Ông Hai
Tôi là ông Hai, là người ở làng Chợ Dầu. Vì hoàn cảnh, tôi buộc phải rời làng đi tản cư. Ở nơi tản cư tôi luôn nghĩ và nhớ về làng, tình cảm của tôi dành cho làng quê sâu và thiêng liêng là thể nhưng thật trở trêu khi tôi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, cái tin dữ ấy khiến uất ức, đau đớn và tủi nhục vô cùng.
Cuộc sống xa quê tuy là khó khăn, tạm bợ nhưng nề nếp mỗi người một công việc, tôi thì vỡ đất trồng sắn để ăn chống đói, vợ và con gái lớn thì gánh hàng ra chợ bán, hai đứa nhỏ thì tôi giao cho chúng trông nhà trông gà chẳng nó vắt hết mấy luống rau.Ngày nào cũng thế, tôi làm từ sáng sớm cho đến tận trưa nên hai vai mỏi như. Những lúc ấy tôi thường nằm nghỉ ngơi trên chiếc giường nghĩ ngợi vẩn vơ. Tôi nhớ những ngày ấy làm việc với anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá. Tuy việc nặng nhọc nhưng rất vui vì có sự chung tay của rất nhiều người. Kể từ ngày lên đây, lúc nào tôi cũng nhớ và nghĩ đến công việc ở làng quê, tôi lo cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa, những đường hầm bí mật vẫn còn khướt lắm. Do đó tôi luôn tự hào về làng mình là làng tích cực tham gia kháng chiến. Ngoài những thời gian dành cho gia đình, công việc thì tôi cũng dành một chút thời gian để nghe lỏm đọc bảo, mỗi lần nghe được những tin tức kháng chiến thắng lợi trong lòng tôi cảm thấy rất vui. Hôm nay, sau khi vỡ một khoảng đất rộng vội vàng lấy cái nón lá đi đến phòng thông tin, trên đường đi trời nắng rất to tôi mừng thầm trong bụng. Vừa đúng lúc ấy có một người đi ngang qua tuy không quen nhưng tôi vẫn niu anh ta lại cười cười nói nói:
- Năng này là bỏ mẹ chúng nó !
Người đàn ông ấy ngạc nhiên hỏi tôi:
- Chúng nó nào?
Tôi chỉ tay về phía đồn giặc và giải thích cho anh ta hiểu rằng nắng này sẽ khiến giặc mỏi mệt làm cho tinh thần kháng chiến đi xuống. Ra đến nơi tôi nghe được một anh dân quân đọc to và dõng dạc với bao nhiêu thắng lợi, vui quá tôi buộc miệng thốt lên :
- Rồi gì mà thằng Tây không bước sớm.
Trên đường từ phòng thông tin trở về tôi có ghé vào một quán nước và gọi một chén nước chẻ xanh thật to rồi ngồi xuống uống và tiếp tục nghe ngóng thông tin rồi chợt tôi nghe thấy phía bên trong quản nước có một nhóm người tản cư ở dưới xuôi lên. Họ đang bàn tán Tây đang rút qua làng Chợ Dầu, thấy vậy tôi liền quay sang hỏi:
- Thế à bác? Nó còn giết được thẳng nào không?
Một người phụ nữ ẵm cong môi lên đỏng đảnh:
- Có giết được thằng nào. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa !
Lời nói của người phụ nữ khiến tôi như sét đánh ngang tai. Tôi không tin vào tai mình nữa, cổ họng tôi nghẹn ẳng hẳn lại, da mặt tê rần rần, tôi lặng người đi một lúc lâu tưởng chừng như không thở được, cố gắng lấy lại bình tĩnh cất giọng hỏi nhưng giọng lạc hẳn đi.
- Liệu có thật không hở bác?
Và để chứng minh cho lời nói của mình là đúng, người phụ nữ ấy còn kể cho tôi biết thằng chánh Bệu đã dọn đồ lên ở với giặc. Lúc này mọi ánh mắt của mọi người đều đổ dồn về phía tôi, tôi xấu hổ lắm liền đứng dậy trả tiền nước rồi ra về. Tôi cứ thể cúi gầm mặt mà đi chẳng muốn nhìn ai nữa. Đoạn đường từ phong thông tin đến nhà không xa lắm nhưng hôm nay tôi cảm thấy chân của mình cứ chậm chạp, nặng nề. Về đến nhà tôi nằm vật ra giường, nước ắt cử giàn ra, những đứa con thấy bổ như vậy nên chẳng dám nô đùa ầm ĩ mà chỉ lén lén rũ nhau ra đầu nha chơi với nhau. Nhìn lũ con tôi tủi thân đến mức nước mắt cứ giàn ra, suốt mấy ngày liền tôi chẳng dám đi đến đâu, chỉ ru rú ở nhà mà cứ hễ nghe ai nói đến mấy tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông thì tôi lại lùi ra góc nhà nín thít vì cái tin dữ ấy khiến tôi mất ăn mất ngủ mà cứ day dứt trong lòng tôi điểm lại từng người ở trong làng. Thấy họ toàn những người tinh thần lắm cơ mà thế nhưng khi nghe người phụ nữ ẵm con nói đến tên chánh Bệu thì tôi đã tin rằng làng tôi chính là làng Việt gian. Tôi không chỉ lo lắng cho bản thân mình mà còn lo lắng cho những đứa con, vợ mình và những người ở trong làng Chợ Dầu. Rồi đến đây biết làm ăn sinh sống ra sao? Ai người ta chứa, ai người ta buôn bán mấy? Suốt cả cái đất nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bản nước, rồi còn bao nhiêu người tan tác không biết họ đã biết cái cở sự này hay chưa? Tôi đang lo lắng bồn chồn thì chợt vợ đến bên và khẽ nói:
- Này thầy nó ạ ! Tôi nghe người ta đồn... Chưa để vợ nói hết câu
Tôi đã gắt lên:
- Biết rồi !
Vợ thấy tôi đang giận dữ nên cũng chẳng trách móc nói thêm câu nào mà chỉ ngồi xuống lặng lẽ tính tiền hàng. Không khí gian nhà yên ắng đến lạ thường, tôi nghe rõ tiếng thở trong giấc ngủ của ba đứa con, mãi đến tận khuya vợ tôi mới xong công việc đi ngủ. Chỉ còn mình tôi trần trọc thao thức, đã có lúc tôi nghĩ đến chuyện quay về làng để xem tin tức thật hư thế nào, nhưng tôi lập tức phản đối bởi về làng là bỏ kháng chiến bỏ Cụ Hồ, không phải tôi không còn yêu làng quê nữa mà vì làng đã theo Tây rồi nên nhất định tôi phải thủ. Sáng sớm hôm sau, khi thức dậy tôi đã thấy mụ chủ nhà đứng ở ngoài sân mà nói vọng vào:
- Ông bà Hai này, làng Chợ Dầu của ông bà đã theo Tây rồi nên hãy mau chóng dọn đi nơi khác nhé !
Mụ chủ vừa nói vừa quay người bỏ đi, vợ tôi và con gái lớn thì nước mắt lưng tròng nhưng vẫn phải gánh hàng ra chợ bản và lúc này trong nhà chỉ còn lại tôi và thằng con trai út. Chẳng biết làm gì để vơi đi nỗi lòng của mình, tôi chỉ biết ôm thằng con trai vào lòng và trò chuyện cùng nó,
khi tôi hỏi nó:
-Thế con ủng hộ ai?
Nó trả lời tôi một cách mạnh bạo và rành rọt:
Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !
Câu nói ấy khiến tôi vơi đi trong lòng những nỗi niềm chất chứa bấy lâu nay. Tôi mong sao tấm lòng thủy chung của bố con tôi luôn được soi xét.
Thế rồi tôi cũng thoát khỏi tâm trạng đau đớn, uất ức, túi nhục bởi tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc cũng đã được cải chính mà.
Người đem tin tốt ấy đến nhà nói cho tôi lại chính là ông chủ tịch xã, ông ấy đến nhà nói cho tôi biết nhưng tôi vẫn còn ngờ ngợ không tin lắm nên tôi liền tất cả theo ông ra phòng thông tin. Tới nơi tôi không tin được vào tai mình bởi có một anh dân quân dõng dạc đọc rất to về thông tin của làng tôi. Nghe xong tin cải chính ấy tôi vui như người chết đi hết đi sống lại, mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy trên đường về tôi không quên ghé vào quán mua mấy cái bánh rán đường cho con, tôi còn đem cái tin ấy khoe với mụ chủ và bác Thứ:
- Tây nó đốt nhà tôi rồi các bác ạ. Đốt nhẫn !
Mọi người đều ngạc nhiên vì nhà tôi bị chảy mà sao vui mừng đến vậy. Nhưng họ không hiểu rằng nhà tôi bị đốt chính là bằng chứng làng tôi không theo giặc. Dẫu tài sản của riêng tôi không còn nhưng nó lại giúp tôi tự hào về làng quê của mình.
Làng quê là nững gì thiêng liêng gắn bó với mỗi con người. Qua câu chuyện về làng Chợ Dầu, tôi mong mọi người khi nghe được thông tin gì đó thì phải kiểm chứng về độ chính xác của thông tin đó. Đừng vì những tin đồn thất thiệt mà làm ảnh hưởng đến danh dự của người khác. Và hãy luôn yêu thương trân trọng những gì tốt đẹp của quê hương.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top