Chương 2. ĐOẢN BÚT VONG THÂN
1. Ân Vĩnh
Dung Âm - nàng còn nhớ...
Năm ấy, một cách cách chỉ mới 9 tuổi lại huy bút thành thạo, tự tự lưu sướng, liên thanh thuyết thảo, Ung Thân vương (Lúc Ung Chính Đế chưa đăng cơ) bèn hỏi giảng giải thơ của Hoàng đế thế nào, Cách cách đáp:"Sư phụ đã giảng qua, mới biết là câu 'Tại đức bất tại hiểm', là ở Sử ký Tôn Tử - Ngô Khởi truyện, trường thành hiểm cố, không có đức chính, không có minh chính, vũ hảo nơi hiểm yếu cũng là ngăn không được Ba Đồ Lỗ của Mãn tộc ta. Chỉ có lý lẽ hiểu rõ, tu nhân, tu đức, có kỷ cương, mới có thể thống trị thiên hạ" - A mã ta xoa đầu, khen cách cách thông minh.
"Và Cách cách đó là nàng. Dung Âm..." - Hoằng Lịch tiếp tục nói
Mặt Dung Âm ửng lên không rõ là do nàng ấy e ngại hay là vì ngượng ngùng trước ánh mắt mà phu quân nhìn mình.
"Tài năng thần thiếp vẫn còn kém cỏi, không như chàng nói đâu..."
"Vậy là nàng có ý nói Hoàng a mã ta có mắt nhìn kém cỏi đúng không?" - Hoằng Lịch tỏ ra bực dọc
"Thiếp không có ý đó..." - Dung Âm biết đã nói lỡ liền liên tục quơ tay phủ nhận
"Ta cũng không có ý đó... " - Hoằng Lịch chỉ sau một chớp mắt đã thay đổi bộ mặt tức giận ban nảy bằng một gương mặt vui cười khoái chí, rõ là chàng ta đang chọc nàng ấy.
"Chàng đùa với thiếp... Là hoàng thượng kể cho chàng nghe?" - Dung Âm
"Đúng vậy! Là Hoàng a mã ta kể ..." - Hoằng Lịch nói tiếp sau khi nhìn gương mặt Dung Âm: "Sau khi từ phủ đệ của a mã nàng về, đến nói chuyện, lúc đó có Tam a ca (Hoằng Thời), Ngũ a ca (Hoằng Trú) và ta. Hoàng a mã đã lấy tờ chữ của nàng ra, răng dạy bọn ta nếu trong tâm không dụng tâm mà tiến tơi, đến một cô gái trẻ cũng không bằng. Lúc đó ta liền tiên phong nhận lấy tờ giấy đó... chỉ đơn thuần vì muốn được luyện chữ"
"Thiếp không thể nào ngờ được chuyện như thế, nếu bút pháp của thiếp được lọt vào nhãn quan của Hoàng thượng và chàng, thì đó là phúc phần ngàn đời của thần thiếp..."
Hoằng Lịch bước vào hồi lâu, rồi bước ra trong tay đang cầm một nghiêng mực; sau lưng, một người hầu đang khá chật vật với những cuộn giấy, bút.
Tứ a ca liền trải một tấm giấy lên bàn, gọi Dung Âm lại xem,
"Chàng vẫn còn giữ nó ư?" - Dung Âm ngạc nhiên hòa cùng vui mừng và cả hạnh phúc
"Thật ra, như ta nói ban nãy, lúc đó ta chỉ vì muốn luyện chữ nên mới giữ nó... Nhưng không ngờ, nó lại là vật định duyên của ta và nàng." - Dung Âm mỉm cười đồng ý
"Nàng viết thử xem" - Tứ a ca đưa bút cho nàng với vẻ ân cần
Dung Âm thoạt đầu cũng không đồng ý nhưng sự ân cần của Hoằng Lịch khiến nàng lay động, (nàng không phải kiêu kì).
Đôi tay mỏng manh, mềm mại của nàng nhẹ nhàng nhấc chiếc bút chấm vào nghiêng mực bắt đầu viết nét chữ đầu tiên, thoáng chốc từng nét từng nét một đã thanh thoát, rõ ràng. Viết xong, chàng liền hỏi nàng:
"Sao nàng lại viết chữ ÂN?"
"Chàng đừng chê cười thần thiếp ít học, trong chữ ÂN gồm có chữ ĐẠI và TÂM. Ý nói là đại ân đại đức, thần thiếp nguyện cả đời không cầu ÂN NHÂN chỉ cần ÂN PHÚC. Không cần đôi ta ÂN ÁI triền miên, chỉ cần trong ta có chữ ÂN TÌNH là đủ" - Dung Âm viết ra chữ này đó là cả chân tình của nàng ấy, nàng nói tiếp:
"Thiếp khẩn xin... cho thần thiếp được chiêm ngưỡng bút pháp của chàng! Chàng có đồng ý...?"
Dung Âm nhường chỗ cho chàng. Hoằng Lịch không chút do dự, bước vào giữa bàn, tuy nhiên tứ a ca lại không lấy tờ giấy mới để viết mà viết ngay cạnh chữ của Dung Âm. Vốn được Hoàng mã pháp (Khang Hy - ông nội Hoằng Lịch) và Hoàng a mã (Ung Chính) yêu thương với sự thông minh, mẫn tuệ của mình. Từ nhỏ đã rèn luyện bút pháp, học đâu nhớ đó. Ngày ngày hao luyện, quả thật đường nét tinh giai, chỉ hơn chứ không kém cạnh Dung Âm... Có khi còn hơn khá nhiều... (chữ VĨNH)
"Nàng nghĩ sao ta lại viết chữ VĨNH cạnh chữ ÂN của nàng?"
"Là chàng muốn tình cảm chúng ta vĩnh thùy bất hủ (đời đời bất diệt), thứ lỗi cho thần thiếp, nhưng chữ VĨNH này cũng có nghĩa là chết..." - Dung Âm sợ làm Hoằng Lịch phật ý
"Không sao cả! Nếu như nàng nhìn nó là tốt đẹp thì nó là tốt đẹp, nếu xem là xui rủi thì nó mãi là xui rủi. Chỉ cần dùng tâm, chữ TÂM dưới chữ ÂN của nàng kìa (Cách viết chữ, trong chữ ÂN có chữ ĐẠI và chữ TÂM). Dùng tâm sáng để nhìn thì nó mãi là điều tốt đẹp cho nàng ..."
"Thiếp hiểu rồi! Thiếp hiểu rồi!" - Nàng nói như tìm ra chân lý của bản thân.
Màn đêm buông xuống thật nhanh, ánh trăng càng hiện rõ mồn một, soi sáng qua khung cửa sổ mở toang, lộ rõ bóng dáng hai người đứng đó, chỉ hai người họ. Rồi những cơn gió yên ả cứ nhè nhẹ thổi đi, thổi đến lúc nào đó rồi lọt qua khe cửa này... chầm chậm nhưng lạnh đến thấu người. Chiếc áo lông được khoác lên. Ánh đèn cứ le lói, loang lỗ in hằng lên những nét chữ chưa khô...
Gió có lạnh đến đâu, nghiêng mực đã mài bao nhiêu lần,... cánh cửa sổ cũng chẳng màng khép lại, ánh trăng vẫn cứ sáng, ánh nến cũng cứ tỏa, là hữu ý hay vô ý, tất cả đã nói hộ lòng họ...
[Vĩnh Liễn?]
2. Phạt tác - Văn tự ngục
Sáng hôm sau,
Từng bước nàng đi trong sự nặng trĩu vô hình bởi tâm trạng hồi hộp cũng như sự sợ sệt lúc này, đôi chân loạn nhịp đặt một bước chạm ngõ cửa cung - nơi mà nàng tưởng chừng sẽ không có lý do để nàng đến, ... nàng cứ bước, rồi xém chút còn đứng không vững, may thay được cung tỳ đỡ kịp. Nàng ta chếch choáng một hồi rồi cố chỉnh trang y phục và búi tóc, nàng phải thật chỉnh tề, để diện kiến Hoàng hậu... Bước chân vào giữa cung:
"Thần thiếp cung thỉnh Hoàng hậu nương nương thánh an!" - Nàng làm một điệu chào cung kính, hành lễ trước bậc trưởng bối.
"Miễn lễ! Con ngồi đi" - Bằng giọng hơi khàn, tôn lên vẻ quy nghiêm của ngôi vị hoàng hậu. (Dung Âm đứng dậy, được dìu bởi cung tỳ thân cận, ngồi xuống ghế...)
"Con biết vì sao ta gọi con đến đây không?"
"Thần thiếp không biết... Khẩn xin hoàng hậu chỉ bảo!"
"Ta nghe nói con thi pháp thanh thoát, nay muốn được chiêm ngưỡng tài hoa ấy? Chẳng hay con có đồng ý?" - Hoàng hậu lúc thì giọng cứ trầm trầm lúc lại rướn giọng cao vút
"Thần thiếp không dám cho mình cái quyền này... và cũng không bao giờ dám" - Từng lời Dung Âm thốt ra là từng nhịp thở gấp rút
"Không dám (à)!" - Hoàng hậu nhếch mép cười khẩy, rồi nói với giọng rất bình thường: "Vậy là có quyền với phu quân mình sao? Cả đêm ân ân ái ái, khoe mẻ chút ít tài năng cỏn con... ngươi định phô trương cái tài lẻ đó cho cả Tử Cấm Thành này biết sao?"
"Thần thiếp chưa nghĩ đến điều này! Thiếp không nghĩ nó là điều cấm kị, hay to tát nên mới phạm lỗi! Xin hoàng hậu nương nương răng dạy..." - Dung Âm cúi đầu, ánh mắt đầy bi lụy
"Là ngươi nói ta làm lớn chuyện hay sao?" - Đáng lẽ hoàng hậu nên giận dữ, nhưng bà lại toát ra một vẻ u buồn, ảo não, ('ngươi' thành 'con')
"Dung Âm không có ý đó..." - Nàng chợt thấy ánh mắt buồn bã ấy, liền hỏi hoàng hậu: "Hoàng hậu... có phải Dung Âm khiến người buồn?"
"Đáng lẽ Hi Quý Phi mới là người giáo huấn con về chuyện này, nhưng ta cũng là người đứng đầu hậu cung, cũng xem như là thỏa đáng... - Bổn cung nhắc nhở con, đừng bao giờ làm như thế nữa và những việc tương tự, đừng xem mình là người quan trọng hay làm những việc ngang hàng với phu quân mình...
Dung Âm - con nên biết, từ thời tiên đế (Khang Hy) và cả hoàng thượng (Ung Chính) có bao nhiêu người vì chữ viết mà vong mạng? Một bảng tấu, một câu thơ, hay bất kì văn chương nào chỉ cần sai lệch một chữ - hoàng thượng xem đó là có ý xuyên tạc, phỉ báng triều cương thì cả ngàn người dù lớn nhỏ chỉ cần liên quan đến, từ gia tộc, họ hàng thậm chí cả người bán giấy bút, nghiêng mực cũng được quy thành tội chết. Dù người đó không tự viết ra chỉ là sao chép, trích dẫn cũng đều bị toi mạng"
Bổn cung cũng biết Hoàng Thượng để ý đến con cũng là tài hoa này, nhưng đừng bao giờ làm điều đó..." - Bà nói đến đây thì nghẹn lại ở cổ, khó thốt ra thành lời, " Tề phi..." - Hoàng hậu uy nghiêm khi nãy chả biết tự bao giờ lại não nuột, đau buồn thế kia. Bà muốn nói nhưng có thứ gì đó chặn lại ở nơi cổ họng bà, mắt bà bắt đầu lưng chừng nước mắt, bà ngoái về sau lấy chiếc khăn lụa thêu mỏng của mình chậm những giọt nước mắt khi nó chưa kịp tuôn thành dòng...
"Hoàng hậu... người có sao không? Ngươi cứ tâm sự cùng thần thiếp... Có như thế nỗi buồn trong lòng người mới vơi đi"
Hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp thị quay mặt lại, vẫn ánh mắt buồn bã đó, nhưng bà chả hề do dự trước lời đề nghị, có lẽ bà cũng có ý định này:
"Các ngươi lui hết đi!" - Hoàng hậu ra lệnh cho các tỳ nữ lui hết, đến khi chỉ còn hai người, bà giơ tay lên rồi làm một hành động có ý gọi Dung Âm lại. Nàng thấy thế, liền bước lại ngồi cạnh chỗ bà... - Bà bắt đầu kể:
Hồi tưởng:
Năm Khang Hy 50, một đại thần dùng một quyển trong một tập ghi để dâng sớ tố cáo một tội thần có hành vi phóng túng, ngông cuồng, hòng tạo nên sách phản, trục lợi cá nhân... Sau khi tiên đế biểu xong, liền đưa ngay cho bộ Hình tra xét. Thế là danh sách hơn 300 người chịu án liên đới, tuy nhiên năm đó Tiên đế vì một lý do nào đó chỉ xử chém 1 kẻ có tội để làm gương thiên hạ. Còn lại, dù không kết thành tội chết cũng bị khổ hình, người thì bị lưu đày đi biên ải...
Và một trong những 300 người bị xem như tội đồ, là Lý gia - dù không trực tiếp hay chả biết gì về sự tình, nhưng họ cũng bị quy thành tội phản. Lý gia chính là xuất thân của Tề phi, (lúc này chưa gọi là phi - vì Ung Chính chưa lên ngôi).
Nhờ vào vị trí lúc bấy giờ, hơn nữa lại có tam a ca Hoằng Thời là con trai. Vì thế, Khang Hy đế cũng không trừng tội nàng, khoảng thời gian này nàng cũng vừa mới mất con (Hoằng Quân - anh của Hoằng Thời). Tuy vậy, nàng ta bị cấm túc ở cung mình, cung tỳ cũng lên mặt với nàng.
...
Không lâu sau, Tề phi một mình hiu quạnh cho đến lúc chết... nhưng vì sao nàng chết? Cũng không thấy thân thể đâu? Và còn nhiều điều khó lý giải?
Trở về: (hết hồi tưởng)
"Không ngờ chỉ cần một nét bút bất tri bất giác, dù không có nghĩa phản nhưng khi đặt sai chỗ lại thành ra mưu phản, phỉ báng... Tại sao Tề phi lại bị như vậy? Trong khi chẳng có gì liên quan đến nàng? Chả lẽ chỉ do gia tộc nàng có liên quan mà nàng cũng bị gán tội? Đúng là không công bằng!" - Dung Âm vừa buồn bã cho thân phận Tề phi, lại vừa căm phẫn trong lòng nàng
"Ngươi lại dám ý kiến rồi! Mất mạng đấy! ... Ta có sai khi kể cho con nghe không?" - Hoàng hậu làm một hành động ám chỉ Dung Âm nên có chừng mực trong lời nói. Rồi bà u uất nói tiếp:
"Trước lúc Tề phi bị cấm túc, ta đã đến tìm nàng, và nàng cũng tìm ta... Nàng lúc ấy, không hề nước mắt giàn giụa, mà mang trong mình một nỗi bất khuất to lớn. Nàng đau khổ lắm chứ! Nàng đau khổ tột cùng khi phải trong hoàn cảnh còn chưa quên đứa con xấu số vừa qua đời lại thêm việc sắp phải chia ly Hoằng Thời. Nhưng nàng hiểu lúc này, nước mắt chả có ý nghĩa gì? Nàng ta cầm lấy tay bổn cung, trao một chiếc vòng phỉ thúy đeo chỉ vừa cho trẻ em. Ta liền biết đó là của Hoằng Thời, Tề phi muốn là ta sẽ nuôi dưỡng tam a ca thay cho nàng ấy, ... Và đương nhiên là ta đồng ý, vì nàng ấy và cũng vì bản thân bổn cung.
Ta cứ không hiểu, đáng lẽ đây chỉ là cấm túc, đâu có nghĩa người khác không được vào thăm nàng. Nàng vẫn có thể nhận lại con mình, nhưng tại sao nàng làm vậy? Đến bây giờ ta vẫn không hiểu..."
Dung Âm không phải cảm xúc vô cùng, đau thương triền miên, chỉ dừng lại ở sự đồng cảm mà chỉ rươm rướm nước mắt. nàng nói: "Có thể Tề phi chỉ muốn có người chăm sóc con mình khi không có bà bên cạnh?"
"Không đúng! Ta là người trong cuộc lại còn chưa thông thì con khó mà lý giải được... Bao năm qua ta nuôi nấng Hoằng Thời, xem nó như con ruột, lại chưa bao giờ dám nhắc lại ngạch nương nó, ta sợ sự đau khổ, bi lụy của đứa trẻ 7 tuổi lại sống lại trong nó, nhưng ta biết nó chưa bao giờ quên giây phút chia ly đó. Rồi từ đó, một cậu bé 7 tuổi hồn nhiên, vui tươi trở nên lãnh đạm, ít nói; mãi cho đến giờ nó cố tình phạm nhiều lỗi lầm để chọc giận Hoàng thượng, trách người đã không bảo vệ ngạch nương của nó - Hoàng thượng hiểu, nên cũng nhiều lần bỏ qua... Bổn cung muốn nó quên đi những chuyện đó, nhưng ta lại không cho phép mình làm điều đó, ... trong khi bản thân bổn cung cũng chả quên được..." - Hoàng hậu nói tiếp, cũng có ý đổi sang chủ đề khác, chắc bà không muốn nói thêm về việc này: "Nhưng ta thắc mắc, sao con lại không bất ngờ khi Hoằng Thời không phải con ruột ta?"
"Thật ra là ... là ..."
"Là Hoằng Lịch đúng không?"
"Sao người lại biết?"
"Mọi chuyện rõ ràng thế kia cơ mà! Từ khi lấy con, nó mới vui hơn đấy!"
"Người nghĩ thế sao?"
"Đứa trẻ này thông minh, lanh lợi nhưng lại ít nói, lạnh lùng (mâu thuẫn: ít nói / lanh lợi). Nó chỉ lanh lợi khi cần thiết, còn lại sẽ không nói đến. Hoằng Lịch thực chất nó là một người đáng cho con tận tâm đấy!"
"Hoàng hậu! Con đã theo chàng thì sẽ dốc sức, tận tâm vì chàng!"
"Được thế thì tốt! Ta thật buồn vì bị Hi quý phi cướp đi một đứa con dâu như con... nhưng ta không cần con dâu nữa, con sẽ là dưỡng nữ của ta chứ?"
"Tạ hoàng hậu! Dung Âm sẽ nghe theo lời chỉ dạy của nương nương!"
"Con mới vào cung nên còn nhiều thứ chưa biết, hôm nay bổn cung sẽ đích thân dạy con! Khi chỉ có hai ta thì ta cho phép con gọi ta là dưỡng mẫu"
"Dưỡng mẫu!" - Dung Âm cúi xuống hành lễ trước dưỡng mẫu mình, nàng vui mừng khôn xiết, bước chân loạn nhịp tưởng chừng như không thể, mọi chuyện lại hóa thành thế này...
"Thật không hay nếu dành con dâu từ tay Hi quý phi, đành dành đứa con kết nghĩa này!"
"Thật ra, từ đầu đến cuối, hoàng hậu đều muốn tốt cho ta"
[Hết chương 2]
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top