drphan San NK hau san

Các hình thái NKHS:

       6.2.1. Nhiễm khuẩn tầng sinh môn (TSM), âm hộ, âm đạo.

- Nguyên nhân: vết khâu TSM không vô trùng, khâu phục hồi TSM không đúng kỹ thuật hoặc không khâu, sót gạc trong âm đạo.

- Triệu chứng:

+ Sốt không cao

+ Tại chỗ vết thương:  sưng, đỏ, đau, mưng mủ

+ Sản dịch không hôi...

- Điều trị:

+ Chăm sóc tại chỗ:  rửa bằng thuốc sát khuẩn; cắt chỉ khi có mưng mủ, đóng khố vệ sinh, gạc vô khuẩn.

      6.2.2. Viêm niêm mạc tử cung:

- Nguyên nhân: sót rau, sót màng, nhiễm khuẩn ối, thủ thuật kiểm soát tử cung, bóc rau nhân tạo không vô khuẩn.

- Triệu chứng:

+ Sốt 38 - 3805 (sau đẻ vài ba ngày)), mệt mỏi, khó chịu

+ Sản dịch ra nhiều, hôi, lẫn máu mủ...

+ Cổ tử cung hé mở, tử cung co hồi chậm, ấn tử cung đau

+ Cấy sản dịch tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ

         + Hình thái nặng hơn của viêm niêm mạc tử cung là viêm tử cung toàn bộ. Quá trình viêm lan tới lớp cơ tử cung, có những ổ apxe nhỏ. Các triệu chứng lâm  sàng nặng nề hơn viêm niêm mạc tử cung, dễ gây viêm phúc mạc hoặc nhiễm khuẩn máu.

- Điều trị:

+ Dùng kháng sinh toàn thân:  Ampixilin, Gentamixin

+ Thuốc tăng co tử cung:  Oxytocin, Ergotin.

+ Nếu sót rau phải đợi nhiệt độ giảm hoặc hết sốt mới nạo buồng tử cung.

         + Nếu viêm tử cung toàn bộ phải cắt tử cung bán phần và cấy máu để phát hiện sớm nhiễm khuẩn máu.

       6.2.3. Viêm phúc mạc và dây chằng:

- Triệu chứng:

+ Sốt sau đẻ 8 - 10 ngày

+ Nắn tiểu khung thấy một khối mềm, đau, bờ không rõ, di động hạn chế.

+ Sản dịch ra nhiều, hôi, cổ tử cung chậm đóng; tử cung co hồi chậm.

+ Tiến triển:  có thể khỏi nếu điều trị tích cực hoặc trở thành viêm phúc mạc tiểu khung.

- Điều trị:

+ Nằm nghỉ

+ Chườm đá và kháng sinh

+ Nếu tạo thành túi mủ thì chọc dẫn lưu qua túi cùng âm đạo

       6.2.4. Viêm phúc mạc tiểu khung:

Quá trình viêm không khu trú ở niêm mạc tử cung mà phát triển vào tiểu khung và hình thành các giả mạc ở các tạng trong tiểu khung và gây dính với nhau. Phản ứng của phúc mạc sẽ sinh ra các túi dịch lẫn máu và mủ.

- Triệu chứng:

+ Rầm rộ hơn viêm niêm mạc tử cung. Trung bình từ 7 - 15 ngày

+ Nhiệt độ tăng dần 39 - 400C, rét run, mệt mỏi, lưỡi bẩn.

+ Có phản ứng thành bụng ở tiểu khung, bụng chướng nhẹ, phần trên của tiểu khung, bụng mềm.

+ Thăm âm đạo:  cổ tử cung bé, tử cung to, di động đau

+ Các túi cùng âm đạo: nề, đau

+ Thăm âm đạo kết hợp  với nắn bụng:  vùng tiểu khung có khối rắn, không di động, đau.

+ Xét nghiệm bạch cầu tăng, cấy sản dịch để tìm vi khuẩn gây bệnh

+ Tiến triển:  có thể khỏi nếu điều trị tích cực, có thể phát triển thành viêm phúc mạc toàn bộ.

- Điều trị:

+ Nghỉ, chườm đá, kháng sinh liều cao

+ Nếu Apxe Douglas thì trích và dẫn lưu qua túi cùng âm đạo

       6.2.5. Viêm phúc mạc toàn bộ (VFM)

- Nguyên nhân:

+ Sau mổ lấy thai không vô khuẩn

+ Sau viêm niêm mạc tử cung, viêm tử cung toàn bộ không được điều trị tốt

+ Sau các thủ thuật bóc rau, kiểm soát tử cung

+ Có thể vi khuẩn lan tràn từ ứ mủ vòi trứng gây VFM

- Triệu chứng:

+ Sau đẻ 7 - 10 ngày, hoặc sau mổ đẻ 3 - 4 ngày

+ Triệu chứng toàn thân:   môi khô, lưỡi bẩn, mắt trũng, dấu hiệu nhiễm độc, nhiễm trùng.

+ Đại tiện có khi phân lỏng, khắm.

+ Bụng có phản ứng thành bụng hoặc cảm ứng phúc mạc (nhiều khi không rõ)

+ X quang bụng không chuẩn bị:  Bụng có các quai ruột giãn, có mức nước, mức hơi.

+ Điện giải đồ:  các thành phần Ca++, Cl- giảm.

+ Các chẩn đoán phân biệt với viêm phúc mạc tiểu khung, liên ruột cơ năng.

- Điều trị:

+ Kháng sinh toàn thân

+ .......... phụ nước, điện giải

+ Cắt tử cung bán phần

+ Rửa và dẫn lưu ổ bụng

       6.2.6. Nhiễm khuẩn huyết: là hình thái nặng nhất của NKHS

- Nguyên nhân: như đã trình bày ở phần VFM toàn bộ

- Triệu chứng:

+ Toàn thân: sốt cao liên tục, nhiệt độ dao động, kèm theo sốt cao có rét run, toàn thân mệt mỏi, dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc: môi khô, lưỡi bẩn, khó thở, da vàng, nước tiểu sẫm màu.

+ Sản khoa: cổ tử cung hé mở, tử cung to, co hồi chậm; ấn tử cung đau; sản dịch hôi, bẩn lẫn máu mủ.

+ Nghe phổi: có thể có ran

+ Nếu nhiễm khuẩn ....... (+) có thể thấy các biểu hiện của các ổ nhiễm khuẩn thứ phát:  apxe cơ, apxe gan, apxe não....

+ Cấy máu, cấy sản dịch: nếu dương tính là chắc chắn, nên âm tính cũng không loại trừ, chủ yếu vẫn dựa vào lâm sàng.

+ Các xét nghiệm khác:  hồng cầu giảm, bạch cầu tăng, chủ yếu là tăng bạch cầu đa nhân trung tính, Hematocrit giảm.

- Biến chứng: có thể suy thận cơ năng, viêm thận kẽ, apxe phổi, viêm nội tâm mạc. apxe não, viêm màng não...................

- Tiên lượng: tuỳ thuộc vào ổ nhiễm khuẩn thứ phát và việc điều trị có đúng và kịp thời hay không.

- Điều trị:

+ Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Khi chưa có kháng sinh đồ, nên dùng loại kháng sinh phổ rộng: Cephalosporin; flagyl, nhóm quinolin...

+ Kết hợp truyền máu, trợ tim...

+ Khi nhiệt độ trở lại bình thường hoặc giảm xuống:  cắt tử cung bán phần để loại trừ ổ nhiễm khuẩn tiên phát.

       6.2.7. Viêm tắc tĩnh mạch

- Nguyên nhân:  hay gặp ở người con rạ, chuyển dạ kéo dài, lưu thông mạch máu (hệ tĩnh mạch) bị cản trở, tăng sinh sợi huyết.

- Triệu chứng:

+ Xuất hiện muộn sau đẻ 12 - 15 ngày

+ Sốt nhẹ, rét run, mạch nhanh

+ Nếu viêm tắc tĩnh mạch chậm thì chân phù, màu trắng, ấn đau, gót chân không nhấc được khỏi giường.

+ Nếu điều trị không kịp thời, có thể gây viêm tắc động mạch phổi, thận và có thể tử vong.

- Điều trị:

+ Làm các xét nghiệm máu chảy, máu đông, tiểu cầu, thời gian Quick và tỷ lệ  Prothrombin.

+ Bất động chi bị viêm tắc tĩnh mạch ít nhất 3 tuần sau khi hết sốt.

+ Kháng sinh toàn thân kết hợp Corticoid sau vài ngày dùng kháng sinh

          + Thuốc chống đông:  Heparin 25.000 UI/kg cân nặng/24 giờ tiêm tĩnh mạch hoặc nhỏ giọt tĩnh mạch  hoặc Dicoumarol 2-10 mg/24 giờ (kháng vitamin K, tác dụng chậm). Theo dõi kết quả điều trị bằng xét nghiệm thời gian Howell, Quick.

       6.2.8. Phòng các bệnh NKHS:

- Điều trị các ổ viêm trong khi có thai:  viêm đường tiết niệu, sinh dục...

- Đề phòng nhiễm khuẩn ối và chuyển dạ kéo dài.

- Cuộc đẻ:  không để sót rau, chỉ định kiểm soát tử cung phải đúng, tuân theo chế độ vệ sinh, khử khuẩn thật tốt.

- Sau đẻ:  tránh bế sản dịch, vệ sinh, chăm sóc tầng sinh môn đúng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: