II. CƠ CẤU TÀI TRỢ CHO NGHỆ THUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN - Phạm Việt Long - 27


1. Cấp độ liên bang

1.1. Tổ chức Quốc gia Trợ vốn cho Nghệ thuật

(National Endowment for the Arts (NEA). http://www.arts.endow.gov)

Tổ chức Quốc gia Trợ vốn cho Nghệ là một cơ quan độc lập của chính quyền Mỹ do Quốc hội lập nên năm 1965 để hỗ trợ cho nghệ thuật và cung cấp giáo dục trong ngành nghệ thuật cũng như đưa công chúng đến với nghệ thuật. Nhiệm vụ của Tổ chức Quốc gia Trợ vốn cho Nghệ thuật có 2 mặt:

Bồi dưỡng tài năng, sự đa dạng và tầm quan trọng sống còn của nghệ thuật đối với nước Mỹ.

Mở rộng khả năng cho công chúng đến với nghệ thuật.

Nhiệm vụ trên được hoàn thành thông qua các hoạt động tài trợ, bồi dưỡng lãnh đạo, các hiệp ước hợp tác với các tổ chức của bang và của vùng, nghiên cứu, giáo dục về nghệ thuật, các chương trình đưa nghệ thuật vào đời sống và các hoạt động ủng hộ khác. Năm 1995, Quốc hội đã quyết định cắt bỏ hầu hết các hoạt động tài trợ của Tổ chức Quốc gia Trợ vốn cho Nghệ thuật cho cá nhân các nghệ sĩ.

Tổ chức Quốc gia Trợ vốn cho Nghệ thuật có một thư viện rất lớn có thể tiếp cận qua số 1 202 682 5429, cũng như có bộ phận chính sách và nghiên cứu có thể tiếp cận qua số 1 202 682 5424.

Tổ Chức Quốc gia Trợ vốn cho Nghệ thuật được cơ cấu lại vào năm 1995 để phù hợp với việc cắt giảm tài trợ của liên bang. Trước đây vốn tập trung vào các loại hình nghệ thuật, nay tổ chức Quốc gia Trợ vốn cho Nghệ thuật đã chuyển sang một cơ cấu tài trợ dựa nhiều hơn vào chức năng. Giờ đây, tài trợ được phân bổ cho bốn nhóm: sáng tạo và thể hiện, di sản và bảo tồn, giáo dục và "access" (nghĩa là nâng cao sự tiếp cận với nghệ thuật của các thành phần khác nhau ) trong xã hội, tim cách để nghệ thuật có thể đến với nhiều người chứ không chỉ một số ít người, bảo đảm quyền được hưởng thụ nghệ thuật, đưa nghệ thuật đến với đông đảo khán giả hơn), lập kế hoạch và tạo sự ổn định.

Tổ chức Quốc gia Trợ vốn cho Nghệ thuật tiếp tục duy trì việc kết họp tài trợ với các cơ quan nghệ thuật của bang và của địa phương, nhưng những hoạt động này đang trong quá trình xem xét lại.

Đứng đầu Tổ chức Quốc gia Trợ vốn cho Nghê thuật là Chủ tịch do Tổng thống Chỉ định nhiệm kỳ 4 năm sau khi tham khảo Thượng viện. Hội đồng Nghệ thuật Quốc gia (National Council for the arts, NCA) bao gồm 26 công nhân do Tổng thống chỉ định và Thượng viện thông qua, sẽ tham vấn cho chủ tịch về các chính sách, chương trình tài trợ và quy trình công việc. Các thành viên của Hội đồng Nghệ thuật Quốc gia hoạt động trong các lĩnh vực nghệ thuật khác nhau và thường công tác với nhiệm kì 6 năm.

Các khoản tài trợ được cân nhắc bởi một hội đồng bao gồm những chuyên gia về một lĩnh vực nghệ thuật nào đó, xem xét các nhóm tập trung vào các chức năng cụ thể.

Tổ chức Quốc gia Trợ vốn cho Nghệ thuật đang gặp phải những thay đổi mạnh mẽ không ngừng, bao gồm cả sự không chắc chắn về tài trợ theo Hiến pháp sau năm 1998. Thông tin mới nhất có thể được tìm thấy trên website, trong đó bao gồm danh sách nhân viên, hoặc bằng cách liên hệ trực tiếp với các bộ phận.

1.2. Uỷ ban của Tổng thống về Nghệ thuật và Nhân văn

(President's Committee of the Arts ang Humanities)

Uỷ ban của Tổng thống về Nghệ thuật và Nhân văn được thành lập theo Thủ tục hành pháp năm 1983 nhằm thúc đẩy và khuyến khích hỗ trợ của khu vực tư nhân cho nghệ thuật và nhân văn. Uỷ ban của Tổng thống vê Nghệ thuật và nhân văn tìm kiếm khả năng tăng cường cảm nhận của công chúng trước những giá trị nghệ thuật và nhân văn và xúc tiến các chương trình tiếp cận với người Mỹ tại các cộng đồng khác nhau, đồng thời, thiết lập một chuẩn mực đánh giá tài năng. Uỷ ban của Tổng thống về Nghệ thuật và Nhân văn còn hoạt động như một diễn đàn trao đổi ý kiến thông qua các hội thảo và các ấn phẩm. Nó thăm dò các cách thức kết hợp giữa các chính sách của nhà nước với sự tài trợ của tư nhân để hỗ trợ cho đời sống văn hoá, xem xét khả năng tài trợ trong tương lai cho cả Tổ chức Quốc gia Trợ vốn cho Nghệ thuật lẫn Tổ chức Quốc gia Trợ vốn cho Nhân văn và cố gắng giải quyết những vấn đề cấp bách có liên quan đến nghệ thuật và nhân văn

Uỷ ban của Tổng thống về Nghệ thuật và Nhân văn bao gồm các công dân ở vị trí lãnh đạo, do Tổng thống chỉ định từ khu vực tư nhân, là những người quan tâm và tận tâm với nhân văn và với văn hoá bao gồm Vụ giáo dục, các tổ chức Quốc gia trợ vốn cho Nghệ thuật và Nhân văn, Viện Sờ-mít-sô-niền, Thư viện Quốc hội (Library of Congress), Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia và Trung tâm Nghệ thuật Biểu diễn Giôn F Ken-nơ-đi.

2. Cấp độ bang

2.1. Hiệp hội Quốc gia các cơ quan Nghệ thuật Bang (NASAA)

http://www.nasaa-arts.org

Hiệp hội Quốc gia các Cơ quan Nghệ thuật Bang là một tổ chức dịch vụ quốc gia cho các hội đồng nghệ thuật bang. Hiệp hội thay mặt cho các thành viên thường xuyên triệu tập các cuộc họp và tiến hành nghiên cứu. Hiệp hội là điểm truy cập thông tin về bất cứ một hội đồng nghệ thuật bang nào, hay thông tin về tài trợ cho nghệ thuật ở cấp độ bang nói chung Hiệp hội Quốc gia các cơ quan Nghệ thuật Bang còn thường xuyên cung cấp những báo cáo và ấn phẩm trong lĩnh vực tài trợ cho nghệ thuật và có thể cung cấp một danh sách đầy đủ các hội đồng nghệ thuật bang cũng như những nhân vật chủ chốt.

2.2. Hội đồng Nghệ thuật Bang A-la-ba-ma

http://www.arts.state.al.us

2.3. Hội đồng Nghệ thuật Bang A-lát-xca

http://www.aksca.org

2.4. Ban Nghệ thuật Bang A-ri-zôn-a

http://arts.asu.edulartscomm/

2.5. Hội đồng Nghệ thuật Bang A-ka-sát

http://www.arkansasarts.com

2.6. Hội đồng Nghệ thuật Bang Caliphoócnia

http://www.cac.ca.gov

2.7. Hội đồng Nghệ thuật Bang Côlôradô

http://www.colorts.state.co.us

2.8. Ban Nghệ thuật Bang Con-nếch-ti-cút

http://www.ctarts.org

2.9. Bộ phận Nghệ thuật Bang Đe-la-wây

http://www.artsdel.org

2.10. Bộ phận các vấn đề văn hoá F-lo-ri-đa, Hội đồng Nghệ thuật Bang F-lo-ri-da

http://www.dos.state.fl.us/dca/

2.11. Hội đồng Nghệ thuật Bang Giốc-gi-a

http://www.ganet.org/georgia-arts/

2.12. Quỹ Văn hoá Nghệ thuật Bang Ha-oai

http://www.hawaii.gov.sfca

2.13. Ban Nghệ thuật Bang I-đa-ho

http://www2.state.id.us/arts

2.14. Hội đồng Nghệ thuật Bang I-li-nois

http:l/www.state.il.uslagency/iac

2.15. Ban Nghệ thuật Bang In-di-a-na

http://wwvv.in.gov.iac

2.16. Hội đồng Nghệ thuật Bang Iô-oa

http://www.culturalaffairs.org/iac

2.17. Ban Ngbệ thuật Bang Kan-sát

http://arts.state.ks.us/

2.18. Hội đồng Nghệ thuật Bang Ken-tắc-ky

http://www.kyarts.org

2,19. Bộ phận Nghệ thuật Bang Lui-si-a-na

http://www.crt.state.la.us/crt/ocd/doapage/doapage.htm

2.20. Ban Nghệ thuật Bang Mên-nơ

http://www.mainearts.com

2.21. Hội đồng Nghệ thuật Bang ma-ry-len

http://www.msac.org

2.22. Hội đồng Văn boá Bang Ma-sa-chu-sét

http://www.massculturalcouncil.org

2.23. Hội đồng Các ấn đề nghệ thuật và văn hoá Bang Mi-chi-gân

http://www.commerce.state.mi.us/arts

2.24. Ban Nghệ thuật Bang Min-ne-sô-ta

http://www.arts.state.mn.us

2.25. Hội đồng Nghệ thuật Bang Mít-su-ri

http://www.missouriartscouncil.org

2.26. Hội đồng Nghệ thuật Bang Môn-ta-na

http://www.arts.state.mt.us

2.27. Hội đồng Nghệ thuật Bang Nép-lát-xca

http://www.nebraskaartscounci/.org

2.28. Hội đồng Nghệ thuật bang Nê-va-đa

http://www.dlma.clan.lib.nv.us/docs/arts/

2.29. Hội đồng Nghệ thuật Bang Niu- Ham-sơ

http://www.state.nh.uslnhartsl

2.30. Hội đồng Nghệ thuật Bang Niu Giơ-sây

http://www.njartscounci.org

2.31. Hội đồng Nghệ thuật Bang Niu Mê-xi-cô

http://www.nmarts.org

2.32. Hội đồng Nghệ thuật Bang Niu-Yoóc

http://www.nysca.org

2.33. Hội đồng Nghệ thuật Bang Bắc Ca-rô-li-na

http://www.ncarts.org

2.34. Hội đồng Nghệ thuật Bang Bắc Đắc-cô-ta

http://www.state.nd.uslarts

2.35. Hội đồng Nghệ thuật Bang Ô-hai-ô

http://www.oac.state.oh.us

2.36. Hội đồng Nghệ thuật Bang Ô-la-hô-ma

http://www state.ok.us/arts

2.37. Ban Nghệ thuật Bang O-re-gông

http://art.econ.state.or.usl

2.38. Hội đồng Nghệ thuật Bang Pen-sy-va-nhia

http://www.artsnew.orglpca

2.39. Hội đồng Nghệ thuật Bang Rốt-đơ-Ai-lân

http://www.arts.state.mn.us

2.40. Ban Nghệ thuật Bang Nam Carolina

http://www.state.sc.uslarts

2.41. Hội đồng Nghệ thuật Bang Nam Đa-kô-ta

http://www.state.sd.usldecalsdarts

2.42. Ban Nghệ thuật Bang Ten-nét-si

http:llwww.arts.state.tn.us

2.43. Ban Nghệ thuật Bang Tếch-zát

http://www.arts.state.tx.us

2.44. Hội đồng Nghệ thuật Bang U-tát

http:l/www.dced.state.ut.us/arts

2.45. Hội đồng Nghệ thuật Bang Vơ-mông

http:llwww.state.vi.us/vermont-arts/

2.46. Ban Nghệ thuật Bang Vi-gin-nhi-a

http://www.artswire.org/%7evacomm/

2.47. Ban Nghệ thuật và Nhân văn Oa-sinh-tơn DC

http://www.dcarts.dc.gov/

2.48. Ban Nghệ thuật Bang Oa-sinh-tơn

http://www.arts.wa.gov/

2.49. Vụ Giáo dục và Nghệ thuật Bang Tây Vi-gin-nhi-a-Bộ phận Văn hoá và Lịch sử

http://www.wvculture.ong

2.50. Ban Nghệ thuật Bang Uýt-con-sin

http://www.arts.state.wi.us

2.51. Hội đồng Nghệ thuật Bang Uy-ô-ming

http://www.spacr.state.wy.us/cr/arts

3. Cấp độ địa phương

3.1. Hiệp hội Quốc gia các Cơ quan Nghệ thuật Địa phương (NALAA)

Hiệp hội Quốc gia các Cơ quan Nghệ thuật Địa phương là một tổ chức dịch vụ quốc gia cho các cơ quan nghệ thuật địa phương. Nó cung cấp các hiệp ước và các dịch vụ thông tin, đồng thời thúc đẩy nghệ thuật ở cấp độ chính quyền liên bang, bang, và địa phương. Hiệp hội Quốc gia các cơ quan Nghệ thuật địa phương có một chương trình phát hành các ấn phẩm quy mô lớn, và định kỳ phát động các chiến dịch đặc biệt ở những lĩnh vực mà nó có thể đóng vai trò xúc tác cho phát triển hợp tác và kết hợp tài trợ.

3.2. Hội đồng Thương mại Nghệ thuật (BCA)

Được thành lập năm 1967 bởi Đavít Rốc-cơ-phe-lơ, Hội đồng thương mại Nghệ thuật là một tổ chức quốc gia không vì lợi nhuận nhằm gắn kết nghệ thuật và thương mại với nhau. Nó cung cấp cho các doanh nghiệp lớn nhỏ các dịch vụ và các nguồn lực cần thiết để phát triển và thúc đẩy sự hợp tác với nghệ thuật, đem lại lợi ích cho thương mại, nghệ thuật và cộng đồng.

BCA cung cấp một loạt các chương trình và dịch vụ để giúp đỡ các doanh nghiệp phát triển sự hợp tác của họ với nghệ thuật nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh, làm cho nghệ thuật phong phú hơn và làm cho cuốc sống tốt đẹp hơn. BCA cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp, giúp họ:

(1) Xác định những cơ hội hợp tác với nghệ thuật ở địa phương, trong nước và trên thế giới ;

(2) Phát triển các hoạt động hợp tác cụ thể với nghệ thuật để đẩy mạnh các mục đích kinh doanh;

(3) Đánh giá và tăng cường sự tham gia vào nghệ thuật của các doanh nghiệp này;

(4) Tìm cách hợp tác với nghệ thuật trong quảng cáo, marketing, quan hệ công chúng, quan hệ với nhân viên, và các chiến lược trong quan hệ với cộng đồng;

(5) Đề cập đến những vấn đề trong công việc như sự đa dạng hoá, xây dựng nhóm làm việc thông qua việc hợp tác với nghệ thuật; xác định những doanh nghiệp không phải là đối thủ cạnh tranh của mình để cùng nhau xây dựng mối quan hệ hợp tác với nghệ thuật;

(6) Tạo ra các hoạt động với nghệ thuật nhằm thu hút và giữ đội ngũ nhân viên, thu hút những công việc kinh doanh mới và chiếm giữ vị trí lãnh đạo trong cộng đồng.

(7) Phát triển chiến lược thiết lập một bộ sưu tập nghệ thuật và tìm cách sử dụng nó như một tài sản để kinh doanh; và

(8) Thiết lập và đánh giá các chương trình nghệ thuật lấy một phần kinh phí trích từ lương và thưởng của nhân viên cũng như các chương nghệ thuật tình nguyện của nhân viên.

Hội đồng thương mại nghệ thuật tổ chức một chương trình thường xuyên các bài giảng và hội thảo về tài trợ của các doanh nghiệp cho nghệ thuật, bao gồm Bài Giảng Đavít Rốc-cơ-phe-lơ hàng năm. Những người điều hành từ các công ty thành viên của Hội đồng Thương mại Nghệ thuật và các nhân viên của Hội đồng luôn sẵn sàng nói chuyện tại các buổi hội thảo hay hội nghị về mối liên kết thương mại-nghệ thuật.

BCA tập hợp thông tin, tiến hành nghiên cứu và xuất bản các báo cáo về những xu hướng mới nhất trong mối liên minh giữa thương mại với nghệ thuật nhằm giúp các doanh nghiệp phát triển và củng cố mối quan hệ hợp tác với nghệ thuật và thông tin cho công chúng về những kết quả mà các doanh nghiệp có thể đạt được thông qua việc đầu tư vào nghệ thuật. Những báo cáo mới xuất bản gồm có: Điều tra năm 1999 về các công ty thành viên của BCA, Tại sao các doanh nghiệp lại đầu tư vào nghệ thuật, và một báo cáo của BCA: Điều tra toàn quốc năm 1998 về hỗ trợ của Thuơng mại dành cho Nghệ thuật.

BCA còn điều phối các hoạt động của Mạng lưới Quốc tế các hiệp hội Thương mại Nghệ thuật, một mạng lưới các tổ chức cùng hình thành những mối liên minh giữa thương mại với nghệ thuật, chia sẻ thông tin và chuyên môn để tăng cường sự phát triển của những mối liên minh thương mại-nghệ thuật toàn cầu. Mạng lưới này bao gồm các thành viên áo, Bỉ, Canađa, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ai-Len, ít-xra-en, Italia, Nhật, Hàn Quốc, Hà Lan, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

Hàng năm BCA tổ chức lễ trao giải thưởng Các doanh nghiệp với nghệ thuật, do BCA và tạp.chí Forbes tài trợ, tổ chức đều đặn 30 năm nay để tôn vinh các doanh nghiệp và các doanh nhân về sự lãnh đạo, sự tận tâm và tầm nhìn của họ trong việc phát triển các mối liên minh với nghệ thuật.

BCA cũng sản xuất rất nhiều xuất bản phẩm để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nghệ thuật. Bao gồm thư ngỏ hàng quý Thông tin BCA, ấn phẩm Hãy thay đổi cách thức làm ăn của bạn, trong đó nói lên những giá trị của nghệ thuật đối với thương mại và cộng đồng; Nghệ thuật Lãnh đạo: Xây dựng các mối liên minh Thương mại – nghệ thuật, một cuốn sách nhỏ đọc khi rỗi rãi nói về kinh nghiệm cá nhân và nghề nghiệp trong việc hợp tác với nghệ thuật của 29 vị giám đốc; Đầu tư ít thu lãi nhiều: Các sáng viên cho việc hợp tác thành công giữa thương mại với nghệ thuật, một cuốn sách hướng dẫn bỏ túi về tài trợ dành cho các công ty; Một Báo cáo của BCA: Điều tra năm I999 về các công ty thành viên của BCA, trong đó khái quát cách tài trợ cho nghệ thuật của các công ty thành viên của BCA; và Bài tập tình huống BCA, sưu tập hơn 20 bài tập tình huống về những mối quan hệ hợp tác thành công giữa các doanh nghiệp lớn nhỏ với nghệ thuật.

III. TÀI TRỢ CỦA CÁC CÔNG TY VÀ CÁC QUỸ

1. Các quỹ tư nhân.

Nhân tố địa phương là nhân tố mấu chốt trong khi làm việc với các quỹ của Mỹ. Ví dụ, tổ chức Liên hoan Sân khấu Quốc tế Chi-ca-gô có thể tìm cách xin tiền của các quỹ ở Chi-ca-gô, không phải vì nó mang tính chất quốc tế mà do nó ở Chi-ca-gô. Thậm chí khi một tổ chức địa phương nói rằng họ không tài trợ các hoạt động quốc tế, thì thực ra họ vẫn có thể có những tài trợ như vậy ở mức độ địa phương.

Luật thuế của Mỹ khiến cho các quỹ rất khó có thể tài trợ cho các tổ chức đặt ngoài nước Mỹ. Nếu việc tài trợ là mục tiêu của các quỹ, thì cần phải tìm một đối tác Mỹ. Tuy nhiên, một số quỹ lớn đang ngày càng quan tâm tìm hiểu nhiều hơn đến những chính sách văn hoá và chính sách tài trợ thực hiện bên ngoài lãnh thổ Mỹ.

Một tổ hợp các quỹ đã thành lập một tổ chức nghiên cứu và ủng hộ liên kết, tên là Trung tâm Nghệ thuật và văn hoá.

Những quỹ được liệt kê trong tài liệu này là những quỹ quốc gia lớn quan tâm đến hoạt động quốc tế, thường coi đó là một phương tiện để hiểu biết hơn về sự đa dạng của nền văn hóa Mỹ, để thúc đẩy đổi mới và hợp tác, hoặc để tăng cường sự phát triển của nghệ thuật ở Mỹ. Các quỹ có tài trợ cho lĩnh vực tằng cường sự phát triển cho nghệ thuật ở Mỹ được đánh dấu (*).

1.1. Quỹ Ford*

Lĩnh vực quan tâm: Tác phẩm mới trong

nghệ thuật biểu diễn và thúc đẩy sự đa dạng về văn hoá.

1.2. Quỹ German Marshall Mỹ

Lĩnh vực quan tâm: Tăng cường mối quan hệ giữa Tây Âu và Mỹ thông qua nghiên cứu học thuật, chính sách hên quan đến các dự án, các hội nghị song phương, các chương trình khảo sát tham quan. Không thực sự quan tâm đến nghệ thuật, nhưng đôi khi có quan tâm đến văn hóa xét trên khía cạnh xã hội và xây dựng chính sách rộng nhất.

1.3. Tổ chức những nhà tài trợ cho nghệ thuật.

Tổ chức này là một cơ quan mà thành viên là nhiều quỹ, công tố và cá nhân tài trợ cho nghệ thuật.

In thư ngỏ, tổ chức hội nghị thường niên và điều phối thông tin trong lĩnh vực tài trợ của khu vực tư nhân cho nghệ thuật.

1.4. Quỹ trợ vốn Heinz.

1.5.Quỹ Tưởng nhớ John Solomon Guggenheim

Lĩnh vực quan tâm: Tài trợ cho các cá nhân thông qua học bổng (Guggenheim - khoảng 26.500 USD - để thúc đẩy sự phát triển của các nhà nghiên cứu và các nghệ sĩ).

1.6. Viện Nghệ thuật Ke nan

1.7. Quỹ John D và Catherine T MacAuthur

Lĩnh vực quan tâm: trong khi đa số các chương trình nghệ thuật có quy mô quốc tế, thì những chương trình văn hoá thường tập trung trong nước, đặc biệt ở Chi-ca-gô và Hạt Pam-bít-chơ. Hiện quỹ đang thăm dò sự tài trợ quốc tế trong lĩnh vực truyền thông. Quỹ có Chương trình Học bổng Mắc-au-thơ. Phần thưởng Tài năng dành cho những cá nhân có tài năng và triển vọng đặc biệt, những người thể hiện sự độc đáo, cống hiến cho sự nghiệp sáng tạo và có khả năng tự định hướng.

1.8. Quỹ Tài trợ từ thiện Pew

Lĩnh vực quan tâm: Đa số tài trợ cho các chương trình quốc gia và nhằm vào các nội dung bức xúc cũng như lĩnh vực sáng tạo, phát triển và phổ biến tác phẩm mới. Một số các nhà tài trợ nhỏ cho các dự án quốc tế có liên quan đến các nghệ sĩ và các đơn vị nghệ thuật ở Phi-Lađen -phia.

1.9. Quỹ Pollock-Krasner

Lĩnh vực quan tâm: Hỗ trợ các nghệ sĩ mỹ thuật

hành nghề độc lập. Phần thưởng cho các nghệ sĩ Anh, châu Âu, Liên Xô cũ, Trung Mỹ và châu á.

1.10. Quỹ Roclefeller

Lĩnh vực quan tâm: Tài trợ các nghệ sĩ sáng tạo ở Mỹ có tác phẩm có thể giúp mở rộng hiểu biết về các nền văn hoá thế giới thứ ba, đặc biệt là châu Phi, châu Mỹ La tinh, châu á, và của các dân tộc thiểu số ở Mỹ. Cũng điều hành Trung tâm Nghiên cứu và Hội nghị Be-la-giô ở Be-la-giô, Italia.

1.11. Quỹ Lila Wallace-Tạp chí Raedes's Digest

Lĩnh vực quan tâm: Thúc đẩy vai trò quan trọng của nghệ thuật trên toàn quốc bằng cách khuyến khích mối tương tác giữa các nghệ sĩ với các cộng đồng thông qua các hoạt động hướng tới cộng đồng, hợp tác và liên kết trong những nỗ lực hỗ trợ cho nghệ thuật. Là một trong những quỹ nghệ thuật lớn nhất nước Mỹ.

1.12. Quỹ Xerox

Lĩnh vực quan tâm: Tài trợ các tổ chức văn hoá tham gia tích cực trong tranh luận về các vấn đề quốc gia và quốc tế lớn.

2. Các công ty

Tài trợ của các công ty cho nghệ thuật thường xuyên thay đổi ở Mỹ. Xu hướng sáp nhập và toàn cầu hoá đã tạo nên một chuyển đổi từ tài trợ tập trung tại địa phương Chuyển sang chính sách điều khiển bởi các trụ sở chính nằm cách địa phương đó hàng ngàn dặm, cũng như bởi yêu cầu phát triển quốc tế.

Khi tiếp cận với bất cứ công ty nào ở Mỹ, điều quan trọng là phải nghiên cứu kỹ lưỡng các mục tiêu, mục đích, giá trị và những mối quan tâm của các công ty đó. Các công ty thường là tài trợ nhiều hơn cho các dự án quốc tế, nhưng nhiều khi vì lý do không cụ thể. Dưới đây là những công ty tiêu biểu trong hoạt động tài trợ cho nghệ thuật:

Chương trình Nhân ái của Công ty Amêricân ếch-xpờ-rét

Quỹ Công ty AT&T

Quỹ Công ty COCA-COLA

Quỹ Công ty Ô tô Ford

Quỹ Mêtrôpôlitan Life

Công ty Philip Môrít

IV. NHỮNG TRANH LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH VĂN HOÁ

1. Thu nhập do bán vé và lập chương trình văn hoá

Một chủ đề trong chính sách văn hoá Mỹ là sự sắp xếp lại hệ thống tài trợ nhiều nguồn của nước này trong khi cố gắng xác định những động thái ngắn hạn để tồn tại trước những thay đổi trong tài trợ này, nhiều nhà tài trợ và tổ chức dịch vụ còn quan tâm đến khả năng tồn tại và phát triển lâu dài của các tổ chức văn hoá khi có những thay đổi lớn.

Các tổ chức nghệ thuật có các chương trình đổi mới tiên phong và các cách thức marketing để duy trì được các loại khán thính giả khác nhau và mở rộng cơ sở địa lý nhân khẩu của nghệ thuật. Thu nhập từ bán vé, chiếm khoảng hơn 50% tổng thu của các đơn vị nghệ thuật, thường được đưa vào ngân sách hoạt động. Sức ép này đối với việc bán vé thường dẫn đến việc các đơn vị nghệ thuật lựa chọn dàn dựng các chương trình "an toàn" chứ không hỗ trợ cho những đổi mới và sáng tạo nghệ thuật. Nghịch lý là ở chỗ, người ta lại ứng dụng những đổi mới trong quảng cáo marketing cho những chương trình "an toàn".

Với chi phí hoạt động tăng lên và mức khán giả giảm sút do những thay đổi trong nhân khẩu học, và sự cạnh tranh của các loại hình giải trí thương mại, giá vé cũng phải tăng lên. Các đơn vị vấp phải một nghịch lý là vừa phải tăng giá vé bán ra vừa phải tổ chức các hoạt động hướng ngoại đến với những "khán thính giả" không có điều kiện tài chính, nhằm đảm bảo rằng tài trợ của các quỹ và của chính phủ được chi cho các chi phí cố định. Mối căng thẳng này đến một lúc nào đó sẽ chiếm ưu thế.

2. Những thay đổi về nhân khẩu học

Thu nhập từ bán vé cũng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong nhân khẩu học. Theo ước tính ở Mỹ cứ 4 người Mỹ thì 1 người gốc Phi, 1 gốc Tây Ban Nha, 1 gốc Mỹ và 1 gốc á. Sự thay đổi này gợi ý cho những cố gắng trong phát triển khán thính giả của những đơn vị nghệ thuật chủ đạo. Nó cũng gợi ý cho sự phát triển nghệ thuật ở một mức độ rộng hơn. Những đơn vị nghệ thuật phục vụ cho những cộng đồng có nhu cầu văn hoá đặc biệt đang thúc ép các nhà tài trợ mở rộng hiểu biết của mình về các loại hình nghệ thuật, chức năng và vai trò của nghệ sĩ và các đơn vị nghệ thuật, và mối quan hệ giữa khán giả với nghệ sĩ. Hầu hết thành viên của đơn vị nghệ thuật phục vụ cho những cộng đồng có nhu cầu văn hoá đặc biệt đều tin rằng tài trợ của khu vực nhà nước và chính phủ dành cho họ đang thiếu trầm trọng. Khía cạnh này của sự thay đổi nhân chủng học sẽ vẫn tiếp tục thách thức việc định nghĩa văn hoá Mỹ và hỗ trợ cho nền văn hoá đó như thế nào.

Dân số đang ngày càng đa dạng hoá và già đi. Thế hệ "bùng nổ sinh đẻ" đại diện cho sự thay đổi nhân khẩu học lớn nhất ở Mỹ thời kỳ hậu chiến. Nó là nguyên nhân của sự tăng trưởng và mở rộng của nghệ thuật từ những năm 1960 và thắp sáng ham muốn nghệ thuật "sống" của cả nước.

Ngoại trừ các viện bảo tàng nghệ thuật, nhạc jazz và ba-lê, những thế hệ tiếp sau nói chung không còn quan tâm nhiều đến nghệ thuật như trước nữa.

3. Luật thuế

Khuynh hướng bảo thủ tài khoá thắt chặt ở Mỹ trong những năm gần đây không chỉ diễn ra ở hình thức tài trợ trực tiếp, mà còn ảnh hưởng đến cơ chế tài trợ gián tiếp mà các tổ chức phi lợi nhuận, bao gồm cả nghệ thuật, đang được hưởng. Luật thuế của chính phủ, của bang và của địa phương đang được xem xét lại và được thắt chặt, từ đó làm giảm những khoản khấu trừ thuế. Những người góp tiền cho các đơn vị nghệ thuật có thể được khấu trừ thuế, họ còn được hưởng miễn thuế tài sản và những quyền lợi miễn thuế thu nhập khi đóng thuế cho địa phương và cho bang. Chính quyền các cấp đang đặt nghi vấn và đang phải xem xét lại tất cả những vấn đề này.

Đồng thời, các cơ quan nghệ thuật bang và địa phương đang thử nghiệm và thực hiện cơ chế tài trợ nhà nước đổi mới. Một số được đánh dấu riêng là thu nhập chịu thuế. Hiệp hội các Cơ quan Nghệ thuật Địa phương xác định mức thuế đối với các thu nhập từ giải trí mang tính thương mại và thể thao, khách sạn, cờ bạc và xổ số, các tổ chức trợ vốn cho việc bảo tồn văn hoá bang và những "tax write-offs" (những khoản tiêu dùng khác mà có thể được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế phải đóng). Nhiều trong số những cách thức này tỏ ra rất có tiềm năng, nhưng vẫn còn quá sớm để có thể đánh giá khả năng tồn tại và phát triển lâu dài của chúng.

4. Tình nguyện giảm dần

Mức độ tham gia tình nguyện đang giảm dần và điều này cảnh báo cho tất cả các cố gắng gây quỹ. Tại sao? Những nghiên cứu chuyên về nghệ thuật hiện có không đưa ra được những kết luận cụ thể, nhưng những nghiên cứu về khu vực phi lợi nhuận nói chung chỉ ra rằng người Mỹ với công việc quá tải và những trách nhiệm với gia đình có rất ít thời gian dành cho hoạt động tình nguyện. Khi tham gia hoạt động tình nguyện, họ muốn có những xác nhận ngay lập tức là họ đã tạo nên một sự thay đổi nào đó. Khác với các tổ chức dịch vụ phi lợi nhuận vì con người, không nhiều các đơn vị nghệ thuật có thể đảm bảo được sự thoả mãn như vậy cho người tình nguyện.

5. Giảm tài trợ của các quỹ

Từ năm 1990, tài trợ cho nghệ thuật của các quỹ cho nghệ thuật đã giảm từ 14% xuống 12,7%. Trong thời gian này, tài trợ cho các dịch vụ vì con người lại tăng lên do chính phủ cắt giảm tài trợ của mình trong lĩnh vực này và do hậu quả của nền kinh tế đình trệ. Để đi theo xu hướng này, nhiều đơn vị nghệ thuật đã chuyển sang các chương trình hướng ngoại, cung cấp các dịch vụ vì con người và vì sự phát triển cộng đồng. Sự thay đổi này đã diễn ra mà không được chuẩn bị đào tạo trước, và không có đủ thời gian để xác định và đưa ra những cách thức hoặc kết quả dài hạn.

6. Số phận của cá nhân các nghệ sĩ

Như đã nói, tài trợ của Tổ chức Quốc gia Trợ vốn cho Nghệ thuật năm 1995 đã không dành cho cá nhân các nghệ sĩ. Trung tâm Nghệ thuật và Văn hoá (Center for Arts and Culture) đã nhận thấy chỉ 1/5 các quỹ có tài trợ cho cá nhân các nghệ sĩ. Cùng với sự thay đổi trong cơ chế tài trợ tập trung nhiều hơn vào các lợi ích xã hội, các nghệ sĩ càng gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm tài trợ cho các dự án của họ. Một kết quả khác của việc nhấn mạnh các chương trình văn hoá "hướng ngoại" là đã xoá nhoà ảnh hưởng của những đào tạo chuyên biệt và kĩ năng của các nghệ sĩ vì năng khiếu sáng tạo bẩm sinh và việc đào tạo và phát triển người nghệ sĩ được coi như ngang nhau. Trong các cuộc họp với các đối tác ở những khu vực khác, người ta thường nghi ngờ sự cần thiết phải có các nghệ sĩ tham dự. Người ta cần nghiên cứu nhiều hơn và đưa ra những tài liệu về cách giải quyết các vấn đề về nghệ sĩ nếu những điều này được coi là quan trọng trong hợp tác tài trợ, mà những tài trợ này lại sẽ dẫn đến những tài trợ mới cho tác phẩm của họ.

7. Quản lý nghệ thuật, phát triển đơn vị nghệ thuật và nghề nghiệp

Trong thời đại của những thay đổi lớn, việc lãnh đạo là một thách thức được đặt ra. ở nước Mỹ, nhu cầu lãnh đạo đang được chú ý ở cấp độ quốc gia, bang lẫn địa phương, cũng như ở các cơ quan Việc đào tạo và chuẩn bị cho các nhà quản lý nghệ thuật đang được xem xét và cân nhắc lại. Những năm 1970-1980, mô hình được áp dung cho các nhà quản lý nghệ thuật được rút ra từ quản trị kinh doanh. Những năm 1990, những kỹ năng được coi là cần thiết để có thể lãnh đạo các ngành nghệ thuật qua nhiều năm thay đổi đã giống với các kỹ năng quản lý các tổ chức xã hội, nghệ sĩ và các tổ chức trung gian nhiều hơn. Làm thế nào để đào tạo các nhà quản lý trở thành lãnh đạo vẫn còn một thách thức cần giải quyết.

Đã thế, lương của các nhà quản lý nghệ thuật không cao bằng lương của các nhà quản lý trong các khu vực phi lợi nhuận khác. ở Mỹ người ta có thể dễ dàng thay đổi nhiều nghề nghiệp giữa các ngành khác nhau, và sự không bình đẳng về lương có nghĩa là những nhà quản lý nghệ thuật tài giỏi thường rời bỏ nghệ thuật đến với những lĩnh vực quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh.

Đồng lương eo hẹp của các nhà quản lý nghệ thuật chuyên nghiệp và khó khăn ngày càng tăng trong việc gây quỹ dẫn đến những khó khăn trong vấn đề nhân sự, tình trạng cạn kiệt quản lý thường xuyên và do đó, dẫn tới tỉ lệ chuyển công tác rất cao.

(Tài liệu của quỹ FORD)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top