Dụng cụ phẫu thuật mạch máu
Phương tiện – dụng cụ trong phẫu thuật mạch máu
(Yduocvn.com) - Phương tiện – dụng cụ trong phẫu thuật mạch máu
( TS. Nguyễn Hữu Ước )
- Đối tượng : Các Phẫu thuật viên không chuyên khoa, dự lớp tập huấn nâng cao kỹ năng trong phẫu thuật cấp cứu tim mạch và lồng ngực.
- Thời gian : 4 tiết
- Địa điểm học : Giảng đường
- Mục tiêu: Sau khi học bài này, học viên có thể:
1. Hiểu những cấu tạo và chức năng cơ bản của các phương tiện, dụng cụ trong PT mạch máu.
2. Nắm được nguyên tắc sử dụng, bảo quản các dụng cụ, phương tiện đó.
Nội dung bài giảng
I. Đại cương:
- Phẫu thuật (PT) mạch máu là 1 trong những chuyên ngành sâu và khó của Ngoại khoa, đòi hỏi phải có một đội ngũ phẫu thuật viên chuyên nghiệp - được đào tạo bài bản, và các dụng cụ - phương tiện đặc biệt (tinh vi, đắt tiền, chuyên dụng ...).
- Nhìn chung, phẫu thuật mạch máu (PTMM) được chia thành 2 mảng lớn là PT cấp cứu chấn thương - vết thương mạch, và PT bệnh lý mạch máu. Tuy có các nguyên tắc phẫu thuật chung tương đối giống nhau, nhưng mỗi mảng cũng có những đặc điểm riêng của mình:
+ PT cấp cứu: có thể được thực hiện bởi các phẫu thuật viên đa khoa - đã được đào tạo về PTMM (do tính chất cấp cứu của thương tổn), không quá khó về chẩn đoán - chỉ định - kỹ thuật mổ (nhất là với mạch ngoại vi), dụng cụ - phương tiện đơn giản hơn ...
+ PT bệnh lý: phải do các phẫu thuật viên chuyên khoa PTMM thực hiện, phức tạp về chẩn đoán - chỉ định - kỹ thuật mổ, cần nhiều dụng cụ - phương tiện chuyên khoa ...
- Do vậy, một trong những nhiệm vụ cơ bản khi muốn tiến hành PTMM là người phẫu thuật phải nắm được cấu tạo và chức năng cơ bản của các phương tiện, dụng cụ trong PTMM, cũng như nguyên tắc sử dụng, bảo quản các dụng cụ, phương tiện đó.
- Nội dung bài giảng chỉ giới thiệu về các phương tiện - dụng cụ mang tính chuyên ngành, và theo trình tự của các thì PT chính trong PTMM.
II.Dụng cụ phẫu tích mạch máu:
1. Kéo phẫu tích: 2 loại
1.1 Loại cong, đầu tù
1.2 Loại cong đầu nhọn
2. Kẹp phẫu tích mạch máu:
Đặc điềm: Không có răng, không chấn thương. Hay dùng loại DeBakey AT hay Gerard.
Ngoại vi: Phẫu thuật ở sâu (động mạch chủ) dùng loại kẹp phẫu tích dài từ 20-27 cm. Hình kẹp phẫu tích của DeBakey hay Gérard.
3. Banh vết mổ tự động
Dùng loài banh Backmann
4. Dissecteur (luồn mạch máu)
Loại Mixter - Crafoord
5. Kéo mở mạch máu
III. Dụng cụ kẹp mạch máu (Clamp):
1. Bulldog (Bun-đốc)
1.1 Động mạch
1.2 Tĩnh mạch
2. Clamp
- Ngoại vi: bao gồm loại thẳng gấp góc và loại cong Derra
- Trung tâm (động mạch chủ)
Ngoài các dụng cụ kẹp mạch máu đã kể trên cần phải có chỉ Catgut (loại to) hoặc ống Nelaton (loại nhỏ) đẻ luồn quanh động mạch kéo lên khi kẹp động mạch.
IV. Dụng cụ để lấy máu cục và nong mạch:
1. Có nhiều lại dụng cụ để lấy máu cục và nong mạch. Loại thông thường và hay được sử dụng là ống Fogarty.
Đặc điểm cấu tạo: ống được đánh số từ nhỏ đến lớn. Số được ghi ở phần đuôi của ống. Số càng lớn thì ống càng to. Đầu ống có bóng. Khi bơm, bóng căng lên đủ với số lượng dịch bơm vào được ghi ở phần đuôi của ống. Trên ống có đánh dấu động dài của ống, thông thường hai vạch cách nhau 10cm. Trong lòng ống (với loại lớn từ cỡ số 4 trở lên) có một dây dẫn kim loại. Khi đặt ống vào long mạch thì rút dây dẫn ra rồi mới bơm căng bóng được. Thông thường ống từ cỡ số 2 đến số 7.
Sử dụng: Chú ý không bơm quá số lượng dịch đã ghi trên ống (không bơm hơi) vì bơm hơi quá lượng dịch quy định sẽ làm vỡ bóng và có nguy cơ làm thương tổn mạch máu. Nói chung bơm lượng dịch vào bóng còn theo cảm giác của phẫu thuật viên tùy theo mạch máu lớn hay nhỏ. Phải chọn loại ống đúng cỡ với kích thước mạch máu.
Pống Forgaty ngoài tác dụng lấy máu cục còn có tác dụng nong mạch.
2. Kim và ống bơm rửa lòng mạch
2.1 Kim cong, đầu tù các cỡ
2.2 ống bơm rửa lòng mạch
ống dài, hình giống ống Forgaty nhưng không có bóng ở đầu. Đầu ống có nhiều lỗ bên. ống cũng được đánh dấu độ dài trên thân ống.
Ngoài ra cần có các loại bơm tiêm các cỡ từ 1-5 ml.
Dung dịch để rửa lòng mạch thường dùng huyết thanh mặn 9% pha với Heparine.
V. Dụng cụ để khâu nối mạch máu:
1. Dụng cụ
1.1 Kẹp phẫu tích: giống kẹp phẫu tích đã nêu ở phần phẫu tích mạch máu.
1.2 Kìm cặp kim
2. Chỉ khâu mạch máu (PROLENE* Monofilament Polypropylene)
Chỉ khâu mạch máu là loại chỉ nhỏ, không chấn thương (kim liền chỉ), sợi đơn và không tiêu, kim tròn. Ngày nay chúng thườngđược đóng riêng từng sợi, vô trùng trong vỏ bọc bằng hợp kim, ngaòi được bọc thêm một vỏ nylon. Trên voe hợp kim có in các chỉ dẫn về đặc tính của chỉ.
Các chỉ mạch máu thường sủ dụng là 4-0, 5-0, 6-0, 7-0, 8-0.
- Số lượng kim: có hình vẽ một kim hay hai kim.
- Cờu tạo kim: Kim tròn kí hiệu
Kim tam giác kí hiệu
Ghi chiều dài vd 9mm, 13mm, 20mm...
Độ cong của kim vd 3/8 (chiếm 3/8 vòng tròn).
- Hạn sử dụng: là phần số nổi in ở mép vỏ bọc hợp kim
Việc chọn loại chỉ và kim tùy thuộc vào kích thước và vị trí của mạch máu. Nhìn chung mạch càng nhỏ thì dùng chỉ và kim càng nhỏ. Thường dùng chỉ như sau:
+ Động mạch chủ bụng: PROLENE 4-0 hoặc 5-0 (kim 22-25)
+ Mạch chậu:
+ Mạch đùi:
+ Mạch kheo:
+ Mạch dưới đòn, cảnh, cánh tay:
+ Mạch quay, trụ:
+ Mạch cẳng chân:
VI. Đoạn ghép mạch tự thân và nhân tạo:
1. Đoạn ghép mạch tự thân
1.1 Lấy tĩnh mạch: hay dùng nhất là lấy đoạn tĩnh mạch hiển trong để ghép. Khi ghép nhớ quay đảo đầu vì tĩnh mạch có van. Nếu không đảo đầu thì phải phá van bằng dụng cụ phá van riêng.
1.2 Lấy đoạn động mạch: ít dùng. Thường lấy đoạn động mạch quay hoặc trụ để ghép như để làm cầu nối mạch bành hay ghép đoạn mạch tạng (thận, ruột...)
2. Ghép đoạn mạch bảo quản
Thường đoạn tĩnh mạch hiển trong (sau phãu thuật Stripping) được xử lý bào quản để ghép mạch. Hiện nay trên thế giới sử dụng nhiều nhưng ở Việt Nam chưa có vì giá thành còn quá đắt.
2. Mạch nhân tạo
Miếng vá, đoạn thẳng, đoạn chữ Y, đoạn mạch có vòng xoắn (để tránh bẹp, vòng xoắn có thể bằng hợp kim hay bằng chất dẻo cứng). Những loại mạch thường dùng như sau:
+ eflon: loại này thường thưa, dễ chảy máu nên khi sử dụng phải tẩm máu trước khi khâu ghép.
+ Dacron Polyester: sử dụng nhiều; bao gồm hai loại:
- Loại dệt Double - Velour: đặc điểm: bảo đảm sự tương hợp tốt, dễ sử dụng, không bị xơ tước. Nhưng trước khi ghép phải tẩm máu trước.
- Bọc lớp áo Gelatin: đặc điểm: không thấm máu nên không cần tẩm máu trước khi ghép, không gây độc hại, kích thích hòa nhập, phát triển mô, tiện lới trong phẫu thuật cấp cứu.
+ Goretex: (P.T.F.E: polytetraflouroethylene)
Cho đến nay, Goretex là loại mạch ghép nhân tạo ưu việt nhất với đặc điểm: dễ khâu nối. Không cần tẩm máu trước khi ghép, tỷ lệ tắc mạch sau khi mổ theo thời gian ít hơn so với 2 loại trên. Trên thế giới sử dụng nhiều nhưng giá thành còn tương đối đắt.
VII. Các vật liệu cầm máu tại chỗ:
Có nhiều loại: dưới dạng bột, dang gạc (miếng nhỏ)... như: Spongel, Gelaspon, Surgicel,... Bông thấm nước để khô cũng là vật liệu thấm máu tại chỗ tương đối tôt, hay dùng vì giá thành rẻ, dễ kiếm. Ngoài ra còn có các loại cồn sinh học để cầm máu miệng nối mạch máu. Hiện nay ở Việt Nam còn chưa dùng vì giá thành còn đắt.
VIII. ánh sáng với phẫu thuật mạch máu:
Phải đảm bảo đủ ánh sáng. Tôt nhất là dùng ánh sáng lạnh vì nếu dùng ánh sáng nóng chiếu tập trung sẽ gây khô cháy tổ chức phần mềm và mạch máu. Nếu dùng ánh sáng gây nóng phải dùng kính lọc nhiệt và thường xuyên tưới huyết thanh.
Thông thường bàn mổ dùng với 1 đèn lứon chiếu sáng chung và 1 đèn vệ tinh chiếu sáng tập trung vào khu phẫu thuật nhất là cùng phẫu trường sâu.
Tốt nhất là dùng đèn đầu với nguồn ánh sáng lạnh, nhất là ở nhưng vùng phẫu thuật sâu.
IX. Bảo quản dụng cụ:
Các loại dụng cụ dùng cho phẫu thuật mạch máu đèu tinh vi và bằng hợp kim không mòn (đánh dấu bằng phần mạ vàng ở chuôi) do đó phải được dùng đúng chức năng thì mới bảo quản không hỏng. Thí dụ: cặp kim phải theo số cỡ kim nếu cặp vào kim cỡ to sẽ gây toác cặp km. Kéo mạch máu chỉ để cắt mạch máu không dùng để cắt chỉ. Dùng xong, rửa và tiệt trùng cũng phải để riêng, không xếp chung với các dụng cụ khác.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top