bốn, tự nhiên

Nghi có một quy tắc, đó là phải biết kiểm soát những cảm xúc đê hèn của bản thân. Phải chôn chặt nó, giấu kín nó đi, không được để lộ ra cho ai biết. Nhưng thi thoảng, chị mặc nó tuôn, rồi lại oằn mình trong cảm giác đê mê mà tội lỗi. Đó là một vòng luẩn quẩn mà Nghi tìm mãi chẳng thấy lối ra. Hoặc thực ra, làm gì có lối thoát, nếu muốn dứt vòng thì lấy cái gì mà cắt nó đi. Nhưng cắt ở đâu, và khi nào cắt? Nghi không biết. Chị thấy bất lực với mớ hỗn độn trong lòng mình, hay chính xác hơn là cực kỳ vô vọng. Có đôi khi, mớ bòng bong ấy còn lẻn vào từng giấc mơ của chị, tạo nên những khung cảnh quái dị nhưng cũng rất đỗi bình thường. Tỉ như một đám cưới, hay tỉ như một bó hoa. Nhưng không có bóng dáng của một người đàn ông nào xuất hiện trong đó. Vậy là chị sợ, bởi người ta thường không biết điều khiển giấc mơ của mình. Nói cách khác, hình ảnh đó xảy ra trong mơ không phải vì chị muốn thế, mà là do cái thẳm sâu nhất trong con người của chị muốn thế. Cái thẳm sâu ấy, chị không với tới. Ước gì cứ lôi tuột được nó ra mà soi, mà chiếu, mà ngắm cho kỹ xem nó là cái gì mà kinh dị. Chị cứ vậy, cuối cùng lại lạc vào rừng suy nghĩ mông lung. Chỉ rất ít khi chị không tự trói buộc mình bằng những thứ ấy, một trong số đó là khi cái bồi hồi của một người con gái trào dâng, cùng với những mê man dồn dập không lối thoát.

Khi thần trí quay về, nhìn cơ thể lõa lồ với hương xuân tình còn chưa dứt, lòng Nghi như nát vụn. Tại sao chị lại làm thế? Vì ham muốn ư? Nhưng tại sao lại ham muốn? Vì một cái hôn ư? Nghi thấy mình thật bỉ ổi, một nụ hôn cảm ơn không hơn không kém, của một đứa trẻ không hơn không kém, chỉ một nụ hôn! Chị đã làm gì nó? Chị đã làm gì nụ hôn ấy? Biến nó thành một thứ nhơ bẩn bởi bị vấy lên những nhục dục thấp hèn. Thật đê tiện, thật kinh tởm. Nghi như phải bỏng, nhảy dựng lên, vội vàng rụt tay lại, lấy nước mát xối người.

Xong xuôi, Nghi mặc quần áo rồi trở vào nhà. Bà Yên đã tỉnh, bà nhìn Nghi bằng con mắt lo lắng:

- Trông con xanh quá. Tắm lâu nhỡ cảm thì sao?

Nghi ậm ừ.

- Hình như cái Ánh vừa sang đây, có cái rổ xoài con con trên bàn đấy.

Nghe bà nhắc đến tên đứa trẻ kia, cả người Nghi nóng ran, tê rần. Chị xấu hổ, đáng lẽ ra chị không nên làm thế. Ngày mai, chị phải đối mặt với nó thế nào đây? Không, không hẳn, đúng hơn là chị không thể đối mặt với đống ngổn ngang trong lòng mình. Bà Yên trông thấy đứa cháu của mình cứ bồn chồn, đoán chừng nó có điều không vui. Im lặng một hồi, bà chép miệng:

- Cái rổ kia, với bức tranh này, hay con ghé nhà đưa cho nó.

Trời đã tối hẳn, nhưng chưa muộn lắm. Nghi chần chờ mãi, chỉ là bà dặn chẳng lẽ lại không đi. Chị một tay cầm tranh, một tay cầm rổ, lững thững bước ra khỏi nhà. Cứ thế đi được một lúc mới nhớ ra mình không hề biết đâu là nhà nó. Chán nản, Nghi dừng lại, ngồi thụp xuống, vô thức nhìn bức tranh. Một bức tranh vẽ vội, may thay vẫn có hồn. Lâu lắm rồi Nghi chẳng vẽ được bức nào đẹp như thế. Chắc là do cái Ánh cười đẹp quá, cười duyên quá, nó cho chị cảm giác dễ chịu, rồi tác phẩm cũng nương theo mà dễ chịu. Khi nó hỏi, chị vốn không định đưa, nhưng nó cười yêu thế, chị làm sao từ chối được. Thế mà...

Thế mà chị lại nảy sinh những cảm xúc không thể nảy sinh được với một đứa con gái chỉ bằng phân nửa tuổi chị.

- Dồi ôi ai kia, tối rồi không ở nhà ăn cơm lại ra đây làm gì chẳng biết. Giật hết cả mình.

Trước khi kịp để tâm trí vừa thoát ra bãi lầy tiêu cực này rồi lại chìm vào một bãi lầy tiêu cực khác, cái giọng nói chanh chua kia cắt đứt dòng suy nghĩ của chị. Một người đàn bà, hẳn thế, ở trong làng. Chị vội vàng đứng dậy, chộp lấy vai bà ta, đáp:

- Cháu xin lỗi cô, cháu bị lạc mất. Cô có biết nhà bé Ánh ở đâu thì chỉ cho cháu với, cháu cảm ơn cô.

Chừng như đã đoán ra danh tính của Nghi, bà ta trả lời bằng một cái giọng bớt chua hơn hẳn. Nghe theo lời bà ta chỉ, chị đi chừng chục phút là đến nơi. Thì ra nhà con bé xa khiếp, thế mà kể từ lúc chị đến nhà bà Yên, nó sang rõ nhiều. Mỗi lần đến chơi, Ánh lúc nào cũng vào luôn mà không cần do dự. Nhưng bây giờ, đến lượt chị qua thì lại cứ phân vân, chần chừ. Chị biết chỉ cần cất tiếng gọi một câu thôi, sau đó trả rổ rồi tặng tranh là hết chuyện. Nghi há miệng. Cổ họng nóng ran, khô rát. Im lặng. Chị không làm được.

Đang lúc phân vân, bối rối, tiếng mở cửa đã làm Nghi giật mình. Chị lùi lại, ra là Ánh. Nó mới tắm xong, hình như còn ướt tóc. Mùi bồ kết vấn vít quanh đầu mũi Nghi như muốn gợi nên điều gì quan trọng lắm, chỉ là chị đã vội dập tắt nó đi. Con bé nhìn Nghi, vẻ ngập ngừng là lạ. Đoạn nó cất tiếng chào, sau đó thỏ thẻ:

- Em thấy chị từ trong nhà. Chị qua đây làm gì thế.

Nghi hít một hơi sâu, chìa cho nó xem bức tranh và cái rổ con con bé bé.

- Bà bảo chị sang đưa cái này, khỏi em quên.

- Em xin...

Con bé đưa tay ra, muốn nhận lấy món đồ rồi vô tình chạm vào tay Nghi, và như một phản xạ tự nhiên, nó rụt tay lại. Chị hơi ngỡ ngàng trước phản ứng mà chị cho là không mấy thân thiện của nó. Người mà sáng nay mới hôn chị, sao giờ chạm tay thôi đã giật mình? Nó sợ chị sao? Nhưng sợ cái gì mới được? Nghĩ đến đây, một suy nghĩ thoáng qua bắt đầu làm Nghi hoảng. Hay là, hay là nó thấy? Cái nhà tắm không có cửa che, nếu như nó thấy thì sao? Phải lắm, có khi nó thấy mất rồi. Kể cả không biết người mà chị nghĩ lúc kia là nó, thì chứng kiến chuyện kinh khủng như thế cũng đủ làm nó sợ chị đến già. Run rẩy, Nghi hỏi nó, giọng lí nhí trong cuống họng:

- Em... thấy...

Người cái Ánh cứng lại, nó vội vàng xua tay:

- Không, không phải đâu. Em chỉ hơi giật mình một tí... một tí thôi. Cảm ơn chị nhiều nhé, vậy em vào nhà... vào nhà ăn cơm đây.

Cái bóng bé nhỏ biến mất, hương bồ kết cũng theo đó mà tiêu tan. Nghi đứng như trời trồng, sống lưng lạnh toát nhưng khuôn mặt thì nóng bừng, ửng đỏ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top