dtc co q tlap va gop von vao DN

Phân tích đối tượng có quyền thành lập và góp vón vào doanh nghiệp

* Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, mọi tổ chức (không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính), mọi cá nhân (không phân biệt nơi cư trú), nếu không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp, đều có quyền thành lập (và đồng thời có quyền quản lý) doanh nghiệp tại Việt Nam. Những đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp được quy dịnh tại Điều 13 (Khoản 2), Luật Doanh nghiêp. Bao gồm:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

Việc cấm một số đối tượng thành lập doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội cũng như lợi ích của bản thân các nhà đầu tư. Qua đó bảo đảm cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách lành mạnh, có hiệu quả và tuân thủ những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường. Cần lưu ý rằng, những đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp vẫn có quyền góp vốn vào công ty, nếu họ không thuộc một trong các trường hợp phâp luật cấm.

Theo quy định tại Điều 10, Khoản 1 Luật Doanh nghiệp: Tổ chức, cá nhân được quyền góp vốn vào công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh trừ những trường hợp sau

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tượng không được quyền góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Theo quy định tại điều 19 pháp lệnh cán bộ công chức thì " Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan... không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước".

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #ltm