drphan VetThuonPhanMem
VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM I - ĐẠI CƯƠNG: 1 - Định nghĩa: VTPM là một VT gây tổn thương tổ chức dưới da, tổ chức dưới da, cân, cơ và các mạch máu nhỏ nuôi cơ. Cần phân biệt VTPM với: - VT mạch máu ngoại vi - VT thân kinh ngoại vi - VT xương. - VT khớp. - VT thấu bụng, thấu ngực. 2 – Tầm quan trọng: - Có y nghĩa rất quan trọng: - Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tất cả các loại chấn thương, vết thương. - VTPM có thể điều trị khỏi, và là nguồn bổ sung quân số chiến đấu. - Nếu điều trị tốt tổn thương phần mềm thì là cơ sở để xử trí các VT khác. 4 – Phân loại: 4. 1 – Phân loại theo nguyên nhân: - VTPM do hỏa khí: rất quan trọng vì tổn thương phức tạp, ô nhiễm, là trọng tâm đối với BSQY - Do mảnh phá chiếm tỷ lệ cao nhất. - Do đạn thẳng. - Do bom bi. - Tổn thương do những vật rắn trong vụ nổ. - VTPM không do hỏa khí: - Do tai nạn giao thông. - Do tai nạn sinh hoạt. - Do vũ khí lạnh: Dao, mã tấu, kính, cốc vỡ… - Do động vật cắn. 4.2 – Phân loại theo tổn thương: - Vết thương chột: là VT cớ lỗ vào, có ống vết thương nhưng không có lỗ ra ( Tác nhân sát thương có thể đang trong tổ chức). - VT xuyên: là VT có lỗ vào, có ống VT, có lỗ ra ( mãnh sát thương đã ra ngoài hoặc có thể còn sót lại trong tổ chức). - VT lấm tấm: do các mãnh típ mìn, lựu đạn. - VT xượt nông. - VT mài xát: tổn thương lớp tb thượng bì - VT rách da: chỉ tổn thương lớp da, không tổn thương lớp dưới da. - VT lóc da: lóc da hoặc kèm theo cân, cuốn mạch nuôi, chân nuôi. 4.3 – Theo vị trí tổn thương: Có y nghĩa quan trọng trong chẩn đoán phân biệt: - VTPM chi thể phân biệt với tổn thương xương khớp. - VTPM ở thân mình phân biệt với VT thấu bụng, thấu ngực. - VT ở đầu mặt cổ phân biệt với tổn thương xương mặt, sọ và tổn thương não. 5 – Giải phẫu bệnh của VTPM do hoả khí: - Ống VT lớn hơn đường kính tác nhân sát thương, vết thương xuyên lỗ vào nhỏ hơn lỗ ra. Ống VT không phải là đường thẳng do tác nhân gây tổn thương khi gặp tổ chức thay đổi hướng, do co rút các cơ, gân, do các cơ đứt rách làm biến dạng ống VT, ống VT chứa nhiều tổ chức dập nát, hoại tử, máu cục, dị vật, vi khuẩn ô nhiễm. - Vùng tổn thương trực tiếp hay vùng hoại tử tổ chức nằm sát thành ống VT đây là tổn thương không hồi phục. - Vùng tổn thương gián tiếp còn gọi là vùng chấn động phân tử bao quanh 2 vùng trên, tổn thương do lực dưới dạng sóng của động năng phá truyền tới tổ chức lân cận về đại thể không thấy biến đổi gì. chính vì vậy có hiện tượng phù nề, rỉ máu, tắc mạch dẫn tới thiếu máu, thiếu oxy tổ chức, toan chuyển hóa. 6 – Sự ô nhiễm của VTPM: Tấc cả các VTPM đều bị ô nhiễm, mức độ khác nhau tùy thuộc vào cơ chế và các yếu tố khác. VTPM do hoả khí có mức độ ô nhiễm cao hơn nhiều so với VTPM do các nguyên nhân khác gây nên. Cơ chế của sự ô nhiễm: - Các mầm bệnh của bản thân vũ khí đưa vào. - Các dị vật, mầm bệnh bị hút vào khoang tạm thời của ống vết thương. - Các dị vật mang theo mầm bệnh trong vụ nổ bắn vào vết thương. 7 - Các yếu tố ảnh hưởng tới sự ô nhiễm: - Yếu tố tại vết thương: - Dị vật tại vết thương - Chảy máu và máu tụ - Các yếu tố toàn thân: - Tình trạng shock - Tình trạng nhiễm lạnh, kiệt sức, thiếu dinh dưỡng thường gặp ở các thương binh trong chiến đấu - Yếu tố điều trị: - Khoảng trống: khi khâu VT tạo ra khoảng trống làm tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn, khâu VT tỷ lệ nhiễm khuẩn tăng lên gấp 2 lần - Dẫn lưu: ứ đọng dịch làm tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn - Chất liệu khâu VT: Chỉ Lin, chỉ bện làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn so với chỉ mono. 8 – Diển biến của VT: *Thời kz ô nhiễm: Theo Friedrich: trong 6 giờ đầu các vi khuẩn có mặt tại vết thương chưa sinh sản nhân lên, đây là thời gian ô nhiễm hay thời gian Friedrich. Từ sau 6 - 8 giờ, các vi khuẩn có mặt này sẽ sinh sản tăng lên theo cấp số nhân và sản sinh ra các độc tố. Lúc này vết thương chuyển sang giai đoạn nhiễm khuẩn *Thời kz nhiễm khuẩn: - Theo Willenegger: Mức độ nhiễu khuẩn nặng nhẹ của vết thương phụ thuộc các yếu tố sau: - Vết thương bị dập nát, nhiều dị vật và tổ chức hoại tử thì dễ bị nhiễm khuẩn nặng. - Vùng bị thương có các khối cơ dày bị bầm dập thì dễ bị hoại tử và nhiễm khuẩn sẽ rất nặng. - Đoạn chi bị gãy phải garô lâu hoặc có kèm theo tổn thương mạch máu, thần kinh chính của chi thể. - Tình trạng choáng chấn thương và sức khoẻ của bệnh nhân kém là những điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn dễ bị và nặng lên. - Thời kz nhiễm khuẩn vi khuẩn phát triển và các phản ứng của cơ thể chia làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn sớm là viêm tấy: VT sưng, nóng, đỏ, đau, hạn chế vận động - Giai đoạn muộn VT hình thành mủ *Thời kz liền VT: Quá trình liền VT qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn I: Giai đoạn viêm kéo dài 3 – 5 ngày. Được bắt đầu bằng sự phản ứng của cơ thể, các phản ứng chống lại sự chảy máu, co mạch, hình thành cục Fibrin, chống sự phát tán của vi khuẩn. Tiếp đó các mao mạch giãn, tăng cung lượng máu sạch cho VT, thoát mạch, phù nề xảy ra trong giai đoạn này. giải phóng Histamin các tế bào BC tập trung tại VT, hiện tượng thực bào diễn ra. Kết thúc gia đoạn này là hình thành tổ chức hạt. - Giai đoạn II: Giai đoạn Collagen hay giai đoạn sửa chữa sợi, kéo dài 2 – 3 tuần. Các nguyên bào sợi di cư đến VT tạo ra collagen là chuổi protein tạo nên sự vững chắc khi liền VT. - Giai đoạn III: Giai đoạn hoàn thiện, kéo dài từ 3 tháng đến nhiều năm. trong giai đoạn này tiếp tục sự hình thành và tiêu huỷ collagen, kết quả là sự thay đổi tình trạng VT. Bờ VT đỏ, lồi lên, dày và kích thích, dần dần mềm, mỏng và nhạt màu. III – TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: 1 – Hỏi bệnh: - Thời gian, tác nhân, cơ chế - Triệu chứng ngay sau khi bị thương: đau, chảy máu - Xử trí của tuyến trước, diễn biến sau khi được xử trí - Thời gian đến viện tính từ sau khi bị thương. - Triệu chứng và tình trạng hiện tại 2 – Khám bệnh: 2.1 – Toàn thân: - Mất máu: Da xanh, niêm mạc nhợt, da lạnh, mồ hôi lạnh, mạch nhanh, HA tụt… - Mất máu nặng -> shock -> RLTH, RLHH, RLCN gan, RLCN thận, RL thân nhiệt. - Nhiễm khuẩn: sốt, da khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, BC tăng, CTBC chuyển trái. Nếu nặng -> NKNĐ: mạch nhanh, HA tụt, RLHH, RL YT. 2.2 – Tại chỗ: - Tại vết thương: khám VT đặc biệt là VT hỏa khí thường thương tổn phức tạp, nhiều ngõ ngách, nhiều dị vật, ô nhiễm lớn. - Vị trí, số lượng, kích thước, bờ mép, tổ chức dập nát, hướng ống VT, đáy VT, dị vật, tính chất dịch chảy ra (máu, mỡ, mủ, máu chảy thành tia, phì phò… có y nghĩa trong chẩn đoán phân biệt ). - Khám chức năng các cơ quan tổn thương: Khám hô hấp, vận động, cảm giác, mạch ngoại vi, lập loè móng tay móng chân. - Chẩn đoán với VTPM chủ yếu là PP loại trừ. IV - ĐIỀU TRỊ: 1 – Nguyên tắc điều trị: - Xử trí càng sớm càng tốt ( trong vòng 6h đầu). - Không được khâu kín kz đầu ( để hở hoàn toàn VT) với VT phần mềm do hỏa khí, do động vật cắn, VT tổn thương phức tạp rộng, đến muộn, dập nát… - Tranh thủ kh p kín VT khi có đủ điều kiện toàn thân và tại chỗ. 2 – Chỉ định: Hầu hết các VTPM đều có chỉ định phẫu thuật cấp cứu trừ: - VT lấm tấm. - VT Xượt nông chỉ cần bơm rửa, bôi thuốc sát khuẩn. - VT xuyên rất nhỏ ở xa mạch máu thần kinh có điều kiện theo dõi sát. - VTPM kết hợp ở TB, BB đang hấp hối. 3 – Vô cảm: - Chủ yếu là tê tại chỗ và tê khu vực - Tê tại chổ: Novocain 0,25%, 0,5%, 1%; Lidocain 0,5%, 1% - Tê TM: Novocain 0,5%, 1% - Tê đám rối TK cánh tay - Tê tủy sống - Tê gốc ngón. - Gây mê khi tổn thương phần mềm loét da rộng, tổn thương kết hợp. 4 – Kỹ thuật phẫu thuật kz đầu đối với VTPM sau khi vô vảm: - Rạch rộng VT :- Mục đích: Rạch rộng để kiểm soát toàn bộ VT, để chống phù nề, thiếu máu. - Rạch đủ rộng đến khi kiểm soát tận đáy VT đến khi không còn khả năng phù nề - Kỹ thuật: rạch theo trục chi, theo hướng đi của mạch máu, thần kinh, không rạch ngang, không rạch cắt ngang mạch máu thần kinh. - Cắt lọc: cắt lọc triệt để nhưng phải hết sức tiết kiệm, cắt lọc từ ngoài vào trong, từ nông đến sâu. - Cắt da: triệt để hết sức tiết kiệm, thường cắt cách bờ mép < 5m - Cắt cân:, cắt cân bằng đường rạch da, lấy bỏ hết máu tụ dưới cân, cắt bỏ phần cân dập nát - Cắt cơ: Cắt bỏ phần cơ mất trương lực, không còn khản năng co rút, không có máu - > cắt đến phần cân có khả năng co rút, có máu chảy. - Bơm rửa, sát khuẩn VTPM sau khi vô cảm bằng dung dịch xà phòng, nước muối sinh ly sau đó sát khuẩn bằng Betadin, Iode. - Lấy bỏ dị vật: không cố tình bới tìm dị vật, nên lấy dị vật khi chúng ta cắt lọc ( trên đường cắt lọc), bơm xối rửa dưới áp lực để lấy dị vật ( đất cát…) - Bơm rửa tận đáy VT bằng dung dịch nước muối, Oxy già, Betadin - Dẫn lưu thật tốt: DL bằng ống, máng, lam cao su hoặc chỉ để hở là đủ, có thể rạch đối chiếu, rạch mắt lưới. - Để hở VT hoàn toàn là PP dẫn lưu tốt nhất, DL bằng ống, máng, không nhét mét, bấc vào VT để dẫn lưu. - Che phủ mạch máu, thần kinh bằng cân cơ cận kề; rạch đối chiếu nếu không được thì dùng gạc tẩm huyết thanh để che phủ. - Khi điều kiệ tại chổ, toàn thân cho phép thì khâu da. 5 – Phẫu thuật VT phần mềm đã nhiễm khuẩn: VT phần mềm viêm tấy vẫn có chỉ định phẫu thuật lấy bỏ hoại tử, dẫn lưu thật tốt, VTPM có mủ thì rạch tháo mủ bơm rửa và dẫn lưu. 6 - Điều trị kết hợp: - Cố đinh tốt. - Sử dụng kháng sinh mạnh, sớm và phổ rộng khi chưa có KSĐ. - Nuôi dưỡng và nâng cao sức đề kháng. - Tập vận động sớm và kết hợp ly liệu pháp. 7 – Khép kín vết thương: - Tranh thủ kh p kín VT khi có đủ điều kiện toàn thân và tại chỗ. - Các phương pháp khép kín VT: -Khâu kín kz đầu và khâu kín VT khi PT kz đầu: . CĐ: VTPM da đầu, mặt, bàn tay, da bừu, VT sắc gọn, đến sớm, VT sạch ( giải thích tại sao các vị trí trên lại được phép khâu kín kz đầu). . Thời gian: khâu sau khi cắt lọc VT . Kỹ thuật: khâu áp sát mép VT. - Khâu kín kz đầu muộn: . Thời gian: từ ngày thứ 4 – 7 sau PT khâu kín kz đầu, VT còn mềm mại. . Kỹ thuật: không cần cắt lọc VT - Khâu kín da kz 2 sớm: . Thời gian: từ ngày thứ 7 – 14 sau PT khâu kín kz đầu . VT có tổ chức hạt, m p da ít di động. . Kỹ thuật: Nạo tổ chức hạt, làm di động mép da. - Khâu kín da kz 2 muộn: . VT có tổ chức hạt già, xơ hóa . Thời gian: từ ngày thứ 15 trở đi. . Kỹ thuật: cắt lọc và làm di động mép da mới khâu. - VT không thể khâu khép da thì phải ghép da: mỏng, dày hoặc chuyển vạt da. 8 - Điều trị theo tuyến: 8.1 – Tuyến cấp cứu đầu tiên ( tr QY c, d): - Tiến hành 5 kỹ thuật cấp cứu. - Vận chuyển tuyến sau. 8.2 – Cứu chữa bước đầu: ( tr QYe, đội PT ): - Kiểm tra, bổ sung băng bó, cầm máu, cố định, vận chuyển - Phòng chống sốc đến tạm ổn định. - Kháng sinh, phòng chống uốn ván - Giữ lại VT phần mềm lấm tấm, sượt nông điều trị khỏi trong vòng 3 -5 ngày. - Phân loại, chuyển thương về tuyến sau theo chỉ định. - Khi mở rộng phạm vi cứu chữa hoặc không thể chuyển thương binh về sau có thể cắt lọc VTPM đạp nắt lớn, rạch rộng, giải phóng chèn ép khoang. 8.3 – Tuyến cứu chữa cơ bản ( tr QY f, đội phẫu thuật): - PT kz đầu VTPM. - Chống sốc đến thoát sốc và xử trí các biến chứng khác. - Xử trí các tổn thương kết hợp. 8.4 – Tuyến cứu chữa chuyên khoa ( Bệnh viện): - Điều trị các VTPM tuyến trước chưa xử trí hoặc xử trí chưa tốt. - Xử trí các VTPM có tính chất chuyên khao.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top