DongPhuongThanThanhDeQuoc 75-78
Chương 75 : ĐẾN GIA ĐỊNH THÀNH
Thương thuyền tốc độ không nhanh, lại chở nặng, nên mất khoảng 10 ngày mới đến được khu vực Long Sơn. Đi dọc theo bờ biển, từ Hội An Thành (Đà Nẵng ngày nay) đến Long Sơn huyện (Vũng Tàu ngày nay) ước khoảng 1.000 kilômét, do không có nhiều gió nên thuyền chỉ đi được khoảng 100 kilômét mỗi ngày (tính ra chỉ hơn 4 kilômét mỗi giờ, là tốc độ thông thường của các thuyền buồm thời bấy giờ).
Ở tận cùng mũi đất nhô ra ngoài biển của Long Sơn huyện có một pháo đài với nhiều khẩu thần công cỡ lớn, để kiểm soát vịnh Long Sơn, nơi cửa biển của sông Gia Định. Mọi hải thuyền lớn nhỏ muốn vào sông Gia Định đều phải ghé cảng Long Sơn, đến Hải quan ty xin giấy phép xuất nhập quan khẩu. Gia Định là kinh đô của Thần Thánh Đế quốc, nên được kiểm soát nghiêm ngặt hơn những nơi khác.
Thuyền tiến vào vịnh Long Sơn. Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn đứng bên ngoài khoang thuyền xem phong cảnh. Thuyền bè ra vào tấp nập, quang cảnh nhộn nhịp khiến cả hai đều kinh ngạc. Nhất là khi nhìn rất nhiều thuyền lớn có đến 6, 7 cột buồm, dài hơn 10 trượng, cả hai đều phải thán phục sự giàu mạnh của Thần Thánh Đế quốc. Đại Việt xưa nay chưa bao giờ có được cảnh này.
Đột nhiên, Trần Nguyên Hãn chỉ về một hướng, bật kêu lên thảng thốt :
- Nhìn kìa !
Nguyễn Trãi vội quay nhìn về hướng đó, và cũng giật mình thất sắc. Trước mắt hai người họ là một chiếc thuyền khổng lồ, thật lớn, cực kỳ lớn, vô cùng lớn. Thuyền của bọn họ ở bên chiếc thuyền đó, chênh lệch quá lớn. Lão thương nhân đang đứng gần đó, thấy hai người như thế, vuốt râu cười nói với vẻ tự hào :
- Đó là Thất Tinh cấp vận hạm, phụ trách vận chuyển lương thực, khí giới cho quân viễn chinh ở Kim Lăng. Thuyền dài 50 trượng, rộng 18 trượng, cao 2 trượng, tải trọng khoảng 1 ức rưỡi cân. Hải quân của Đế quốc còn có Lục Tinh cấp chiến hạm lớn hơn nữa. Và ta còn nghe nói các vị Học sĩ ở Thái Học Viện đang nghiên cứu chế tạo Ngũ Tinh cấp chiến hạm.
Hầu như bất cứ thần dân nào của Đế quốc, khi nhìn thấy những chiến hạm khổng lồ như thế đều cảm thấy tự hào, nhất là khi giới thiệu nó với người lạ. Bọn Nguyễn Trãi liền nhân cơ hội đó, hỏi han về Thần Thánh Đế quốc, về Gia Định Thành.
Khi thuyền cập vào Long Sơn cảng, lão thương nhân bảo :
- Chúng ta ở lại thuyền, đừng lên bến. Thuyền chỉ ghé vào đây giây lát để xin giấy phép xuất nhập quan khẩu, rồi sẽ đi ngay. Đến chiều chúng ta sẽ có thể nghỉ ngơi ở Gia Định Thành rồi.
Nói đến đây, lão chợt vuốt râu tán thán :
- Gia Định Thành là tòa thành tuyệt vời nhất trên thế gian. Trường Thanh Cung cũng là cung điện vĩ đại nhất trên thế gian. Khi nghỉ hưu, ta nhất định sẽ đến Gia Định Thành sinh sống, an dưỡng tuổi già. Ta đã xin được giấy phép định cư ở Gia Định rồi.
Nguyễn Trãi ngạc nhiên hỏi :
- Muốn sinh sống ở Gia Định Thành cũng phải xin phép nữa sao ạ ?
Lão thương nhân vuốt râu cười nói :
- Đương nhiên. Bất kỳ ai muốn định cư ở Gia Định Thành đều phải xin phép. Người lạ sau khi xin phép nhập thành đều chỉ được ở lại không quá nửa tháng. Nếu quá hạn, có lý do chính đáng thì có thể xin gia hạn, bằng không, khi bị phát hiện sẽ bị tống giam đó.
Thuyền chỉ ghé lại Long Sơn cảng ước khoảng nửa canh giờ, sau khi nhân viên của Hải quan ty lên thuyền tra xét xong thì nhổ neo tiếp tục khởi trình, hướng vào sông Gia Định. Trên mặt sông, thuyền bè đi lại tấp nập, thuyền lớn thuyền nhỏ đủ cả. Thủy thủ trên các thuyền có rất nhiều dân tộc, cho thấy thuyền đến từ nhiều địa vực khác nhau.
Đến chiều, thuyền cập cảng Gia Định. Cảng nằm ngay cạnh một khu thương mại sầm uất, trên bến dưới thuyền, cảnh mua bán náo nhiệt vô cùng, hàng hóa xuất nhập liên tục, có gốm sứ, tơ lụa, trà diệp, hương liệu, thủ công mỹ nghệ, lâm sản, hải sản, … Hàng hóa chủng loại phong phú và nhiều vô kể.
Thuyền cập cảng. Trong lúc chúng thương nhân lo tìm đối tác tiến hành mua bán thì Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn tiến thành.
Gia Định Thành được xây dựng sau khi Trường Thanh Cung đã hoàn công, chu vi 100 dặm (tức 40 kilômét, rộng hơn thành Bắc Kinh vốn chỉ có chu vi 24 kilômét), cao 4 trượng, dày từ 4 đến 5 trượng (trên đỉnh và dưới chân tường), cứ cách 50 trượng có một pháo đài, bố trí thần công đại pháo. Thành được xây hoàn toàn bằng gạch và thạch nê, bên trong có cốt sắt (chứ không đắp bằng đất giống như thành Thăng Long; hoặc chỉ có lớp đá mỏng, dày khoảng 0,7 mét ở mặt ngoài như thành Tây Đô của nhà Hồ). Bên ngoài có hộ thành hà rộng 10 trượng, sâu ước 2 trượng. Thành môn quy hô hùng vĩ, thành lâu tráng lệ huy hoàng. Đứng trước thành môn, bọn Nguyễn Trãi không khỏi choáng ngợp, thầm nhủ rằng trên thế gian không có tòa thành nào vĩ đại hơn Gia Định Thành. Trần Nguyên Hãn cảm thán :
- Thật là một tòa thành vĩ đại !
Thăng Long Thành tuy là tòa thành lớn nhất Đại Việt, nhưng so với Gia Định Thành thì giống như huyện thành so với kinh thành - không thể so sánh.
Sau khi trình ‘thông hành chứng thư’ bọn Nguyễn Trãi được thủ thành sĩ binh chỉ đường đến Chính vụ ty đăng ký tạm trú, sau đó cả hai nhập thành. Đi qua thông đạo dưới thành môn, bọn Nguyễn Trãi kinh ngạc khi phát hiện phố thị không chật chội như ở Thăng Long. Đại lộ chính rộng 20 trượng. Những đại lộ nhỏ hơn rộng 10 trượng, 15 trượng ngang dọc như bàn cờ. Xen giữa là những đường phố nhỏ hơn, chỉ rộng 5 trượng, cắt ngang qua các đại lộ. Mặt đường bằng phẳng và sạch sẽ. Phố xa phồn hoa, náo nhiệt nhưng không hề hỗn loạn. Dân chúng sống trong những tòa nhà xây bằng gạch, cao 2, 3 tầng, chỉnh tề sang trọng. Trong thành không hề nhìn thấy những ngôi nhà gỗ xiêu vẹo, cũng không có những con hẻm nhỏ tối tăm của dân nghèo, mà vẫn thường được gọi là bần dân khu.
Trong lúc Nguyễn Trãi mãi ngắm nhìn phố xá, Trần Nguyên Hãn giục :
- Chúng ta đến Chính vụ ty trước đã.
Nguyễn Trãi gật đầu khen phải. Thế là cả hai theo hướng dẫn của sĩ binh ở thành môn mà tìm đến Chính vụ ty. Ở đó, cả hai được quan viên hướng dẫn điền vào một biểu mẫu xin tạm trú, in dấu tay đầy đủ, rồi được cấp giấy phép tạm trú nửa tháng. Sau đó, cả hai hỏi thăm đường, tìm khách sạn thuê phòng nghỉ lại. Ở Thần Thánh Đế quốc, chỉ có khách sạn chứ không có khách điếm.
Sau đó, cả hai bắt đầu đi dạo, tham quan Gia Định Thành, mà mục tiêu đầu tiên là Trường Thanh Cung. Dù không thể vào bên trong, nhưng đi dạo bên ngoài cũng đủ thấy sự vĩ đại của nó. Tường thành của cung điện có chu vi 40 dặm (tức 16 kilômét), quy mô hùng vĩ hơn cả Thăng Long Thành. Giờ đây, cả hai mới nhận thấy lời nói của lão thương nhân trên thuyền quả không sai. Trên thế gian khó tìm được một cung điện nào khác vĩ đại hơn Trường Thanh Cung.
…
Trong lúc Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn đi dạo bên ngoài thì Giang Phong ngự trong Tử Tiêu Điện xem báo cáo về những hành động của hai người bọn họ thời gian qua. Do được Lý Tử Tấn tiến cử, Quảng Tế Pháp sư rất trọng thị hai người bọn Nguyễn Trãi, và đã chỉ thị Ám bộ theo dõi hành tông của bọn họ. Lão đã biết trước hai người bọn họ sẽ vào Gia Định, vì sau khi gặp bọn họ, Phạm Thế Căng đã sai người đưa tin về triều. Có điều, hiện tại triều đình không thiếu quan viên, mà Giang Phong cũng không có hứng thú với Bình Ngô Sách, cũng như tư tưởng nho gia của Nguyễn Trãi, nên tạm thời chưa cho triệu kiến, chờ thời gian rèn luyện bọn họ.
Đọc xong báo cáo, Giang Phong mỉm cười nói :
- Gã Nguyễn Trãi này cũng thú vị nhỉ.
Thấy Giang Phong mỉm cười, Quảng Tế Pháp sư biết rằng việc này xem như đã xong. Sau này sẽ có Lý Tử Tấn chiếu cố hai người bọn họ. Quảng Tế Pháp sư lại hỏi :
- Thánh hoàng. Thế vụ việc nô lệ Hán tộc xử lý thế nào ạ ?
Tù binh bắt được từ Minh triều ban đầu đều được sung làm khổ công giống như những tù binh khác. Nhưng giới sĩ phu, quan lại Hán tộc vốn bị tư tưởng nho gia hun đúc lâu năm, không chịu yên phận mà thường xuyên sinh sự thị phi, khiến các trại khổ công không thể nào yên tĩnh được. Giang Phong tức giận, đã truyền chỉ biến bọn họ thành nô lệ. Nghe nhắc đến việc đó, Giang Phong khẽ cau mày, ngẫm nghĩ giây lát, rồi nói :
- Nữ thì bán trong nước, còn nam thì bán sang Âu châu.
Âu châu hơn 50 năm trước đã trải qua một trận đại dịch ‘Cái chết đen’ làm dân số giảm gần một nửa, do đó đang rất cần lao động lực, và nam nô lệ là một lựa chọn khả thi. Còn nữ nô lệ là sinh sản lực, có thể giúp dân số của Đế quốc tăng thêm, nên sẽ không bán ra nước ngoài. Một nam ba nữ mỗi năm có thể sinh ba người con, nhưng một nữ ba nam mỗi năm chỉ có thể sinh được một người con mà thôi. Vì thế, tỉ lệ sinh nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào số phụ nữ (đương nhiên đối với trường hợp đàn ông vô sinh là ngoại lệ).
Trụ sở Ái Mộ Hội :
http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=46940
__________________
江懷玉
The Following 12 Users Say Thank You to gianghoaingoc For This Useful Post:
Big Nippers, dinhgiathinh, Irina Antonenko, KOFTF, MrStyle, nbsonha, odinnary89, phanthinh98, sunquanii, vua_dam, vương ngoc yen, yencute,
gianghoaingoc
Xem hồ sơ
Gởi nhắn tin tới gianghoaingoc
Tìm bài gởi bởi gianghoaingoc
#72
Hôm qua, 02:12 PM
gianghoaingoc
Danh Đầu Hưởng Lượng
Trạng Nguyên
Tham gia ngày: Jan 2008
Bài gởi: 865
[Lịch sử] Đông Phương Thần Thánh Đế Quốc
Chương 76 : SỨ GIẢ CỦA NAPOLI
Ngoài các vụ trên, kỳ này lại còn xảy ra nhiều việc khác. Quảng Tế Pháp sư tiếp tục bẩm tấu :
- Khải tấu Thánh hoàng. Các tướng quân Hồi giáo ở Syria, phía bắc Jerusalem, xứ A Lạp Bá, dâng biểu xin thần phục bản triều và xin thành lập các tiểu quốc Hồi giáo. Thỉnh Thánh hoàng định đoạt.
Trước đây các xứ Syria (thời trước thế kỷ 20 gồm cả Lebanon), Jerusalem (gồm cả Israel, Jordan, Palestine) đều thuộc về vương quốc Hồi giáo Mamluk ở Cairo. Nhưng sau khi Đế quốc chiếm giữ bán đảo Sinai và Jerusalem thì vương quốc Hồi giáo Mamluk bị chia thành 3 phần : phần Cairo và Thượng Ai Cập thuộc quyền kiểm soát của Al Muayyad Sayf Ad Din Tatar, quốc vương hiện tại của vương triều Mamluk; khu vực Alexandria và vùng tây bắc Ai Cập thuộc quyền kiểm soát của Al Adil Al Musta' in Billah, quốc vương bị lật đổ năm Nhâm Thìn (1412), chạy thoát đến Alexandria; và đất Syria (bị tách rời khỏi Ai Cập bởi bán đảo Sinai và Jerusalem) do các tướng lĩnh Mamluk tự cai quản, có khuynh hướng chuyển đổi thành các tiểu quốc Hồi giáo giống các xứ Somali và Yemen gần đó. Sau một thời gian chuẩn bị, đến lúc này, các tướng quân ở Syria đã dâng biểu cầu phong, mong muốn trở thành tiểu vương Hồi giáo.
Giang Phong ngẫm nghĩ giây lát, rồi phán :
- Cắt phần Tripoli khỏi Jerusalem, thành lập tỉnh Tripoli, gồm cả các xứ Syria.
Quảng Tế Pháp sư cung kính lĩnh chỉ. Điều đó có nghĩa là các khu vực thuộc Syria trở thành một tỉnh riêng, với vùng ven biển, gồm Tripoli (nay thuộc Lebanon, trước đó có thời gian là tiểu quốc Tripoli của các Hiệp sĩ Thập tự chinh cho đến khi bị người Ai Cập chiếm giữ) và các vùng lân cận do Đế quốc kiểm soát; khoảng 90% diện tích còn lại sẽ do các tướng lĩnh Mamluk tự cai quản với các tiểu quốc Hồi giáo của mình. Thể chế ở đây sẽ giống với 2 tỉnh Somali và Yemen ở gần đó.
Tiếp đó, Quảng Tế Pháp sư lại tâu :
- Khải tấu Thánh hoàng. Việc tuyển mỹ nữ nhập cung nên xử lý thế nào ạ ?
Trong cung quá trống vắng không có lợi cho quốc vận, các vị văn võ đại thần đều nghĩ vậy, nên cuối cùng Giang Phong cũng đã chấp thuận tuyển mỹ nữ nhập cung. Có điều tuyển thế nào, quy mô ra sao, phạm vi tuyển, … còn chờ định đoạt. Giang Phong hỏi :
- Ý quần thần thế nào ?
Quảng Tế Pháp sư tâu :
- Khải tấu Thánh hoàng. Để cho công bằng, chúng thần nghĩ nên tuyển trong phạm vi toàn quốc, chia đều cơ hội cho các tỉnh. Hơn nữa, để khỏi mang tiếng kỳ thị, mọi dân tộc đều tuyển. Nếu như có ai không hợp thánh ý thì vẫn có thể cho làm phổ thông cung nhân, hoặc ban cho những ai có công. Dù sao thì cũng đều là mỹ nữ cả.
Giang Phong trầm ngâm giây lát, đoạn phán :
- Tuyển mỗi tỉnh một người. Các nước chư hầu vẫn có thể tham gia. Không giới hạn dân tộc.
Quảng Tế Pháp sư tâu :
- Hiện tại bản triều có 95 tỉnh; cộng thêm các xứ Đông Doanh, Mông Cổ xin lấy thêm 5 người nữa cho đủ 100.
Giang Phong bằng lòng. Tuyển chẵn 100 cho may mắn. Số 100 xưa nay vẫn là số hên. Nhân sinh bách tuế, bách niên giai lão, bách quan, bách tính, Bách Việt, … Nghe nói cả nước có đến 95 tỉnh, Giang Phong cũng không ngờ, liền lấy sổ sách ra xem lại. Bọn Quảng Tế Pháp sư chia tỉnh tùy theo khu vực, lớn nhỏ khác nhau. Lớn nhất là Minh Châu (Úc), nhỏ nhất là Đài Loan (gồm cả Lưu Cầu). Tổng cộng 95 tỉnh, kể luôn Tripoli.
Xong việc tuyển mỹ, Quảng Tế Pháp sư lại tâu :
- Khải tấu Thánh hoàng. Hôm qua thần nhận được tin báo của Hồng Long Phân hạm đội Đô đốc Tôn Lương. Tôn Đô đốc bảo rằng sắp tới có Louis Đệ Tam của Napoli theo vận thuyền của phân hạm đội đến Gia Định, có việc muốn thương lượng với bản triều.
Giang Phong ngạc nhiên hỏi :
- Y đến có việc gì ?
Quảng Tế Pháp sư tâu :
- Khải tấu Thánh hoàng. Theo tin tức thu được, vị Louis Đệ Tam đó trên danh nghĩa là Quốc vương của Napoli, nhưng ngôi vua đã bị người khác chiếm mất. Bắt đầu từ khoảng 40 năm trước đến giờ, ngôi vua của xứ Napoli này rất hỗn loạn và phiền nhiễu. Khi đó, nữ vương John Đệ Nhất không có con, đầu tiên chọn em họ của mình là Charles của Durazzo làm người thừa kế. Nhưng sau đó, giữa hai người nảy sinh xích mích, xem nhau như kẻ thù, nên John Đệ Nhất đã chọn Louis Đệ Nhất làm người thừa kế. Có điều chẳng bao lâu sau, Charles đem quân tấn công, bắt giam John, tự lên ngôi vua của Napoli và sau đó giết chết John trong tù. Louis Đệ Nhất đã mấy lần dẫn quân về giành lại ngôi vua, nhưng đều không thành công. Khi Charles qua đời thì con là Ladislas lên kế vị, nhưng vì còn nhỏ nên mất ngôi, bị trục xuất. Con trai của Louis Đệ Nhất là Louis Đệ Nhị lên kế vị, cũng chỉ được 3 năm thì bị Ladislas lật đổ. Khoảng 5 năm trước, Louis Đệ Nhị lại đem quân về giành lại ngôi vua, nhưng thất bại. Ladislas vừa mới mất năm nay, ngôi vua truyền cho chị của y là John Đệ Nhị. Louis Đệ Nhị không cam tâm nên mới phái trưởng tử là Louis Đệ Tam đi sứ sang bản triều. Bọn họ muốn tìm ngoại viện. Louis Đệ Tam hiện tại mới 11 tuổi. Khi tin tức truyền về triều, có lẽ bọn họ đã đến Tích Lan.
Giang Phong hỏi :
- Tình thế xứ đó thế nào ?
Quảng Tế Pháp sư tra duyệt tư liệu một hồi lâu, rồi mới chỉ lên trên địa đồ, tâu :
- Khải tấu Thánh hoàng. Phía tây các xứ A Lạp Bá là Địa Trung Hải. Bán đảo La Mã nằm ngay giữa Địa Trung Hải, một đầu nối vào bờ phía bắc. Ở trung tâm bán đảo có thành La Mã, là lãnh địa của vị giáo chủ Cơ Đốc giáo La Mã. Phía nam bán đảo là vương quốc Napoli. Phía dưới vương quốc Napoli có một hòn đảo lớn, là Sicily, trước kia cũng là một vương quốc độc lập, nhưng giờ đây là thuộc địa của vương quốc Aragon ở bờ tây bắc Địa Trung Hải. Ngoài ra trên bán đảo còn có rất nhiều công quốc, lãnh địa lớn nhỏ khác như Florence, Genoa, Venice, … Chiến tranh xảy ra liên miên. Thậm chí hiện tại Cơ Đốc giáo La Mã còn có đến 3 vị giáo chủ ở Avignon, Bolonia và La Mã. Cả 3 đều tuyên bố là chính thống.
Giáo Hoàng là cách dịch sai của người Tàu, rồi người Việt lấy dùng. Người Tàu biết đến Thiên Chúa rộng rãi nhất có lẽ là thời kỳ Thái Bình Thiên Quốc. Hồng Tú Toàn tự xưng là người đại diện của Thiên Chúa ở nhân gian, rồi xưng Thiên Vương. Có lẽ người Tàu cho rằng Đức Cha ở La Mã phải có địa vị tôn quý hơn, nên phải gọi là Giáo Hoàng. Thật ra ở châu Âu chưa bao giờ sử dụng danh hiệu có nghĩa là Giáo Hoàng. Danh hiệu chính thức của Ngài là Giám mục La Mã, mục tử đoàn chiên chúa, và được gọi một cách tôn kính là Papal hay Pope, dịch đúng nghĩa phải là Đức Cha, người Việt còn gọi là Đức Thánh Cha (thời kỳ Trung Cổ, ở miền trung nước Ý có Papal States – nước của Đức Cha). Vào khoảng đầu thế kỷ 15 này, ngay cả ở Trung Hoa cũng chưa có cách gọi ‘Giáo Hoàng’. Người Hán, người Việt thường gọi người đứng đầu các giáo phái là ‘giáo chủ’ : giáo chủ Bạch Liên giáo (Minh giáo hay Hỏa giáo), giáo chủ Thiên Sư giáo (Đạo giáo), … Do đó trong truyện sẽ sử dụng từ ‘giáo chủ’ cho phù hợp với hoàn cảnh. Khi nói đến ‘giáo chủ của Cơ Đốc giáo La Mã’ tức là nói đến ‘Giáo Hoàng’, còn ‘giáo chủ của Cơ Đốc giáo Phương Đông’ tức là chỉ ‘Thượng phụ giáo chủ của Chính Thống giáo’.
Giang Phong ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi phán :
- Napoli cũng chỉ là một tiểu quốc, khi tiếp đãi chỉ cần sử dụng lễ tiết như với các phiên chủ của Đông Doanh, tộc trưởng của Mông Cổ hay tiểu vương Hồi giáo, tương đương hầu tước của bản triều.
Ý bản thân chưa phải là một nước lớn (chỉ tính phần bán đảo), đằng này Napoli chỉ là phần phía nam của Ý, dù xưng là vương quốc thì đối với Đế quốc cũng chỉ là tiểu vương. Hơn nữa, cha con Louis nhà Valois chỉ là vua của Napoli trên danh nghĩa, ngai vàng đã bị cướp mất hơn 20 năm nay.
…
Những người mà bọn Giang Phong nói đến lúc này đã đến được Tân Thành, một thành thị nằm trên một hòn đảo ở ngay mũi đất cực nam của Mã Lai bán đảo. Louis Đệ Tam do còn nhỏ nên có một vị lão thần là Ferdinand Caracciolo đi cùng, với một số cận vệ. Bọn họ chỉ đi nhờ vận thuyền của Hồng Long phân hạm đội đến Tích Lan, rồi theo thương thuyền để đến Gia Định. Hôm nay, thương thuyền ghé lại Tân Thành, và bọn họ quyết định tiến thành tham quan.
Bọn họ đầu tiên đi dạo một vòng thành thị, để Louis Đệ Tam và Ferdinand Caracciolo tìm hiểu phong tục của Thần Thánh Đế quốc. Tân Thành, có thể nhiều người không nhớ được tên này, nó chính là hòn đảo Singapore nằm trong eo biển Malacca, và cũng là đất nước Singapore (Tân Gia Ba). Tân Thành không có tài nguyên để phát triển, nhưng nằm ngay trên Hoàng kim hải đạo, là căn cứ hậu cần của những tàu thuyền đi trên tuyến hải vận Đông – Tây, nhờ vậy mà kinh tế rất phát triển, nhất là thương mại, đặc biệt phồn vinh. Nhiều thương thuyền đến từ A Lạp Bá, để tiết kiệm thời gian đi lại, chỉ đi đến đây, bán hàng hóa của phương tây, rồi mua đặc sản của phương đông chở về.
Trụ sở Ái Mộ Hội :
http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=46940
The Following 11 Users Say Thank You to gianghoaingoc For This Useful Post:
Big Nippers, dinhgiathinh, Irina Antonenko, KOFTF, nbsonha, odinnary89, phanthinh98, sunquanii, tnMosc, vua_dam, yencute,
gianghoaingoc
Xem hồ sơ
Gởi nhắn tin tới gianghoaingoc
Tìm bài gởi bởi gianghoaingoc
#73
Hôm qua, 02:14 PM
gianghoaingoc
Danh Đầu Hưởng Lượng
Trạng Nguyên
Tham gia ngày: Jan 2008
Bài gởi: 865
Phụ lục : 95 tỉnh của Thần Thánh Đế quốc (đến năm 1414)
1
An Phú
Nam đảo Luzon
104,688
2
Lã Tống
Bắc đảo Luzon
3
Nam An
Đảo Visayas
61,077
4
Định An
Tây đảo Mindanao
128,110
5
Hòa An
Đông đảo Mindanao
6
Puni
9 tỉnh đảo Borneo
743,330
7
Hải An
8
Hải Châu
9
Hải Dương
10
Hải Đường
11
Hải Hưng
12
Hải Ninh
13
Hải Phú
14
Hải Thanh
15
Gia Định
Nam bộ Việt Nam
63,294
16
Tân Hóa
Bắc đảo Sulawesi
174,600
17
Tân An
Nam đảo Sulawesi
18
Tân Định
Đảo Maluku
74,505
19
Cát Long Pha
2 tỉnh Mã Lai bán đảo
131,598
20
Cát Lan Đan
21
Tân Ân
vùng Tanintharyi (Myanma)
43,328
22
Tân Ý
Mã Lai bán đảo (thuộc Thái)
88,503
23
Lamuri
8 tỉnh đảo Sumatra
470,000
24
Batak
25
Pane
26
Padang
27
Jambi
28
Palembang
29
Lampung
30
Bengkulu
31
Kalapa
2 tỉnh đảo Java
126,700
32
Kediri
33
Bali
Quần đảo Sunda nhỏ
88,627
34
Phú Yên
Nam trung bộ Việt Nam
44,257
35
Tây Nguyên
Việt Nam
54,475
36
Nam Vang
3 tỉnh xứ Khmer
178,035
37
Cao Miên
38
Angkor
39
Thái Nam
5 tỉnh xứ Thái
86,115
40
Thái Đông
83,180
41
Thái Trung
83,791
42
Thái Bắc
85,852
43
Khorat
85,674
44
Viên Thành
3 tỉnh xứ Lào
232,350
45
Sa Thành
46
Sầm Châu
47
Đông An
9 tỉnh đảo New Guinea
786,000
48
Đông Anh
49
Đông Bình
50
Đông Ba
51
Đông Cơ
52
Đông Cương
53
Đông Hà
54
Đông Hiệp
55
Đông Hưng
56
Tích Lan
Đảo Sri Lanka
65,000
57
Đài Loan
38,251
58
Thuận Hóa
Bắc trung bộ Việt Nam
51,511
59
Thăng Long
Đông bắc Việt Nam
52,814
60
Trấn Ninh
Tây bắc Việt Nam
62,432
61
Sinai
Bán đảo Sinai + bờ tây Suez
65,000
62
Minh Châu
Úc châu
7,686,850
63
Yemen
Yemen + bờ đông Hồng Hải
1,127,970
64
Somali
Somali và bờ tây Hồng Hải
937,657
65
Jerusalem
Israel, Palestine, Jordan
119,270
66
Vân Nam
5 tỉnh xứ Vân Nam (Tàu)
394,100
67
Đại Lý
68
Lệ Giang
69
Bảo Sơn
70
Trấn Khang
71
Quý Dương
2 tỉnh xứ Quý Châu (Tàu)
176,100
72
Vĩnh Ninh
73
Quế Lâm
3 tỉnh xứ Quảng Tây (Tàu)
236,700
74
Tư Minh
75
Nam Ninh
76
Quảng Châu
3 tỉnh xứ Quảng Đông (Tàu)
177,900
77
Quỳnh Châu
78
Triều Châu
79
Trường Sa
3 tỉnh xứ Hồ Nam (Tàu)
211,800
80
Hành Sơn
81
Nguyên Châu
82
Chương Cống
2 tỉnh xứ Giang Tây (Tàu)
166,900
83
Cửu Giang
84
Phúc Châu
2 tỉnh xứ Phúc Kiến (Tàu)
121,400
85
Tuyền Châu
86
Kim Lăng
2 tỉnh xứ Giang Tô (Tàu)
108,940
87
Trường Hưng
88
Hàng Châu
2 tỉnh xứ Chiết Giang (Tàu)
101,800
89
Ôn Châu
90
An Khánh
2 tỉnh xứ An Huy (Tàu)
139,400
91
Huy Châu
92
Kinh Châu
3 tỉnh xứ Hồ Bắc (Tàu)
185,900
93
Nghi Xương
94
Tùy Châu
95
Tripoli
Syria (gồm cả Lebanon)
195,630
thay đổi nội dung bởi: gianghoaingoc, Hôm qua lúc 02:16 PM.
The Following 12 Users Say Thank You to gianghoaingoc For This Useful Post:
Big Nippers, dinhgiathinh, Irina Antonenko, KOFTF, nbsonha, odinnary89, onggia_7x, phanthinh98, sunquanii, tnMosc, vua_dam, yencute,
gianghoaingoc
Xem hồ sơ
Gởi nhắn tin tới gianghoaingoc
Tìm bài gởi bởi gianghoaingoc
#74
hôm nay, 12:54 PM
gianghoaingoc
Danh Đầu Hưởng Lượng
Trạng Nguyên
Tham gia ngày: Jan 2008
Bài gởi: 865
[Lịch sử] Đông Phương Thần Thánh Đế Quốc
Chương 77 : THAM QUAN TÂN THÀNH
Lại nói, bọn Louis Đệ Tam và Ferdinand Caracciolo đi tham quan Tân Thành để tìm hiểu phong tục của Thần Thánh Đế quốc. Đây là lần đầu tiên bọn họ đi ra ngoài Âu châu, nên nhìn gì cũng thấy mới lạ. Louis Đệ Tam sau khi quan sát một hồi, bỗng nói :
- Caracciolo. Ta thấy ở đây không hề có người nghèo nha. Thần Thánh Đế quốc quả là giàu có !
Ferdinand Caracciolo nói :
- Thiếu chủ. Nghe nói ở Thần Thánh Đế quốc, người nghèo chỉ sống ở các vùng nông thôn mà thôi. Sống ở thành thị đều là người giàu có cả. Còn Thần Thánh Đế quốc giàu có là sự thật. Quốc thổ quá rộng lớn, tài nguyên quá sung túc, hàng hóa quá phong phú mà. Nghe nói ở Thần Thánh Đế quốc bấy lâu nay không hề xảy ra nạn đói.
Một lão nhân đi cùng bọn họ chợt góp lời :
- Ta còn nghe nói khoảng 2 năm trước, vương quốc Vijayanagara ở nam Thiên Trúc đã cống hiến cho triều đình Thần Thánh Đế quốc 1.600 vạn kim tệ. Ta không thể tưởng tượng nổi số vàng đó phải chở bao nhiêu thuyền mới hết. Như thế của đủ thấy Thần Thánh Đế quốc giàu đến mức nào !
Ferdinand Caracciolo giật mình hỏi :
- Nhiều đến thế ư ?
Lão nhân này xem ra có vẻ là đại nhân vật, bí mật đi theo sứ đoàn, bởi xem thái độ của Ferdinand Caracciolo đối với lão cũng không thua đối với thiếu chủ của mình. Lão nhân gật đầu bảo :
- Đúng thế. Ngoài ra hàng năm các tỉnh đều tiến cống vô số tài bảo về Gia Định. Nghe nói Gia Định Thành là tòa thành thị vĩ đại nhất thế giới. Ở đó lại có tòa cung điện vĩ đại nhất mọi thời đại.
Louis Đệ Tam vẫn chưa có khái niệm rõ ràng về kim tệ, nên hỏi :
- 1.600 vạn kim tệ là bao nhiêu ?
Ferdinand Caracciolo giải thích :
- Thiếu chủ. Kim tệ nặng hơn florin một chút. Tỷ lệ quy đổi phổ biến là 11 florin đổi được 10 kim tệ. Như vậy 1.600 vạn kim tệ tương đương 17.600.000 florin.
Florin là đơn vị tiền tệ của Ý, và được sử dụng phổ biến khắp châu Âu vào thời Trung Cổ, trở thành đồng tiền chung của toàn châu Âu thời bấy giờ (đơn vị tiền tệ trong game ‘Medieval : Total War’ cũng là florin). Florin ban đầu là đồng tiền vàng của nước cộng hòa Florence, nên được gọi là florin. Florence là trung tâm thương mại và tài chính của châu Âu vào lúc đó, các ngân hàng của Florence có chi nhánh ở khắp châu Âu, do đó florin trở nên thông dụng. Các nước khác ở châu Âu sau này đúc đồng tiền vàng cũng theo quy cách của florin và cũng gọi là florin, chỉ có hình và chữ trên đồng tiền là khác. Mỗi florin tiêu chuẩn nặng 54 grain vàng (tức khoảng 3,5 gam). Một lượng vàng nặng 37,5 gam. Như vậy, 10 kim tệ = 1 lượng vàng = 37,5 gam; còn 11 florin = 38,5 gam. Lấy florin đổi kim tệ phải chịu thiệt một ít, bởi vì sau đó Đế quốc còn phải mang florin đúc lại thành kim tệ, phải tốn thêm chi phí. Ở Thần Thánh Đế quốc chỉ được phép sử dụng kim tệ trong giao dịch, vì vậy mà các thương nhân phương tây cũng đã dần dần có thói quen sử dụng kim tệ, để mua bán với thương nhân của Thần Thánh Đế quốc được thuận tiện hơn. Hiện tại, do chiến tranh ở phương bắc, ‘Con đường Tơ lụa’ trên bộ đã trở nên rất nguy hiểm, thương mại đường biển trở thành lựa chọn hàng đầu của thương nhân phương tây. Ngoài ra, Trung Hoa chiến loạn, sản xuất đình đốn, thương nhân chỉ có thể mua hàng hóa của Thần Thánh Đế quốc mà thôi.
Louis Đệ Tam cả kinh nói :
- Nhiều đến thế ư ? Với số tiền đó, có thể mua được bao nhiêu là lãnh địa.
Lão nhân nói :
- Thần Thánh Đế quốc không có chuyện mua bán lãnh địa. Toàn bộ quốc thổ đều thuộc về Hoàng đế.
Louis Đệ Tam nói :
- Lúc đi qua Hồng Hải, chẳng phải chúng ta thấy có vô số tiểu quốc hay sao ? Kể cả vùng bắc Jerusalem cũng vậy. Các tiểu vương ở đó đều nhận mình là thần tử của Thần Thánh Đế quốc.
Lão nhân nói :
- Một số vùng xa xôi tuy có phong đất cho quý tộc, thành lập các vương quốc, công quốc, … Nhưng những lãnh địa đó vẫn thuộc về Hoàng đế. Một khi bọn họ làm cho Hoàng đế không hài lòng thì lãnh địa có thể bị thu hồi. Các lãnh địa không có người thừa kế cũng sẽ bị thu hồi. Ở Thần Thánh Đế quốc, Hoàng đế là Thần, có quyền tối thượng.
Louis Đệ Tam nói với vẻ âu lo :
- Như thế quý tộc của Thần Thánh Đế quốc không thể đảm bảo được tài sản của mình ư ? Lãnh địa của bọn họ có thể bị thu hồi bất kỳ lúc nào, chỉ cần Hoàng đế không hài lòng !
Lão nhân nói :
- Vấn đề là Thần Thánh Đế quốc quá hùng mạnh, kháng cự chỉ có thể bị diệt vong. Hơn nữa, so với các quý tộc ở La Mã, quý tộc ở Thần Thánh Đế quốc an định và phú túc hơn nhiều. Chỉ cần đừng làm điều gì khiến Hoàng đế bất mãn thì chẳng sao cả. Với lãnh thổ quá rộng lớn, nếu như đừng làm gì quá đáng thì triều đình cũng không rảnh mà hỏi đến.
Nói đến đây, lão quay sang một trung niên nhân bên cạnh, hỏi :
- Dayan. Có phải thế không ?
Trung niên nhân là người Âu, nhưng lại vận y phục theo kiểu của Thần Thánh Đế quốc. Y là người Do Thái, tên đầy đủ là David Ben Dayan, trước đây sống ở miền bắc Ý Đại Lợi bán đảo, gần công quốc Milan. Sau vì muốn tránh bị kỳ thị mà cùng những người Do Thái khác di cư đến Jerusalem, trở thành thần dân của Thần Thánh Đế quốc. Do gia cảnh giàu có, lại giỏi việc thương mại, y đã mua một chiếc thương thuyền, hoạt động trên tuyến hải vận Gia Định – Sinai. Lão nhân kia có quen biết y lúc còn ở Ý, nên đã theo thuyền của y đến Gia Định. Giờ đây, đã là thần dân của Thần Thánh Đế quốc, theo như dân gian thường gọi là ‘cao nhân nhất đẳng’, y không cần cung kính đối đãi bọn Louis Đệ Tam như trước kia nữa. Trước đây, khi đối diện lão nhân kia, y còn phải quỳ xuống lạy chào, bởi ở Ý, thậm chí ở cả Âu châu, lão có thân phận rất tôn quý. Lão chính là George Đệ Nhất, Vương tử - Giám mục của Trento, một lãnh địa ở bắc Ý, hiện tại là chư hầu của Đế quốc La Mã Thần Thánh Dân tộc Đức (Đế quốc La - Đức, gồm miền bắc Ý, Đức, Áo và một số quốc gia đông Âu khác). Lão sang Gia Định có hai nhiệm vụ chính : một cho giáo hội, tìm kiếm sự ủng hộ cho Công đồng Constance trước sự uy hiếp của Ladislas (vua thực tế của Napoli, mấy năm trước đã đánh chiếm Roma, đánh đuổi giới lãnh đạo của giáo hội); một cho bản thân mình, do Trento đang bị đe dọa chiếm đóng bởi quân đội Áo – Tyrolese (của Frederick Đệ Tứ, Công tước Áo, Bá tước Tyrol).
Nghe hỏi, y điền đạm nói :
- Đúng thế. Cuộc sống ở Đế quốc an định và phú túc hơn nhiều. Cũng có rất nhiều tiện nghi để hưởng thụ cuộc sống. Ngay cả một thương nhân như ta cũng còn được hưởng thụ tốt hơn công tước, hầu tước ở Âu châu. Ở Đế quốc, không ai bị kỳ thị vì sắc tộc hay tôn giáo, chỉ phân biệt thái độ đối với Đế quốc, thần phục hay chống đối mà thôi.
Louis Đệ Tam than :
- Đúng thế. Ở chỗ ta chẳng có gì khác để giải trí ngoài yến tiệc và khiêu vũ. Ngày ngày cứ như thế, sinh hoạt chẳng còn có hứng thú gì nữa.
Ferdinand Caracciolo nói :
- Thiếu chủ. Còn có đua ngựa và đấu kiếm nữa nha.
Louis Đệ Tam lắc đầu nói :
- Hai trò đó ta đâu có tham gia được.
Louis Đệ Tam mới 11 tuổi, nên chưa thể tham gia hai trò nguy hiểm đó. David Ben Dayan nghe thế, cười nói :
- Nếu các vị có hứng thú thì ta xin mời các vị cùng đi thưởng thức một trò giải trí của Đế quốc.
Louis Đệ Tam nghe nói, hai mắt sáng rỡ, vội gật đầu nói :
- Phải đó. Chúng ta đi thôi.
Cả bọn theo David Ben Dayan đi về hướng đông bắc của thành thị. Trên đường đi, David Ben Dayan chỉ những tờ giấy lớn dán trên các bức tường, vẽ những hình ảnh nhiều màu sặc sỡ rất bắt mắt, nói :
- Đó là quảng cáo cho trận đấu sắp diễn ra ?
Louis Đệ Tam ngạc nhiên hỏi :
- Quảng cáo là gì ?
David Ben Dayan giải thích :
- Tức là giới thiệu về trận đấu, cổ động mọi người đi xem. Quảng cáo sẽ giúp nhiều người biết về thứ được quảng cáo hơn. Ví dụ như ta mang đặc sản từ Âu châu đến đây bán, nhưng người ở đây chẳng mấy ai biết đến, lúc đó ta có thể thuê quảng cáo để giới thiệu hàng hóa của mình cho mọi người biết. Quảng cáo có nhiều loại : có thể là dán tranh ảnh như thế này, cũng có thể thuê người đi khắp các đường phố mà rao hàng, giới thiệu, …
(chú : tên của giới quý tộc Âu châu thường có ‘Đệ Nhất’, ‘Đệ Nhị’, … đi kèm để phân biệt với tổ tiên họ khi trùng tên. Người Việt hiện giờ cũng có không ít người có tên trùng với tên của ông bà, còn nếu như xét đến mấy trăm năm hoặc nghìn năm trước, có lẽ ai cũng sẽ bị trùng tên với một vị tổ tiên nào đó. Quý tộc Âu châu truyền thừa mấy trăm năm, thậm chí cả nghìn năm, nên trùng tên là rất phổ biến. Ví dụ Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc Byzantine (330 – 1453) là Constantine I, và Hoàng đế cuối cùng là Constantine XI, giữa họ còn có 9 vị Constantine khác. Cho đến thời hiện đại, nhiều người Âu Mỹ trong tên gọi vẫn có số thứ tự kèm theo, ví dụ như Bill Gates của Microsoft, có tên đầy đủ là William Henry Gates III).
Trụ sở Ái Mộ Hội :
http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=46940
The Following 9 Users Say Thank You to gianghoaingoc For This Useful Post:
Big Nippers, codonminhta, dinhgiathinh, manguonPK, onggia_7x, phanthinh98, sunquanii, vua_dam, yencute,
gianghoaingoc
Xem hồ sơ
Gởi nhắn tin tới gianghoaingoc
Tìm bài gởi bởi gianghoaingoc
#75
hôm nay, 04:25 PM
gianghoaingoc
Danh Đầu Hưởng Lượng
Trạng Nguyên
Tham gia ngày: Jan 2008
Bài gởi: 865
[Lịch sử] Đông Phương Thần Thánh Đế Quốc
Chương 78 : TÂN THÀNH VẬN ĐỘNG TRƯỜNG
Lại nói, sau khi nghe David Ben Dayan giải thích về quảng cáo, Louis Đệ Tam lại hỏi :
- Trận đấu gì thế ?
David Ben Dayan nói :
- Túc cầu, một môn thi đấu rất được người dân Đế quốc ưa thích. Môn này đối kháng khích liệt, rất phù hợp với tinh thần thượng võ của người dân. Và môn này cũng thích hợp cho cả quý tộc và bình dân. Quý tộc thường tự tổ chức một đội túc cầu, thi đấu với những đội khác, giành lấy vinh dự. Còn bình dân thì xem thi đấu hoặc tham gia thi đấu.
Nói đến đây, y chỉ về phía một kiến trúc quy mô lớn ở phía trước, bảo :
- Đến rồi. Kia chính là Tân Thành Vận động trường, nơi tổ chức các sự kiện thi đấu diễn ra tại Tân Thành quận.
Tiếp đó mỗi người bỏ ra 10 ngân tệ để mua vé vào bên trong. Ở Vận động trường có 3 loại vé : Quý tân phòng, 10 kim tệ (được ngăn thành từng phòng riêng, có bàn ghế, trà kỷ, …); Quý tân khu, 10 ngân tệ, khu vực dành riêng cho giới giàu có; và Phổ thông khu, 10 đồng tệ, dành cho bình dân bách tính. Không phải bọn Louis Đệ Tam không muốn mua vé loại 1, nhưng vì không còn, đành phải chấp nhận vé loại 2. Sau đó, cả bọn vào trong, đến khu vực ghi trên vé. Cũng may là khu vực này chuyên dành cho giới giàu có, và cũng có không ít quý tộc ở đấy (số lượng Quý tân phòng có hạn, không phải ai cũng mua được vé loại 1), nên bọn Louis Đệ Tam cũng không cảm thấy khó chịu.
Túc cầu là một môn thể thao rất phổ biến ở thế giới của Giang Phong trước khi xuyên việt đến đây. Mấy năm trước, Giang Phong nhận thấy dân chúng thiếu thốn giải trí, sinh hoạt rất buồn chán, mà ‘nhàn cư vi bất thiện’, do đó Giang Phong đã cho phổ biến những môn thể thao có thể phổ biến được, để thần dân có nơi giải trí, phát tiết phần tinh lực vượng thịnh trong những lúc rảnh rỗi, trong đó có môn túc cầu. Môn túc cầu không cần điều kiện gì đặc biệt, chỉ cần một khoảng đất trống làm sân thi đấu là được, đương nhiên những trận đấu chính thức sẽ được tổ chức trong các Vận động trường. Vấn đề lớn nhất đối với túc cầu là ‘cầu’ (trái bóng). Thời này không có cao su. Bên Tàu trước đây làm cầu bằng bố hoặc vải (ngay thời Tống đã rất được giới quyền quý ưa thích, Cao Cầu nhờ giỏi đá cầu mà được làm quan lớn). Cầu bằng bố thì đàn hồi tốt, nhưng vì đặc ruột nên nặng, phải có sức lực mạnh mẽ mới đá được, mà cũng không thể đá xa, chỉ thích hợp giới quân nhân, võ sĩ. Cầu bằng vải thì nhẹ hơn, nhưng chỉ thích hợp đá bổng, đá qua đá lại trên cao. Giang Phong nhớ rằng có một môn thể thao gọi là cầu mây, liền cho người dùng mây đan thành cầu, bên ngoài bọc vải, sau nhiều phen nghiên cứu đã tạo ra được trái cầu rỗng ruột, đàn hồi tốt. Môn này được dân chúng đặc biệt ưa thích, chỉ sau vài năm là đã phổ biến ra toàn Đế quốc, từ thành thị cho đến thôn quê đều xuất hiện vô số các đội túc cầu.
Túc cầu đã trở thành một môn thể thao có quy mô toàn Đế quốc, nên cũng có một hệ thống các giải thi đấu hoàn chỉnh. Các đội túc cầu tùy thực lực mà được phân thành 3 hạng : nhất đẳng, nhị đẳng, tam đẳng. Dưới nữa là nghiệp dư đội, không được xếp hạng. Mỗi hạng đều có các giải vô địch, được tổ chức hàng năm. Các đội lấy tỉnh làm đơn vị, cùng thi đấu với nhau, để thăng hạng hay xuống hạng. Mỗi tỉnh, nhất đẳng có 8 đội, mỗi năm có 2 đội xuống hạng; nhị đẳng có 12 đội, tam đẳng có 16 đội, mỗi năm đều có 2 đội thăng hạng và 2 đội xuống hạng. Mỗi 4 năm sẽ tổ chức giải vô địch toàn Đế quốc, vòng chung kết tổ chức ở Gia Định Thành, khiến cho các đội có thêm động lực phấn đấu.
Sự thật thì 3 năm trước, giải vô địch túc cầu toàn Đế quốc lần thứ nhất được tổ chức với quy mô cực kỳ hoành tráng, làm chấn động cả Đế quốc. Nhất là khi đội vô địch cùng một số nhân vật biểu hiện xuất sắc, được Giang Phong triệu kiến, cho tham gia yến tiệc ở Trường Thanh Cung. Sau đó còn phong tước quý tộc cho 1 số người (đương nhiên chỉ là tiểu quý tộc, chỉ có danh vị, chẳng có bổng lộc gì), làm cho những người giàu có nhưng chưa phải là quý tộc càng thêm phong cuồng. Quý tộc tuy chỉ là danh vị, nhưng giữa quý tộc và bình dân bách tính thân phận khác xa nhau rất nhiều. Ở đâu cũng vậy, quý tộc vẫn luôn tôn quý, vẫn là mục tiêu mà nhiều người hướng đến. Và ở Thần Thánh Đế quốc, còn có nhiều nơi, nhiều trò giải trí chỉ dành riêng cho giới quý tộc tham gia.
Đối với những việc đó, Giang Phong xem trọng nhất là lợi ích xã hội. Các giải vô địch toàn Đế quốc mỗi 4 năm tổ chức 1 lần không chỉ giúp các địa phương có thêm cơ hội tương hỗ giao lưu, mà còn tăng cường khái niệm quốc gia trong thần dân của Đế quốc.
Tân Thành Vận động trường, 1 vạn chỗ ngồi gần như kín chỗ. Bọn Louis Đệ Tam ngồi ở khán đài phía đông, nhìn cảnh náo nhiệt của Vận động trường, không khỏi giật mình. Tân Thành chỉ có chưa đến 10 vạn cư dân, tính ra đã có 1 phần 10 cư dân trong thành đến đây xem thi đấu. David Ben Dayan đã xem qua nội dung quảng cáo, liền giải thích :
- Hôm nay là trận đấu quan trọng giữa đội Vương thị của quận Tân Thành và đội Cơ Long liên minh của quận Cát Long Pha. Kết quả trận đấu này có ảnh hưởng lớn đến thứ hạng của các đội tại giải vô địch túc cầu tỉnh Cát Long Pha năm nay. Chỉ có 2 đội đứng đầu mỗi tỉnh mới có cơ hội tham gia vòng sơ tuyển của giải vô địch túc cầu toàn Đế quốc tổ chức vào năm tới.
Cơ Long, tức Klang, là tên sông và tên thung lũng ở Kuala Lumpur, thủ đô của Malaysia, nơi có nhiều mỏ khai thác thiếc. Sau khi cầu viên của hai đội xuất trường, cả Vận động trường trở nên náo nhiệt hẳn lên. Tất cả từ cầu viên, cho đến chủ cầu đội đều hy vọng có thể tiến kinh, danh dương thiên hạ. Cư dân bản địa cũng hy vọng cầu đội của địa phương mình có thể tiến kinh, để chứng tỏ địa phương mình hơn hẳn các địa phương khác. Thể diện, đối với cá nhân hay tập thể đều rất quan trọng. Đôi khi, con người cũng có thể vì thể diện mà bất kể tính mạng.
Sau tiếng còi khai cuộc, trận đấu bắt đầu. Thật tế thì luật lệ thi đấu của túc cầu được Giang Phong bê hoàn toàn luật lệ của hậu thế ra áp dụng (đương nhiên chỉ những gì Giang Phong nhớ được), sau đó tùy tình hình mà cải tiến cho phù hợp với thời đại bấy giờ. Sau gần 5 năm phổ biến, các luật lệ đã rất hoàn thiện.
Trên sân, trận đấu nhanh chóng kịch liệt hẳn lên. Vì là đội chủ nhà, Vương thị đội có lực lượng cổ động viên rất đông đảo. Tiếng hò reo cổ vũ trên khán đài không lúc nào dứt. Tuy vậy, Cơ Long liên đội cũng không hề kém. Do nhiều hào tộc ở Cát Long Pha liên hợp thành lập, thực lực của Cơ Long liên đội cũng vào hàng đầu cả tỉnh. Cả hai đội đều do hào tộc đầu tư, dụng nhiều tiền của chiêu mộ các hiệp khách giang hồ tham gia thi đấu, nên năng lực vượt hơn phổ thông cầu đội rất nhiều.
Hiệp khách giang hồ nguyên bản là những người ưa ẩu đả, thích đánh nhau, và đại đa số là loại du thủ du thực, không có sinh kế chính đáng, thường làm những việc phạm pháp (giết người, bảo kê, buôn lậu, …). Giới giang hồ được các tiểu thuyết kiếm hiệp tuyên dương, ca ngợi, nhưng thực ra so với giới xã hội đen thời hiện đại cũng chẳng hơn gì. Từ thời xa xưa đã có câu : “Hiệp dĩ võ phạm cấm”, cũng đủ thấy giới hiệp khách giang hồ thường bị các triều đại phong kiến đặt ra ngoài vòng pháp luật. Nhất là đặc điểm mỗi khi có xích mích liền chém giết lẫn nhau, rất bị quan phủ phản cảm.
Hiện tại khác hơn rồi. Phần lớn hiệp khách giang hồ đã bị triều đình ‘gián tiếp’ chiêu an, cấp cho bọn họ cơ hội hoàn lương. Mặt khác triều đình cũng tăng cường đả kích những kẻ ngoan cố. Nhất lưu, nhị lưu hiệp khách thì có thể tổ chức tiêu cục, lấy việc bảo hộ các thương đội làm sinh kế. Đế quốc có thương mại rất phát triển, bọn họ không sợ thiếu việc làm. Đại hiệp thì có thể gia nhập quân đội, trở thành tướng lĩnh, quân quan. Còn tam lưu, bất nhập lưu hiệp khách thì có thể tham gia các môn thể thao đòi hỏi nhiều thể lực, kiểu như túc cầu. Thành ra hiện tại ở Đế quốc hầu như chẳng còn ai dám xưng là dân giang hồ nữa. Nếu không, chẳng bao lâu sao là sẽ bị lực lượng tinh nhuệ của Đế quốc truy sát, không có chốn dung thân.
Tóm lại, cầu viên của các hào môn cầu đội đa phần có xuất thân hiệp khách giang hồ, bởi bọn họ nhiều năm tập võ, thân thể bền bỉ, lực lượng mạnh mẽ, tốc độ nhanh chóng, khi đá cầu có ưu thế hơn hẳn những người bình thường. Các hào tộc khi tổ chức cầu đội cũng ưa thích tuyển mộ những người như thế. Cầu viên nếu có năng lực xuất sắc còn có thu nhập cao. Vừa được danh, vừa được lợi, nên nghề cầu viên rất được nhiều hiệp khách hoàn lương ưa thích.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top