drphan UBangQuang
U BÀNG QUANG I - ĐẠI CƯƠNG: 1- Đặc điểm: - U bàng quang là loại u chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại u đường tiết niệu và hay gặp thứ 2 trong các u đường tiết niệu sinh dục ( sau UTLT). - Tỷ lệ nam > nữ. - Triệu chứng nghèo nàn, thường phát hiện ở giai đoạn muộn. - U nông bàng quang chiếm tỷ lệ: 50 – 75% u BQ. Điều trị bằng cắt nội soi là lựa chọn số 1. 2 - Căn nguyên: - Do di truyền: Có sự thay đổi bất thường trong quá trình sao chép từ AND sang ARN dẫn tới sự thây đổi trong quá trình tổng hợp protein. - Do thuốc lá. - Do hóa chất: Benzidine, b- Naphthylamine và 4 – aminobiphenyl. - Da sán: sán máng ( sán máu : schistosoma). 3 - Giải phẫu bệnh: 98% u bàng quang là ung thư tế bào chuyển tiếp. - U biểu mô lành tính: - Lớp biểu mô gồm 3 -7 lớp tế bào chuyển tiếp nằm trên lớp màng nền. - Papilloma: chiếm 2% Làn u có cuống gồm tế bào biểu mô của tế bào chuyển tiếp bao trùm lên một cột trụ là tổ chức xơ sợi mạch máu. - Ung thư tế bào chuyển tiếp: - U thường phẳng, tế bào to và mát sự phân cực bình thường. - U thường tiến triển xâm lấn và dễ tái phát. - Ung thư tế bào không chuyển tiếp: chiếm 2% - Ung thư tế bào không biệt hóa: hiếm gặp - Ung thư hỗn hợp: gồm tế bào tuyến, tế bào chuyển tiếp, và tế bào không biệt hóa. - Tế bào biệt hóa càng cao thì càng lành tính. II – TRIỆU CHỨNG: 1 - Lâm sàng: - Đái máu: đái máu vô cớ, vô chứng, đái ra máu cục, hay tái phát. - Có thể kèm theo đái rắt, đái buốt. - Có thể có đau xương cùng cụt, đau thắt lưng nếu U di căn vào xương, phúc mạc và niệu quản. 2 – Cận lâm sàng: - Xét nghiệm nước tiểu: - HC niệu (-). - Thấy tế bào lạ trong nước tiểu lấy từ bàng quang. - Miễn dịch: tìm kháng nguyên bề mặt tế bào. - Chẩn đoán hình ảnh: - Siêu âm: khi BQ căng đầy nước tiểu. - Soi BQ và sinh thiết làm giải phẫu bệnh lý. - Chụp CT: đánh giá kích thước và sự xâm lấn, di căn của khối u. - Chụp UIV: đánh giá ảnh hưởng của U lên hệ tiết niệu. 3 - Đặc điểm lâm sàng u nông bàng quang - Thường gặp ở tuổi 41 – 70 (80%), tỷ lệ nam/nữ: 2,75/1. - Đái máu gặp ở 90% trường hợp lý do vào viện. - Siêu âm chẩn đoán đúng 45/51 u, chiếm tỷ lệ 92,2% - Soi bàng quang là xét nghiệm chính xác nhất: u thành bên 56,8%; có cuống điển hình 72,5%. - pTa chiếm 60%; pT1 chiếm 40%. U tế bào chuyển tiếp chiếm 90%. III – CHẨN ĐOÁN: 1 – Chẩn đoán xác định: - Đái máu: đái máu vô cớ, vô chứng, đái ra máu cục, hay tái phát. - Cận lâm sàng: HC niệu, SA, CT, Soi sinh thiết chẩn đoán xác định. 2 – Chẩn đoán giai đoạn: *Theo Jewett và Story: Đưa ra 1946: dựa vào độ sâu mà u xâm lấn vào thành bàng quang và di căn. 1952 Marshall phát triển thêm chia UBQ từ gia đoạn A đến D2 - Giai đoạn O : không xâm lấn tới lớp hạ niêm mạc. - Giai đoạn A: xâm lấn tới lớp hạ niêm mạc. - Giai đoạn B: GĐ B1: Xâm lấn lớp cơ nông. GĐ B2: Xâm lấn lớp cơ sâu. - Giai đoạn C: Xâm lấn toàn bộ thành bàng quang và lớp mỡ quanh bàng quang. - Giai đoạn D: Lan rộng tới bạch mạch và hạch chậu. *Theo TCYTTG: - Dựa vào xâm lấn của u ( T: Tumor): T0 đến T4 - Tis ( T0): U tại chỗ lớp niêm mạc, dạng phẳng. - Ta: U chưa xâm lấn lớp dưới niêm mạc. - T1: U xâm lấn đến lớp dưới niêm mạc. - T2a: U xâm lấn tới lớp cơ nông - T2b: U xâm lấn tới lớp cơ sâu - T3a: U xâm lấn tới lớp vỏ xơ thanh mạc. - T3b: U xâm lấn tới lớp mỡ cạnh bàng quang và phúc mạc. - T4: U xâm lấn tới các cơ quan lân cận: TC, Âm đạo, TLT. - Dựa và di căn hạch (N: Nodes ) - N1: hạch tại chỗ. - N2: Hạch di căn ở 1 vùng, hạch lớn 2-5cm - Di căn tạng ( M : Metastasis) - M0: Không có di căn xa - M1: Di căn xa IV - ĐIỀU TRỊ: *Chỉ định PT: - Giai đoạn A,B - Giai đoạn C cần mổ lấy hạch chậu xét nghiệm tức thì nếu đã có di căn hạch chậu thì không còn chỉ định mổ cắt u nữa. - Trong trường hợp UBQ xâm lấn gây ứ niệu, gian bể thận thì giải quyết ứ niệu bằng cách dẫn lưu bể thận 2 bên ( dẫn lưu vĩnh viễn, thay ống dẫn lưu định kz) 1 – Bơm thuốc vào bàng quang để tráng rửa bàng quang. - Mục đích nhằm làm sạch bàng quang trước phẫu thuật và điều trị chống tái phát sau phẫu thuật. - Thuốc: - Doxorubicin ( BD: Alriamycin) 50mg pha 50ml dung dịch HTM 0,9%, bơm vào BQ, cho BN nằm 4 tư thế ( sấp, ngửa, nghiêng trái, nghiêng phải), mỗi tư thế 15 phút, sau đó uống nhiều nước cho đi đái. - Các thuốc khác: Thiotepa, mitomycin, BCG… - Sau phẫu thuật thì bơm tráng 1 tuần 1 lần x 6 -8 tuần, sau đó thì tráng rửa 1 tháng 1 lần. 2 – Phẫu thuật: 2.1– Cắt nội soi: - Chỉ định cắt nội soi: - Chống chỉ định: Hẹp niệu đạo, cứng khớp háng, U xâm lấn sâu vào thành BQ, Rối loạn đông chảy máu. - Chọn BN bơm MMC: pTa, pT1. - Kiểm tra sau mổ: Định kz 3, 6, 12 tháng. Siêu âm, nội soi XN tìm tế bào u - Qui trình cắt nội soi u nông bàng quang: - Chuẩn bị trớc mổ: Cấy khuẩn niệu, Điện giải máu. - Kỹ thuật: - Vô cảm: tê tuỷ sống. - Dụng cụ: Máy cắt Karl Stors 26Ch 2 dòng chảy - rotative. Dịch rửa trong mổ: sorbitol 3%. - Kỹ thuật: 4 thì (VCD). - Chăm sóc sau mổ: Rửa bàng quang: Điện giải máu, công thức máu. Ra viện hẹn bơm MMC sau 2 tuần. - Thời gian: sau cắt nội soi 2 tuần. - Liều: - 20 mg MMC / 1 lần: pha vào 20 ml nớc cất. - Bơm 2 lần / 1 tuần x 4 tuần. - Chuẩn bị trước bơm MMC: - Giải thích tác dụng phụ. - Cấy khuẩn nớc tiểu. - Kỹ thuật: (ảnh) - Đánh giá kết quả: - Đáp ứng hoàn toàn (CR). - Đáp ứng không hoàn toàn (PR). - Không đáp ứng (NR). -Tai biến – biến chứng: - Tai biến do đặt máy - Giật chân do kích thích thần kinh bịt - Thủng BQ - Nhiễm khuẩn niệu -Kết quả cắt nội soi u nông bàng quang: - Tỷ lệ cắt hết u 100%. - Không có tử vong. - Biến chứng: NK niệu 10%; thủng bàng quang 3,3%; giật dây thần kinh bịt 46,7%. -Kết quả điều trị dự phòng tái phát u bằng MMC - Không có bệnh nhân tái phát sau 3 và 6 tháng. - Tỷ lệ tái phát u sau 12 tháng là 3,3%. - Tác dụng phụ: đái máu 13,3%; phản ứng da 6,7%. 2.2 - Cắt bán phần bàng quang: - U bàng quang đơn độc, xâm nhiễm T1 – T3, nằm ở thành sau hoặc đỉnh BQ. - U nằm ở túi thừa BQ. 2.3 – Cắt bàng quang triệt để: - Cắt toàn bộ bàng quang, tổ chức mỡ xung quang, TLT, túi tinh, bóng tinh, niệu đạo. - Lấy ĐT làm bàng quang thay thế. 2.4 - Điều trị hóa chất: Thường điều trị sau phẫu thuật 3 đợt hóa chất. - Để tăng cường tác dụng và hạn chế tác dụng phụ người ta thường phối hợp nhiều loại hóa chất: MVAC: Methotrexate - Vinblastin - Doxorubicin - Cisplastin CMV: Cisplastin - Methotrexate - Vinblastin CISCA: Cisplastin - Doxorubicin - Cyclophosphamide · Điều trị dự phòng tái phát u nông BQ tại Việt nam: - Xạ trị. - Hoá chất đường toàn thân. - Miễn dịch: BCG bơm vào BQ.- MMC: Chưa có tổng kết - Điều trị dự phòng tái phát đóng vai trò quan trọng. Thuốc có tác dụng: BCG và Mitomycine C (MMC).
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top