dưới tác dụng của adrenalin, mạch máu ở 1 số vùng co lại sẽ đẩy máu ra những khu vực ít chịu ảnh hưởng hơn, gây giãn mạch thụ động ở những nơi đó (như mạch não, mạch phổi) do đó dễ gây các biến chứng đứt mạch não, hoặc phù phổi cấp.
2. Trên phế quản:
Ít tác dụng trên người bình thường. Trên người bị co thắt phế quản do hen thì adrenalin làm giãn rất mạnh, kèm theo là co mạch niêm mạc phế quản, làm giảm phù cho nên ảnh hưởng rất tốt tới tình trạng bệnh. Song adrenalin bị mất tác dụng rất nhanh với những lần dùng sau, cho nên không dùng để cắt cơn hen.
3. Trên chuyển hóa:
- Adrenalin làm tăng hủy glycogen gan, làm tăng glucose máu, làm tăng acid béo tự do trong máu, tăng chuyển hóa cơ bản, tăng sử dụng oxy của mô.
- Các cơ chế tác dụng của adrenalin hay catecholamin nói chung là làm tăng tổng hợp AMP vòng từ ATP do hoạt hóa adenylcyclase.
Câu 34: Phân tích sự khác nhau về tác dụng và áp dụng lâm sàng của adrenalin và noradrenalin.
Adrenalin : Tác dụng : Tác dụng mạnh trên cả receptor α và β nên:
- Làm tim đập nhanh, mạnh nên làm tăng HATĐ, có phản xạ cường dây X.
- Gây co mạch ở 1 số vùng (mạch da, mạch tạng) nhưng lại gây giãn mạch ở 1 số vùng khác (mạch cơ vân, mạch phổi) do đó HATT ko thay đổi hoặc có khi giảm nhẹ, HATB ko tăng hoặc chỉ tăng nhẹ trong thời gian ngắn.
- Trên người bị co thắt phế quản do hen thì adrenalin làm giãn rất mạnh. Ít tác dụng trên người bình thường.
- Trên chuyển hóa, làm tăng hủy glycogen gan, làm tăng glucose máu, làm tăng acid béo tự do trong máu, tăng chuyển hóa cơ bản, tăng sử dụng oxy của mô, tăng tổng hợp AMP vòng
Áp dụng lâm sang :
- Chống chảy máu bên ngoài.
- Tăng thời gian gây tê của thuốc tê vì adrenalin làm co mạch tại chỗ nên làm chậm hấp thu thuốc tê.
- Dùng trong trường hợp tim bị ngừng đột ngột.
- Dùng làm tăng huyết áp tạm thời trong sốc, ngất.
Noradrenalin : Tác dụng :
Tác dụng mạnh trên receptor α, rất yếu trên β nên:
- Rất ít ảnh hưởng đến nhịp tim, không gây phản xạ cường dây X.
- Làm co mạch mạnh nên làm tăng HATT và HATB (mạnh hơn adrenalin 1,5 lần).
- Tác dụng trên phế quản rất yếu, vì cơ trơn phế quản có nhiều receptor β2.
- Tác dụng trên dinh dưỡng và chuyển hóa đều kém adrenalin.
- Điều hòa thân nhiệt phụ thuộc vào sự cân bằng giữa NA, serotonin và acetylcholin ở phần trước của vùng dưới đồi.
- Có thể còn tham gia vào cơ chế giảm đau: làm giảm lượng catecholamin tiêm vào não thất, ức chế được tác dụng giảm đau của morphin.
Áp dụng lS :
- Nâng huyết áp trong 1 số tình trạng sốc: sốc nhiễm độc, nhiễm khuẩn, sốc do dị ứng…
Câu 35: Trình bày cơ chế, tác dụng và chỉ định của thuốc cường beta giao cảm: isoproterenol.
1. Cơ chế, tác dụng:
Isoproterenol có tác dụng cường β (β1 và β2).
- Trên β1: làm tim đập nhanh (tăng tần số và biên độ), tăng sức co bóp của cơ tim, tăng cung lượng tim.
- Trên β2: +) Mạch: làm giãn mạch, hạ huyết áp.
+) Khí quản: . Giãn khí quản nhanh và mạnh (gấp 10 lần adrenalin).
. Giảm tiết dịch niêm mạc.
2. Chỉ định:
- Tim nhịp chậm thường xuyên. - Hen phế quản.
- Nghẽn nhĩ thất hoàn toàn. - Tràn khí phế mạc mạn tính.
- Loạn nhịp do nhồi máu cơ tim.
Câu 36: Nêu cơ chế, tác dụng và chỉ định của nhóm thuốc cường β2 giao cảm.
1. Cơ chế tác dụng:
- Thuốc cường β2 giao cảm có tác dụng chọn lọc kích thích các thụ thể β2 (có ở cơ trơn phế quản, cơ tử cung, cơ trơn mạch máu) và ít tác dụng tới các thụ thể β1 trên cơ tim nên có tác dụng làm giãn phế quản, giảm cơn co tử cung và ít tác dụng trên tim.
- Tuy nhiên, khi dùng với liều cao cũng vẫn kích thích cả β1.
- Dùng thuốc dưới dạng khí dung, còn có thể ức chế giải phóng leucotrien và histamin khỏi dưỡng bào ở phổi.
2. Chỉ định:
- Dùng trong thăm dò chức năng hô hấp.
- Điều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức.
- Điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được.
- Điều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính.
- Viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang.
- Dùng trong chuyển dạ sớm khi không có biến chứng và xảy ra từ tuần thứ 24 – 33 của thai kỳ à Mục đích: làm chậm thời gian sinh, để có thời gian cho liệu pháp corticosteroid kịp tác dụng đối với sự phát triển của phổi thai nhi, hoặc để có thời gian chuyển người mẹ đến 1 đơn vị có chăm sóc tăng cường trẻ sơ sinh.
Câu 37: Trình bày cơ chế và các tác dụng của thuốc hủy β adrenergic.
1. Cơ chế:
Các thuốc hủy β adrenergic ức chế tranh chấp với isoproterenol ở các receptor. Khi chúng chẹn 1 trong 2 loại receptor (β1 hoặc β2) thì được coi là có tác dụng chọn lọc. Khi chúng chẹn cả 2 loại receptor thì được coi là không chọn lọc.
2. Tác dụng:
Có 4 tác dụng dược lý chính với mức độ khác nhau giữa các thuốc:
- Khả năng hủy giao cảm β:
+) Trên tim: làm giảm nhịp tim (20 – 30%), giảm lực co bóp của cơ tim, giảm lưu lượng tim, giảm công năng và giảm sử dụng oxy của cơ tim, giảm tốc độ dẫn truyền của tổ chức nút (chủ yếu do hủy β1).
+) Trên khí quản: làm co, dễ gây hen (chủ yếu do hủy β2).
+) Trên thận: làm giảm tiết renin, hạ huyết áp trên người có HA cao.
+) Trên chuyển hóa: ức chế hủy glycogen và hủy lipid.
- Tác dụng làm ổn định màng: giống quinidin, làm giảm tính thấm của màng tế bào với sự trao đổi ion nên có tác dụng chống loạn nhịp tim.
- Có hoạt tính nội tại kích thích receptor β: 1 số thuốc chẹn β khi gắn vào các receptor đó lại có tác dụng kích thích 1 phần. Hiệu quả thực tế ít quan trọng, nhưng có thể hạn chế tác dụng làm giảm nhịp tim, giảm co bóp cơ tim, giảm co khí quản của chính nó.
- Tính chọn lọc: 1 số thuốc chỉ ức chế chọn lọc β1 hoặc β2.
+) Loại tác dụng chọn lọc trên β1 hay loại chọn lọc trên tim (VD: Atenolol) có nhiều lợi ích như sau:
. Do kém tác dụng trên β2 của khí quản nên hạn chế được tai biến co thắt khí quản. Kém tác dụng trên β2 của thành mạc nên có lợi cho điều trị cao huyết áp (giảm co mạch ngoại biên).
. Do rất kém tác dụng trên β2 của thành mạch vành nên không bộc lộ tác dụng cường α – giao cảm.
. Do không ảnh hưởng đến các receptor trong hủy glycogen nên không làm nặng thêm tình trạng hạ đường huyết.
+) Loại có tac dụng chọn lọc trên β2 (VD: Butoxamin): ít có ý nghĩa trong lâm sàng.
Câu 38: Phân tích về các tác dụng không mong muốn, và tương tác thuốc của nhóm thuốc hủy β giao cảm.
1. Các tác dụng không mong muốn:
Được chia làm 2 loại:
a) Loại tai biến là hậu quả của sự phong tỏa receptor β:
- Tim: suy tim do làm yếu co bóp của cơ tim, chậm nhịp tim, phân ly nhĩ thất.
- Mạch: hội chứng Raynaud, tím lạnh đầu chi, đi khập khiễng (thường gặp với propranolol, do β bị phong tỏa thì α sẽ cường). Các thuốc chọn lọc trên β1 và có hoạt tính kích thích nội tại thì ít tai biến này hơn.
- Phổi: các thuốc có tác dụng hủy β2 > β1 sẽ gây co khí quản, khó thở. Không dùng cho người hen.
- Thần kinh trung ương: mệt mỏi, mất ngủ, hay ngủ mê, ảo ảnh, trầm cảm, thường gặp hơn với các thuốc dễ tan trong mỡ vì dễ thấm vào tế bào thần kinh (propranolol, metoprolol), loại ít tan trong mỡ (atenolol, nadolol) ít tai biến hơn.
- Chuyển hóa: làm hạ đường huyết (cần thận trọng với người bị đái tháo đường), tăng triglycerid trong máu.
b) Loại tai biến không liên quan đến tác dụng phong tỏa β:
- Hội chứng mắt – da – tai: xuất hiện riêng hoặc phối hợp với các tổn thương của mắt (viêm giác mạc, viêm củng mạc), da (sẩn ngứa lòng bàn tay, bàn chân, dầy da), tai (điếc và viêm tai nặng). Đã gặp với practolol, điều trị trong 1 – 2 năm.
- Viêm phúc mạc xơ cứng: đau cứng bụng, phúc mạc có những mảng dày do tổ chức xơ. Sau khi ngừng thuốc hoặc điều trị bằng corticoid sẽ khỏi. Gặp sau khi điều trị kéo dài trên 30 tháng.
- Trên thực nghiệm: đã gặp ung thư tuyến ức, ung thư vú, lymphosarcom. Do đó cần theo dõi trên người khi dùng liều cao kéo dài.
2. Tương tác thuốc:
- Các thuốc gây cảm ứng các enzym chuyển hóa ở gan như phenytoin, rifampin, Phenobarbital, hút thuốc lá sẽ làm tăng chuyển hóa, giảm tác dụng của thuốc hủy β.
- Các muối nhôm cholestyramin làm giảm hấp thu.
- Các thuốc hủy β có tác dụng hiệp đồng với thuốc chẹn kênh calci, các thuốc hạ HA.
- Indomethacin và các thuốc chống viêm phi steroid làm giảm tác dụng hạ huyết áp của thuốc hủy β.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top