drphan S2

Rau tiền đạo khi chuyển dạ: Triệu chứng, chẩn đoán xác   định, hướng xử trí

Triệu chứng và chẩn đoán xác định:      

1.     Chảy máu: 3 tháng cuối, nay lại ra máu tươi, cục

2.     Đau bụng + không ra nhầy hồng vì lẫn máu

3.     Toàn trạng: xanh xao, hốt hoảng, da, niêm mạc, huyết áp thay đổi tuỳ lượng máu mất.

4.     Khám:   có cơn co tử cung                                         

                   Tim thai: bình thường hay thay đổi

5.     Thăm trong: bằng tay hay mỏ vịt: sờ được màng ối   hoặc cả rau

6.     Cận lâm sàng: siêu âm: vị trí rau bám.

Xử trí:           

7.     Nguyên tắc: cầm máu cứu mẹ là chính

8.     Kỹ thuật bấm ối: xé màng ối về phía không có bánh rau

9.     Bấm ối chờ chuyển dạ đẻ, không cầm máu  mổ

10.     Rau tiền đạo trung tâm  mổ

11.     Mổ: lách tay qua mặt bám của bánh rau lấy thai, khâu cầm máu chữ X

12.     Không cầm máu: thắt ĐMTC

                                  Thắt ĐM hạ vị

                                   Cắt tử cung

Rau tiền đạo khi chưa chuyển dạ: triệu chứng, chẩn đoán xác định và hướng xử trí

1. Rau tiền đạo gây chảy máu nên toàn trạng thường có tình trạng thiếu máu

2. Ra máu của rau tiền đạo thường xảy ra tự nhiên trong 03 tháng cuối của thai nghén.

3. Ra máu trong rau tiền đạo có các tính chất tự nhiên (thường xảy ra ban đêm, không đau, thường không kèm theo cơn co tử cung), tự cầm sau ít ngày, một thời gian sau lại ra máu tiếp đợt khác và thường kéo dài hơn trước, thời gian ngừng ra máu ngắn dần.

4. Nhìn tử cung hình trứng nếu ngôi dọc, hoặc bè ngang nếu là ngôi ngang.

5. Sờ thấy ngôi thai bất thường: ngôi đầu cao lỏng, hoặc ngôi ngược hoặc ngôi ngang.

6. Nghe thấy suy thai biểu hiện ra sự thay đổi tim thai tuỳ theo mức độ mất máu.

7. Thăm âm đạo: rất hạn chế thăm âm đạo, tốt nhất nên khám bằng mỏ vịt hay van sẽ thấy “ đệm rau” hay bờ hoặc thậm chí múi rau.

8. Cận lâm sàng: khi làm siêu âm  thấy rõ rau bám thấp xuống đoạn dưới tử cung ở các mức độ khác nhau.

9. Chẩn đoán xác định: dựa vào các triệu chứng trên.

10. Nằm viện theo dõi sát toàn trạng mẹ, ra máu âm đạo, tình trạng thai, “nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường”.

11. Cho các thuốc giảm co: Papaverin, Salbutamol, có thể cho Progesteron khi thai ở tháng thứ 6.

12. Chống nhiễm trùng: cho kháng sinh trong các đợt ra máu, giảm chảy máu: aspirin hay Transamin

13. Truyền bù đủ số lượng máu đã mất, truyền dịch, đạm nếu cần.

14. Nếu rau tiền đạo trung tâm hoặc khi điều trị nội khoa thất bại sẽ mổ lấy thai khi thai đủ tháng.

15. Các loại rau tiền đạo không trung tâm ra máu ít theo dõi đẻ đường dưới, nếu thất bại sẽ mổ lấy thai.

Rau tiền đạo trung tâm và bán trung tâm: nguyên nhân, chẩn đoán, cách xử trí.

Rau tiền đạo trung tâm: che kín lỗ CTC khi mở

            bán trung tâm: che 1 phần CTC còn thấy màng ối

Nguyên nhân: không rõ

có thể viêm niêm mạc tử cung

nạo hút thai

Chẩn đoán:

               Khi có thai: ra máu đỏ tươi

                                  có thể có cơn co

                                  máu ra nhiều hay ít

                                  nằm ngủ cũng ra máu

               Khi chuyển dạ: ra máu nhiều

                                     càng mở CTC càng ra máu

               Chẩn đoán siêu âm

               Đặt van âm đạo

Xử trí:

               Rau tiền đạo trung tâm: thuốc giảm co

                                                     mổ lấy thai dù thai chết

               Rau tiền đạo bán trung tâm: bấm ối

                                          cầm máu: có thể đẻ đường dưới

                                          còn chảy máu: mổ

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: