Đọc hiểu
1) Phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật
2) Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm, miêu tả
3) Nhân vật trữ tình: Cô gái
4) Câu thơ khái quát nội dung: Thầy u mình với chúng mình chân quê.
5) Hình ảnh cô gái hiện lên qua những hình ảnh khăn nhung, quần lĩnh, áo cài, khuy bấm. Đây là hệ thống những hình ảnh quần áo mang đặc trưng thành thị
6) Biện pháp liệt kê:cho ta thấy đk sự thay đổi đến choág vág, nhanh của cô gái khi k còn là cô gái chân qê xưa mà lại thành thị, gây ấn tượng mạnh cho người đọc
7) Bài thơ chất chứa niềm lo âu, băn khoăn, day dứt và dự cảm về những đổi thay nhanh chóng đến đáng sợ của những gì vốn mang đậm bản sắc quê hương, dân tộc. Đọc bài thơ, hình ảnh chàng trai đứng trước bi kịch muốn níu giữ vẻ đẹp chân quê ở người yêu đi tỉnh về bị ảnh hưởng của lối sống phương Tây xa lạ mà không được, cứ ám ảnh người đọc khôn nguôi. Tình yêu của trai gái quê vốn dản dị, gắn bó với những truyền thống thôn quê, từ lời ăn tiếng nói đến cách ăn mặc, lối sống của người quê. Người yêu đi tỉnh chơi, chàng trai bồn chồn mong đợi được gặp cô, nhưng rồi chàng phải bất ngờ, ngỡ ngàng về sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái. Sợ cô gái đánh rơi mất hồn qê dịu dàg "áo tứ thân" " yếm lụa sồi" , chàng trai thật nhẹ nhàng, dè dặt, ý tứ, tế nhị, bộc lộ tình yêu tha thiết đến tội nghiệp, chân thành mộc mạc mà thấm thía của mình đối với người yêu, nhắc cô nhớ về xuất thân của "Chúng mình" cũng như để khẳng định tấm chân tình không bao giờ thay đổi của anh. Không dừng lại ở đó chàng trai còn nhắc nhở, khuyên nhủ người yêu hãy giữ lấy những truyền thống tốt đẹp, giữ lấy cái gốc nhân bản của quê hương mà cha ông đã tạo dựng lên. Đến nay, lời nhắn của tác giả vẫn còn nguyên vẹn giá trị ban đầu.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top