7. Đêm tuyết Sank-Peterburg



Chiều nay Linh Châu có một tiết giảng với lớp học khoảng 50 sinh viên.

"Hôm nay chúng ta nói một chút về Đường lối ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Công hòa giai đoạn từ sau 2/9/1945 - trước 19/12/1946 nhé."

"Các bạn cũng đã biết rằng 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng ngay sau đó, nước ta đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn."

Một vài sinh viên liền nói : "Tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" ạ."

"Đúng là có thể dùng cụm từ này nhưng chỉ khi nói về khó khăn ở tất cả mọi mặt từ : ngoại xâm nội phản, chính quyền Cách mạng, Kinh tế - Tài chính, Quân sự,... thôi nhé. Còn nêu chỉ nói về nội xâm ngoại phản thì chỉ cần nói là vô cùng khó khăn thôi. Vậy, ai có thể nêu cho mình vài điểm về ngoại xâm nội phản giai đoạn này nhỉ ?"

Một sinh viên đứng lên trả lời :

"Nước ta có quân Đồng Minh tiến vào giải giáp quân Nhật và Pháp quay lại xâm lược tại Nam Bộ cùng Nam Trung Bộ."

"Trong giai đoạn này, theo quyết định của hội nghị Potsdam thì quân Đồng Minh đã tiến vào Đông Dương để làm nhiệm vụ giải giáp quân phiệt Nhật. Quân Anh ở nam vĩ tuyến 16, còn quân Trung Hoa Dân quốc thì ở bắc vĩ tuyến 16. Chính phủ Pháp ngay khi nghe tin phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện thì đã ngay lập tức đưa quân đội viễn chinh do tướng Leclerc chỉ huy quay lại Đông Dương. Được sự giúp đỡ của quân Anh, Pháp nổ súng tấn công Xứ ủy Nam Kỳ và Cơ quan tự vệ Sài Gòn ngày 23/9/1945, mở đầu cho cuộc xâm lược trở lại tại Đông Dương. Bạn phát biểu đúng nhưng có ai nhớ đến một lực lượng ngoại xâm nào khác không ?"

"Quân phiệt Nhật ạ."

"Đúng vậy, trên lãnh thổ Việt Nam lúc này vẫn còn khoảng 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp. Nhưng lực lượng này không ngồi yên mà còn nghe theo lệnh quân Anh chống Cách mạng. Có thể nói đây cũng là một thế lực ngoại xâm."

Linh Châu nói xong, nhìn cả lớp như có điều ngẫm nghĩ : "Theo mình nhớ thì từng có một đội quân Nhật trong lúc chờ giải giáp đã đi theo Cách mạng thì phải. Nhưng không chắc có đúng không. Các bạn có thể về nhà tìm hiểu thêm vì nếu có thật thì sẽ giúp ích kha khá cho những bài tiểu luận liên quan sau này."

"Vậy không ai nhớ gì về nội phản sao ?"

"Việt quốc và Việt cách ạ." Sinh viên lao nhao nói.

"Yeah, Việt quốc và Việt cách. Hẳn các bạn cũng biết Việt quốc là Việt Nam Quốc dân đảng. Còn Việt cách là Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội. Sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái 2/1930, người ta thường nói là chấm dứt khuynh hướng cứu nước theo hệ tư tưởng Dân chủ tư sản. Nhưng chấm dứt không có nghĩa là biến mất. Mà khuynh hướng này không còn có thể cùng khuynh hướng vô sản chen vai tiến lên giành quyền lãnh đạo phong trào yêu nước Việt Nam nữa mà thôi. Và hai tổ chức chúng ta vừa nhắc tới chính là tàn dư của con đường này. Hai tổ chức này được sự hậu thuẫn của Trung Hoa Dân Quốc thì cũng vào nước ta góp loạn, đòi ta phải giải tán chính phủ liên hiệp,..."

"À, mình hơi lạc đề rồi. Vậy, các bạn có biết vì sao quân Anh và Trung Hoa Dân Quốc dù mang danh nghĩa quân Đồng Minh tiến vào nước ta nhưng ta lại coi đó là kẻ thù ngoại xâm không ?"

"Thưa cô, vì chúng liên tiếp có các hành động chống phá chính phủ Cách mạng, quân Tưởng thì hậu thuẫn cho nội phản còn quân Anh thì lại hậu thuẫn cho Pháp xâm lược nước ta lần nữa."

"Đúng rồi, một phần là vì hành động của chúng sau khi tiến vào nước ta. Nhưng bên cạnh đó, các bạn cũng phải nhớ đến một điểm trong bối cảnh quyết định phát động Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Tại hội nghị toàn quốc của Đảng ngày 14-15/8/1945 thì đã xác định là phát động Tổng khởi nghĩa trước khi quân Đồng Minh tiến vào nước ta. Điều đó là vì sao nhỉ ?"

Tiếng xì xào vang lên nhưng không ai giơ tay lên cả, Linh Châu giữ im lặng, có vài thứ nên để cho những bạn học này động não chút.

"Nếu chưa nhớ ra thì ghi lại về nhà suy nghĩ nhé. Chúng ta đi tiếp về các chính sách ngoại giao. Còn một khó khăn nữa về mặt ngoại giao thì lúc này, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa được bất kì quốc gia nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Chúng ta ở trong thế bị bao vây, cô lập."

"Cô ơi, tại sao cùng là đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa mà các nước trong khối Xã hội chủ nghĩa lại không ngay lập tức thiết lập quan hệ ngoại giao hay ủng hộ chúng ta ạ ?"

"Đơn giản thôi, thực chất thời gian mà khối Xã hội chủ nghĩa được thiết lập ở châu Âu là trong khoảng từ 1946-1947. Trước đó, điển hình là Đông Âu thì chính phủ là chính phủ liên hiệp. Loại hình chính phủ này bao gồm đại biểu của các giai cấp, đảng phái chính trị trong Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít. Giai cấp tư sản và các chính đảng của chúng có một lực lượng và địa vị khá quan trọng trong các Chính phủ liên hiệp này cho nên chúng luôn luôn phá hoại, ngăn cản việc thực hiện những cải cách dân chủ nhằm đưa các nước Đông Âu quay trở lại con đường tư bản chủ nghĩa. Vậy nên, trong thời gian mà chúng ta vừa giành độc lập thì các nước Đông Âu cũng phải tự đấu tranh nội bộ để đi theo chế độ Cộng sản."

"Còn một lí do nữa là vì trong hội nghị Ianta (2/1945), 3 cường quốc Mỹ, Anh, Liên Xô đã phân chia phạm vi ảnh hưởng. Trong đó thì Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây. Mà ngay sau Chiến tranh thì Liên Xô có "thế" nhưng "lực" chưa đủ để làm quan hệ quốc tế có thể biến đổi "nghiêng trời lệch đất" theo ý mình. Nên họ vẫn muốn các quyết định của hội nghị được kéo dài."

"Thì ngay khi nhận được tin Pháp quay lại xâm lược ở Nam Bộ thì Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Mịnh đã ra chỉ thị "kháng chiến kiến quốc". Tức là vừa kháng chiến vừa xây dựng đất nước. Chúng ta tiến hành kháng chiến ở Nam Bộ. Bên cạnh đó, đối với quân Tưởng thì chúng ta nhân nhượng cho chúng 70 ghế đại biểu trong Quốc hội không qua bầu cử và 4 ghế bộ trưởng. Rất rõ ràng, mục đích làm vậy để ta có thời gian củng cố chính quyền từ Trung ương đến địa phương, xây dựng lực lượng, đặc biệt để tránh một cuộc chiến tranh bất lợi về phía ta khi lực chưa đủ mà phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc."

"Lenin từng dạy một câu thế này : "Thấy cuộc chiến đấu rõ ràng có lợi cho kẻ thù chứ không có lợi cho ta mà cứ nghênh chiến, đó là một tội ác." "

"Giai đoạn này ta hòa với Tưởng để chống Pháp. Nhưng đến khi Trung Hoa Dân quốc kí cùng Pháp bản Hiệp ước Hoa-Pháp (28/2/1946) thì nó đã đặt nước ta vào thế khó. Trước khi nói đến tác động của nó thì ta cần đề cập đến lí do tại sao hai nước này có thể đạt được bản hiệp ước này. "

"Thật ra rất dễ để trả lời thôi. Nên ai đã có đáp án nào ?"

Một sinh viên đầu bàn đứng lên trả lời cô :

" Thưa cô, quân Tưởng cần phải về nước để đối phó với Nội chiến Quốc-Cộng, trong khi đó thì quân Pháp lại đang thiếu tính pháp lí quốc tế để đưa quân ra miền Bắc. Nên hai nước này đã thỏa thuận với nhau để đạt được lợi ích mong muốn : Pháp có thể đưa quân ra miền Bắc Việt Nam, còn quân Tưởng thì có một số quyền lợi kinh tế."

"Ừm, đúng rồi, Hiệp ước Hoa-Pháp hay còn gọi là Hiệp ước Trùng Khánh được kí kết dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên Trung Hoa Dân quốc và Pháp. Thực ra để hai nước này có thể thỏa thuận cùng nhau thì còn có sự dàn xếp trong nội bộ các nước đế quốc tư bản chủ nghĩa nữa. Sau khi bản hiệp ước được kí kết thì nước ta phải đứng trước hai sự lựa chọn : một là cầm vũ khí đứng lên chống Pháp, hai là nhân nhượng với Pháp để đuổi Tưởng về nước."

"Vậy lựa chọn của Chính phủ là như nào nhỉ ?"

"Thưa cô, ta đã chọn "hòa để tiến", kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, nhân nhượng cho Pháp đưa quân ra miền Bắc cùng một số quyền lợi kinh tế để có thể đuổi quân Tưởng về nước."

"Ừm, đúng rồi. Vậy ai cho mình biết những ý nghĩa của bản Hiệp định nào ?"

....

Tiết học cứ thế tiếp diễn rồi dần đi đến hồi kết, tiếng báo hiệu kết thúc vang lên :

"Ok, hôm nay đến đây thôi. Các bạn về tìm hiểu lí do tại sao chúng ta có thể kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946. Đồng thời nêu rõ giá trị của hai văn kiện là Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước 14/9/1946. Hẹn các bạn tiết sau nhe."

______<<___>>______

Linh Châu kết thúc buổi dạy cũng là lúc hết luôn ngày làm việc.

Ngoài trời vẫn còn sót lại chút nắng cuối ngày, mặt trời đỏ au đang dần chìm xuống.

Linh Châu không thích loại cảm giác chen chúc này chút nào. Cô đi bộ ra khỏi khuôn viên trường, bước trên hè phố, đi bộ đến trạm xe gần nhất. Dưới lòng đường, xe cộ vẫn lao đi vun vút, đông đúc nhưng không đến mức tắc nghẽn.

Linh Châu sải những bước dài, băng qua từng top sinh viên đợi xe, người đi bộ và những hàng bán rong thơm nức mũi. Nắng cuối ngày đậu trên vỉa hè, trên những bức tường, trên tán lá. Linh Châu thật sự nhịn không được liền lấy điện thoại ra căn góc chụp. Không phải dạo này rất hot việc chụp ảnh trong chế độ quay sao ? Cô cũng mở máy lên quay, kéo sáng rồi phóng cận các thứ, chụp ảnh. Phía sau vang lên tiếng người :

"Em chụp đẹp thật đấy, gửi cho anh đi."

Linh Châu quay ngoắt lại phía sau, gương mặt của Phong Tú gần đến nỗi khiến cô giật bắn người.

Ánh sáng cứ thế dát hết lên mặt hắn, khiến Linh Châu vô thức cảm khái, hôm nay ngoài mặt trời ra thì gương mặt hắn lúc này chính là thứ sáng chói nhất mà cô gặp được.

"Gửi cho anh với, được không ?" Hắn ngửa điện thoại đang cầm trong tay ra như thể một lời thúc giục.

"Em không có mạng ở đây." Một lời từ chối

Hắn cười khẽ, đôi mắt xoáy sâu vào mắt cô, bàn tay cũng lặng lẽ thu lại : "Được thôi, sau này nhé ?"

Linh Châu không thích hứa hẹn gì cả. Gò má nâng lên, lắc đầu rất khẽ.

Phong Tú nhìn sâu vào đôi mắt nâu đen của cô, sâu đến mức như thể nhìn được cả ảnh ngược của mình trong đó. Trước sau như một, ánh mắt hắn giữ một tiêu điểm duy nhất nhìn vào mắt cô : "Để sau tính vậy. Em vẫn nhớ cuộc hẹn ăn trưa vào ngày mai của chúng ta chứ ?"

"Vâng, nhưng sao anh lại ở đây ?"

"Anh có một cuộc hẹn gần đây. Em vừa tan làm đúng chứ ?"

"Vâng."

"Vậy trưa mai, em muốn ăn gì ?"

"Tùy ý đi ạ."

Chuyến xe E01 đi ngang qua hai người, chậm chạp tiến đến trạm dừng xe.

"Tạm biệt anh."

Linh Châu xoay người bước nhanh theo để kịp lên xe. Lần này nắng đặc biệt rực rỡ, khác hẳn với bóng tối khi ấy. Phong Tú bước chậm theo cô, hắn không lên xe mà đứng lại đó, cứ vậy nhìn theo.

______________________________________

Trời đặc biệt nắng như vậy, khác hẳn so với khung cảnh xám xịt của nước Nga vào mùa đông. Khi mà tuyết rơi không ngừng, bám lên vai, lên tóc, lên cả điếu thuốc đang lập lòe ánh lửa đỏ.

"Lạnh như vậy mà cũng có người đến đây à ?"

Bóng dáng người con gái ấy như thể hòa lẫn vào màn đêm tăm tối, không thể phân biệt, không có lối thoát. Thứ ánh sáng lập lòe dường như trở thành nhân chứng duy nhất cho sự tồn tại của đối phương.

"Đứng trên cao như vậy mà cô không sợ sao ?"

"Không đáng sợ đến vậy đâu. Độ cao này khá lí tưởng mà."

"Lí tưởng đoạn nào chứ ?"

Đối phương không nói chỉ hất cằm ý bảo hắn nhìn ra phía xa. Nhưng trong làn tuyết trắng, ánh đèn điện của Sankt-Peterburg dù có sáng hơn nữa cũng chỉ là những dãy mờ xa xôi. Thành phố này chìm trong tuyết. Ảm đạm.

Chàng trai lần nữa đặt tầm mắt lên đối phương, gương mặt cô ấy không hướng ra xa, nhìn rộng xuống thành phố. Mà nó chỉ cúi xuống, đăm đăm nhìn thẳng tắp xuống dưới, xuống lòng đường mờ mờ xa vời. Gió rít gào, lạnh lẽo đến đáng sợ, nó thổi từng lọn tóc, bay lượn trong không khí.

Vì sao lại không nhìn thành phố hoa lệ rộng lớn trước mắt, mà lại chỉ đăm đăm nhìn xuống lòng đường ?

Khi đó chàng trai đã tự hỏi như vậy. Sau này, khi gặp mặt một vài người, họ đã nói với hắn, vì sao lại chỉ nhìn xuống. Thời khắc ấy, trong tâm trí họ, thứ gì đã được vẽ ra, thứ gì đã được mường tượng đến. Dường như, hắn cũng nhận ra, bóng tối hôm đó còn tăm tối hơn kí ức của bản thân hắn. Loại bóng tối đầy chấp chới.

《Cô nói độ cao ấy là lí tưởng chứ chưa từng nói thành phố đêm ấy đẹp.》

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top