DongPhuongThanThanhDeQuoc 67-74
Chương 67 : MINH TRIỀU BÁCH VẠN ĐẠI QUÂN
Giang lịch năm thứ 3 vạn 9.517 (Ất Mùi, 1415). Cũng tức là Minh triều Vĩnh Lạc năm thứ 13. Mùa xuân, tháng giêng.
Sau mấy tháng chuẩn bị, Minh triều đã tụ tập được 60 vạn đại quân. Các đạo quân từ Cam Túc, Thiểm Tây, Sơn Đông, Hà Nam, Liêu Đông, cùng kéo về hội quân ở Tế Nam (thủ phủ của tỉnh Sơn Đông), chuẩn bị Nam chinh. Cẩm Y Vệ đô chỉ huy thiêm sự Kỷ Cương cũng đã chiêu tập nạn dân được 40 vạn, tập trung ở Tế Nam luyện quân, chờ hội họp với đạo Cấm quân từ Thông Châu xuống.
Ngày 15 tháng giêng, Vĩnh Lạc đế tế cáo thiên địa, xa giá rời thành Bắc Kinh, ngự giá thân chinh. Đạo Cấm quân hộ giá đến Thông Châu, hội họp cùng đạo quân từ Sơn Tây vừa vượt Thái Hành Sơn sang, sau đó cùng vượt Hoàng Hà tiến về Tế Nam.
Ngày 8 tháng 2, các đạo quân hội nhau ở Tế Nam. Vĩnh Lạc đế tổ chức duyệt binh, chính thức truyền hịch nam chinh. Trăm vạn đại quân đóng trại bên ngoài thành, doanh trại dài trên trăm dặm (dặm Tàu), khắp nơi đều thấy toàn người là người. Vĩnh Lạc đế thấy trong tay mình có đến trăm vạn đại quân, ý khí phong phát, cuồng ngạo tuyên bố :
- Phen này trẫm thân chinh, quyết tận diệt loài nghịch lỗ.
Sau đó, Cam Túc quân vụ chưởng sự Dương Vinh lĩnh ấn tiên phong, suất lĩnh 30 vạn đại quân đi trước mở đường. Đạo trung quân do Vĩnh Lạc đế thân tự suất lĩnh, rầm rộ kéo về phương nam. Quân đi trải dài hàng trăm dặm. Trăm vạn đại quân khí thế ngút trời, ‘thiên hạ’ (theo khái niệm của Minh triều) chấn động.
Tin truyền về phương nam. Bắc Dương Hạm đội Đại đô đốc Mã Tân triệu tập đại bộ phận hạm thuyền về phòng ngự suốt dọc tuyến hạ lưu Trường Giang. Ngoài ra, Trấn Bắc tướng quân Phạm Thế Căng thân suất lĩnh đạo quân Định Hải được một phân hạm đội của Bắc Dương Hạm đội chở lên phía bắc.
Cuối tháng 2, đạo tiên phong của quân Minh tiến đến phía bắc Hoài Thủy. Tại đây, đường lộ bị phá hủy nghiêm trọng, quân Minh buộc phải tạm dừng lại, lo việc mở đường.
Ở đấy lại có một trại thủy quân bên bờ sông, trước đây có một đội thủy quân của Minh triều trú đóng, sau đó bị các chiến hạm của Bắc Dương Hạm đội tiêu diệt, chiếm giữ. Giờ đây, thấy quân Minh người đông thế mạnh, các chiến hạm của Bắc Dương Hạm đội tạm rời khỏi đấy, rút về phương nam. Chiếm lại được trại thủy quân, có sẵn cơ sở ở đấy, Dương Vinh liền cho đóng đại bản doanh ngay trong trại thủy quân, còn đạo quân tiên phong thì đóng doanh trại quanh đó. Quân Minh ban ngày đi mở đường, ban đêm trở về nghỉ ngơi ở đó.
Bấy giờ, vào đêm cuối tháng, trời đêm u ám không trăng. Một đội hạm thuyền của Bắc Dương Hạm đội lại tiến về phía thủy trại. Thuyền đi trên mặt nước, lấp loáng dưới ánh sao trời, mấy rặng u uất bóng cây xanh, một dải mênh mông màu lụa trắng, bốn bề lặng ngắt, thuyền lướt băng băng.
Khi đến canh tư, gần đến doanh trại quân Minh, cách khoảng 5 dặm mặt sông, đội hạm thuyền gặp phải 10 chiếc thuyền tuần tra của giặc. Thuyền giặc rất nhỏ, mỗi chiếc thuyền chỉ chở được ước chừng 10 người. Đó là những thuyền nhỏ của dân trong vùng vừa bị quân Minh trưng dụng. Hoàng Nghĩa Hiền, viên tướng thống lĩnh đội chiến hạm của Bắc Dương Hạm đội lập tức truyền lệnh vây đánh, tiêu diệt được 8 chiếc, còn lại 2 chiếc đi sau cùng, nhanh tay chèo mà chạy thoát về thủy trại phi báo. Hoàng Nghĩa Hiền thúc đội chiến thuyền đuổi theo đến sát thủy trại.
Gần đến nơi, các chiến hạm dàn hàng, các khẩu thần công đều hướng về phía thủy trại. Một tiếng lệnh truyền, hơn trăm khẩu thần công đồng loạt khai hỏa, nã pháo về phía thủy trại. Liền đó, trong khi xạ thủ tiếp tục nạp đạn pháo thì chiến thuyền đã tiếp tục tiến sát đến mục tiêu hơn. Rồi sau đó các khẩu thần công lại tiếp tục nã đạn vào thủy trại, khiến cả khu vực thủy trại khói lửa mịt trời, tiếng rên la kêu gào dậy đất. Trước khi rút đi, quân đội Đế quốc đã chuẩn bị sẵn rất nhiều vật dễ cháy, để lại trong thủy trại và các khu vực quanh đó, lại còn rắc lên đó hỏa dược. Vì vậy mà khi bị dẫn hỏa, cả khu vực đột nhiên biến thành biển lửa. Quân Minh đang giấc ngủ mê, choàng thức giấc, kinh hồn thất vía, xô xát dẫm đạp nhau, kẻ thì chạy lên bờ, kẻ thì nhảy xuống sông, ai nấy đều chỉ cố tìm đường thoát thân, không ai có lòng dạ kháng cự.
Tiếp đó, các doanh trại của quân Minh đóng quanh đó cũng bị mấy đội đặc chủng binh của quân đội Thần Thánh Đế quốc xâm nhập phóng hỏa. Quân Minh ban ngày làm việc mệt nhọc, lúc này đang còn chìm đắm trong giấc mộng hương, đột nhiên cảm giác bốn bề nóng bức, rồi nghe tiếng báo động vang trời, bật ngồi dậy chạy ra khỏi trướng bồng thì đã thấy hỏa quang tràn ngập, liệt diệm xung thiên. Những kẻ ngủ mê, khi ngọn lửa ập đến, không chạy kịp, mang nhiên hốt hoảng giữa vùng lửa dữ. Những kẻ thật thà chậm chạp thì cố lo cứu hỏa. Những kẻ linh mẫn nhanh nhạy hơn thì đã đoán biết sự tình không hay.
Giữa cảnh hỗn loạn đó, thế lửa mỗi lúc một thêm dữ dội. Nguyên bản doanh trại, trướng bồng của quân Minh đều làm bằng gỗ, vải, lại thêm dưới đất ngập đầy lá cây, cỏ dại, và còn được rắc thêm hỏa dược từ trước, hiện tại lại bị đổ thêm dầu lên nữa. Ngọn lửa đã bốc lên ngùn ngụt, lan ra nhanh chóng, sức người làm sao cứu nổi. Chẳng bao lâu sau, ngọn lửa từ các điểm nhỏ ban đầu đã lan tràn ra khắp doanh trại. Số quân Minh lo cứu hỏa cũng đã bỏ dỡ hành động vô ích đó, bắt đầu tìm đường thoát thân. Thế nhưng, bốn phía đều là ngọn lửa, chạy đi đâu bây giờ.
Đêm hôm đó, ngay bờ sông, lửa cháy rực trời, pháo nổ vang dội. Dương Vinh ở trong thủy trại, nghe báo động, vội ra ngoài chỉ huy quân Minh ứng chiến. Có điều, đến lúc này bọn họ mới phát hiện nơi duy nhất không có lửa chính là cổng của thủy trại. Dương Vinh vốn là văn quan, tuy cũng có ít nhiều mưu lược, nhưng không có kinh nghiệm cầm quân tác chiến, lúc này liên hệ với quân Minh ở các doanh trại xung quanh lại bị cắt đứt, nên cũng không biết phải làm sao, chỉ đành cùng các tùy tướng và thân binh chạy vội ra hướng cổng thủy trại để tìm lối đào sinh.
Nào ngờ lúc này 2 đạo Thần Uy và Thần Vũ lại kéo đến, chia ra truy sát những kẻ may mắn thoát ra được từ các doanh trại của quân Minh quanh đó, đồng thời phân ra một sư án ngữ trước cổng thủy trại, chặn đứng hy vọng thoát thân của bọn Dương Vinh.
Tại khu vực chật hẹp nơi cổng thủy trại, số quân Minh muốn tìm lối thoát thân mạnh ai nấy chạy, bị dồn lại tại đó, khó thể qua được. Không chỉ có thế, trong bóng đêm ở phía xa xa lại còn có cung tên bắn tới không ngừng. Cứ 10 người thì chưa chắc đào thoát được 1, 2. Đó là chưa kể đến việc chạy thoát được ra bên ngoài sẽ còn bị đối phương truy sát.
Doanh trại quân Minh lúc này đây giống như một đống lửa khổng lồ đang bừng bừng cháy, làm cho bóng đêm tăm tối thêm phần sáng lạn. Quân đội của Thần Thánh Đế quốc ẩn náu trong bóng tối, liên tục bắn tên, trong lòng đều có cảm giác : “Sướng làm sao ! Ban đêm bắn tên mà còn có người chiếu sáng cho nữa, khiến chúng ta không đến nỗi vì không nhìn thấy đối phương mà bắn trật. Thật là sướng nha !”.
Quân đội của Thần Thánh Đế quốc thì sướng rồi, chỉ có quân Minh là chịu không nổi, kêu khóc inh ỏi, tiếng gào khóc rên la liên miên bất tuyệt, càng nghe càng cảm thấy thê lương.
Giữa cảnh hỗn loạn đó, đột nhiên trong đám quân Minh có kẻ hô lớn :
- Tránh ra. Tránh ra. Dương đại nhân đến rồi.
- Dương đại nhân đến. Tránh đường. Tránh đường.
Trong đám quân Minh đột nhiên phân ra một khoảng trống, để Dương Vinh cùng các tùy tướng và chúng thân binh xuất trại phá vây. Dương Vinh vốn nghỉ ngơi trong thủy trại, bị cảnh hỗn loạn làm cho tỉnh giấc, sau khi tổ chức thủ hạ cứu hỏa không thành, liền biết đại thế đã mất, lại nghe nói cổng thủy trại đã bị quân địch ngăn chặn, đành suất lĩnh tàn binh chạy ra, quyết tâm liều mạng phá vòng vây. Mấy vạn quân Minh trú đóng bên trong thủy trại đều muốn thông qua cổng thủy trại mà thoát thân, chen chúc nhau ở đó. Bọn Dương Vinh không thể qua được, vô kế khả thi, chỉ đành sai thân binh trảm sát những kẻ cản đường. Bọn thân binh vừa chém giết vừa lớn tiếng hô hoán, do đó mới mở ra được một khoảng trống.
Dương Vinh được bọn thân binh hộ tống đến cổng thủy trại, nhìn thấy số quân Minh chạy trốn ra bên ngoài đều lần lượt gục ngã dưới làn mưa tên dày đặc, bất đắc dĩ phải lớn tiếng quát :
- Đừng chạy loạn lên. Nghe lệnh của ta.
Dương Vinh tuy quát như thế, nhưng trong lòng thì vạn phần lo lắng. Lúc này đại thế đã mất, bốn bề đều là biển lửa, nếu không bỏ chạy thì chỉ có thể bị ngọn lửa thiêu chết mà thôi. Mặc dù Dương Vinh chẳng có chủ ý gì, nhưng tiếp theo tiếng quát vừa rồi, số tàn quân hoảng loạn chạy trốn cũng giảm dần, và dần dần tập hợp lại xung quanh bọn Dương Vinh, chờ chủ tướng tổ chức phá vây.
Trụ sở Ái Mộ Hội :
http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=46940
The Following 16 Users Say Thank You to gianghoaingoc For This Useful Post:
banhmithang8, Big Nippers, dinhgiathinh, Irina Antonenko, KOFTF, ksminhthang, muulinh, nbsonha, odinnary89, onggia_7x, phanthinh98, robinhood0201, sunquanii, Thần Thánh Bank, vua_dam, yencute,
gianghoaingoc
Xem hồ sơ
Gởi nhắn tin tới gianghoaingoc
Tìm bài gởi bởi gianghoaingoc
#64
11-11-2010, 07:03 PM
gianghoaingoc
Danh Đầu Hưởng Lượng
Trạng Nguyên
Tham gia ngày: Jan 2008
Bài gởi: 856
[Lịch sử] Đông Phương Thần Thánh Đế Quốc
Chương 68 : QUÂN MINH THỌ HẠI
Lại nói, khi Dương Vinh chạy ra được đến cổng thủy trại, thu góp tàn quân tập họp quanh mình, lo tổ chức phá vây. Quân Minh không hoảng loạn đào thoát nữa, mà dần dần tụ tập lại xung quanh bọn Dương Vinh. Cũng cùng lúc này, ở phía đối diện, số lượng tên bắn ra cũng giảm dần.
Dương Vinh mặc dù nỗ lực tưởng nhìn xem đối phương thật ra có đến bao nhiêu nhân mã. Thế nhưng lúc này y đang ở chỗ sáng, còn đối phương ở chỗ tối cách đó cả trăm mét, dù cho y có cố gắng thế nào đi nữa thì cũng chỉ có thể nhìn thấy ở phía xa xa mờ mờ ảo ảo có vô số bóng dáng địch quân, nhưng thật ra có bao nhiêu thì y không thể nhìn rõ được.
Dưới sự oai hiếp của cung tên, trong lúc không biết rõ phía đối phương tình hình thế nào, Dương Vinh bắt đầu do dự, không dám mạo muội dẫn đầu binh sĩ xông ra. Đừng nói lúc này quân Minh đa số y phục không tề chỉnh, kể cả các tướng lĩnh nhiều người cũng không có đủ giáp trụ, hơn nữa sĩ binh đều mong muốn trốn chạy, chẳng hề có ý chí chiến đấu, dù có thế nào cũng khó thể chống đỡ nổi làn mưa tên dày đặc của đối phương. Nghĩ đến chỗ này, Dương Vinh không khỏi tức giận, lớn tiếng mắng chửi :
- Con rùa rút đầu ở đằng kia ! Các ngươi là sơn tinh thủy quái ở đâu ? Không dám cùng chúng ta chính diện chiến đấu, lại nhắm lúc chúng ta đang ngủ, mò đến đây phóng hỏa ! Như thế sao có thể gọi là anh hùng hảo hán ? Các ngươi có dám cùng chúng ta chiến đấu trăm hiệp ? Nếu như chúng ta thắng, các ngươi hãy mau nhường đường. Nếu như chúng ta bại, thì có chết cũng tâm phục khẩu phục. Xuống đến âm phủ, chúng ta cũng sẽ gọi các ngươi một tiếng hảo hán ! Còn nếu không, dù hôm nay chúng ta có chết ở đây, chắc chắn sẽ biến thành quỷ hồn, thống lĩnh chúng huynh đệ tìm các ngươi báo thù ! Bọn tiểu quỷ ở đối diện kia ! Các ngươi có dám cùng chúng ta quyết một trận tử chiến ? Các ngươi có ai dám không ?
Bọn quân Minh quanh đó cũng đồng thanh hô lớn :
- Các ngươi có ai dám không ?
Phía đối diện chợt có những tiếng cười rộ, rồi có người lớn tiếng đáp lại :
- Các ngươi hồ đồ mất rồi. Chúng ta là người của Thần Thánh Đế quốc, đương nhiên không phải người hán, làm sao có thể trở thành hảo hán được. Hắc hắc. Lão hồ đồ kia ! Mau chịu chết đi thôi.
Tiếp đó, có tiếng đại pháo gầm lên, rồi một loạt thần công rải xuống đầu quân Minh, khiến xương tan thịt nát tung tóe khắp nơi. Quân Minh hoảng loạn không dám tụ tập lại một chỗ nữa mà tứ tản bôn đào. Có điều khi bọn họ chạy ra ngoài thì lại có một làn mưa tên dày đặc ập đến, kết liễu vô số người. Quân Minh trong lúc hỗn loạn, chết hại rất nhiều.
Cuộc chém giết mãi đến khi mặt trời lên cao rồi mới kết thúc. Trận này, quân Minh tử thương vô số, mười phần không chạy thoát được một. Cả 30 vạn tiên phong quân, số chạy thoát được chỉ hơn vạn người. Thi thể nằm la liệt khắp nơi. Có thi thể bị ngọn lửa đốt cháy thành than, nhưng cũng có thi thể bị cung tên bắn chết. Quân đội Thần Thánh Đế quốc xử lý chiến trường bằng cách mang những thi thể nào chưa bị đốt cháy quẳng xuống ao hồ, giếng nước gần đó, hoặc ném vào rừng rậm, đồi núi cho phơi thây ngoài sương gió. Không chỉ có thế, khi đại quân đã rút lui rồi, một số người ở lại còn lấy ra mấy ống trúc có chứa các mẫu dịch bệnh (tác phẩm của Thạch Lang Pháp sư ở Thái Học Viện), mang rải xuống các chỗ ném thi thể khi nãy, để thúc đẩy dịch bệnh phát sinh. Bọn họ hy vọng mấy chục vạn thi thể ở đây sẽ tạo ra một trận dịch bệnh khủng khiếp.
Tin truyền về phương bắc. Nghe báo 30 vạn quân tiên phong mất cả, Vĩnh Lạc đế long nhan đại nộ, vỗ án mắng rằng :
- Họ Dương kia. Trẫm tưởng ngươi có tài cán, phong cho quan chức, sai thống lĩnh 30 vạn tiên phong quân. Nào ngờ ngươi bất tài như thế, 30 vạn đại quân chỉ một đêm là mất sạch. Thật nhục quốc thể mà !
Thế rồi Vĩnh Lạc đế sai truyền chỉ kết tội Dương Vinh, phạt toàn gia nam thì sung quân ở bắc biên, vĩnh viễn không được về phương nam, nữ thì sung làm nô tỳ, hầu hạ ở các nơi công quán. Tiếp đó, Vĩnh Lạc đế lại thúc đại quân tiến nhanh hơn, lại sai Cẩm Y Vệ đô chỉ huy thiêm sự Kỷ Cương đi chiêu mộ thêm 30 vạn quân nữa để bổ sung vào số vừa tử trận.
Quân Minh lại rầm rộ kéo đến vùng Hoài Bắc, đến chỗ chiến trường mấy hôm trước thì buộc phải dừng lại, vì đường chưa mở xong. Vĩnh Lạc đế cho tập hợp các văn võ đại thần đến bàn bạc. Phò mã Quảng Bình hầu Viên Dung tâu :
- Thánh thượng. Chúng ta nên sai quân dọn dẹp các chỗ doanh trại cũ, dựng lên tân doanh trại mà trú đóng ở đó. Tặc quân vừa mới phóng hỏa xong. Những gì có thể cháy được thì đều đã cháy hết rồi. Chúng ta đóng quân ở đó, sẽ không sợ hỏa công nữa. Còn nếu như tặc quân có gian kế gì khác, chỉ cần chúng ta canh phòng nghiêm ngặt thì dù tặc quân có gian kế cũng không có cơ hội thực hiện.
Vĩnh Lạc đế khen phải, sai y kế thi hành. Cả 70 vạn đại quân đồng loạt khai công, tiến độ rất nhanh, chẳng bao lâu là một tòa doanh trại lớn hơn trước gấp mấy lần đã được dựng lên. Sau đó, Vĩnh Lạc đế cắt ra 20 vạn quân luân lưu tuần phòng, đề phòng địch quân tập kích. Còn lại 50 vạn thì lo việc mở đường.
Hơn nửa tháng trôi qua, đường đi đã mở được mấy chục dặm. Kỷ Cương cũng đã chiêu mộ được 30 vạn tân binh, đưa đến đấy. Vĩnh Lạc đế lại cắt ra 30 vạn quân (với một nửa là tân binh) làm đạo tiên phong, sai Viên Dung làm thống soái, đi trước mở đường. Đại quân tạm nghỉ ngơi lại đấy, chờ sĩ khí khôi phục rồi mới tiến quân. Sau trận thảm bại của tiên phong quân vừa rồi, sĩ khí của quân Minh đã suy giảm rất nghiêm trọng. Hơn nữa, tiến quân vài chục dặm rồi lại phải lập lên doanh trại mới thì rất tốn công tốn sức. Thà rằng chờ đến khi đường lộ mở thông rồi thì tiến quân luôn thể. Trong thời gian đó, Vĩnh Lạc đế giao việc giám sát quan quân cho Kỷ Cương cùng chúng Cẩm Y Vệ, rồi cùng các ái phi và cung nhân ‘điên loan đảo phụng’ bên trong long trướng.
Lúc này đây, quân Minh lại khôi phục trăm vạn đại quân như lúc đầu, nhưng khí thế không còn như trước nữa. Vả lại, trăm vạn đại quân này chất lượng không đảm bảo, bởi vì trong đó có đến 70 vạn tân binh (với 40 vạn chỉ mới huấn luyện được 1 tháng, và 30 vạn hoàn toàn chưa được huấn luyện, chỉ có thể xem là phu dịch). Sau trận hỏa công khi trước, 30 vạn quân tinh nhuệ của đạo tiên phong đã hiến thân trong biển lửa.
Mấy ngày sau, Viên Dung sai người về báo đường đã sắp thông, tối đa 10 ngày nữa là xong. Vĩnh Lạc đế liền triệu văn võ đại thần nhóm họp nghị sự, bàn việc tiến quân. Thế nhưng, chờ cả nửa canh giờ mà chỉ thấy quần thần đến được có mấy người. Vĩnh Lạc đế long nhan đại nộ, vỗ án quát mắng :
- Trẫm tuyên triệu mà dám không đến, thật là không xem trẫm ra gì mà. Người đâu ! Lập tức tuyên triệu lần nữa, nếu như lại không đến, xử trảm !
Thánh chỉ ban ra, nhưng còn chưa kịp truyền đi thì lần lượt có người đến bẩm báo :
- Khải tấu thánh thượng. Vương tướng quân thọ trọng bệnh, hiện tại không thể ngồi dậy nổi.
- Khải tấu thánh thượng. Chu thị lang thọ trọng bệnh, hôn mê bất tỉnh.
- Khải tấu thánh thượng. Khâu tướng quân thọ trọng bệnh.
- Khải tấu thánh thương. Hoàng thượng thư trúng phải thương hàn, tay chân vô lực, thọ bệnh trên giường.
…
Hàng loạt tin báo khiến Vĩnh Lạc đế kinh nghi bất định. Hóa ra văn võ đại thần đa số đều thọ trọng bệnh. Có người bảo là thương hàn, có người cho là trúng phải tà khí. Hầu như những người thọ bệnh đều mắt mờ chóng mặt, tay chân vô lực, thân thể thì lúc nóng lúc lạnh, nhiều chỗ đau đớn nhức nhối. Nhưng làm sao mà cả bọn lại thọ bệnh cùng lúc như thế chứ. Xem ra có phần cổ quái. Vĩnh Lạc đế lập tức truyền chỉ cho Kỷ Cương thống suất Cẩm Y Vệ đi tra xét.
Chỉ hơn canh giờ sau, Kỷ Cương vào bẩm báo :
- Khải tấu thánh thượng. Không chỉ các vị đại nhân thọ trọng bệnh. Kể cả binh sĩ cũng đều thọ bệnh khoảng 8 phần. Hiện chỉ còn lại khoảng 15 vạn binh sĩ là còn khỏe mạnh.
Vĩnh Lạc đế và chúng quần thần (những người còn sót lại) đều thất kinh, biết ngay đại sự không hay. Mọi người bàn luận phân vân, đều biết là đã trúng phải âm mưu quỷ kế của tặc quân, nhưng không ai biết được nguyên nhân, nên cũng không thể đề ra được cách đối phó. Cuối cùng, Vĩnh Lạc đế chỉ còn cách truyền chỉ cho Kỷ Cương khẩn trương điều tra nguyên nhân khiến mấy chục vạn đại quân đồng loạt thọ bệnh.
Trụ sở Ái Mộ Hội :
http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=46940
The Following 15 Users Say Thank You to gianghoaingoc For This Useful Post:
banhmithang8, Big Nippers, dinhgiathinh, Irina Antonenko, KOFTF, ksminhthang, mama, nbsonha, odinnary89, onggia_7x, phanthinh98, robinhood0201, sunquanii, Thần Thánh Bank, vua_dam,
gianghoaingoc
Xem hồ sơ
Gởi nhắn tin tới gianghoaingoc
Tìm bài gởi bởi gianghoaingoc
#65
11-11-2010, 10:23 PM
gianghoaingoc
Danh Đầu Hưởng Lượng
Trạng Nguyên
Tham gia ngày: Jan 2008
Bài gởi: 856
[Lịch sử] Đông Phương Thần Thánh Đế Quốc
Chương 69 : ÔN DỊCH
Lại nói, khi biết tin đại bộ phận quan quân đều thọ trọng bệnh, Vĩnh Lạc đế và quần thần đều biết là đã trúng phải âm mưu quỷ kế của đối phương. Nhưng vì không tìm được nguyên nhân nên không ai có thể đề ra được cách đối phó. Cuối cùng, Vĩnh Lạc đế chỉ còn cách truyền chỉ cho Kỷ Cương khẩn trương điều tra nguyên nhân khiến cho mấy chục vạn đại quân đồng loạt thọ bệnh.
Chưa điều tra thì không sao ! Đến khi điều tra thì mới thấy kinh sợ. Xung quanh khu vực doanh trại, trong các khu rừng, bụi rậm có vô số thi thể thối rữa. Dưới các ao hồ, giếng nước quanh đó cũng vậy. Tin tức vừa hồi báo, các thái y đã nhất trí khẳng định : ôn dịch. Thời cổ đại, các mùa xuân hạ trong dân gian thường xuất hiện ôn dịch. Quan điểm của người Trung Hoa xem ôn dịch là độc khí, mà theo họ, chỉ cần ‘chính khí tồn nội’ thì có thể ‘tị kì độc khí’. Do đó dân gian mỗi khi phát sinh đại quy mô ôn dịch, mọi người thường không nghĩ đến tìm đại phu chữa bệnh, mà là tìm đạo sĩ làm phép trừ tà. Thật ra thì có tìm đại phu cũng chẳng mấy hữu ích. Cách chữa bệnh của người Tàu là ‘vọng, văn, vấn, thuyết’, gọi là ‘tứ chẩn’. Sau khi bắt mạch xem bệnh xong rồi thì mới bốc thuốc, sắc thuốc cho bệnh nhân uống. Quy trình chữa bệnh tốn rất nhiều thời gian. Mà thuốc cũng không hề rẻ. Do đó người nghèo thường không có tiền chữa bệnh. Đặc biệt đối với ôn dịch, thường thì chỉ một người mắc bệnh, chẳng bao lâu sau cả làng chết sạch. Những chuyện như thế là rất phổ biến.
Vào giai đoạn này, hễ nơi nào phát sinh ôn dịch là nơi đó trở nên hoang tàn. Y học chưa đủ phát triển để chống lại ôn dịch. Đối với người hiện đại, có lẽ ít có ấn tượng về ôn dịch. Nhưng trong khoảng thế kỷ 14 đến thế kỷ 17, ôn dịch đồng nghĩa với thần chết, hậu quả rất khủng khiếp. Khoảng giữa thế kỷ 14, một trận đại dịch đã tràn qua châu Âu, châu Á, Bắc Phi, gây nên hậu quả rất kinh hoàng, con người gọi là ‘Cái chết đen’ (Black Death). Con số người thiệt mạng do đại dịch ‘Cái chết đen’ thay đổi liên tục theo kết quả các cuộc nghiên cứu. Theo chuyên gia về lịch sử Trung Cổ Philip Daileader thì kết quả các cuộc nghiên cứu cho thấy có chừng 45% tới 50% dân số châu Âu chết trong vòng chỉ bốn năm (từ 1346 đến 1350), các quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải như miền Nam nước Pháp, Tây Ban Nha, tỷ lệ dân số tử vong có lẽ lên tới 75% đến 80%; trong khi ở các nước phía Bắc như Đức hay Anh, con số này dừng lại ở khoảng 20%. Tại khu vực Trung Đông gồm Iraq, Iran và Syria, số người chết trong giai đoạn trung kỳ Hồi giáo là vào khoảng một phần ba dân số. Ước khoảng 40% dân số Ai Cập đã chết trong lần đại dịch này. Người ta cho rằng cứ sau vài thế hệ dân số thì ôn dịch lại quay trở lại với mức độ hủy diệt khác nhau cho tới tận thế kỷ 17. Tổng cộng trong giai đoạn này đã có trên 100 đại dịch quét qua châu Âu. Ở Trung Hoa cũng không tránh khỏi. Ước tính nạn ôn dịch trong thế kỷ 14 đã cướp đi mạng sống của ít nhất một phần ba dân số Trung Hoa.
Tóm lại, thời bấy giờ, ôn dịch rất khủng khiếp. Người dân xem ôn dịch là thiên tai, nhân lực không thể kháng cự, chỉ có thể chịu đựng chờ chết, hoặc cầu trời đất thánh thần phù trợ tai qua nạn khỏi.
Mặc dù Vĩnh Lạc đế và quần thần đã cố gắng hết sức, thế nhưng số quân Minh ngã bệnh càng lúc càng đông, và số người chết càng lúc càng nhiều. Chúng thái y, đại phu dù rất cố gắng, nhưng nhân số có hạn, chỉ có thể cứu chữa cho các trọng thần, còn mấy chục vạn quan quân thì đành chịu. Đến khi số người chưa mắc bệnh chỉ còn lại hơn 10 vạn, Vĩnh Lạc đế đành suất lĩnh tàn quân tạm rút về Tế Nam tị nạn. Dù không cam lòng, nhưng Vĩnh Lạc đế cũng không dám ở lâu tại ổ ôn dịch kia.
Lúc xuất chinh hùng hùng hổ hổ, trăm vạn đại quân trải dài mấy trăm dặm, sĩ khí ngút trời; vậy mà chỉ mới chưa đầy 2 tháng, Vĩnh Lạc đế đã phải dẫn tàn quân hơn 10 vạn chạy về Tế Nam. Thật không cam lòng nha. Vĩnh Lạc đế long nhan đại nộ, chỉ tay về phương nam, lớn tiếng quát mắng :
- Nghịch lỗ vô sỉ ! Trẫm cùng các ngươi không đội chung trời !
Cùng lúc đó, tin tức không cánh mà bay, chẳng bao lâu đã lan truyền khắp chốn Trung Nguyên, sau đó cả vùng thảo nguyên, Đại Mạc, Tây Vực, Cao Ly, Đông Doanh, cho đến nam phương các xứ thảy đều thông hiểu. Minh triều cho đến lúc này đã hao tổn gần 90 vạn đại quân, và còn 30 vạn tân tiên phong quân ở mạn Dương Châu, mọi người cũng đều cho rằng ít có hy vọng bình yên đào thoát. Hoài Bắc chiến dịch, thiên hạ chấn động. Đại Minh quốc thống lung lay.
Nói về đạo tân tiên phong quân gồm 30 vạn người, do Phò mã Quảng Bình hầu Viên Dung thống lĩnh, đã mở đường đến tận khu vực Dương Châu. Khi tin tức về thảm họa ở Hoài Bắc truyền đến, lòng quân chấn động. Chúng tướng và binh sĩ đều có lòng rút về. Viên Dung cũng không phải là danh tướng, thấy tình thế như vậy, vô kế khả thi, cũng đành thuận theo ý kiến chúng tướng mà rút về phương bắc. Có điều cả bọn không dám về bằng đường cũ, bởi không ai dám đi qua vùng ôn dịch, nơi đã giết chết 60 vạn đại quân, nên đi vòng về phía đông, men theo vùng Quảng Lăng, đi song song theo bờ biển mà về hướng Từ Châu.
Hôm đó, đại quân đi qua một vùng rừng rậm. Hai bên đường đều mọc đầy cây cối rậm rạp. Quân Minh mải đi, trong lòng lo rầu, sợ địch quân đuổi theo, nên chỉ cắm cúi bước nhanh, không ai để ý dưới chân đất đá rất khác thường : đều có màu đen bóng.
Quân Minh mải hành quân, đột nhiên nghe thấy từ phía sau có tiếng quân reo dậy đất, biết là địch quân đã sắp đuổi đến nơi, đều hoảng loạn tháo chạy về phía trước. Quân Minh trở nên hỗn loạn, không còn đội ngũ gì nữa. Viên Dung và chúng tướng cố gắng lập lại trật tự, nhưng đều vô ích. Quân sĩ mạnh ai nấy chạy, hiệu lệnh truyền xuống chẳng ai nghe theo. Thậm chí có rất nhiều tướng lĩnh cấp thấp cũng đã chạy theo quân sĩ. Đối với mọi người lúc này, tính mạng quan trọng hơn cả. Trước tiên phải lo đào mạng, mọi chuyện tính sau.
Đột nhiên, bốn phía có những tiếng nổ vang. Tiếp đó, từ cả bốn phía hỏa quang xung thiên, liệt diễm hung hãn. Chỉ trong chốc lát, bốn phương tám hướng đều là lửa đỏ. Càng khủng khiếp hơn khi quân Minh phát hiện đất đá dưới chân cũng bốc lửa, bùng cháy dữ dội. Bọn họ không biết rằng khi phát hiện bọn họ rút lui theo đường này, Bắc Dương Hạm đội Đại đô đốc Mã Tân đã cho hạm thuyền vận chuyển rất nhiều than đá đến đây, rải đầy mặt đất. Mà than đá khi đã bốc cháy, hỏa thế rất dữ dội, nhiệt độ cũng rất cao. ‘Đất đá’ cháy, cây cỏ cháy. Cả khu vực nhanh chóng biến thành biển lửa. Ngọn lửa ở đây cháy đến 2 ngày 2 đêm mới tắt.
Trận này, 30 vạn tân tiên phong quân toàn diệt. Trước sau, chỉ trong hơn 2 tháng, đã có 120 vạn quân Minh tử trận, văn thần võ tướng tử vong vô số. Minh triều quốc lực đại tổn, quốc thế đại giảm, quốc thống ngửa nghiêng.
Giải quyết xong quân Minh từ phương bắc kéo xuống, chiến quả huy hoàng, các tướng lĩnh của đạo quân bắc phạt lại nhóm họp ở Sùng Minh đảo, Trường Hưng Thành để cùng bàn bạc chiến sự. Phạm Thế Căng đã suất quân tiến về phương bắc, giờ chỉ còn lại Triệu Phong, Lý Ngân, Mã Tân và Đinh An Bình. Sau khi tổng kết tình hình chiến sự, Đinh An Bình nói :
- Sau khi thiệt hại 120 vạn quân binh, Minh triều đã không còn năng lực phát động chiến tranh nữa rồi.
Triệu Phong nói :
- Đừng nói là phát động chiến tranh, bọn họ còn có thể tự bảo được nữa không cũng là vấn đề.
Lý Ngân nói :
- Có lẽ cũng đã đến lúc giải quyết Kim Lăng Thành rồi.
Đinh An Bình gật đầu nói :
- Đúng thế. Sau khi giải quyết xong Kim Lăng Thành, chúng ta có thể lấy Trường Giang làm biên giới, lấy vùng Giang Bắc – Hoài Nam làm vùng đệm, tiến hành ‘tam quang chính sách’.
Chiến lược đã định, các đạo quân bắc phạt của Thần Thánh Đế quốc bắt đầu tập trung về xung quanh Kim Lăng Thành. Bọn Đinh An Bình huy động đến 10 đạo quân, 30 vạn quân để tấn công Kim Lăng Thành lúc này còn lại chưa đến 10 vạn quân. Tỷ lệ công : thủ là 3 : 1, thật ra nếu bình thường thì cũng chưa đủ đảm bảo để có thể công chiếm thành công. Nhưng lúc này là lúc phi thường. Thành Kim Lăng đã bị bao vây gần được một năm, trong thành lương thực thiếu thốn, lại thêm ngày ngày đều bị thần công đại pháo nã đạn vào, khiến cho quân dân trong thành cả sức lực và tinh thần đều suy sụp nghiêm trọng. Lại thêm tin tức 120 vạn đại quân bị tiêu diệt, Vĩnh Lạc đế dẫn 10 vạn tàn quân tháo chạy về Tế Nam, khiến cho quân Minh trong thành sĩ khí mất hết, và dân chúng thì bắt đầu có ý nghĩ cải triều hoán đại. Tóm lại, tất cả quân dân đều nhìn thấy tương lai của Minh triều đang dần trở nên mờ mịt.
Chương 70 : KIM LĂNG THẤT THỦ
Kim Lăng Thành.
Thần Thánh Đế quốc tập trung 30 vạn quân chuẩn bị công chiếm Kim Lăng Thành. Sau khi bị bao vây gần 1 năm, quân dân trong thành cả tinh lực và sức lực đều suy sụp nghiêm trọng. Một bầu không khí bi quan bao trùm từ Hoàng cung cho đến các phố phường.
Ngày 25 tháng 3, Triệu Phong đích thân chỉ huy việc công thành, 30 vạn đại quân chia thành 3 đạo, dàn ra trước các cửa đông, nam và tây, chỉ để lại cửa bắc. Đó là chiến thuật ‘vây tam khuyết nhất’ rất quen thuộc. Ở mỗi cửa thành có 10 vạn quân, 2.000 khẩu thần công (mỗi sư 1 vạn người thì có 200 khẩu thần công cỡ nhỏ, có bánh xe để kéo đi) đã chuẩn bị sẵn sàng, chỉ còn chờ lệnh công thành.
Đầu giờ Mão, Triệu Phong truyền lệnh công thành. Cả 6.000 khẩu thần công đồng loạt khai hỏa. Ánh lửa đạn rực hồng cả nửa bầu trời. Tiếng pháo nổ vang trời uy hiếp tinh thần của quân dân trong thành. Một phần ba số thần công sử dụng đạn sắt đặc nhắm bắn vào cổng thành, trong khi đó hai phần ba còn lại sử dụng khai hoa đạn rải lên đầu quân dân bên trong. Khu vực từ tường thành kéo dài vào bên trong hơn trăm bước bị biến thành khu vực tử vong. Không có một sinh vật nào có thể sống sót ở đấy.
Chỉ sau 6 loạt đạn, cổng thành đã bị phá. Các khẩu thần công được đẩy lên phía trước, rải đạn mở đường tiến quân. Các đạo quân cũng lần lượt tiến vào trong thành. Quan quân vừa tiến vào thành vừa hô lớn :
- Đầu hàng khỏi chết, kháng cự diệt môn.
Đương nhiên là hô bằng tiếng Hán. Trong thời gian vây thành, bọn Triệu Phong cho quân sĩ học thuộc câu này, và nay đã có cơ hội mang ra sử dụng. Quan quân tiến vào thành tương đối thuận lợi. Phần lớn quân Minh không có lòng nào kháng cự mà đua nhau chạy ra cửa bắc tìm đường đào tẩu. Rất nhiều phú hộ trong thành cũng dắt nhau tháo chạy. Bọn họ đã sớm biết rằng quân đội Thần Thánh Đế quốc chỉ tha cho dân nghèo. Còn phú hộ với quan lại đều bị tịch thu toàn bộ tài sản. Có lý do hẳn hoi ! Quan lại làm việc cho Minh triều, là kẻ địch, cần nghiêm trị; phú hộ đều ít nhiều có quan hệ với quan lại, tức là cũng có quan hệ ‘thân mật’ với Minh triều, cũng là kẻ địch và cũng cần trừng phạt. Bọn họ không muốn sống cuộc sống nghèo khổ nên mới liều mạng gom góp tài sản bỏ trốn. Trong khi đó thì bình dân bách tính ai nấy ở yên trong nhà, chờ cơn binh lửa đi qua.
Cuối cùng, có khoảng 3 vạn quân Minh hạ vũ khí đầu hàng, hơn 6 vạn quân Minh, trong đó có 1 vạn Cấm quân bảo hộ Thái tử Giám quốc cùng các quan viên chạy ra cửa bắc tìm đường tẩu thoát. Ngoài ra còn có hơn 10 vạn phú hào và gia quyến dắt dìu nhau tháo chạy. Mười mấy vạn người cùng ùa ra khỏi thành, quang cảnh hỗn loạn vô cùng.
Triệu Phong để lại 6 vạn quân bình định Kim Lăng Thành, truy quét tàn dư Minh triều trong thành; phái 12 vạn quân truy sát quân Minh đào tẩu, do Lý Ngân thống lĩnh; và cử ra 12 vạn quân truy sát phú hào bỏ trốn, do Đinh An Bình thân tự chỉ huy. Quân chia ba lộ cùng hành động.
Nói về đạo quân trong thành, sau mấy canh giờ lùng sục, giải quyết toàn bộ các nơi đề kháng, chiếm lĩnh các nha môn, Hoàng cung, và phủ đệ của quan viên Minh triều, Triệu Phong cho niêm phong tất cả. Theo quan niệm của bọn Triệu Phong, phong thủy của thành Kim Lăng không tốt, do vậy bọn họ không có ý định đóng đại bản doanh trong thành. Đối với Triệu Phong, đóng đại bản doanh ở Trường Hưng Thành, Sùng Minh đảo tốt hơn nhiều. Nơi đó xây dựng theo kiểu Gia Định Thành, tiện nghi đầy đủ, vật chất phong phú, hưởng thụ cuộc sống tốt hơn, và đặc biệt là cũng an toàn hơn.
Đạo quân của Đinh An Bình đuổi theo đám phú hộ bỏ trốn, nhanh chóng đuổi kịp. Bọn phú hộ mang vác nặng nề, sức lực lại không thể nào bằng được quân đội, do đó chẳng bao lâu là bị bao vây. Bọn phú hộ mặc dù chia thành nhiều nhóm, chạy về nhiều hướng khác nhau. Nhưng quan quân đông hơn, cũng chia thành nhiều đội, tỏa ra bao vây tất cả. Chỉ mất hơn một ngày là toàn bộ đều bị bắt trở lại. Đinh An Bình cho tịch thu tất cả tài sản bọn họ mang theo, và áp giải bọn họ ra giam giữ Trường Hưng Thành, chờ đưa về phương nam. Trong văn án, Đinh An Bình xem bọn họ giống như quan lại Minh triều bị bắt, tức là tù phạm. Đã có thánh chỉ từ Gia Định Thành đưa đến, tất cả tù phạm loại này sẽ được chuyển giao cho Thương vụ bộ, đưa sang Âu châu bán làm nô lệ. Âu châu hơn 50 năm trước vừa trải qua trận đại dịch ‘Cái chết Đen’, dân số giảm gần một nửa, rất cần nhân lực bổ sung, đặc biệt là nô lệ làm các công việc nặng nhọc (các tài liệu ghi lại cho biết Âu châu mất đến 150 năm mới khôi phục lại quy mô dân số bằng với trước đại dịch).
Sau khi tấn công Minh triều, ban đầu Giang Phong chỉ cho bắt tù binh làm khổ công, nhưng rồi số khổ công có nguồn gốc Hán tộc này gây ra nhiều chuyện thị phi tại nơi trú đóng, đặc biệt là tầng lớp quan lại của Minh triều vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của nho học, xem Hán tộc là Thiên triều thượng quốc, các nước khác đều là phiên bang, hoặc man di mọi rợ. Giang Phong rất không hài lòng, hậu quả đương nhiên nghiêm trọng. Một đạo thánh chỉ đã quyết định số phận của số ‘điêu dân’ đó, tất cả đều bị biến thành nô lệ, bán sang Âu châu. Và từ lúc đó về sau, tất cả quan lại của Minh triều cùng với tầng lớp nho gia, sĩ tử đều bị biến thành nô lệ hết. Những kẻ này chính là những kẻ được hưởng đặc quyền đặc lợi trong xã hội Minh triều (quan lại thì khỏi phải nói, còn nho sĩ chỉ cần đỗ Tú Tài là được miễn toàn bộ lao dịch thuế khóa, đỗ đạt cao thì dù không làm quan cũng được hưởng bổng lộc, tạo nên gánh nặng cho xã hội).
Còn đạo quân của Lý Ngân truy sát tàn dư quân Minh, chỉ đuổi sát theo phía sau và tiêu diệt những kẻ chậm chân chứ không tràn lên giao chiến. Dụng 12 vạn tấn công 6 vạn địch quân, tuy cũng có thể thắng được, nhưng tất nhiên cũng phải chịu thiệt hại không nhỏ. Bọn họ chỉ đuổi theo, ngăn chặn các đường phía nam, bức quân Minh chạy men theo Trường Giang về phía tây (quân Minh không chạy về phía đông, bởi bọn họ không thể chạy ra biển).
Đinh An Bình sau khi giải quyết xong đám phú hộ đào tẩu thì cũng suất quân đuổi theo hỗ trợ đạo quân của Lý Ngân. Đinh An Bình là Hải quân bộ bộ trưởng, nên khi đuổi theo chọn ngay đường thủy, sử dụng các hạm thuyền của Bắc Dương Hạm đội vận chuyển quân đội đi về phía thượng lưu, đổ bộ xuống chặn đường tàn dư quân Minh. Khi quân Minh chạy đến được Vu Hồ thì bị chặn đứng. Đầu tiên là một trận pháo kích dội xuống đầu quân Minh, 1.200 khẩu thần công bắn ra Khai hoa đạn, biến thành hàng chục vạn mảnh sắt nhọn như tên, bén như dao, giống như nhà nông cắt lúa mà cắt lấy sinh mạng quân Minh, khiến quân Minh ngã xuống từng phiến từng phiến lớn. Sau đó, 24 vạn đại quân hợp vây, tiêu diệt tàn dư còn lại. Trận này, quân Minh thương tàn hơn 4 vạn, tử trận hơn 1 vạn, chỉ còn lại chưa đến 5 nghìn bị bắt. Thái tử Giám quốc Chu Cao Thức tự sát, rất nhiều đại thần cũng tự sát theo.
Đinh An Bình có thân phận địa vị cao nhất ở đây, nên sinh sát đại quyền, chiến hậu xử lý, an bài tù binh, Lý Ngân nhường hết cho y định đoạt. Đinh An Bình chỉ giữ lại số tù binh chưa bị thương tật, còn hơn 4 vạn thương tàn binh bị đuổi về phương bắc, để tạo thêm gánh nặng cho Minh triều. Bọn họ đã bị thương tật tàn phế, chắc chắn không thể tham quân ra trận được nữa. Ngoài ra, hơn vạn thi thể trận vong cũng bị đưa xuống hạm thuyền vận chuyển về vùng Hà Bắc, rồi ném xuống các ao hồ sông suối dọc theo Hoàng Hà. Hoài Thủy chiến dịch đã tạo cho bọn Đinh An Bình rất nhiều ý tưởng.
Ba ngày sau khi Kim Lăng Thành bị công chiếm, 30 vạn đại quân của Thần Thánh Đế quốc tề tụ về đây. Toàn bộ dân chúng trong thành đều bị tập hợp lại, rồi phân chia thành 2 nhóm : lương dân và nghịch dân. Hơn 100 vạn cư dân của Kim Lăng thì có hơn 60 vạn nguyện ý quy thuận tân triều (bởi bọn họ đã nhìn thấy tương lai mờ mịt của Đại Minh), còn lại gần 40 vạn vẫn hướng về phương bắc. Nhưng lần này Minh triều đã thảm bại, quốc lực suy kiệt, bọn Đinh An Bình không có ý định cung cấp miễn phí cho Minh triều mấy chục vạn ‘tân binh’ nữa. Do đó, Đinh An Bình vỗ án quyết định, và Thương vụ bộ có thêm gần 40 vạn tân nô lệ.
Kim Lăng Thành dù sao cũng là kinh đô của Minh triều trong suốt 50 năm nay, kim ngân tài bảo tụ tập ở đây vô số. Mặc dù kho tàng trong Hoàng cung sau mấy phen chiến loạn đã không còn nhiều nữa, nhưng Kim Lăng có rất nhiều phú hộ, tài sản tịch thu được nhiều vô số. Bọn Đinh An Binh chỉ mất 1 ngày để chiếm lĩnh Kim Lăng, nhưng phải mất cả tháng để xử lý chiến quả.
Trụ sở Ái Mộ Hội :
http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=46940
__________________
江懷玉
The Following 17 Users Say Thank You to gianghoaingoc For This Useful Post:
banhmithang8, Big Nippers, changai12, cunhue1403h, dinhgiathinh, ice_wy, ksminhthang, muulinh, nbsonha, odinnary89, onggia_7x, phanthinh98, robinhood0201, shino_hikaru_90, sunquanii, vua_dam, yencute,
gianghoaingoc
Xem hồ sơ
Gởi nhắn tin tới gianghoaingoc
Tìm bài gởi bởi gianghoaingoc
#67
Hôm qua, 09:34 PM
gianghoaingoc
Danh Đầu Hưởng Lượng
Trạng Nguyên
Tham gia ngày: Jan 2008
Bài gởi: 856
[Lịch sử] Đông Phương Thần Thánh Đế Quốc
Chương 71 : MINH QUỐC TIÊU ĐIỀU
Năm Vĩnh Lạc thứ 13 quả là một năm đại hạn đối với Minh triều. Năm ngoái tuy Giang Nam toàn thất, nhưng Minh triều vẫn còn giữ được vùng Giang Bắc, kể từ Trường Giang cho đến Trường Thành, và quân đội cũng còn được 80 vạn tinh nhuệ. Thế nhưng sang năm nay, chỉ mới 3 tháng đầu năm, từ ban đầu có 80 vạn tinh nhuệ, 70 vạn tân binh, tổng cộng 150 vạn; mà giờ đây chỉ còn lại 30 vạn tàn binh (20 vạn ở Bắc Kinh, Hà Bắc và 10 vạn ở Tế Nam). Đại Minh quốc lực suy kiệt, quốc thế chông chênh, quốc thống có cơ đứt đoạn.
Tế Nam Thành.
Sau khi thất trận ở Hoài Thủy, dẫn tàn binh chạy về Tế Nam, Vĩnh Lạc đế ở tại hành cung, ngày ngày nổi giận, hết đập phá rồi lại sát nhân. Vô số bảo vật trong hành cung đã bị hủy hoại bởi cơn giận của Vĩnh Lạc đế. Không ít cung nhân và đại thần cũng bị liên lụy, gia phá thân vong. Giờ đây, các đại thần nhân tâm hoảng hốt, ai nấy đều sợ nhập cung diện thánh, vì sợ gặp phải cơn giận bất thường của đấng quân vương.
Nếu Vĩnh Lạc đế loạn phát oai mà quốc thế được cứu vãn thì cũng tốt. Đằng này tin xấu cứ liên tục truyền về. Đúng là phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí.
Vùng Sơn Đông hoàn toàn hỗn loạn, một phần vì tin bại trận khiến cho dân tâm hoảng hốt, một phần vì ‘Uy khấu’ ngông cuồng cướp phá khắp nơi. Trước đây ‘Uy khấu’ chỉ cướp phá dọc theo vùng duyên hải. Nhưng giờ đây bất kể sông hồ, hễ nơi nào thuyền đến được là có mặt ‘Uy khấu’, quan quân không thể nào đánh dẹp nổi. ‘Uy khấu’ rất xảo quyệt. Hễ thấy đại đội quan quân thì lên thuyền rút chạy, còn nếu như thấy một toán nhỏ quan quân thì bọn họ sẵn sàng tấn công. Thậm chí có nhiều toán ‘Uy khấu’ tập hợp lại thành một lực lượng hùng mạnh, công chiếm các huyện thành. Sơn Đông đại loạn, dân bất liêu sinh.
Không chỉ có thế, do vùng Sơn Đông trở nên điêu tàn, những nơi có thể cướp phá ít đi, nhiều toán ‘Uy khấu’ bắt đầu chuyển hướng sang vùng Hà Bắc. Trên các sông hồ ở Hà Bắc gần đây đã thấy xuất hiện bóng dáng ‘Uy khấu’.
Nếu như ‘Uy khấu’ chỉ có thể làm tổn thương Minh triều, không nghiêm trọng đến nỗi vong quốc diệt tộc, thì giờ đây Minh triều đã phải đối diện với một nguy cơ lớn hơn nhiều. Cuối tháng 3, thám mã khẩn cấp đưa tin cáo cấp từ Bắc Kinh : Sơn Hải Quan thất thủ, Mông Cổ nhập quan. Trước đây người Mông Cổ chỉ có những toán nhỏ tiến vào lãnh thổ Minh triều cướp phá. Nhưng vào khoảng tháng 2, người Mông Cổ đi vòng theo đường biển, vượt qua Bột Hải, xâm nhập Liêu Tây, Hữu Bắc Bình (phía nam Trường Thành), bao vây Sơn Hải Quan. Đến giữa tháng 3, Sơn Hải Quan thất thủ, và đại đội kỵ binh Mông Cổ nam tiến. Các bộ tộc Mông Cổ đều đã biết tin quân Minh thảm bại, tổn thất 120 vạn đại quân, quốc lực suy kiệt, nên nhân cơ hội này kéo nhau tấn công Minh triều báo thù việc Vĩnh Lạc đế đánh Mông Cổ 5 năm trước. Do ảnh hưởng của Thần Thánh Đế quốc, sự kiện quân Mông Cổ tấn công Bắc Kinh xảy ra sớm hơn 34 năm.
Tin cáo cấp của Bắc Kinh khiến Vĩnh Lạc đế hoảng hốt. Bắc Kinh là nơi căn bản của Vĩnh Lạc đế, phần lớn thân tộc hoàng thất còn lại hiện đang tập trung ở đấy (số ở Nam Kinh nếu không tự sát thì đã trở thành tù binh rồi). Lúc này không còn sức chống giữ phương nam, chỉ còn cách tập trung những lực lượng còn lại phòng thủ Bắc Kinh. Thế là, theo đề nghị của quần thần, Vĩnh Lạc đế dẫn quân về Bắc Kinh. Cẩm Y Vệ đô chỉ huy thiêm sự Kỷ Cương lại được phái đi làm công việc quen thuộc : chinh binh, mà lần này là cưỡng chinh (cưỡng chế chinh binh).
Sau khi Vĩnh Lạc đế về đến Bắc Kinh, tình hình Hà Bắc tạm ổn định. Quân Mông Cổ dựa vào ưu thế kỵ binh, liên tục di động cướp phá các nơi, nhưng không còn năng lực công chiếm các phủ thành nữa. Mà quân Minh cũng không đủ năng lực đánh đuổi quân Mông Cổ về thảo nguyên phương bắc. Minh triều chỉ còn cách giữ vững các nơi yếu địa, đồng thời chờ Kỷ Cương chinh binh.
Trong lúc bận lo đối phó với quân Mông Cổ, Minh triều đành bỏ mặc hai tin cáo cấp khác : Liêu Đông thất thủ và Triều Tiên cầu viện. Minh triều hiện tại đang phải cố gắng phòng thủ Bắc Kinh, tự lo thân còn chưa xong, làm sao đủ sức lo chuyện khác được.
Minh triều nguyên bản kiểm soát được một eo đất hẹp tại bán đảo Liêu Đông (đối diện với Sơn Đông qua Bột Hải). Điều này không có nghĩa là Minh triều kiểm soát được vùng phía bắc Sơn Hải Quan (bên ngoài Trường Thành), bằng chứng rõ nhất là Liêu Đông thuộc sự cai quản của Sơn Đông hành tỉnh. Giờ đây Sơn Hải Quan đã rơi vào tay quân Mông Cổ. Vùng biển đã bị các chiến hạm của Thần Thánh Đế quốc kiểm soát, Minh triều dù có muốn chiếm lại Liêu Đông cũng hữu tâm vô lực. Sau khi quân đội ở Liêu Đông bị Vĩnh Lạc đế rút về tham gia đội quân nam chinh, Phạm Thế Căng suất lĩnh đạo quân Định Hải đã dễ dàng chiếm lĩnh Liêu Đông mà không gặp phải sự phản kháng đáng kể nào. Cũng bắt đầu từ lúc này, các bộ lạc Mông Cổ đã có thể nhận viện trợ hoặc giao dịch trực tiếp với Thần Thánh Đế quốc từ Liêu Đông. Người Mông Cổ sử dụng chiến mã để đổi lấy lương thực, vũ khí trang bị cho lực lượng kỵ binh đi cướp phá Minh triều; sau đó lại sử dụng kim ngân tài bảo cướp được đổi thành lương thực, vũ khí, rồi tiếp tục cướp phá. Nhờ đó, lực lượng của bọn họ càng lúc càng mạnh hơn.
Còn xứ Triều Tiên, lúc này do nhà Triều Tiên cai trị, nên còn có quốc hiệu là ‘Đại Triều Tiên quốc’. Nhà Triều Tiên (1392 – 1910), tiếng Hàn là Joseon, hay còn gọi là nhà Lý, là một triều đại được thành lập bởi Triều Tiên Thái Tổ Lý Thành Quế (I Songgye) và tồn tại hơn 5 thế kỷ. Triều đại này được thành lập sau khi Lý Thành Quế lật đổ nhà Cao Ly (Koryo) tại Khai Thành (Kaesong), rồi dời kinh đô về Hán Thành (tức Seoul ngày nay). Lý Thành Quế là người thân Minh ngay từ khi còn là tướng lĩnh của nhà Cao Ly. Khi xin Minh triều sắc phong vào năm 1393, Lý Thành Quế e nhà Minh phản đối việc Lý Thành Quế quyết tâm chọn quốc hiệu là Triều Tiên, nên đề xuất thêm một tên gọi khác là Hòa Ninh (lấy từ tên trang ấp của cha mình là Lý Tử Xuân). Hồng Vũ đế Chu Nguyên Chương sau khi biết tên Triều Tiên có nguồn gốc từ chữ ‘Triều Nhật Tiên Minh’ (nghĩa là ‘buổi sáng trong lành’) liền quyết định chọn tên Triều Tiên, nhưng chỉ phong cho Lý Thành Quế làm Quyền Tri Triều Tiên Quốc Sự. Mãi đến năm 1401, Minh triều mới phong cho Triều Tiên Thái Tông Lý Phương Viễn (lên ngôi từ năm 1400) làm Triều Tiên Quốc Vương. Sau khi qua đời, Lý Phương Viễn được vị vua kế tiếp đặt cho thụy hiệu là ‘Cung định Thánh đức Thần công Kiến thiên Thể cực Đại chính Khải hữu Văn vũ Duệ triết Thành liệt Quang hiếu Đại vương’.
(chú : Vương triều này được người Hán gọi là ‘Lý thị Triều Tiên vương triều’, gọi tắt là ‘Lý Triều’; nhưng người Hàn Quốc không sử dụng cách gọi này, bởi cho rằng nó mang tính chất nhục nhã, gợi cho họ nhớ đến giai đoạn bị Nhật Bản xâm chiếm, Triều Tiên Hoàng đế bị giáng xuống thành Lý vương, phiên vương của Nhật Bản, khiến người Hàn Quốc nhớ đến giai đoạn khổ nhục đó, do vậy vẫn gọi là ‘Triều Tiên vương triều’).
Khi chiến tranh bùng nổ, Đại Vận Hà bị phong tỏa, Minh triều lâm vào cảnh thiếu lương thực, Triều Tiên quốc có phái một đoàn thuyền chở lương thực sang hỗ trợ cho Minh triều. Giang Phong đã phái sứ giả đến trách hỏi, nhưng vua quan Triều Tiên không lý gì đến. Trong mắt bọn họ, Minh triều vẫn là Thiên triều thượng quốc, còn Thần Thánh Đế quốc chỉ là phiên bang tiểu quốc. Vì vậy, Giang Phong đã phái một đội chiến hạm của Nam Dương Hạm đội tiến vào vùng biển Triều Tiên, phong tỏa toàn vùng. Giờ đây, vùng biển Triều Tiên hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Thần Thánh Đế quốc. Thuyền bè của Đông Doanh được tự do đi lại trên biển, trong khi thuyền bè của Triều Tiên hễ ra khơi là bị tiêu diệt ngay. Điều này đã tạo cơ hội cho cướp biển Đông Doanh cướp phá Triều Tiên, hành động còn ngông cuồng hơn cả ở vùng Sơn Đông, Hà Bắc (dù sao thì quốc lực của Triều Tiên cũng không thể sánh được với Đại Minh). Chỉ trong mấy tháng, Triều Tiên không còn giữ được các đạo phía nam, mất đi 3 trong số 8 đạo hành chính của cả nước, vì thế mới dâng biểu sang Minh triều cáo cấp. Có điều lúc này Minh triều muốn cứu viện Triều Tiên, chỉ có 2 đường : đường bộ, thì phải vượt qua Sơn Hải Quan do quân Mông Cổ trấn giữ và Liêu Đông do Định Hải quân của Phạm Thế Căng trú đóng; hoặc đường biển thì phải vượt qua sự phong tỏa của Bắc Dương Hạm đội ở Bột Hải và Nam Dương Hạm đội ở vùng biển Triều Tiên; mà trong lúc này, với Minh triều là điều không thể. Không có được viện binh, thế lực của Triều Tiên vương triều ngày càng suy yếu.
Trụ sở Ái Mộ Hội :
http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=46940
The Following 15 Users Say Thank You to gianghoaingoc For This Useful Post:
banhmithang8, Big Nippers, changai12, cunhue1403h, dinhgiathinh, Irina Antonenko, Lôi Động Cửu Thiên, nbsonha, odinnary89, phanthinh98, robinhood0201, shino_hikaru_90, sunquanii, vua_dam, yencute,
gianghoaingoc
Xem hồ sơ
Gởi nhắn tin tới gianghoaingoc
Tìm bài gởi bởi gianghoaingoc
#68
hôm nay, 08:41 AM
gianghoaingoc
Danh Đầu Hưởng Lượng
Trạng Nguyên
Tham gia ngày: Jan 2008
Bài gởi: 856
[Lịch sử] Đông Phương Thần Thánh Đế Quốc
Chương 72 : BẮC PHƯƠNG ĐẠI LOẠN
Lại nói, Triều Tiên dâng biểu sang Minh triều cáo cấp, xin viện binh. Nhưng Minh triều tự thân còn chưa lo xong, sao có thể lo đến việc ở Triều Tiên. Không có được viện binh, thế lực của Triều Tiên vương triều ngày càng suy yếu. Trong nước bắt đầu xuất hiện loạn lạc.
Tháng 4, giới quý tộc Quyền môn (Gwonmun) lại nổi dậy, phục ngôi cho Cung Nhượng Vương. Trước đây, vào năm 1388, Lý Thành Quế lật đổ U Vương của Cao Ly vương triều, tôn Dương Vương lên ngôi. Nhưng sau đó y lại giết cả U Vương và Dương Vương, đưa một người thuộc vương tộc là Vương Dao lên kế vị, hiệu xưng Cung Nhượng Vương. Đến năm 1392, Lý Thành Quế lại lật đổ Cung Nhượng Vương, giam lỏng ở Nguyên Châu, và tự đăng cơ xưng vương, lập nên nhà Triều Tiên, dời đô đến Hán Thành. Trong thời gian trị vì của Lý Thành Quế, giới quý tộc Quyền môn nhiều lần nổi dậy định phục ngôi cho họ Vương, nhưng đều bị đàn áp. Lần này, nhân cơ hội Triều Tiên vương triều suy yếu, bọn họ lại nổi dậy, thành công phục ngôi cho Cung Nhượng Vương, khôi phục quốc hiệu Cao Ly, đóng đô ở Toàn Châu, lãnh thổ bao gồm 3 đạo phương nam là Toàn La (Toàn Châu phủ, La Châu mục), Khánh Thượng (Khánh Châu phủ, Thượng Châu mục, Tấn Châu mục), và Trung Thanh (Trung Châu mục, Thanh Châu mục, Công Châu mục).
Tháng sau, một viên biên tướng trấn thủ Bình An đạo của Triều Tiên là Kim Thế Nam đã cất quân đánh chiếm Hàm Kính đạo ở phía đông, sau đó tự xưng Kim Chiêu Vương, quốc hiệu Kim, đóng đô ở Bình Nhưỡng, lãnh thổ bao gồm 2 đạo phương bắc là Bình An (Bình Nhưỡng phủ, Trữ Biên đại đô hộ phủ, Nghĩa Châu mục) và Hàm Kính (Hàm Hưng phủ, Kính Thành đô hộ phủ, Bắc Thanh đô hộ phủ). Triều Tiên vương triều chỉ còn lại 3 đạo ở giữa là Kinh Kỳ (Hán Thành phủ, Khai Thành phủ), Hoàng Hải (Hoàng Châu mục, Hải Châu mục) và Giang Nguyên (Giang Lăng đại đô hộ phủ, Nguyên Châu mục).
Cả hai nước Cao Ly và Kim đều sai sứ đến Gia Định cầu phong, đồng thời liên minh với nhau uy hiếp Triều Tiên quốc.
Còn ở Minh triều, tình hình cũng hỗn loạn không kém.
Đầu tháng 5, do Kỷ Cương chinh binh chinh lương ở Hà Nam một cách quá tàn bạo, hễ gặp tráng đinh là bắt, hễ gặp lương thực là thu, khiến dân chúng căm phẫn, lần lượt nổi dậy khởi nghĩa. Khắp các phủ Trần Châu, Hứa Châu, Trịnh Châu, Vũ Châu, Đặng Châu, Nam Dương, Quy Đức, Chương Đức đều có quân khởi nghĩa. Do quan quân không còn, các quan viên Minh triều ở Hà Nam không thể nào đàn áp quân khởi nghĩa nổi. Nghĩa quân tràn ra khắp nơi, công thành lược địa. Kỷ Cương bị đuổi chạy về Sơn Đông.
Sau một thời gian công thành lược địa, một đạo nghĩa quân lớn chiếm được Nam Dương phủ làm đại bản doanh. Do có tiền lương, có địa bàn, nghĩa quân ở Nam Dương dần dần thu phục được các đạo nghĩa quân nhỏ hơn, lại nhận được viện trợ từ phương nam nên ngày càng phát triển hùng mạnh. Thủ lĩnh của bọn họ là Lưu Khánh tự nhận là hậu duệ của Hán Quang Vũ đế, tuyên bố kế nghiệp tổ tiên, khôi phục Hán triều. Ngày 3 tháng 6, Hán quân tụ họp được 20 vạn người, kéo về bao vây Lạc Dương. Sau 5 ngày vây hãm, Lạc Dương thất thủ. Ngày 15 tháng 6, Lưu Khánh đăng cơ xưng đế, xưng hiệu là Uy Vũ đế, quốc hiệu Đại Hán, đóng đô Lạc Dương. Đến đầu tháng 7, trong số 20 châu phủ, 96 huyện của Hà Nam hành tỉnh thì đã có 17 châu phủ, 72 huyện thuộc quyền kiểm soát của Hán quân. Chỉ còn lại 3 châu phủ nằm sát Sơn Đông thì vẫn còn thuộc quyền kiểm soát của Minh triều.
Hán quân hưng khởi thúc đẩy hào cường vọng tộc các xứ lần lượt học theo. Ai lại không muốn kiến quốc xưng đế, không những có thể quang tôn diệu tổ, mà còn có thể hưởng tận vinh hoa phú quý.
Ngày 15 tháng 7, Lý Thiếu Hoa xưng đế ở Trường An, xưng hiệu Thánh Đức, quốc hiệu Đại Đường, lãnh thổ gồm 18 châu phủ, 68 huyện ở trung bộ Thiểm Tây (trừ 12 châu phủ, 27 huyện vùng Hán Trung và Lan Châu). Ngày 20 tháng 7, Minh Ngọc Toàn xưng vương ở Thành Đô, xưng hiệu Đức Vương, quốc hiệu Hạ. Minh Ngọc Toàn là em của Hạ vương Minh Ngọc Trân của nước Hạ ở vùng Tứ Xuyên trước đây. Nhờ dư oai của Minh Ngọc Trân, Hạ Đức Vương Minh Ngọc Toàn chiếm lĩnh được 35 châu phủ, 111 huyện của Tứ Xuyên hành tỉnh và 4 châu phủ, 11 huyện vùng Hán Trung của Thiểm Tây hành tỉnh; lãnh thổ rộng hơn 2 nước Đại Hán và Đại Đường nhiều.
Tháng 8, một phú hào của tiền trang Sơn Tây là Tiền Khải dốc hết tài sản ra mộ quân, tụ họp được hơn 20 vạn người, chiếm lấy cả 23 châu phủ, 79 huyện đất Sơn Tây. Ngày 15 tháng 9, Tiền Khải đăng cơ xưng đế, xưng hiệu Long Khánh đế, quốc hiệu Tấn, đóng đô ở Thái Nguyên. Ngoài ra còn có 8 châu phủ và 16 huyện vùng Lan Châu bị quý tộc Mông Cổ chiếm giữ, xưng vương và tuyên bố kế tục nhà Nguyên (sau khi chạy khỏi Bắc Kinh, dòng dõi nhà Nguyên vẫn tiếp tục xưng đế trên thảo nguyên Mông Cổ, sử gọi là Bắc Nguyên, nhưng không có quyền lực gì đáng kể).
Tóm lại, đến mùa thu, Minh triều chỉ còn lại vùng Hà Bắc và Sơn Đông. Các tỉnh Hà Nam, Thiểm Tây, Sơn Tây, Tứ Xuyên lần lượt hình thành các nước Đại Hán, Đại Đường, Tấn, Hạ và phiên vương Mông Cổ ở Lan Châu. Còn vùng Hồ Bắc, Huy Châu, Dương Châu, trên danh nghĩa được Thần Thánh Đế quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình (biên giới phía bắc là Hoài Thủy), nhưng thực tế đã bị biến thành vùng đất trống, không một bóng người, trở thành vùng đệm giữa các nước Hán tộc ở phía bắc với Thần Thánh Đế quốc. Hơn nữa, vùng Hoài Thủy vừa xảy ra ôn dịch, dân chúng cũng không dám đến đấy sinh sống.
…
Giang lịch năm thứ 3 vạn 9.517 (Ất Mùi, 1415). Mùa thu, tháng 8. Sùng Minh đảo. Trường Hưng Thành.
Triệu Phong mấy tháng nay rảnh rỗi không có việc gì làm, hết tắm biển rồi lại câu cá, đánh cờ giải khuây. Minh triều quốc lực suy kiệt, không còn đủ khả năng phát động chiến tranh nữa, cuộc bắc phạt đã kết thúc, các đạo quân đã lần lượt rút về phương nam. Giờ chỉ còn lại Định Hải quân ở Liêu Đông, Thần Long quân ở Kim Lăng, Thần Vũ quân ở Trường Sa và Thần Uy quân ở Quảng Châu; cùng với Bắc Dương Hạm đội đóng đại bản doanh ở Đài Loan. Các tướng lĩnh cũng chỉ còn lại Triệu Phong, và Mã Tân là còn ở lại phương bắc cho đến khi cục diện ổn định. Trong khi đó thì Lý Ngân lại suất lĩnh các đạo quân Uy Vũ, Uy Nghĩa, Uy Đức, Trấn Biên theo đường cũ qua Vân Nam quay về xứ Thái.
Hôm nay, Triệu Phong đang ngồi câu cá giải khuây thì có thân binh đến bẩm báo :
- Đại nhân. Có Triệu Anh Triệu đại nhân từ Gia Định đến.
Triệu Phong nghe báo mà giật mình. Triệu Anh là thân đệ của Triệu Phong, trước đây được Giang Phong chọn vào giúp việc ở Tử Tiêu Điện, có thể xem là cận thần của Giang Phong. Nay gã được phái đến đây, hẳn phải có đại sự gì quan trọng.
Triệu Phong liền trở về Soái phủ, tiếp kiến thân đệ. Triệu Anh thần thái hưng phấn, vừa bước vào đã nói ngay :
- Đại ca. Chúc mừng đại ca nha !
Triệu Phong cau mày hỏi :
- Đệ. Có việc gì cũng nên nói cho rõ ràng ! Không nên nhanh nhảu như vậy ! Chúc mừng điều gì thế ?
Triệu Anh hớn hở nói :
- Có thánh chỉ cho đại ca đây.
Triệu Phong giật mình, vội sai sắp bàn hương án, tiếp chỉ. Lễ tiết đầy đủ, Triệu Anh giở chiếu chỉ ra tuyên đọc :
“Thụ mệnh vu thiên, Thánh hoàng chiếu viết :
Trẫm duy lập chính dụng nhân, nghi cử khảo công chi điển. Lường tài định vị, dụng tinh trị sự chi năng. Tư nhĩ Quân bộ Các thần, Lục quân bộ bộ trưởng Triệu Phong, thần uy vũ dũng, văn vũ kiêm thông, chinh nam phạt bắc, chiến tích huy hoàng. Tư đặc thăng thụ Ngự tiền hộ giá đại thần, Chiêu Vũ Vương, gia cửu tích.
Tứ chi sắc mệnh, miễn hàm cần ư xu sự. Thức khâm thành mệnh, vĩnh vô dịch ư thừa hưu. Khâm thử.”
Tạm dịch :
“Thể theo mệnh trời, Thánh hoàng chiếu rằng :
Trẫm nghĩ việc trị nước dùng người, nên xem xét theo phép công. Lường tài mà phong chức, dựa theo năng lực làm việc. Nay Quân bộ Các thần, Lục quân bộ bộ trưởng Triệu Phong, thần oai võ dũng, văn võ kiêm thông, chinh nam phạt bắc, chiến tích huy hoàng. Nay đặc biệt gia phong cho làm Ngự tiền hộ giá đại thần, Chiêu Vũ Vương, gia cửu tích.
Ban cho sắc mệnh, phải cố siêng năng làm việc. Sứ mệnh vua giao, luôn làm không chán không nghỉ. Khâm thử.”
Triệu Phong nghe nói mà kinh ngạc ngẩn người. Phong vương, gia cửu tích. Cửu tích là dấu hiệu của Thiên tử, được sử dụng xa mã, vận cổn miện theo nghi vệ cao nhất (của nho gia). Trước đây có Tào Tháo, Tư Mã Ý, Lý Thế Dân đều được gia cửu tích. Triệu Phong kinh hãi lắp bắp :
- Đệ. Chuyện này …
Gia cửu tích là chuyện không tầm thường, không khéo có thể mang lại họa sát thân. Vì thế mà Triệu Phong rất lo lắng. Quả thật là Triệu Phong công lao quá lớn. Triệu Anh cười nói :
- Đại ca nên nhớ rằng Thánh hoàng không phải là phàm nhân. Thánh hoàng cộng trị cả thiên địa.
Triệu Phong ngẫm nghĩ giây lát, rồi tung hô vạn tuế và tiếp chỉ.
Bản đồ 8 đạo Triều Tiên :
http://www.mediafire.com/?1mh9cde610j70jl
Trụ sở Ái Mộ Hội :
http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=46940
The Following 12 Users Say Thank You to gianghoaingoc For This Useful Post:
banhmithang8, Big Nippers, changai12, cunhue1403h, dinhgiathinh, Irina Antonenko, nbsonha, odinnary89, phanthinh98, shino_hikaru_90, sunquanii, vua_dam,
gianghoaingoc
Xem hồ sơ
Gởi nhắn tin tới gianghoaingoc
Tìm bài gởi bởi gianghoaingoc
#69
hôm nay, 01:04 PM
gianghoaingoc
Danh Đầu Hưởng Lượng
Trạng Nguyên
Tham gia ngày: Jan 2008
Bài gởi: 856
[Lịch sử] Đông Phương Thần Thánh Đế Quốc
Chương 72 : HÀ BẮC DÂN
Lại nói, sau khi nghe thân đệ phân giải, Triệu Phong tung hô vạn tuế và tiếp chỉ, chính thức thụ phong vương tước. Triệu Anh còn mang theo cổn miện may sẵn cho Triệu Phong. Thấy đại ca vẫn còn lo lắng, Triệu Anh nói thêm :
- Đại ca. Không chỉ có đại ca được phong vương và gia cửu tích thôi đâu ! Cả Phạm tướng quân, Lý tướng quân, Mã đại đô đốc, Đinh đại nhân đều được phong vương và gia cửu tích. Cả đệ nữa. Đệ nhờ được hưởng phúc của đại ca mà cũng được phong thưởng. Đối với Thánh hoàng, Thiên tử cũng chỉ là một danh hiệu của nhân gian mà thôi. Thánh hoàng là Thiên, nếu chúng ta được làm Thiên tử thì cũng như trở thành con cháu của Thánh hoàng mà thôi.
Triệu Phong gật đầu khen phải. Trải qua hơn chục năm tuyên truyền, quan niệm Giang Phong là ‘Thiên’ đã thâm nhập nhân tâm, nhất là những người thân cận với Giang Phong lại càng tin tưởng. Giang Phong là ‘Thiên’, địa vị đương nhiên cao hơn những vị Hoàng đế vốn tự xưng mình là ‘Thiên tử’. Và như vậy thì bọn Triệu Phong có được sử dụng nghi vệ Thiên tử cũng không có vấn đề gì cả. Sau đó, hai huynh đệ họ Triệu hàn huyên trò chuyện, hỏi thăm việc nhà việc nước. Triệu Phong vốn rất yêu quý vị thân đệ này của mình, nghe nói gã cũng được phong vương, lòng rất cao hứng. Nói chuyện hồi lâu, Triệu Anh như chợt nhớ ra, mới nói :
- Đại ca. Đệ đến đây là còn có chuyện muốn nhờ đại ca đó nha !
Triệu Phong hỏi :
- Chuyện gì thế ?
Triệu Anh nói :
- Thánh hoàng phong cho đệ làm Tống Mẫn Vương, phái đệ đến Khai Phong thành lập nước Tống. Thánh hoàng bảo đệ đến đây nhờ đại ca thu xếp cho.
Triệu Phong ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi nói :
- Không thành vấn đề. Hiện tại trong thành Kim Lăng có gần 4 vạn hàng binh, ta sẽ chiêu mộ thêm cho đủ 10 vạn, rồi đệ dẫn quân chiếm lĩnh vùng Sơn Đông, sau đó tiến chiếm Khai Phong. Ta sẽ lấy 2 vạn Thần Long quân và 2 vạn Định Hải quân hỗ trợ đệ. Đồng thời sẽ thông tri cho Bắc Dương Hạm đội phong tỏa Hoàng Hà.
Thế là Triệu Phong tập họp hàng binh, rồi lấy thêm dân binh người Hán từ các tỉnh (dân binh theo khái niệm của Thần Thánh Đế quốc, không phải dân binh mới chiêu mộ của Minh triều), sau đó chiêu mộ thêm cho đủ 10 vạn, toàn là người Hán, giao cho Triệu Anh thống lĩnh. Bọn Triệu Phong lúc này mới tuyên dương thân phận của mình cho dân chúng biết, rằng bọn họ là dòng dõi hoàng tộc Đại Tống, khi bị nhà Nguyên tiêu diệt thì tổ tiên là Triệu Trung đã chạy sang Đại Việt, có giúp người Đại Việt chống lại nhà Nguyên. Nay Triệu Anh trở về Khai Phong khôi phục Đại Tống triều đình.
Sau khi chuẩn bị hoàn tất, Triệu Anh suất lĩnh 10 vạn quân đổ bộ vào bán đảo Sơn Đông. Triệu Phong cũng đích thân suất lĩnh 4 vạn quân theo hỗ trợ thân đệ. Chỉ trong mấy ngày, bọn họ đã bao vây Tế Nam Thành. Đừng nói Tế Nam, cả Sơn Đông hành tỉnh cũng chẳng còn bao nhiêu binh mã, Kỷ Cương chống cự không nổi, phải bỏ Tế Nam mà chạy về Hà Bắc. Tiếp đó, Triệu Phong suất quân chiếm lĩnh các châu phủ, rồi giao lại cho quân của Triệu Anh tiếp quản. Chỉ sau 2 tháng đánh dẹp, toàn bộ 21 châu phủ, 89 huyện vùng Sơn Đông, cùng với 3 châu phủ, 24 huyện vùng Khai Phong đã tận thu trong tay. Ngày 20 tháng 10, Triệu Anh đăng cơ xưng đế, xưng hiệu Mẫn đế, quốc hiệu Đại Tống, đóng đô ở Khai Phong. Được sự cho phép của Giang Phong, Triệu Anh tuy chỉ là vương tước của Thần Thánh đế quốc, nhưng lại là hoàng đế đối với các nước khác. Cũng giống như các tiểu vương Hồi giáo ở các xứ A Lạp Bá, lại chỉ là hầu tước của Thần Thánh Đế quốc. Tước vị được Giang Phong ban cho phải tôn quý hơn.
Hệ thống tước vị ở Thần Thánh Đế quốc được chia thành 3 bậc. Cao nhất, tôn quý nhất là tước vị phong cho văn thần võ tướng của Đế quốc. Những người này chỉ được phong tước, không được phong đất, nhưng giữ các yếu chức ở triều đình Đế quốc, do vậy mà thân phận tôn quý. Chỉ vì triều đình thực hiện chế độ trung ương tập quyền, không có cắt đất phân phong, nên mới không được phong đất. Ở vị trí thứ hai là tước vị của các chư hầu, tuy cũng được Đế quốc phong tước cho, nhưng có địa vị thấp hơn. Ví dụ như cũng đồng là vương tước, nhưng Triệu Anh có thân phận địa vị thấp hơn Triệu Phong, dù rằng Triệu Anh có lãnh thổ, có triều đình riêng. Thấp nhất là tước vị của người ngoại quốc, không phải được Đế quốc phong cho. Thường thì Đế quốc cũng công nhận tước vị của bọn họ, nhưng bị giảm đi 2 cấp. Ví dụ như đế thì ngang công, vương thì ngang hầu, công tước thì ngang bá tước, … (hệ thống tước vị lần lượt là : đế, vương, công, hầu, bá, tử, nam; cả phương đông và phương tây đều giống nhau. Ở Âu châu chỉ có Đế quốc La Mã Thần Thánh là có hoàng đế; còn lại như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, … đều chỉ có quốc vương, gọi là vương quốc; các nước nhỏ hơn thì chỉ có công tước, gọi là công quốc).
Tóm lại, đến tháng 10, vùng Trung Nguyên đã xuất hiện 6 nước lớn tương đương nhau và 1 nước nhỏ ở khu vực Cam Túc. Tình trạng này gần giống với thời Ngũ Đại Thập quốc, một nửa đất nước bị người không phải Hán tộc chiếm giữ (thời kỳ đó là người Sa Đà). Phần còn lại hình thành hàng loạt các nước nhỏ khác. Điểm đặc biệt là thời kỳ đó, các nước lớn do người không phải Hán tộc thành lập lại được xem là chính thống, tôn chủ; còn các nước nhỏ của người Hán do lãnh thổ nhỏ bé, nên chỉ được xem là các tiểu quốc chư hầu. Giờ đây tình trạng cũng tương tự.
Đại Tống – Tống Mẫn đế Triệu Anh, chiếm lĩnh 24 châu phủ, 113 huyện ở vùng Sơn Đông và Khai Phong, đóng đô ở Khai Phong, quân đội có 10 vạn và đang được chiêu mộ thêm, được sự hỗ trợ trực tiếp của Triệu Phong nên tiền lương, vũ khí đều sung túc, thực lực hùng hậu.
Đại Hán – Hán Uy Vũ đế Lưu Khánh, chiếm lĩnh 17 châu phủ, 72 huyện ở vùng Hà Nam, đóng đô ở Lạc Dương, quân đội có 30 vạn, có nhận viện trợ từ phương nam, quốc lực hùng hậu. Trong nước tình hình tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng nhiều của chiến tranh loạn lạc.
Đại Đường – Đường Thánh Đức đế Lý Thiếu Hoa, chiếm lĩnh 18 châu phủ, 68 huyện ở trung bộ Thiểm Tây hành tỉnh, đóng đô ở Trường An, quân đội có 20 vạn, quốc lực trung bình. Trong nước tình hình ổn định, dân chúng an cư lạc nghiệp, không bị ảnh hưởng nhiều của chiến tranh loạn lạc.
Hạ - Hạ Đức Vương Minh Ngọc Toàn, chiếm lĩnh 39 châu phủ, 122 huyện ở vùng Tứ Xuyên và Hán Trung, đóng đô ở Thành Đô, quân đội 20 vạn, quốc lực yếu, nhưng địa hình hiểm trở, dễ thủ khó công, tách biệt hẳn với vùng Trung Nguyên, hoàn toàn không bị ảnh hưởng của chiến tranh loạn lạc.
Tấn – Tấn Long Khánh đế Tiền Khải, chiếm lĩnh 23 châu phủ, 79 huyện ở đất Sơn Tây, đóng đô ở Thái Nguyên, quân đội 30 vạn, quốc lực hùng hậu, nhưng phải chịu sự uy hiếp của Đại Minh ở phía đông và Mông Cổ ở phía bắc.
Lương – Lương Vương Oyiradai, chiếm lĩnh 8 châu phủ và 16 huyện ở vùng Cam Túc, đóng đô ở Lan Châu, quân đội có 5 vạn kỵ binh Mông Cổ, quốc lực yếu, nhưng cách xa Trung Nguyên, gần Mông Cổ, dễ nhận được viện trợ từ các bộ lạc Mông Cổ. Oyiradai vốn là một Hãn (Khan) của Bắc Nguyên, nhưng đang tìm cách hướng Thần Thánh Đế quốc cầu phong.
Đại Minh – Minh Vĩnh Lạc đế Chu Lệ, chiếm lĩnh 27 châu phủ, 116 huyện ở vùng Bắc trực lệ (tức vùng Hà Bắc), đóng đô ở Bắc Kinh, quân đội có 50 vạn (gồm 30 vạn quân tinh nhuệ và 20 vạn tân binh mới chiêu mộ), thực lực mạnh nhất, nhưng đang phải đánh nhau với các bộ lạc Mông Cổ. Lãnh thổ phía bắc của Đại Minh thường xuyên bị quân Mông Cổ cướp phá. Vùng Liêu Tây, Hữu Bắc Bình và lân cận Sơn Hải Quan vẫn đang do người Mông Cổ kiểm soát. Và vùng duyên hải cùng các nơi lân cận sông hồ vẫn tiếp tục bị ‘Uy khấu’ cướp bóc. Đại Minh quốc cũng là nơi hỗn loạn nhất, dân tình khốn khổ nhất. Người dân truyền tụng nhau bài thơ cổ ‘Hà Bắc dân’ để bày giải nỗi lòng mình :
“Hà Bắc dân,
Sinh cận nhị biên trường khổ tân,
Gia gia dưỡng tử học canh chức,
Thâu dữ quan gia sự di địch.
Kim niên đại hạn thiên lý xích,
Châu huyện nhưng thôi cấp hà dịch,
Lão tiểu tương y lai tựu nam,
Nam nhân phong niên tự vô thực.
Bi sầu thiên địa bạch nhật hôn,
Lộ bàng quá giả vô nhan sắc,
Nhữ sinh bất cập Trinh Quán trung,
Đẩu túc sổ tiền vô binh nhung.”
Tạm dịch :
“Dân Hà Bắc,
Giữa hai biên giới sống khổ cực,
Sinh con ai chẳng dạy nông tang,
Nộp hết cho quan để biếu giặc.
Năm nay đại hạn nghìn dặm khô,
Phu đi làm sông huyện vẫn bắt,
Trẻ già dắt díu xuống miền nam,
Nam tuy được mùa vẫn đói rạc.
Trời thảm đất sầu ngày tối sầm,
Bao khách qua đường mặt nhợt nhạt,
Tiếc sinh chẳng nhằm đời Trinh Quán,
Vài đồng đấu gạo không loạn lạc.”
Qua đó cũng đủ thấy tình cảnh của dân chúng Đại Minh quốc khốn khổ đến thế nào. Làm ra bao nhiêu lương thực, phải nộp cho triều đình phần lớn làm quân lương (để dùng cho việc chiến tranh), phần nhỏ giữ lại cũng chẳng yên, phía bắc thì có quân Mông Cổ cướp phá, phía nam thì có ‘Uy khấu’ cướp bóc. Người chết đói còn nhiều hơn người chết vì chiến tranh. Không ít người bỏ xứ tha hương, dắt dìu nhau vượt Thái Hành Sơn sang Sơn Tây, hoặc vượt Hoàng Hà xuống Sơn Đông, Hà Nam tỵ nạn. Sự xuất hiện của dân tỵ nạn đến từ Hà Bắc tuy có khiến triều đình các nước phải lo nhiều hơn về việc trị an và bố trí nạn dân, nhưng cũng làm cho lòng dân không còn hướng về Đại Minh nữa. Dân chúng suy nghĩ rất đơn giản, và chỉ hướng về sung túc an định chứ chẳng bao giờ hướng về khốn khó cơ hàn. Chẳng mấy ai muốn phải chịu cảnh giống như dân Hà Bắc cả.
Trụ sở Ái Mộ Hội :
http://www.tangthuvien.com/forum/showthread.php?t=46940
thay đổi nội dung bởi: vua_dam, hôm nay lúc 07:49 PM.
The Following 8 Users Say Thank You to gianghoaingoc For This Useful Post:
banhmithang8, Big Nippers, changai12, dinhgiathinh, nbsonha, odinnary89, shino_hikaru_90, vua_dam,
gianghoaingoc
Xem hồ sơ
Gởi nhắn tin tới gianghoaingoc
Tìm bài gởi bởi gianghoaingoc
#70
hôm nay, 04:57 PM
gianghoaingoc
Danh Đầu Hưởng Lượng
Trạng Nguyên
Tham gia ngày: Jan 2008
Bài gởi: 856
[Lịch sử] Đông Phương Thần Thánh Đế Quốc
Chương 74 : NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY
Trở lại Giang lịch năm thứ 3 vạn 9.516 (Giáp Ngọ, 1414), mùa hạ, tháng 5.
Hai người bọn Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn được Phạm Thế Căng sắp xếp cho theo thương thuyền để vào Gia Định. Tuy Trung Hoa chiến loạn, nhưng vùng Đông Doanh đã trở nên phồn vinh hơn. Các tuyến thương mại cũng chuyển dần về hướng đó. Nhân cuộc bắc phạt của Thần Thánh Đế quốc, hải tặc Đông Doanh sang cướp phá Trung Hoa, mang về rất nhiều tài bảo, trở nên giàu có, thành ra nhu cầu hưởng thụ cũng trở nên cao hơn nhiều. Đó là cơ hội cho các thương nhân.
Cả hai được Phạm Thế Căng cấp cho ‘thông hành chứng thư’ rồi lên thuyền vào nam. Ở Thần Thánh Đế quốc, không có ‘thông hành chứng thư’ thì không thể tự do đi lại trong các thành thị, nếu bị phát hiện thì sẽ bị tống giam vào lao ngục. Người ngoại quốc muốn vào lãnh thổ Đế quốc bắt buộc phải đến Ngoại vụ ban, trực thuộc Chính vụ ty ở các tỉnh, xin cấp ‘thông hành chứng thư’ để chứng minh thân phận, đề phòng gian tế, gián điệp, tặc khấu, yếu phạm, …
Thương thuyền đi đến Hội An thì dừng lại, tiếp thêm vật tư, nước uống, cũng như để cho thương nhân lên Hội An Thành mua bán. Hội An là một tân thành thị, được thành lập vào năm Ất Dậu (1405) theo lệnh của Giang Phong. Thành Hội An không nằm tại vị trí Hội An ngày nay, mà nằm ở khu vực phía nam đèo Hải Vân, ngay khu vực Đà Nẵng. Tại đó có một vịnh nước sâu, thuận lợi cho các hạm thuyền cỡ lớn neo đậu.
Thuyền ghé vào Hội An. Bọn Nguyễn Trãi cũng lên bờ, vào dạo phố phường để cảm nhận phong cách phố thị phương nam. Đến trước cổng thành, bọn họ phải trình ‘thông hành chứng thư’ thì mới được thủ thành sĩ binh cho vào.
Bọn họ trước tiên đi dạo một vòng phố thị, để thỏa mãn tâm nguyện nghiên cứu cuộc sống của người phương nam. Ở đây, bọn họ dễ dàng nhận ra phong cách sống của người dân khác hẳn vùng Thăng Long. Không khí thương nghiệp bao trùm mọi nơi. Các cửa hiệu buôn bán sầm uất, khách ra vào nhộn nhịp. Hội An là một trong những trạm trung chuyển của tuyến thương mại từ phương bắc đến Gia Định, kinh đô của Đế quốc, nên dù chỉ mới thành lập chưa đến 10 năm, mà đã trở thành một tòa đại thành thị, dân số hơn 10 vạn người, là trung tâm kinh tế quan trọng nhất của cả tỉnh Phú Yên (tức đất Chiêm Thành cũ).
Đặc biệt, bọn Nguyễn Trãi phát hiện trong thành có đủ mọi thành phần dân tộc. Người Hán, người Việt, người Mường, người Chiêm, người Lào, người Thái, người Khmer, người Mã Lai, người Java, người Thiên Trúc, người Đông Doanh, người Mông Cổ, … thậm chí có cả người Âu da trắng và người Phi da đen. Nguyễn Trãi cố tìm cách nói chuyện với một người da trắng, và biết được rằng bọn họ đến từ một nơi rất xa, rất xa, ở tận bên kia bờ đại dương, ở một xứ gọi là A Lạp Bá, và bọn họ cũng là thần dân của Đế quốc.
Đi dạo khắp thành, cả hai đều kinh ngạc trước những đường phố thẳng tắp, đều đặn như bàn cờ, mặt đường bằng phẳng, nhà cửa hai bên đường đều được xây bằng gạch ngói, cao 2, 3 tầng, không hề nhìn thấy những ngôi nhà gỗ xập xệ như các thành thị ở vùng Thăng Long. Nhất là cảnh phồn vi nhộn nhịp ở đây. Trần Nguyên Hãn nói :
- Nguyễn Trãi. Ta không thể tin rằng đây chỉ là một tòa tân thành mới được xây dựng chưa đến 10 năm. Nếu ở phương bắc, kể cả bên Trung Nguyên, thì cũng có thể kể là một tòa đại thành.
Theo quan niệm của hai người bọn họ trước đây, trừ người Hán và người Việt là văn minh, còn lại đều là ngu muội, lạc hậu, dã man. Còn ở đây, người Hán và người Việt đều không chiếm ưu thế. Tỷ lệ người Chiêm, người Mường và người Java cao hơn nhiều (điều này cũng không có gì khó hiểu, bởi quan niệm sĩ, nông, công, thương; trọng nông khinh thương, thương nhân tối tiện của nho gia đã thâm căn cố đế trong tư tưởng của người Việt thời bấy giờ).
Nguyễn Trãi ngẫm nghĩ giây lát, rồi nói :
- Nguyên Hãn. Đừng quên thế lực của Đế quốc. Đã có thể kiến lập một Đế quốc rộng mênh mông như thế, thì ở Đế quốc không điều gì là không thể. Ở đây đã vậy, ta tin chắc rằng khi đến Gia Định chúng ta sẽ nhìn thấy những điều không thể tưởng tượng nổi.
Trần Nguyên Hãn nói :
- Nãy giờ ta chú ý một điều : tất cả người dân ở đây đều đối xử bình đẳng với nhau, không phân biệt đối xử dù thuộc bất kỳ dân tộc nào.
Nguyễn Trãi nói :
- Nghe nói ở Đế quốc mọi thần dân, dù thuộc bất kỳ dân tộc nào, cũng đều bình đẳng trước pháp luật. Đế quốc chỉ phân biệt thần dân thành 3 loại : thuận dân, là những người có thể nói viết được ngôn ngữ của Đế quốc; lương dân, là những người không chống đối Đế quốc, nhưng chưa nói viết được ngôn ngữ của Đế quốc; và nghịch dân, là những người chống đối lại Đế quốc.
Trần Nguyên Hãn ngẫm nghĩ giây lát, đột nhiên nói :
- Vậy thì chúng ta …
Đến đây, bọn Nguyễn Trãi mới phát hiện một vấn đề nghiêm trọng : giao tiếp nói chuyện thì không vấn đề gì, nhưng bọn họ lại trở thành những người mù chữ. Ở Đế quốc, người dân không sử dụng chữ Hán, mà sử dụng một thứ chữ trông giống như những phù hào của các pháp sư thường sử dụng (chữ Latinh do cong cong ngoằn ngèo trông giống phù hào). Bọn Nguyễn Trãi không đọc được thứ chữ này, nên biến thành người mù chữ. Các cửa hiệu, thương điếm, khách sạn, … đều có biển hiệu, nhưng bọn họ không thể đọc được. Cảm giác mù chữ đối với những người có học thức cao như bọn họ thật là khốn khổ. Đặc biệt là khi bọn họ phát hiện đại bộ phận người dân đều biết chữ, bất kể thuộc dân tộc nào. Thế là, bọn họ quyết tâm khi về thuyền phải nhờ chúng thương nhân dạy cho học chữ. Dù sao thì từ nay về sau bọn họ cũng đã trở thành thần dân của Đế quốc rồi. Nếu không đọc viết được văn tự của Đế quốc, bọn họ chỉ có thể kể là thần dân hạng hai - lương dân mà thôi.
Dạo phố một hồi cũng mỏi chân, cả hai quyết định ghé vào hàng quán nào đó bên đường để nghỉ ngơi ăn uống. Đi được mấy bước, cả hai chợt nghe từ một quán trà gần đó có tiếng ca ngâm vọng ra :
“Đất quê ta khi mưa chẳng thấm,
Người quê ta tuy lấm mà vui.
Đất nước ta gian lao mà anh dũng,
Quê hương ta ra ngõ gặp anh hùng.”
Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn đưa mắt nhìn nhau, rồi rảo bước đi vào trà quán. Vào bên trong, bọn họ nhìn thấy một trung niên nhân vận thanh y trường bào, tóc cột dây tơ, tay cầm quạt lông, ung dung phe phẩy. Trên chiếc bàn trước mặt có một chiếc khay gỗ, một chiếc phách để gõ nhịp và một bình trà. Qua lời nói của những người trong quán, bọn Nguyễn Trãi biết được đó là thuyết thư nhân, và bọn họ không biết rằng thuyết thư nhân còn là quan viên của Đế quốc, dù chức vị nhỏ, nhưng được Giang Phong đặc biệt trọng thị.
Tìm bàn ngồi xuống, gọi một bình trà và vài món bánh trái, cả hai ngồi yên chờ nghe thuyết thư nhân nói chuyện, sẵn tiện tìm hiểu phong tục phương nam. Ở nơi đất lạ quê người, bọn họ trở nên cẩn thận hơn, không dám mạo muội xen vào những việc không liên quan đến mình.
Thuyết thư nhân nhấp nháp chung trà thấm giọng xong, cầm phách lên gõ nhịp, hắng giọng ngâm rằng :
“Đại Việt xưa,
Có lắm trang tuấn kiệt hùng anh.
Trải mấy ngàn năm lịch sử lừng danh
Biết bao gương oai hùng sáng lạn
Một lòng tranh đấu, gìn giữ cho giang san
Cho nước nhà thịnh trị bình an
Lòng không nề nguy hiểm gian nan
Chỉ mong Tổ quốc bền vững vinh quang.
Xưa kia dân ta lắm điều khổ cực
Dưới quyền thống trị của nước Tàu
Thuở ấy có vị nữ anh hùng họ Trưng
Cùng đứng lên để lo dẹp giặc
Trước là bảo vệ đất nước non sông
Sau quyết tâm rửa hận thù chồng
Hai bà phất cờ cưỡi voi ra trận
Đánh đuổi lũ quân Tàu
Mê Linh từ nay rạng ánh thanh bình
Nước non nhà dứt nạn chiến chinh.”
Mọi người vỗ tay cổ vũ. Nhiều người bỏ tiền vào chiếc khay gỗ trước mặt thuyết thư nhân. Có ai đó nói :
- Đào tiên sinh. Tấu một đoạn nào nói về quê ta đi.
Những người khác đua nhau khen phải. Thuyết thư nhân tươi cười gật đầu, gõ phách ca rằng :
“Chín năm qua,
Xây dựng quê nhà,
Hào hùng thay khúc tráng ca.
Hội An quê ta
Trải chín mùa xuân ngát hương hoa
Trên quê hương sâu nặng nghĩa tình
Thương sao miền đất quê mình
Đã từng bước trưởng thành
Từ sau cuộc chiến tranh
Biết bao mất mát đau thương
Của những năm tháng u buồn
Thuở nơi đây là bãi chiến trường
Một thời tang tóc bởi đao thương.
Chín năm qua ngày hòa bình lập lại
Quê ta chuyển mình cất cánh vươn vai
Hội An phố thị hôm nay
Ước hẹn sáng ngời tương lai.”
Ở trà quán cả buổi, nghe thuyết thư nhân ca ngâm cho đến xế chiều, thấy đã đến giờ phải về thuyền, bọn Nguyễn Trãi mới rời Hội An, ra bến xuống thuyến. Nguyễn Trãi có quan hệ khá tốt với một thương nhân trên thuyền, do đó cả hai liền theo người đó nhờ dạy cho văn tự của Đế quốc. Thứ chữ này đọc sao viết vậy, rất đơn giản, đối với bọn Nguyễn Trãi sẽ chẳng mất nhiều thời gian để có thể đọc viết thông thạo.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top