DTM12 wru

Câu 1 : ĐTM là gì ? Nó có tầm quan trọng như thế nào với việc phát triển kinh tế xã hội ? Liên hệ với thực tế nước ta hiện nay và choi ví dụ về sự cần thiết phải thực hiện ĐTM ?

1.ĐTM là gì :

ĐTM của hoạt động kinh tế xã hội nhằm xác định, phân tích , dự báo các tác động có lợi và có hại, trước mắt hoặc lâu dài, trực tiếp hay gián tiếp lên :

-Tài nguyên thiên nhiên

-Môi trường sống :

+ Giá trị sử dụng

+ Giá trị chất lượng cuộc sống.

Từ đó đề ra các biệnpháp phòng ngừagiảm thiểu các tác động có hại.

ĐTM thường được thực hiện trước khi tiến hành dự án .

1.Tầm quan trọng củaĐTM đối với việc phát triển ktxh

- Thông qua việc phân tích các tác động của dự án tới môi trường sống của con người ( gía trị sử dụng và giá trị chất lượng cuộc sống) để nhận biết được loại tác động, phạm vi ảnh hưởng của các tác động , ...

-Nó ảnh hưởng đến quá trình di dân tái định cư.

-Thay đổi tới cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu của cây trồng.

- ảnh hưởng đến dân trí : nâng cao đời sống dân cư tại nơi mà dự án được thực hiện (thuỷ điện -> làm đời sống thay đổi ) , ...

Câu 2 : Nêu và giải thích về mục đích, vai trò và lợi ích mang lại của ĐTM ?

1.Mục đích :

-Đảm bảo cho dự án giảm một các tối đa các tác động có hại tới môi trường .

-Bền vững về mặt môi trường

-Dự án khả thi phải đảm bảo : kinh tế , kỹ thuật, môi trường.

-Củng cấp các thông tin để trợ giúp cho việc ra quyết định thực hiện các dự án .

2. Vai trò của ĐTM :

a.Công cụ phục vụ cho quá trình quy hoạch phát triển :

-Giải quyết mâu thuẫn giữa sự phát triển với MT.(MTTN - MTXH : chất lượng cuộc sống của CN)

Thường sử dụng các phương pháp đánh giá nhanh để xác định các tác động có hại của hoạt động phát triển : đưa ra các biện pháp để giảm thiểu một cách tối đa các tác động đến môi trường .

- Đưa ra các chính sách phát triển tổng thể của vùng đó.

- Đánh giá hiện trạng MT tại vùng đó.

b. Công cụ để quản lý các hoạt động phát triển :

Thông qua các dự báo , phân tích để đưa ra các quyết định trợ giúp các nhà hoạt động chính sách làm luật mới , bổ sung , cập nhật.

c. Công cụ để thực hiện BVMT và phát triển bền vững :

Tiết kiệm được tài nguyên chi phí, vốn ban đầu.

d. Các chính sách trợ giúp trong việc thực hiện ĐTM (thực hiện)

- Các chiến lược vĩ mô, vi mô nhằm đảm bảo mục tiêu trước mắt và lâu dài .

- Xác dựng các VB pháp luật để thực thi cho từng ngành :

+ Dân dụng

+ Kiểm toán và MT

+ Hệ thống thông tin : GIS, viễn thông ...

+ Kế hoạch hoá môi trường .

3.Lợi ích :

a.Lợi ích về kinh tế :

Đề ra các suất đầu tư hợp lý cho từng vùng

a.Lợi íchvề môi trường :

Giúp cho các nhà kinh tế chọn được các phương án kinh tế hợp lý về mặt môi trường .

Sẽ giúp cho việc các dự án tuân thủ tốt hơn tiêu chuẩn môi trường quốc gia.

a.Lợi ích về xã hội :

Giảm thiểu tối đa các tác động xấu tới cộng động dân cư .

Mang tới nhiều lợi ích cho vùng được hưởng lợi -> được công luận chấp nhận và ủng hộ rộng rãi

Các phương pháp :

+ Tiếp cận cộng đồng

+ Cộng đồng cùng tham gia.

Câu 3 : Giải thích chu trình dự án và thực hiện ĐTM trong chu trình dự án . Trong mỗi giai đoạn thực hiện dự án thì yêu cầu và nội dung chủ yếu về ĐTM cụ thể như thế nào ?

1.Chu trình của dự án :

Bất kỳ 1 dự án nào cần thông qua một chu trình cụ thể và cùng với nó là các trình tự thực hiện ĐTM

+ Giai đoạn khởi thảo dự án

Phương án khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, từ đó đề ra một số biện pháp cụ thể đề nghị nhà nước giải quyết.

ĐTM trong giai đoạn này là : lược duyềt ĐTM.

+ Nghiên cứu tiền khả thi

Tính toán sơ bộ các thông số kinh tế, kỹ thuật cho 1 số phương án khác nhau : kiến nghị xem dự án có nên được đầu tư hay không .

ĐTM sơ bộ.

+ NC khả thi

Đi sâu vào tính toán các hạng mục công trình cho từng dự án khác nhau. Tính hiệu quả kính tế của các dự án và đề ra các suất đầu tư -> kiến nghị làm thiết kế kỹ thuật : các bản vẽ thi công .

ĐTM đầy đủ .

+ Thiết kế kỹ thuật - Bản vẽ thi công

Chú trọng các công tác địa hình địa chất : đo vẽ bản đồ thông qua khảo sát trắc địa.

Thiết kế các hạng mục công trình .

Tính toán các hiệu ích kinh tế Các vấn đề môi trường trong thiết kế.

+ GĐ thi công

Các vấn đề MT trong thi công

+ Quản lý vận hành : kéo dài đến hết tuổi thọ công trình.

Các vấn đề MT sau dự án .

2.Yêu cầu của ĐTM trong mỗi giai đoạn của chu trình dự án :

a.Giai đoạn quy hoạch và chuẩn bị đầu tư :

-Lược duyệt MT : liệt kê tất cả các tác động -, + tới MT. Căn cứ vào các số liệu, thông tin hiện có tại vùng đó tiến hành điều tra sơ bộ và chi tiết.

-Lập báo cáo kiến nghị có hay không làm ĐTM ở bước tiếp theo.

b.GĐ NC tiền khả thi

-Thực hiện ĐTM sơ bộ : có yêu cầu cao hơn phần lược duyệt MT.

-Các phương án được đề xuất có khả thi (đảm bảo các yêu cầu về kinh tế , kthuật, MT) -> quyết định tới việc có hay không đầu tư , làm tiếp hay không ĐTM ở phần sau.

c.GĐ NC khả thi

Làm ĐTM chi tiết, đầy đủ :

-Đánh giá chi tiết các tác động bất lợi trong ĐTM sơ bộ đưa ra (cả định tính lẫn định lượng).

-Dự báo các tác động tiềm tàng

-Đề ra các biện pháp :

+ Phòng ngừa

+ Giảm thiểu các tác động có hại

+ Chương trình giám sát công trình : quan sát các diễn biến của công trình có thuộc phạm vi cho phép (về mặt môi trường), thu thập các thông tin.

d.GĐ TKKT - Bản vẽ thi công

Xem xét các tác động môi trường thông qua việc lựa chọn các phương án kinh tế . Thông qua tính toán các thông số kinh tế , các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị xâm phạm đến đâu.

e.Thi công

ảnh hưởng tới môi trường

-Không khí : ồn , bụi.

-Nước :ônhiễm, thiếu nước.

Chủ yếu là VĐ vệ sinh MT để là giảm ô nhiễm (thời gian thi công lâu -> ảnh hưởng tới sức khỏe con người).

f.GĐ quản lý và vận hành dự án

-Lập ra quy trình vận hành tối ưu trong khai thác công trình. Nó sẽ giải quyết được các mâu thuẫn trong tổ hợp đa mục tiêu :

-Thực hiện các chương trình giám sát môi trường.

(HÌNH VẼ)

Câu 4 : Nêu những điểm chính về khuân khổ thể chế và pháp luật của nhà nước taliênquan đến ĐTM

Thể chế và pháp luật của nhà nước ta liên quan đền ĐTM là những quy định có liên quan giữa hai bên :CQ thẩm định và Chủ đầu tư.

(HÌNH VẼ)

Câu 5 : Nêu và giải thích các nguồn tài nguyên và các nhân tố môi trường bị tác động của dự án phát triển nguồn tài nguyên nước ?

Các mục đích của dự án phát triển tài nguyên nước :

-Phòng chống các thiên tai địch hoạ, xa mạc hoá ...

-Mang lại các lợi ích to lớn cho cộng đồng : tưới tiêu, phát điện,...

Dự án phát triển nguồn tài nguyên nước bao gồm các công trình sau :

a.Hồ chứa

Là công trình đa mục tiêu, được xây dựng nhằm phát điện, tưới tiêu, trữ nước điều hoà dòng chảy,... Nó có tác động đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội như sau :

Tích cực Tiêu cực

+Đảm bảo yêu cầu về sử dụng nước :

- Tưới tiêu

- Thuỷ sản

- Phát triển các khu du lịch

+ Nâng cao đời sống vật chất , văn hoá , TT của khu dân cư :

- Có nhiều nghề mới, tạo thu nhập, đời sống vh được nâng cao.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng - Mất đất tự nhiên vùng lòng hồ.

- Di tích khảo cổ vh truyền thống.

- Khoáng sản.

- Mất nơi cu trú của động thực vật.

- Làm phát triển bồi lắng , sói lở cục bộ.

- Ngăn cản đường di cư của cá trong mùa sinh sản.

- Giảm chất lượng nước hồ.

Tại vùng hạ lưu đập :

- Thay đổi chế độ dòng chảy ở hạ lưu

- Giảm nguồn phù xa : gây xói lở, mất dinh dưỡng

Ngoài ra còn các tác động tới môi trường trong quá trình thi công dự án như : ô nhiễm không khí, chất lượng nước, vệ sinh môi trường, dịch bệnh,... và các hiểm hoạ về môi trường sau dự án : động đất, vỡ công trình gây lũ lụt ...

a.Hệ thống tưới

Hệ thống tưới bao gồm các công trình : hồ đập dâng, trạm bơm, hệ thống kênh. Nó có các tác động đến môi truờng :

Tích cực Tiêu cực

- Tăng diện tích canh tác -> tăng sản lượng

- Nước ngầm tăng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật , tăng kinh tế ...

- Di dân

- Biến đổi MT : khai hoang đất.

- Biển đổi chất lượng đất (cấu trúc , chất lượng)

a.Quai đê lấn biển

Do đặc tính của đê quai là được xây dựng trong vùng đất nước, nhạy cảm với MT, và chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước sông biển nên CT có ảnh hưởng lớn tới đời sống xã hội cũng như môi trường quanh khu vực dự án.

Tích cực Tiều cực

- Làm tăng diện tích đất canh tác.

- Tăng diện tích vùng nước ngọt.

- Tạo công ăn việc làm cho dân cư quanh vùng dự án .

- Tạo điều kiện phát triển thuỷ sản - Làm mất hệ sinh thái ngập mặn (cây ngập mặn)

- Sử dụng đất đai tăng lên làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

- Dân cư tăng, nhu cầu xã hội tăng làm tăng lượng chất thải ra mt.

a.Tiêu , thoát nước

Phòng chống lũ lụt

Lũ lụt là thiên tai do nước gây ra. Dự án phòng chống lũ lụt có nhiệm vụ :

-Điều tiết thay đổi dòng chảy : Hồ

-Ngăn chặn lũ lụt : Đê, hồ

-Giảm nhẹ thiên tai: phân lũ, chậm lũ.

Tuỳ từng nhiệm vụ cụ thể của từng khu vực mà tiến hành xây dựng các công trình thuỷ lợi khác nhau. Tuy nhiên các công trình phòng chống lũ lụt cũng có những ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên đáng kể như : thay đổi chế độ dòng chảy tự nhiên, mất đất tự nhiên ... (hồ chứa), nhưng lợi ích nó mang lại thực sự to lớn : tránh hoặc giảm nhẹ thiên tai tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế .

Câu 6 : Thế nào là tác động MT và tác động MT của một dự án phát triển KTXH ? Trình bày công thức biểu thị tác động MT của một dự án và giải thích ứng dụng của công thức trong ĐTM , cho ví dụ ?

Định nghĩa :

Tác động MT của Dá là sự biến đổi của một hay nhiều nhân tố môi trường sau 1 khoảng thời gian nhất định trong một phạm vi không gian do 1 hay nhiều hoạt động phát triển của dự án thông qua việc so sánh hiện trạng môi trường của vùng khi chưa có dự án và sau khi có dự án .

Công thức biểu thị tác động môi trường của dự án :

E= Câu 7 : Các loại tác động MT và phương pháp phân tích để nhận biết TĐMT ? Cho thí dụ cụ thể khi phân tích đối với một dự án PTTNN ?

Các loại tác động của môi trường của dự án :

+ Tác động có lợi và tác động có hại

+ TĐ trực tiếp và TĐ gián tiếp

+ TĐ trước mắt và TĐ lâu dài.

+ TĐ tiềm tàng và TĐ thực

+ TĐ trong dự án và TĐ ngoài dự án .

+ TĐ tích luỹ và ko tích luỹ.

+ TĐ đảo ngược được và ko đảo ngược được

Phương pháp phân tích để nhận biết TĐMT :

-Xác định các biến đổi của MT do các TĐ của dự án gây ra.

-Sử dụng phép phân tích nhân quả để phân tích các biển đổi của môi trường hoặc suy luận theo kiểu mạng lưới (phức tạp).

-Chỉ ra loại tác động .

-Phạm vi của các tác động : không gian và thời gian.

-Xác suất xảy ra tác động

-Chế độ tác động : mạnh hay yếu.

-Tầm quan trọng của tác động.

-Tính đảo ngược của tác động

Câu 8 : Lược duyệt tác động môi trường : ý nghĩa, yêu cầu và nội dung chủ yếu ?

-Yêu cầu:

Lược duyệt hay sàng lọc môi trường (screening) là giai đoạn đầu tiên của ĐTM được tiến hành trong g/đoạn quy hoạch để giúp cho hình thái rõ rệt k/niệm về d/án khi mà mới có những dự kiến ban đầu về mục tiêu và độ lớn, nguyên tắc công nghệ cũng như địa điểm tiến hành d/án.

Nói chung, lược duyệt các tác động MT được thực hiện cho tất cả các d/án mà trong q/định phải tiến hành đánh giá TĐMT. Trong quá trình thực hiện lược duyệt, thường phải so sánh d.án đang đề xuất với 1 d.án tương tự nào đó đã thực hiện trong khu vực xung quanh để phân tích và ước đoán các tác động.

Lược duyệt các tác động MT do người đề xuất dự án tiến hành dựa trên các thông tin hiện có và số liệu điều tra về tài nguyên môi trường của khu vực d.án. Trong đó cần quan tâm đến các thông tin liên quan đến bản thân d.án và các tác động tiềm tàng của nó có thể gây ra, các đặc trưng của MT chịu tác động và khả năng hồi phục của MT đối với các sự thay đổi do h.đ của d.án tạo nên, mức độ quan tâm của công đồng dân cư đối với đề xuất của d.án.

-Nôi dung: Trong g.đ lược duyệt cần phải p.tích để nhận biết các tác động MT của d.án mới đề xuất và sau đó tiến hành sàng lọc MT để nhận thấy được các vấn đề MT chủ yếu có liên quan đến d.án, từ đó hình thành rõ rệt hơn về d.án như là: Xác định quy mô dự án và chọn vị trí công trình xây dựng thích hợp.

Qua quá trình lược duyệt, người làm quy hoạch có thể loại ra các vấn đề MT ko quan trọng và chỉ ra các h.đ nào của d.án có khả năng gây ra những tác động đáng kể. Và những vấn đề MT tiềm tàng nào ẩn chứa trong vùng d.án cần phải quan tâm khi tiến hành d.án. Từ đó, phán đoán những tác động đến MT của d.án đang n.cứu nhằm đề xuất ý kiến để điều chỉnh d.án theo hướng tốt hơn.

Lược duyệt MT có thể coi là 1 sự sàng lọc quan trọng để tiết kiệm sức lực chi phí trong đánh giá tác động MT. Nó giúp cho sớm vạch ra được 1 kế hoạch ĐGMT và những vấn đề chủ yếu tập trung đánh giá sau này, giúp cho việc xem xét điều chỉnh lại khái niệm về d.án khi thấy cần thiết theo hướng hạn chế các tác động tích cực đến MT.

Câu 9 : ĐTM sơ bộ : yêu cầu, nội dung, các phương pháp ứng dụng và kết luận của ĐTM sơ bộ.

Yêu cầu :

Cơ quan chủ trì dự án dựa vào các văn bản pháp quy, các kết quả (báo cáo ) của lược duyệt môi trường để tiến hành phân tích và so sánh :

-Đánh giá được MT ban đầu (trước khi có dự án)

-So sánh MT khi :

+ Không có dự án

+ Có dự án nhưng không có biện pháp giảm thiểu.

+ Có dự án và có các biện pháp giảm thiểu.

Nội dung :

+ Đánh giá hiện trạng TNMT của dự án :

-Đánh giá hiện trạng TN : Đất, nước, khí hậu.

-Đánh giá hiện trạng MT sinh thái : Động thực vật.

-Đánh giá hiện trạng xã hội : Giá trị sử dụng và chất lượng cuộc sống của con người.

+Sơ bộ xác định bản chất và mức độ tác động MT của dự án :

-Phân tích để chỉ ra các tác động môi trường chủ yếu.

-Phương pháp đánh giá nhanh (thường là định tính) để xđ được mức độ của tác động đó.

-Đưa ra ý kiến của bản thân (nhóm đánh giá) về các biện pháp giảm thiểu (các tác động có hại).

Các phương pháp đánh giá thường sử dụng

-Phương pháp đánh giá nhanh Ưu điểm nhanh , đơn giản , dễ áp dụng , dễ hiểu, tốn ít thời gian nhưng lại yêu về mặt định lượng và độ chính xác chưa cao và tuỳ thuộc vào độc chủ quan của người đánh giá Các phương pháp :

+ Ktra danh mục MT

+ P2 ma trận MT.

+ P2 chập bản đồ MT.

+ P2 sơ đồ mạng lưới.

Kết luận :

+ Phần mở đầu

-Mô tả vùng dự án, các vấn đề về dân sinh kinh tế ... (sử dụng các tài liệu có trước)

-Mục đích làm báo cáo.

-Căn cứ để thu thập số liệu

+Đánh giá hiện trạng MT.

+Kiến nghị xem có cần thiết phải làm ĐTM chi tiết hay không.

Câu 10 : Chuẩn bị cho ĐTM đầy đủ gồm những công việc gì ? ý nghĩa , yêu cầu và nội dung lập đề cương ĐTM chi tiết ?

Chuẩn bị cho ĐTM chi tiết :

+Đánh giá hoàn toàn độc lập với nhóm ĐTM sơ bộ (tránh chủ quan mắc phải)

+Xác định được phạm vi đánh giá về không gian (khoanh vùng) và thời gian.

+Xác lập mối quan hệ giữa nhóm đánh giá , cấp cơ quan chính quyền có quyền quyết định ,...

+Thu thập các tài liệu có liên quan đến dự án

+Tiến hành xây dựng đề cương chi tiết.

Nội dung của ĐTM chi tiết :

-Nhận dạng TĐMT của dự án

-Phân tích TĐ và đánh giá mức độ TĐ để chi ra TĐ tiêu cực được coi là đáng kể nhất

-Dự báo quy mô và cường độ của TĐ môi trường chủ yếu

-Đánh giá ý nghĩa của các tác động tới MT khu vực Dá.

-Đề xuất các biện pháp giảm thiếu, các tác động tiêu cực chủ yếu. Lựa chọn phương án hợp lý với môi trường.

-Đề xuất kế hoạch , chương trình giám sát MT

-Viết báo cáo đánh giá ĐTM chi tiết.

Câu 11 : ĐTM chi tiết : yêu cầu, nêu và giải thích các nội dung chủ yếu cần thực hiện trong ĐTM chi tiết và các phương pháp sử dụng ? Báo cáo ĐTM chitiết gồm những hạng mục nào ?

Nội dung :

+Nhận dạng các tác động môi trường của dự án :

-Phân tích để chỉ ra các mức độ tác động

-Dự báo quy mô và cường độ của tác động

-Đánh giá ý nghĩa và tầm quan trọng của TĐ.

-Đề ra các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu một cách tối đa.

-Đề xuất chương trình giám sát môi trường

-Viết báo cáo

+Dựa trên hệ thống chỉ tiêu bền vững của UNEP :

-HST : duy trì nơi cư trú cho hệ ĐV, TV (chú ý các động thực vật bản địa)

-áp dụng công nghệ sản xuất sạch

-Dùng nguồn nănglượngmới : mặt trời, hạt nhân, ...

+Trả lời các câu hỏi :

-Dá có thể gây ra các tổn thất với các nhân tố MT quý giá hay không ?

-Dá có vì lợi ích trước mắt mà hy sinh lợi ích lâu dài hay không ?

-Dá có làm tăng thêm sức ép về Mt tại khu vực đó ?

-Dá có tạo ra tiền lệ xấu về MT trong tương lai hay không ?

+Đề ra các biện pháp giảm thiểu <khắc phục> :

-XD phương án mới

-Thay đổi một số điểm trong quy hoạch thiết kế.

-Đền bù bằng tiền cho phía thiệt hại

-Đền bù bằng cơ sở vật chất

-Tăng đầu tư cho địa phương đó.

-Lập quy hoạch chăm sóc sức khoẻ cho dân (tại vùng có dự án)vềmặtlâu dài

Báo cáo ĐTM chi tiết

-Trình bày các mục tiêu KTXH , ý nghĩa chính trị của Dá phải gắn kết với chiến lược phát triển KTXH của địa phương, của nghành quản lý Dá.

-Trình bày nội dung cơ bản của Dá, mô tả rõ ràng về dự án và các phương án xem xét, kể cả phương án tiến hành NC TCK và NCKT.

-Trình bày hiện trạng môi trường Dá : nêu được MTTN, MTXH .

-Mô tả đánh giá tác động của Dá : trình bày rõ phạm vi không gian và thời gian tác động , đặc điểm của tác động .

-So sánh sự TĐ tới môi trường giữa các phương án khác nhau của Dá và chọn ra một phương án hợp lý với MT.

-Đưa ra các biện pháp giảm thiểu các TĐ tiêu cực với MT. Ngoài ra còn phải đưa ra chương trình giám sát và quản lý các TĐ trong thời gian thực hiện và vận hành công trình, phân biệt rõ trách nhiệm của các bên liên quan : nhà nước, chủ đầu tư.

Câu 12 : Giám sát MT là gì và nội dung của một chương trình giám sát MT? Tại sao phải giám sát MT dự án khi thực hiện dự án ? Dự án xây dựng một hồ chứa lớn cần phải giám sát các yếu tố gì và thực hiện ntn ?

Khi đánh giá tác động môi trường cho các dự án đề xuất thì tác động đó chưa xảy ra. Các đánh giá của chúng ta mới chỉ là dự đoán. Chỉ khi dự án đã được thực hiện và bước vào giai đoạn vận hành thì các tác động này mới bộc lộ tất cả các khía cạnh của nó. Chắc chắn là dự báo của chúng ta dù có tốt đến ntn cũng không tránh khỏi sai số. Vì thế cần phải thực hiện giám sát môi trường.

Giám sát môi trường là "một quá trình được thể chế hoá để thu thập, phân tích và bảo vệ các dữ liệu và thông tin về các yếu tố môi trường một cách có hệ thống và liên tục phục vụ cho mục đích quản lý và bảo vệ môi trường". Nó là một bộ phận quan trọng của quá trình ĐTM, bởi vì nó cung cấp những thông tin, số liệu thực về diễn biến môi trường của dự án giúp cho chúng ta có thể hiệu chỉnh các sai lệch về dự báo các tác động môi trường trong đánh giá trước đây. Nó cũng là biện pháp tích cực cần tiến hành để phòng ngừa các sự cố môi trường và làm cơ sở cho công tác dự báo và cảnh báo diễn biến xấu của môi trường.

1- Trong ĐTM chi tiết đã đánh giá và dự báo các tác động MT của d.án. Sau khi d.án được thực hiện muốn biết các d.báo đó đúng hay sai, đạt đến mức độ tin cậy ntn? Cần phải thực hiện nội dung g/sát MT.

Giám sát môi trường là tổ hợp các biện pháp KH, KThuật, công nghệ và tổ chức để đảm bảo kiểm soát 1 cách có hệ thống trạng thái và sự biến đổi chất lượng MT do tác động của việc thực hiện d.án gây ra. Giám sát môi trường bao gồm việc quan trắc, đo đạc, tổng hợp, phân tích các thông tin về chất lượng MT khu vực d.án

2-Nôi dung của giám sát MT:

-Theo dõi diễn biến các tác động MT trong quản lý vận hành và quản lý chúng.

-Kiểm tra các biện pháp giảm thiểu đã được đề xuất trong báo cáo ĐTM.

-Cảnh báo sớm những thiệt hại MT, tiềm năng có thể xảy ra.

-Xác định các tác động MT và các yếu tố MT cần giám sát và tiến hành quan trắc theo dõi.

-Xác định phương thức thu thập thông tin, thiết bị đo đạc.

- Xác định quan sát đo đạc hoặc lấy mẫu.

-PP chỉnh lý, lưu trữ quản lý số liệu giám sát.

3- Dự án xây dựng hồ chứa lớn cần phải giám sát các yếu tố nào:

Câu 13 : Phân loại các phương pháp đánh giá TĐMT và cách lựa chọn phương pháp khi ứng dụng cụ thể ?

1.Các phương pháp đánh gía tác động MT :

a.Phương pháp liệt kê các số liệu môi trường

-Phương pháp này không đi vàođánh giá các TĐMT của Dá mà chỉ liệt kê các số liệu về các nhân tố MT có liên quan đến các hoạt động của dự án đócác phương án khác nhau.

-Phương pháp này tiện cho việc so sánh giữa các phương án với nhau trong việc TĐ đến MT dá, giúp cho người quản lý, lãnh đạo đưa ra được sự lựa chọn phương án hợp lý phù hợp với MT.

-Thông tin của bảng đánh giá đưa ra còn hạn chế, đơn giản, không biểu thị được mqh giữa nguyên nhân và ảnh hưởng của các hoạt động của dá, không chỉ ra các TĐ thực tế lên các thành phần môi trường.

b.P2 kiểm tra danh mục MT

-Được dùng phổ biến trong giai đoạn lược duyệt MT , và ĐTM sơ bộ.

-Nội dung : lập bảng kiểm tra tất cả các nhân tố MT liên quan đến hđ của dự án cần phải đánh giá . Thông qua ý kiến của các chuyên gia, đánh giá hoặc cho điểm dựa thep kinh nghiệm -> tổng hợp các ý kiến lại sẽ rút ra được TĐMT của dự án.

- Nhận xét :

-Rõ ràng, dễ hiểu và dễ áp dụng

-Phương pháp này không gắn các TĐ với các HĐ nên chưa biểu thị được tương quan giữa các TĐ.

-Cách đánh giá còn chung chung, phụ thuộc vào chủ quan của người đánh giá . Để hạn chế những chủ quan này, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

c.P2 ma trận môi trường

Nội dung của phương pháp :

-Nó được phát triển từ phương pháp kiểm tra các danh mục môi trường.

-Là ma trận 2 chiều :

-Các TĐ của các HĐ phát triển của Dá.

-Các nhân tố môi trường bị tác động bởi các hoạt động nêu trên

-Các phân tử là tích giữa hàng và cột

-Có hai dạng chính :

-MT môi trường đơn giản :

Các tác động thường được biểu thị 1 cách định tính và chủ yếu theo các cấp độ : lớn, vừa, trung bình, nhỏ, rất nhỏ, bỏ qua qua các ký hiệu +,-,0.

-MT môi trường phức tạp (Định cấp - định lượng)

Độ đo các mức độ tác động : thang điểm (0 - 5 hoặc 0 - 10)

Tầm quan trọng của tác động thang điểm 0-5.

Ví dụ Dự án xây dựng hồ thuỷ điện : kết quả của phương pháp đánh giá này được biểu thị bằng 1 ma trận cấp 2 :

(LẬP BẢNG)

Nhận xét :

-là một P2 đánh giá nhanh, không đòi hỏi nhiều số liệu, khá đơn giản.

-Vẫn mang tính chủ quan của người đánh giá.

-Chưa xét được mqh qua lại giữa các TĐ với nhau. Không biểu diễn được các bđ theo thời gian và không gian.

d.P2 ước lượng giá trị chất lượng MT

Dựa vào công thức xác định tác động MT của dự án :

E=

e.P2 sơ đồ mạng lưới

Nội dung :

-Thừa nhận một loạt các tác động có thể xuất phát từ một hoạt động

-Cung cấp các thông tin cho biết nguyên nhân sẽ dẫn đến hậu quả

-Cách tiến hành :

- Liệt kê tất cả các hoạt động

- Xác định mối quan hệ nhân quả.

Nhận xét :

-Biết rõ ràng các tác động qua lại : nguyên nhân của các tác động đó.

-Có thể xác định được các tác động gián tiếp bậc cao

-Không xđ được quy mô độ lớn và tầm quan trọng.

f.P2 chập bản đồ môi trường:

Nội dung :

-Dùng trong quá trình làm ĐTM sơ bộ, quy hoạch MT.

-Dựa trên việc vẽ các thuộc tính về MT lên 1 lớp giấy trong suốt , biểu thị theo cấp độ tác động bằng độ đậmh nhạt của màu sắc.

-Chập tất cả các lớp bản đồ này lại (không chập quá 10 bản đồ -> gây rối)-> ta có được biểu đồ tổng hợp của các tác động .

-Phân chia vùng đánh giá tác động theo khu vực địa lý đã được định sẵn.

-Cáctỷlệbảnđồ thường được dùng : 1: 100 1:1000 1: 50

-Vẽ các bản đồ thông qua sự trợ giúp của GIS-> tra cứu tài liệu nhanh.

Nhận xét :

-Đơn giản , rõ ràng , dễ hiểu

-Kết quả lấy ra bằng hình ảnh có một cái nhìn trực tiếp, đánh gía được biến đổi MT theo thời gian và không gian.

-Các thuộc tính MT : phụ thuộc vào chủ quan của người đánh giá.

g.P2 phân tích chi phí

Nội dung :

-Liệt kê tất cả các tài nguyên được sử dụng cho dự án <TN - Sức người - SP được thu hồi sau dự án >

-Liệt kê tất cả các HĐ gây suy giảm tài nguyên

-LKê tất cả các công việc cần được bổ sung vào dự án để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên.

-Tính toán các chi phí

-tính toán các chi phí ban đầu

-Tính toán các chí cơ hội, chi phí thay thế.

Tính toán các chí ngoại lai.

-Tính toán các lợi ích đạt được :

-Các lợi ích thu được từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên

-Các lợi ích thu được do có dự án để phát triển CN - NN.

-Các lợi ích thu được do có dự án để ổn định Xã HẫI

-C-L :được quy đổi về 1mặt bằng thờigianvà tiền tệ.

-Các bước tính toán :

-Tính toán hiệu quả kinh tế của dự án

Lợi nhuận tương đối - lợi nhuận tuyệt đối.

Lợi nhuận tương đối được tính như sau :

Trong đó :

LT:lợi ích thu được tại năm thứ T

R:Hệ số triết khấu (% năm)

Lợi nhuận tuyệt đối được tính như sau :

A - B

Trong đó :

A=

B=C0+ Tính toán hiệu quả của dự án :

Lợi nhuận dòng NPV

NPV = => max

-Tính toán thời gian thu hồi vốn.

Nhận xét :

-Thấy được lợi ích thu được từ dự án rất rõ rệt và cụ thể

-Tuy nhiên còn một số tác động rất khó lượng hoá ra tiền.

h.P2 nhóm mô hình

Nội dung :

Có hai loại chính :

a.Phương pháp MH vật lý :

-Biểu diễn bằng các hình ảnh kích thước nhỏ.

-Quy mô kích thước của hình ảnh thu nhỏ đó không lớn.

a.Phương pháp mô hình tính toán :

-Dạng mô hình kinh nghiệm :

Phân tích , thống kê số liệu sử dụng các phương trình toán học để biểu thị các mqh của các nhân tố.

-Dạng mô hình nhận thức : <mô hình mô phỏng>(h.vẽ)

(không quan tâm đến quá trình xử lý bên trong)

Nhận xét :

-Phương pháp này cho kết quả định lượng

-Đòi hỏi rất nhiều số liệu, tốn thời gian và CT để xử lý, tốn tiền.

2.Cách lựa chọn phương pháp :

Cần dựa vào các khía cạnh sau :

-Yêu cầu và mức độ đánh giá tương ứng với giai đoạn trong tiến trình dá

-Đặc điểm và điều kiện môi trường của dá

-Nhu cầu của các nhóm đối tượng cần đánh giá

-Khả năng nguồn kinh phí cho phép

-Tính đơn giản hay phức tạp của phương pháp

-Tính linh hoạt của phương pháp

-Tính toàn diện của phương pháp

-Tính cụ thể của phương pháp

-Yêu cầu về nhân lực , thời gian, ngân sách

Ngoài ra cần phải chú ý đến khả năng của các phương pháp trong các khía cạnh như :

-Khả năng tiếp cận yêu cầu ĐTM

-Khả năng xác định chính xác các TĐ

-Khả năng về tổng hợp các số liệu

-Khả năng dự báo các TĐ

-Cách trình bày các số liệu và thông tin <rõ ràng mạch lạc>

Câu 14: Nêu đặc điểm và nội dung chủ yếu của các phương pháp đánh giá nhanh các TĐMT dự án. Trong mỗi phương pháp cần chỉ rõ ưu nhược điểm và điều kiện ứng dụng của nó trong thực tế.

Ph/pháp đánh giá nhanh là pp đánh giá thiên về định tính hơn là định lượng.

-Pp liệt kê số liệu môi trường: PP này chủ yếu là lập bảng liệt kê các số liệu về các thông số môi trường cho các phương án cần xem xét để giúp cho việc so sánh và rút ra các đánh giá về các tác động môi trường của các p/án đó.

-PP k/tra danh mục MT và pp ma trận:

+Các thông tin về các hoạt động của dự án và các tác động của chúng tới các nhân tố môi trường trong vùng dự án được biểu thị dưới các bảng kiểm tra đánh giá các nhân tố môi trường hay các ma trận môi trường, cùng với cách thức đánh giá các tác động môi trường tuỳ theo từng loại bảng danh mục hay ma trận hay sử dụng.

+Các bảng danh mục hay ma trận đơn giản thường chỉ đơn thuần xác định các tác động tiềm năng và đánh giá một cách định tính. Tuy nhiên các bảng danh mục hay ma trận có thể đưa ra đánh giá về độ lớn và tầm quan trọng của các tác động và có thể đánh giá định lượng tác động môi trường của dự án.

-PP giá trị chất lượng môi trường: So Sánh chất lượng môi trường khu vực d/án trước và sau khi có dự án.

+PP này dựa trên cơ sở pp danh mục môi trường nhưng đi sâu vào ước tính giá trị chất lượng của các nhân tố môi trường bị tác động của khu vực dự án.

-PP chập bản đồ MT và biểu diễn theo không gian các nhân tố môi trường:

+B/diễn sự biến đổi theo không gian các nhân tố môi trường của d/án dưới dạng các bản đồ rồi chập chúng lên nhau để có bản đồ tổng hợp. Trên đó biểu thị các nhân tố không gian có liên quan đến nhau. Qua đó phân tích được các tác động môi trường chủ yếu vào dự án.

-PP sơ đồ mạng lưới: Trình bày theo chuỗi nguyên nhân.

Phân tích chuỗi nguyên nhân và hậu quả. Từ các h/đ của da ->gây ra biến đổi môi trường -> các tác động môi trường để xây dựng sơ đồ mạng lưới các tác động giúp cho con người sd dễ dàng => Tác động MT bậc 1, 2 trợ giúp cho việc đánh giá.

Câu 15: Phương pháp ước lượng giá trị chất lượng môi trường và ứng dụng trong thực tế như thế nào?

-Phương pháp ước lượng giá trị chất lượng môi trường:

Ước lượng giá trị chất lượng môi trường của dự án dựa vào công thức:

E= Trong đó:

Vi,1 : Giá trị chất lượng môi trường của các tác động thứ i khi có dự án.

Vi,2 : Giá trị chất lượng môi trường của các tác động thứ i khi chưa có dự án.

Wi: Tầm quan trọng của tác động môi trường thứ i

N: Tổng số tác động môi trường được xem xét.

-Ứng dụng trong thực tế như thế nào:

+Xác định các nhân tố môi trường và các tác động môi trường của da theo từng nhóm.

+Cho điểm thể hiện tầm quan trọng của từng thông số tác động môi trường ( tổng số điểm của tầm quan trọng có thể lấy bằng 100, 200...1000) tuỳ theo mức độ chi tiết cần đánh giá.

+Xác định giá trị chất lượng môi trường Vi,1, Vi,2 của các tác động trong hai trường hợp có da và ko có da. Giá trị thông số chất lượng môi trường nằm trong khoảng từ 0-1. Tra bảng trong sách.

+Tính tổng tác động của da (E) đến môi trường khu vực theo công thức trên và biểu thị trong một bảng tính.

+Nếu giá trị E <0: Dự án có tác động tiêu cực.

+Nếu giá trị E >0: Dự án có tác động tích cực.

=> Giá trị tuyệt đối của E biểu thị chất lượng môi trường của da. Nếu E càng lớn thì tác động môi trường của da càng rõ rệt.

Câu 16: Nêu đặc điểm và nội dung chủ yếu của phương pháp mô hình vật lý và mô hình toán học. Ưu nhược điểm và điều kiện ứng dụng của các phương pháp này.

PP mô hình được sử dụng phổ biến trong đánh giá môi trường của các da phát triển lớn và quan trọng. ứng dụng pp mô hình có thể định lượng và dự báo các tác động môi trường phức tạp đáp ứng yêu cầu của các d.án.

-PP mô hình vật lý: Các mô hình vật lý được xây dựng để ĐGTĐMT là hình ảnh thu nhỏ môi trường vật lý khu vực n/cứu trước và sau khi thực hiện các h/đ của d/án. Môi trường VL khi xây dựng phải thể hiện được các tác động MT của d/án gây nên với MT thực tế.

+Ưu điểm: Việc quan trắc các biển đổi điều kiện MT do các h/đ dán trên các mô hình vật lý sẽ cho kết quả định lượng về độ lớn các tác động môi trường.

+Nhược điểm: PP này chỉ sử dụng trong môi trường, không gian nhỏ hẹp như đánh giá xói lở sau đập tràn, bồi sói 1 đoạn sông...Nếu khu vực đánh giá quá rộng thì kết quả là không đảm bảo.

Việc sử dụng mô hình vật lý là rất tốn kém. Nhất là khi có sự thay đổi nào đó từ dán buộc phải chỉnh sửa.

+ứng dụng: Đối với da PTTNN mô hình vật lý thường được dùng để dự báo một số tác động: Dự báo xói lở công trình, dự báo diễn biến ds và cửa sông

-PP mô hình toán học: Nội dung của pp là xây dựng các mô hình toán học giữa nguyên nhân (các hđ p/triển) và hậu quả (b/đổi môi trường) để sử dụng hay tính toán các tác động môi trường của d/án.

+Ưu điểm: Đây là pp hiện đại p/triển trong nhiều nước trên TG.

+Nhược điểm:PP này đòi hỏi kiến thức sâu rộng của nhiều chuyên gia có trình độ cao và phải qua nhiều bước như xây dựng cấu trúc mô hình. PP này cũng tương đối tốn kém.

+ứng dụng: Do các nhược điểm ở trên nên chỉ ứng dụng để ứng dụng cho các môi trường tiêu cực nào đó được coi là đáng kể nhất trong các d/án quan trọng.

KL: Mô hình toán là mô hình lý thuyết, còn mô hình vật lý là để thêm số liệu đánh giá.Và lý thuyết toán học dùng để hiệu chỉnh và khẳng định mô hình vật lý.

Câu 17: Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng: Nội dung, ưu nhược điểm và điều kiện ứng dụng.

Ngoài tính toán chất lượng về kinh tế còn có chất lượng về xã hội, thiên nhiên, môi trường thường sử dụng trong giai đoạn ĐTM đầy đủ.

-ND chính: Liệt kê tất cả các TN, sử dụng cho da. Kể cả tài nguyên sức người và sph thu hồi sau d/án.

+Liệt kê tất cả các hđ có lợi cho nguồn tài nguyên chưa được xem xét trong d.án. Liệt kê tất cả các hđ gây suy giảm tài nguyên.

+Liệt kê những việc cần bổ sung vào d/án để sử dụng hợp lý và p/huy tối đa khả năng của tài nguyên và bảo vệ môi trường.

-Phân tích các tính toán thu, chi:

+Tính toán các chi phí: Chi phí đầu tư ban đầu, chi phí cơ hội, chi phí thay thế, chi phí ngoại lai.

+Tính toán các lợi ích: Cái lợi thu được trực tiếp từ việc sử dụng tài nguyên. Lợi ích do d.án đem lại để p/triển kinh tế. công nghiệp, nông nghiệp, để ổn định xã hội.

=> Tất cả các chi phí, lợi ích quy đổi về 1 mặt bằng (thời gian, tiển tệ)

+Tính toán hiệu quả kinh tế của d.án:

Lợinhuậntươngđối:

C0: Chi phí ban đầu

T: Tuổi thọ của d/án

L: Lợi ích thu được tại năm thứ T

R: Hệ số triết khấu theo % năm.

CT:Chi phíởnămthứ T.

Lợi nhuận tuyệt đối: -

Tính toán hiệu quả của d.án: Khi xd dự án thi có nhiều p/án khác nhau và p.án nào là, cho lợi nhuận ròng NPV là lớn nhất

NPV =

Xác định thời gian hoàn vốn của d.án: Thời gian hoàn vốn thoả mãn khi NPV = 0. Thời điểm hoàn vốn thường không trùng với thời gian kết thúc d.án.

-Nhược điểm:

+Hạn chế của phương pháp là có một số các tác động rất khó lượng hoá ra tiền.

+Không thể xét tất cả các TĐMT nhất là các tác động mang tính lâu dài hoặc gián tiếp. Và pp này khó có thể dùng cho d.án lớn vì có quá nhiều hạng mục mà việc xác định tác động của chúng tới môi trường là khó khăn.

-Ứng dụng: PP cho ta biết được lợi ích thu được từ DA rõ rệt cụ thể ( = tiền)

Câu 18: Các loại dự án PTTNN và đặc điểm và yêu cầu ĐTM.

ĐN: DAPTTNN là biện pháp nhằm nâng cao khả năng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước và nâng cao giá trị của tài nguyền nước. Đây thường là những d.án mang lại lợi ích rất to lớn cho cộng đồng. Nhưng cũng có thể để lại hậu quả xấu cục bộ.

Theo mục tiêu của dự án có thể chia dự án PTTNN thành 3 loại:

+Dự án khai thác và sử dụng nguồn nước: Là các .án xây dựng các công trình để khai thá, điều hoà nguồn nước và dẫn nước cung cấp tới các hộ sd. Loại này bao gồm các loại d.án như xây dựng hồ chứa nước, đập dâng, trạm bơm, cống lấy nước, hệ thống kênh dẫn nước...... Theo mục đích ứng dụng nước có thể chia như sau: Tưới, sinh hoạt, phát điện giao thông thuỷ, cấp nước cho du lịch..Trong thực tế kết hợp hình thức công trình và mục đích dùng nước để gọi tên một d.án. Ví dụ: Dự án xây dựng hồ chứa cấp nước cho tưới và phát điện, xây dựng trạm bơm tưới.....

+D/án bảo vệ nguồn nước là các d/án xây dựng các công trình bảo vệ nguồn nước như là d/án xây dựng trạm xử lý nước thải, đập ngăn mặn để bảo vệ chất lượng nước.

+D/án phòng chống và giảm nhẹ thiên tai về nước là các d.án n.cứu các giải pháp và biện pháp công trình đề phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ các thiên tai vê nước như là d/án hồ chưa phòng lũ, d.án xây dựng tuyến đê sông (phòng chống lũ), d/án xây dựng tuyến đê biển (chống sóng, nước dâng do bão, ngăn mặn) d.án công trình chỉnh trị sông và cửa sông ( mỏ hàn, kè lát mái đập lái và hướng dòng), dự án phân chậm lũ.

Một d.án có thể kết hợp một hai hoặc cả 3 loại d.án nêu trên .

VD: Hồ chứa lớn thường là hồ chứa lợi dụng tổng hợp với nhiều mục tiêu như cấp nước cho tưới, phát điện và chống lũ cho hạ lưu.

-Đặc điểm d.án PTTNN liên quan tới đánh giá tác động môi trường:

+Có nhiều mục tiêu trong cùng 1 d.án PTTNN. Và mục tiêu chính là mục iêu quan trọng nhất còn các m.tiêu khác là kết hợp

VD: Hồ chứa lớn thường là hồ chứa lợi dụng tổng hợp với nhiều mục tiêu như cấp nước cho tưới, phát điện và chống lũ cho hạ lưu.

+D.án PTTNN có thời gian hoạt động khá dài (chục tới hàng trăm năm) nhưng các h.động lại ko có tính liên tục.

VD: D.án hồ chứa cấp nước tưới thì chủ yếu h.động vào mùa khô. Còn d.án công trình bảo vệ bờ sông như đê, kè thì h.động chủ yếu trong mùa mưa lũ.

+P.vi ảnh hưởng của d.án rộng: Cũng là vùng ảnh hưởng tới môi trường d.án.

+D.án PTTNN cần có vốn đầu tư lớn, và vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào đ/tư ban đầu. Và thời gian thu hồi vốn là dài.

+D.án PTTNN thường sd nhiều nguồn lực và tài nguyên. công cộng có giá trị hàng hoá đặc biệt. Và giá của các hàng hoá đặc biệt này không bộc lộ một cách đầy đủ trên thị trường. Gây khó khăn cho việc định lượng các tác động môi trường của d.án

Câu 19: Tác động môi trường của dự án xây dựng đập, hồ chứa nước: Nêu theo nhóm và giải thích đặc điểm của tác động, chú ý các tác động tiêu cực chủ yếu. Biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực chủ yếu.

-Khái quát về d.án: Hồ chứa là công trình rất phổ biến ở nước ta để trữ và điểu tiết nước. Hồ chứa có tác dụng điều tiết dc phù hợp với y/cầu sd của con người. Và việc xây dựng 1 hồ chứa cũng sẽ làm ngập một diện tích trong hồ. Trong đó có thể có dân cư đang sinh sống, các loại động thực vật quý hiếm, các công trình văn hoá, các loại khoáng sản...Vì thế xây dựng hồ chứa sẽ gây những tổn thất tới tài nguyên và những diễn biến bất lợi với môi trường, biến đổi hệ sinh thái.

-Các tác động tích cực về môi trường:

1.Tạo nên hệ sinh thái mới trong khu vực lòng hồ và bờ hồ.

2.Tạo cảnh quan đẹp cho môi trường khu vực lòng hồ.

3.Cải thiện khí hậu địa phương trong khu vục lòng hồ.

4.Tạo ra khu chứa nước lớn và nguồn nước điều hoà để sử dụng.

5.Tạo thuận lợi cho giao thông thuỷ khu vực thượng lưu hồ.

6.Điều hoà dc trong sông cho cùng hạ lưu: Làm giảm dòng chảy lũ và tăng dc mùa cạn(với hồ chứa có nhiệm vụ điều tiết dòng chảy mùa cạn cho hạ lưu).

7.Cải tạo môi trường, giảm xâm nhâp mặn cho hạ lưu do đều tiết nuớc của hồ.

-Các tác động tiêu cực trong khu vực thượng lưu tuyến đập và lòng hồ:

+Làm mất hoặc suy giảm tài nguyên và chất lượng môi trường:

1.Mất đất do ngập.

2.Mất khoáng sản.

3.Làm mất nơi cư trú của động vật hoang dã quý hiếm.

4.Làm mất hệ sinh thái cạn và các tài nguyên sinh thái.

5.Làm lầy hoá một số vùng đất canh tác trũng thấp xung quanh hồ chứa do tăng mực nước ngầm.

6.Làm tăng xói lở và sụt lở đất bên bờ hồ do sóng và gió và dao động mực nước hồ.

7.Ngăn cản bùn cát vânh chuyễn xuống hạ lưu và gây nên sụ bồi lắng bùn cát trong hồ chứa, từ đó làm giảm dung tich chứa nước và giảm tuổi thọ công trình.

8.Làm giảm chất lượng nước trong hồ do sự phân huỷ các cây cối bị ngập, do các chất phết thải, nước thải sinh hoạt.

9.Sự thích tụ các chất dinh dưỡng trong hồ sẽ tạo nên hiện tượng phi dưỡng làm cho các loài tảo và thực vật thuỷ sinh phát triển qua mức và làm ảnh hưởng đến chất lượng nước.

10.Đập nứơc sẽ ngăn cản sự di chuyển của cá và các loài thuỷ sinh.

11.Làm mất nước từ hồ chứa do thẩm thấu xuống dưới sâu và do thấm qua bờ hồ và thân đập.

12.Làm tăng ô nhiễm môi trường( ô nhiễm nước không khí, tiếng ồn) trong khu vực thi công và xung quanh trong thời gian thi công.

13.Làm tăng xói mòn đất lưu vực thượng lưu do mức độ khai thác trên bề mặt lưu vực sẽ tăng lên do dân cư tự do lên vùng này sau khi có hồ chứa và do sd đất không hợp lý.

Câu 20: Tác động môi trường của dự án xây dựng hệ thống tưới (nêu theo nhóm và giải thích đặc điểm của tác động, chú ý các tác động tiêu cực chủ yếu). Biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực chủ yếu trong mỗi loại dự án trên.

-Khaí quát về dự án: N/vụ của hệ thống tưới là lấy nước từ công trình đầu mối dẫn và phân phối nước tới các hộ sử dụng trên khu tưới.

Một hệ thống tưới bao gồm:

+Công trình lấy nước đầu mối của hệ thồng tưới có thể là hồ chứa nước như hồ Núi Cốc, đập dâng như đập Thạch Nham, như cống Xuân Quan hay là trạm bơm Đan Hoài.... Một hệ thống tưới có thể có 1 hay 1 vai công trình lấy nước đầu mối.

+Công trình dẫn và p/phối nước trên kênh bao gồm: Hệ thống kênh dẫn nước (kênh chính và k/nhánh) và các công trình trên kênh( cống điều tiết, xi phông, cầu máng).

+Khu tưới: Khu canh tác nông nghiệp có yêu cầ nước tưới. Trong khu tưới có hệ thống bờ vùng, bờ thừa, hệ thống dẫn nước và lấy nước trên mặt ruộng.

-Các tác động môi trường:

+Tác dụng tích cực:

1.D/án tưới sẽ thúc đẩy p/triển k/tế trong khu vực, tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất của nhân dân trong vùng d/án, từ đó có tác động tốt tới sức khoẻ đời sống n/dân.

2.D/án tưới sẽ tạo điều kiện để mở rộng d/tích đất canh tác và khai thác triệt để tiềm năng đất đai trong khu vực.

3.Dự án tưới sẽ làm tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp trong khu vực do diện tích canh tác tăng lên và có đủ nước tưới.

4.Dự án tưới sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động nhất là trong thời vụ gieo cấy hay thu hoạch cũng như tạo việc làm chế biến sau thu hoạch.

5.Dự án tưới sẽ làm tăng mực nước ngầm trong khu vực có kênh đi qua, từ đó tạo có sở thuận lợi cho cải thiện hệ thống cung cấp nước cho dân cư các thôn xóm dọc tuyến kênh.

6.Các d/án tưới sẽ tạo điều kiện cho nông dân thích ứng với kỹ thuật canh tác mới hiện đại, làm giảm bớt sự tư do trong canh tác cũ lạc hậu của họ.

+Các tác động tiêu cực:

1.Gây thiệt hại và ảnh hưởng tới đời sống của một bộ phận dân cư phải di chuyển để lấy đất xây dựng tuyến kênh.

2.Làm mất đát để xây dựng tuyến kênh và các công trình trên kênh.

3.Làm mất các giá trị lịch sử, văn hoá và khảo cổ học (nếu có).

4.Làm biến đổi hoặc phá huỷ môi trường sống của các loài thú hoang dã (nếu có).

5.Tuyến kênh có thể làm trở ngại cho việc đi lại của ngừơi và vật nuôi trong khu tưới. Cần khắc phục bằng cách làm đường giao thông.

6.Tuyến kênh gây cản trở cho việc tiêu thoát lũ nếu như tuyến kênh xây nổi trên bề mặt đất.

7.Xây dựng hê thống kênh sẽ tạo ra hiện tượng bồi lắng bùn cát dưới đáy kênh và xói lở bờ kênh.

8.Có hệ thống tưới sẽ làm cho cỏ dại, tảo, bèo có cơ hội phát triển trong các kênh dẫn, cản trở lưu lượng thông nước trong kênh.

9.Tưới quá mức có thể làm giảm độ phì nhiêu của đất do mất chất dinh dưỡng.

10.Tưới quá mức hoặc do để rò rỉ có thể gây ra tình trạng úng và bão hoà nước trong ruộng ảnh hưởng tới canh tác.

11.Tưới có thể làm tăng độ mặn của đất vì nguồn nước có 1 phần xuất phát từ nước mưa. Mưa ->kênh->tưới->rễ cây->bốc hơi=> Còn lại muối trong cây.

12.Một số d.án đào kênh trong vùng đất phèn như tại vùng ĐB sông Cửu Long tạo hiện tượng oxi hoá đất và nước trong khu vực.

13.Tưới có thể làm tăng sói mòn đát trong các rãnh tưới và trên bề mặt ruộng canh tác.

14.Tưới có thể làm biến đổi cấu trúc của đất (VD nước tưới quá đục sẽ làm thay đổi cấu trúc của đất cũng như cao độ của đất.

15.Kênh dẫn nước và quá trình tưới sẽ làm tăng độ ẩm đất trong khu tưới, tạo điều kiện thuận lợi cho cỏ dại, các loại côn trùng gặm nhấm.

16.Do có tưới, làm gia tăng việc sd phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật... Làm giảm đáng kể các loại chim cá trong vùng.

17.Có d.án sẽ gia tăng bệnh truyền nhiễm liên quan đến nước trong khu tưới.

Câu 21: Tác động tiêu cực của các dự án: nạo vét sông, quai đê lấn biển, phân lũ

1- Dự án nạo vét sông:

-Hoạt động cải tạo, nạo vét lòng sông làm biến đổi địa hình luông lạch, từ đó gây thay đổi chế độ thuỷ văn bùn cát, gây nên bồi lắng hoặc xói lở vùng xung quanh.

- Gia tăng xâm nhập mặn vào nước ngầm và nước sông.

- Hoạt động nạo vét sông làm thay đổi địa hình đáy, bóc lớp vỏ cư trú của động vật đáy, tác động xấu tới hệ sinh thái nước và nguồn lợi thuỷ sản (ốc, hến, ...) ở khu vực này. Vì thế, cần thận trọng khi tiến hành nạo vét sông và cần khống chế ở mức độ hợp lý không gây ảnh hưởng xấu làm suy thoái hệ sinh thái nước.

- Hoạt động nạo vét, đổ bỏ đất, bùn đáy được nạo vét có thể có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí cho vùng chứa bùn đáy, ảnh hưởng đến nguồn nước sử dụng cấp nước cho sinh hoạt của dân.

- Nạo vét bùn đáy làm cho lan truyền độ đục trong đoạn sông xuống hạ lưu.

- Thiết bị nạo vét gây cản trở giao thông thuỷ, gây ô nhiễm tiếng ồn đối với vùng xung quanh.

- Tạo các luồng lạch có độ sâu phù hợp và thuận tiện cho giao thông thuỷ sẽ làm tăng mật độ tàu bè đi lại. Từ đó có khả năng gia tăng ô nhiễm nguồn nước do các chất thảu từ tàu bè và các sự có tràn dầu ra nguồn nước.

- Sinh vật hấp thụ và tích lũy các chất ô nhiễm từ bùn đáy có thể gây nhiễm độc cho con người qua dây truyền thực phẩm.

- Sức khoẻ công nhân bị ảnh hưởng do tiếp xúc với bùn nạo vét, tai nạn nạo vét có thể xảy ra.

- Đổ bùn đáy lên bờ dẫn tới ảnh hưởng sử dụng đất.

2- Quai đê lấn biển:

- Tuyến đê sẽ cản trở thoát nước lũ của khu vực ra biển trong mùa mưa lũ và sẽ gây úng ngập khu vực bên trong, hoặc phá vỡ đê quai nếu bố trí các công trình tiêu thoát nước trên tuyến đê không hợp lý (cống, đập tràn, ...)

- Tác động của sóng biển, nước dâng do bão, ... có thể làm tăng xói lở ảnh hưởng tới ổn định và an toàn của tuyến đê quai và các công trình trên đê.

- Làm tổn hại hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực trong đê.

Những vùng đất bồi tụ vùng ven biển gần các cửa sông lớn có rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú (cả động vật cạn, động vật nước và hệ thực vật). Vì thế, khi có tuyến đê quai sẽ làm cho các tài nguyên sinh thái của rừng ngập mặn như rừng đước, xú, vẹt, ... và các loài tôm, cua, cá nước lợ sẽ dần dần không còn nữa do điều kiện môi trường thay đổi và theo thời gian chúng sẽ bị thay thế bằng hệ sinh thái nông nghiệp của con người tạo nên.

- Dự án có thể làm tác động tới đời sống một số dân cư đang sinh sống và khai phá đất đai trong khu vực. Khi có dự án sẽ phải quy hoạch lại toàn bộ khu vực và có thể ảnh hưởng đến họ như phải di chuyển, đền bù, tạo việc làm và nguồn sinh sống cho họ ...

- Tái định cư: không loại trừ khu vực tuyến đê quai đi qua có các hộ dân phải di dời, đặt ra vấn đề tác động của di dân, tái định cư cần phải xem xét và giải quyết.

- Tác động tới phát triển các ngành kinh tế khác như thuỷ sản, công nghiệp, du lịch, ... trong vùng. Thí dụ như nguồn thuỷ sản tự nhiên bị suy giảm do có dự án nên những năm đầu một số dân phải chuyển đổi nghề sang nông nghiệp hoặc nuôi trồng thuỷ sản. Các hoạt động công nghiệp, giao thông, dịch vụ sẽ có điều kiện phát triển sau khi dự án đi vào hoạt động khai thác.

- Các hoạt động trong thời gian thi công sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, gây tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống công nhân của khu vực thi công và nhân dân khu vực lân cận.

- Khu lán trại và sinh hoạt của công nhân xây dựng nếy quản lý không tốt các chất thải và thực hiện vệ sinh môi trường có thể gây ô nhiễm môi trường khu vực và phát sinh dịch bệnh.

- Trong thi công nếu quản lý không tốt sẽ có thể xảy ra các rủi ro ảnh hưởng tới con người như tai nạn lao động làm chết người.

- Dự án sẽ tạo cơ hội hình thành những khu dân cư và đô thị mới ven biển trong tương lai, đồng thời cũng làm tăng tình trạng dân tự do và tăng dân số cơ học gây áp lực xấu đối với môi trường.

- Các vấn đề môi trường tiềm tàng khác nảy sinh trong quá trình khai thác phát triển khu vực trong đê:

+ Gia tăng diện tích nông nghiệp dẫn tới tăng sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật trong canh tác.

+ Gia tăng ô nhiễm nước do thức ăn và nước thải nuôi thuỷ sản gây nên.

+Gia tăng ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt, chất thải chế biến nông hải sản

3- Phân lũ:

- Làm suy giảm chất lượng nước trong vùng phân lũ, chậm lũ do ảnh hưởng ngập úng và đặc biệt là chất lượng nước giếng dùng trong sinh hoạt của nhân dân.

- Gây nên tình trạng xói lở lòng dẫn tuyến phân lũ ảnh hưởng xấu đến môi trường.

- Một phần diện tích đất nằm trong vùng phân lũ phải chuyển đổi mục đích sử dụng, hạn chế hiệu quả sử dụng đất.

- Gây nên các biến đổi xấu về chất lượng đất trong khu vực bị ngập nước do tình trạng nước ngập có thể kéo dài.

- Làm tổn hại nghiêm trọng hệ sinh thái khu vực khi hệ thống công trình phân lũ hoạt động nhất là khu vực nằm trong hành lang thoát lũ do các hệ sinh thái khu vực này bị ngập khi phân lũ.

- Làm ảnh hưởng hoặc mất nới cư trú của các loài thú hoang dã, quý hiếm nếu hành lang thoát lũ đi qua vùng cư trú của chúng.

- Gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống, kinh tế xã hội đối với người dân sống trong khu vực phân lũ, chậm lũ nhất là trong khi quy hoạch thiếu cẩn thận.

- Làm đình trệ hoặc tổn hại các hoạt động sản xuất trong khu vực phân lũ, chậm lũ như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch dịch vụ.

- Làm tổn hại đến các giá trị lịch sử, giá trị văn hoá truyền thống của người dân sống trong khu phân lũ, chậm lũ nếu các công trình này nằm trong hành lang thoát lũ đã xác định.

- Làm suy giảm chất lượng cuộc sống của một bộ phận dân cư nằm trong vùng phân lỹ phải di dời đến nơi ở mới, đời sống thu nhập của họ bị ảnh hưởng rõ rệt.

- Tình hình sức khoẻ của nhân dân trong khu phân lũ, chậm lũ có thể bị suy giảm do điều kiện vệ sinh môi trường giảm sút, bệnh tật dễ xuất hiện và lan truyền, thí dụ như tỷ lệ người mắc bệnh do mầm bệnh sinh ra từ nước và các bệnh liên quan đến việc sử dụng nước sẽ tăng lên.

Câu 22: Để thực hiện ĐTM cho một dự án PTTNN cần những thu thập hay điều tra khảo sát những nguồn thông tin và số liệu nào?

1- Các nhóm tài liệu, số liệu cần thu thập:

- Các văn bản pháp luật liên quan đến ĐTM dự án.

- Các tài liệu nghiên cứu của dự án.

- Các số liệu thống kê, đo đạc, điều tra hiện có về tài nguyên, môi trường vùng dự án.

- Các số liệ thống kê, đo đạc, điều tra hiện có về các ngành kinh tế, phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các địa phương trong vùng dự

án.

- Các số liệu điều tra khảo sát bổ sung do nhóm đánh giá thực hiện tại vùng dự án.

2- Các văn bản pháp luật liên quan đến ĐTM:

Bao gồm luật bảo vệ Môi trường và các nghị định của Chính phủ, các thông tư của bộ Khoa học công nghệ và môi trường và các Bộ chuyên ngành hướng dẫn thực hiện ĐTM.

3- Các tài liệu về nghiên cứu dự án và khu vực dự án từ trước đến nay:

- Các báo cáo quy hoạch thuỷ lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp.

- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các địa phương trong khu vực dự án.

- Các báo cáo nghiên cứu dự án đã thực hiện các giai đoạn trước đó như báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, các báo cáo chuyên đề về khí tượng thuỷ văn, địa chất, thổ nhưỡng, đền bù di dân và tái định cư.

4-Các số liệu thống kê, đo đạc, điều tra hiện có về tài nguyên, môi trường khu vực dự án (đất, nước, không khí, sinh thái):

Các bản đồ: địa hình, địa mạo, địa chất, thổ nhưỡng, thảm phủ, ...

- Số liệu quan trắc khí tượng, thuỷ văn các trạm trong khu vực: mưa, bốc hơi, nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ, gió, mực nước, lưu lượng, bùn cát.

- Số liệu chất lượng nước, các nguồn ô nhiễm và tình hình ô nhiễm nguồn nước sông, hồ. Tình hình sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm.

- Số liệu thống kê về tiềm năng đất đai và sử dụng đất hiện tại.

- Số liệu thống kê về rừng và quản lý bảo vệ rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng, ...)

- Khoáng sản và khai thác khoáng sản.

- Số liệu về hệ sinh thái tự nhiên (thực vật, động vật trên cạn và dưới nước).

5- Các số liệu thống kế, điều tra, dự báo về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện trong vùng dự án:

- Tình hình dân cư trong khu vực dự án: dân số, mật độ và phân bố dân cư, nguồn nhân lực, thu nhập, sức khoẻ cộng đồng, ...

- Số liệu thống kê về điều tra kinh tế xã hội trong khu vực: công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, thuỷ lợi, giao thông, thuỷ sản, văn hoá, giáo dục,y tế.

- Niên giám thống kê huyện, tỉnh.

- Số liệu về các hoạt động phát triển (chương trình, dự án, ...) đã thực hiện trong vùng.

- Số liệu và kế hoạch di dân, tái định cư cho dân cư trong vùng bị ngập ở lòng hồ, hay tại vị trí xây dựng công trình.

6- Các số liệu điều tra khảo sát bổ sung do nhóm đánh giá thực hiệnngaytạivùngdự án

Ngoài các số liệu thu thập trên cơ sở đã có, cần xác định các số liệu nào còn thiếu so với yêu cầu nêu trên để điều tra bổ sung tại hiện trường khu vực dự án.

Câu 23: Đánh giá tác động môi trường xã hội có mục đích và tầm quan trọng như thế nào? Khi đánh giá tác động môi trường xã hội của một dự án xây dựng hồ chứa nước phục vụ tưới thì phải tập trung đánh giá những gì?

1- Mục đích và tầm quan trọng:

Đánh giá tác động của dự án đối với môi trường xã hội là đánh giá ảnh hưởng của việc thực hiện dự án tới tình hình kinh tế cũng như đời sống của cộng đồng dân cư trong khu vực dự án.

Mục tiêu của đánh giá tác động đến môi trường xã hội là để đảm bảo công bằng xã hội, duy trì lòng tin của nhân dân với chính sách của nhà nước và đảm bảo ổn định xã hội trong khu vực dự án.

Đánh giá tác động của dự án tới môi trường xã hội rất quan trọng vì chúng ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án. Nó càng đặc biệt quan trọng trong các trường hợp:

- Dự án có liên quan đến những bộ phận dân cư là các dân tộc thiểu số, hoặc nhân dân sống trong các vùng sinh thái nhạy cảm do mối quan hệ chặt chẽ giữa lối sống, nguồn lợi kinh tế, văn hoá, tập quán của họ đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng.

- Các dự án dẫn tới việc phải tổ chức di dân và tái định cư bắt buộc với số lượng lớn dân cư trong vùng dự án. Các trường hợp này thường rất dễ gặp trong các dự án PTTNN, đặc biệt là dự án xây dựng hồ chứa nước vừa và lớn.

2- Các vấn đề cần tập trung đánh giá:

- Tác động đối với dân cư trong vùng bị ảnh hưởng phải di chuyển, tái định cư: cần xác định rõ khu vực dân cư bị ảnh hưởng phải di chuyển để thực hiện dự án, thành phần và đặc điểm dân cư, số lượng dân cư bị di chuyển, những thiệt hại của cải, cơ sở vật chất của họ, chính sách đền bù và thực hiện có công bằng, kế hoạch tái định cư có hợp lý, phù hợp với dân cư hay không.

- Tác động làm thay đổi chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư trong vùng hưởng lợi do dự án mang lại như làm thay đổi về thu nhập và phân phối thu nhập, tăng mức sống, cải thiện điều kiện nhà ở, điện, cấp nước, đi lại, thông tin, sức khoẻ, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho cộng đồng dân cư.

- Tác động làm biến đổi các hoạt động kinh tế trong khu vực dự án: thay đổi hoạt động sản xuất và lưu thông của các ngành kinh tế trong khu vực như công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ, ... làm tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế của khu vực, đóng góp cho kinh tế đất nước.

- Tác động tới các giá trị văn hoá truyền thống, lịch sử, khảo cổ trong khu vực dự án.

Câu 24: Đánh giá tác động của di dân, đền bù và tái định cư của dự án hồ chứa thì phải đánh giá những gì và cần phải dựa trên cơ sở nào?

Trong ĐTM các dự án PTTNN, đặc biệt là các dự án hồ chứa, vấn đề đền bù, di dân và tái định cư là một trong những vấn đề phức tạp hay gây những rắc rối và có thể ảnh hưởng đến tâm lý dân cư và ổn định xã hội. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ hạn chế được các tác động xấu tới môi trường xã hội tại khu vực dự án.

Trong ĐTM chi tiết cần xem xét kỹ mức độ tác động của vấn đề mất đất, mất cơ sở hạ tầng, nhà cửa, việc làm, ... của cộng đồng dân cư "những người bị ảnh hưởng" cũng như các phương án giải quyết đền bù, tổ chức tái định cư trong kế hoạch tái định cư của dự án đã thực sự điều hoà và đảm bảo sự công bằng xã hội hay chưa.

Giải quyết vấn đề di dân và tái định cư cần phải thống kê tất cả những thiệt hại đối với cộng đồng dân cư bao gồm: mất phương tiện sản xuất như đất đai, mất nhà cửa và cơ sở hạ tầng cuộc sống, mất các tài sản và mất các tài nguyên và các giá trị sử dụng của con người, đồng thời đề xuất các biện pháp giảm thiểu để hạn chế các tác động xấu tới môi trường xã hội.

* Cơ sở:

ĐTM của đền bù và tái định cư cần dựa trên cơ sở hệ thống pháp luật và các chính sách của nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai, về giải quyết đền bù thiệt hại đối với những người bị ảnh hưởng mất đất, mất tài sản do các dự án gây nên, ...

* Đánh giá tác động môi trường của vấn đề tái định cư bao gồm các nội dung sau:

- Đánh giá tác động môi trường của việc di dân, tái định cư.

- Đánh giá việc vận dụng các chính sách nhà nước trong việc đền bù, lập kế hoạch tái định cư.

- Đánh giá kế hoạch tái định cư đã lập theo mục tiêu, yêu cầu, nội dung, ... đã nêu.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #dtm