chương 4.
Chiếc roi trên tay ông quất xuống đầu, xuống thân tôi như mưa bấc tôi tránh không kịp nữa. Có mấy lần roi rơi trên mặt đau rát. Càng đau tôi càng giận, nước mắt ứa ra, tôi bắt đầu chửi, tôi không biết lúc đó mình đã chửi thế nào, cho mãi đến lúc cha đã mỏi tay, ông mới ném roi đi, lạnh lùng bảo tôi:
- Không dạy mày, mày không bao giờ biết ai là cha mày cả!
Cha ngồi xuống ghế, lượm chiếc dọc tẩu lên, chăm chú nhìn tôi. Sự giận dữ của ông có vẻ đã nguôi, cầm một trăm ngàn trên kỷ trà đưa tôi, ông nói:
- Đem một trăm ngàn này về trước, ngày mai trở lại lấy thêm một trăm ngàn may quần áo với trả tiền nhà.
Bây giờ đã trở lại bình thường rồi à? Nếu xương sống tôi mềm một chút, hoặc tôi chịu khó chịu đựng một chút thì trận đòn vừa qua đổi lấy hai trăm ngàn đồng cũng được. Nhưng bản tính ương ngạnh không muốn tôi phải chịu khuất phục! Cầm tiền trong tay, nhìn cha rồi nhìn nụ cười chó má của dì Tuyết, tôi không chịu được:
- Kể từ hôm nay, tôi không còn là con của ông Lục Chấn Hoa nữa!
Tôi nói lớn, lạnh lùng nhìn cha:
- ông đã lầm rồi, ông tưởng hai trăm ngàn đồng bạc là có thể mua được sự thù hận của tôi à? Còn lâu. Tôi không cần tiền của nhà họ Lục này, tôi khinh thường các người. Tôi sẽ báo thù! Còn bây giờ, các người hãy giữ lấy tiền bẩn thỉu này lại đi!
Nói xong, tôi ném thẳng xấp tiền trong tay tôi vào mặt dì Tuyết. Nhìn những tờ giấy bạc rơi từ đầu bà ta xuống, tôi thật mãn nguyện. Quay lưng lại tôi bước thẳng ra cửa, tới sân tôi va mạnh vào người Hảo khi hắn vừa bước vào, xô hắn qua một bên, tôi chạy ra cổng.
Khi người tôi bị ướt mưa, bấy giờ tôi mới nhớ ra ban nãy vì giận dữ, tôi đã quên chiếc dù trong nhà họ Lục, nhưng tự ái không cho phép tôi trở vào. Tựa lưng vào tường nhớ tới lời mẹ dặn lúc đi lấy tiền và câu "nếu xin được tiền, con cứ ngồi xích lô về" mà tôi ứa nước mắt. Bên trong cổng có tiếng nói vọng ra:
- Chuyện gì vậy mẹ, ban nãy vừa bước vào, con đã đụng phải Y Bình. Cô ấy làm gì như cọp sút chuồng thế?
Tiếng nói của mụ Tuyết còn đầy vẻ giận dữ:
- Mặc nó, nó bao giờ lại chẳng là con cọp sút chuồng.
Rồi tôi nghe tiếng của mụ gọi to:
- Con Lan đâu! Mang giẻ ra lau sạch nhà xem, mỗi lần con đó nó đến là vấy bùn bẩn như chó.
Tôi đứng trước hai tấm cánh cổng màu đỏ, trịnh trọng thề với lòng mình:
- Từ đây về sau, tôi sẽ không từ nan bất cứ một thủ đoạn nào để trả thù cho bằng được cái nhà này!
Kéo cao cổ áo, tôi lầm lũi đi trong mưa, nước mưa ướt sũng cả mái tóc và thấm lạnh thân tôi.
Lên xe buýt, tôi đến nhà Phương Dụ Phương Du là nhỏ bạn thân nhất của tôi thời trung học. Chúng tôi trạc tuổi nhau, tính tình lại giống, chiều cao xấp xỉ nên thân nhau vô cùng. Phương Du thích hội họa, tôi thích nhạc, cả hai đều chúa là mê tiểu thuyết. Có lần vì bàn cãi nhau về nhân vật trong truyện, chúng tôi đã giận đến nỗi mấy ngày liền không nói chuyện với nhaụ Các bạn cùng lớp gọi chúng tôi "nhị vị tướng quân hậm hự". Sau khi đậu xong phổ thông, Phương Du thi vào khoa hội họa trường Cao Đẳng Sư Phạm. Còn tôi cũng đậu và khoa Văn Đại Học Tổng Hợp, nhưng học bổng thấp quá, trường lại ở xa nhà, gia đình chỉ có hai mẹ con, tôi không thể để mẹ ở nhà một mình. Vì thế đậu cũng như không. Tôi tự nhủ, thôi ở nhà kiếm chuyện làm phụ mẹ vậy. Nhưng đến nay tôi vẫn chưa làm gì. Bây giờ Phương Du đã đường đường là một sinh viên rồi, còn tôi, tương lai mù mịt!
Cha của Phương Du là một giáo sư trung học. Gia đình cũng không khá. Cả nhà chỉ nhờ cả vào đồng lương ba cọc ba đồng của ông. Ở nhà Phương Du còn hai đứa em trai và một đứa em gáị Nhà chỉ toàn là miệng ăn, mẹ Phương Du không dám mướn người làm, một mình bà đảm đang tất cả mọi việc. Dù nghèo túng, dù đời sống chật vật, nhưng gia đình Phương Du chẳng bủn xỉn, trái lại rất quí khách và thật tình. Họ là người duy nhất có thể giúp đỡ tôi.
Nhà Phương Du ở một cư xá. Gia đình sáu người phải chen chúc nhau trong một gian nhà ba phòng rộng khoảng sáu thước vuông, mỗi năm mùa nước lũ đến là phải lọ Phương Du với cô em gái được dành cho một phòng, cô em này năm nay đang học lớp hai trường tiểu học gần đấỵ
Đưa tay lên gõ cửạ May quá, Phương Du có ở nhà, nàng ra mở cửa cho tôi. Thấy tôi, hắn hét lên:
- Bình! Trời ơi tao mong mày muốn chết đi được!
- Bình tĩnh coi, gặp người ta là hét muốn bể tai, có chuyện gì đây?
- Sao lâu quá mày không đến tả
- Thế còn mày?
- Tao bận học thi mày hiểu không?
Theo Phương Du tôi bước lên bậc thềm, mẹ của Du đang bận làm cơm phía sau, tôi vội ra sau chào, bà bảo ở lại dùng cơm. Vì có việc cần nói với Phương Du, tôi dạ ngaỵ.Chúng tôi bước vào phòng riêng của Phương Du khép cửa lại.
- Tao có chuyện muốn nói với mày.
- Tao cũng thế.
- Vậy mày nói trước đi!
Phương Du yên lặng một lúc, bảo:
- Tao vừa mới yêu.
Tôi cười to:
- Thế à? Vậy thì cho tao chúc mừng.
- Khoan đã mày chưa nghe hết mà.
- Mày chẳng nói là mày đã yêu rồi sao? Tình yêu là một chuyện đẹp, đáng mừng chứ sao!
Đôi mày Phương Du chau lại:
- Tao bảo mày là tao yêu người ta, chứ tao có nói người ta yêu tao bao giờ đâu mà mày mừng?
- Mày nói sao?
Tôi nói. Dù Phương Du không đẹp lắm, nhưng đôi mắt sáng và chiếc mũi cao của nàng trông cũng có nét tây phương lắm, bao nhiêu đó cũng đủ để xiêu lòng người đàn ông rồi, làm gì có chuyện yêu đơn phương? Tôi biết ngay trong trường Phương Du học, bao nhiêu bạn trai đua nhau tán tỉnh, chỉ mong được một nụ cười của người đẹp nhưng Phương Du lúc nào cũng lạnh lùng. Có thật là người ta không yêu mày không?
- Thật. Không phải chỉ không yêu thôi mà còn không thèm đoái hoài tới nữa.
- Hắn là ai thế?
- Hắn là sinh viên năm thứ bốn, tao gặp hắn thường xuyên ở thư viện trường.
- Trông hắn ra sao?
- Không đẹp trai lắm!
- Hử!
- Tóc tai rối bù, mắt mũi cũng không có gì xuất sắc.
- Thế à?
- Còn nữa, râu không cạo, áo quần xốc xếch, tính tình lại nóng nảy. Nhưng có điều, hắn thông minh, nghệ sĩ...
Tôi cắt ngang:
- Thôi, được rồi! Có thật là mày yêu hắn không?
- Thật chứ còn gì mà hỏi.
Tôi đưa mắt nhìn ra ngoài trời:
- Vậy thì tìm đủ mọi cách để làm cho hắn chú ý, thí dụ như tìm cách gây sự với hắn, làm thật hung hăng hắn sẽ để ý đến mày ngaỵ
- Vô ích!
- Tại sao lại vô ích? Mày có thử chưa mà bảo là vô ích?
- Chưa thử, nhưng tao biết.
- Tại sao mày chắc thế?
Phương Du chậm rãi đáp:
- Vì... vì hắn đã có bồ rồi.
Tôi thở dài:
- Như vậy là tuyệt vọng rồi sao?
- Đúng thế, hoàn toàn tuyệt vọng.
- Tìm cách cướp đoạt?
- Không được.
- Vậy thì vô phương, thế người yêu của hắn ra sao?
- Cô ta là bạn cùng lớp của tao, nhút nhát, yếu đuối, đụng một tí là rơi nước mắt, nhưng được cái đẹp và hiền.
- Một gã nóng tính, lập dị đi yêu một cô gái yếu đuối, e thẹn. Có chuyện như vậy sao?
- Sao lại không, có điều đứng trước mặt cô nàng, anh chàng lại có vẻ ngoan ngoãn, dễ thương chi lạ. Cô bé mà rớt nước mắt một cái là anh chàng cuống cuồng lên như nhà cháỵ
Tôi cười lớn:
- Hung dữ mà có người kềm chế như vậy mới được chứ.
Phương Du bực bội:
- Mày không buồn cho tao mà còn ở đấy cười được sao?
- Tao thấy chỉ có cách duy nhất mày là gặp người như thế mình cứ tảng lờ không quen là được rồi.
Phương Du cắt ngang:
- Đừng nói thế, vì cách của mày bày càng khó thực hiện hơn.
Tôi nhìn Phương Du:
- Mày si tình đến thế sao?
Phương Du có vẻ giận dữ đứng dậy:
- Mày vẫn chưa tin tao? Thôi được rồi bây giờ nói chuyện của mày đi. Sao? Cũng rơi vào cái vòng tình ái lẩm cẩm nữa rồi chứ gì, phải không? Nếu đúng như vậy thì chính chúng mình quả đúng là một cặp "tướng quân hậm hự" rồi đấy.
Tôi cự ngay:
- Đừng nói bậy.
- Vậy thì chuyện gì?
Tôi kéo cổ áo cho rộng ra, vết roi trên cổ vẫn còn hằn rõ, Phương Du nhìn thấy, hỏi:
- Sao vậy?
- Thành tích của ông bố tao đấy.
- ông bố đánh mày à? Tại sao vậy? Vì tiền?
Tôi lắc đầu nói:
- Thế mày cứ tưởng rằng tao vẫn cần đồng tiền của ông ấy à?
- Vậy thì...
- Tao đến đây, câu duy nhất cần nói với mày là cho tao mượn ít tiền, bao nhiêu cũng được.
Phương Du nhìn tôi một lúc nói
- Mày đợi tao một chút.
Phương Du chạy nhanh vào bếp, chẳng bao lâu bước ra với xấp giấy bạc trên tay, nhét vào túi tôi:
- Chỉ có vài chục, mày cầm lấy tiêu đỡ, ngày mai tao đến trường kiếm xem có đứa nào có tao mượn cho, tối mai tao đem đến cho mày.
- Du này!
- Đừng, đừng nói gì cả.
Nhưng tôi vẫn nói:
- Tao biết nhà mày cũng nghèo như tao, sang năm tao cố gắng kiếm tiền trả lại mày.
Phương Du quay người đi:
- Đừng nói bậy, bạn bè mình đâu phải chỉ ở vài chục ngàn này thôi đâu. Bây giờ nói cho tao nghe, chuyện gì đã xảy ra thế?
Tôi đem tất cả sự kiện lúc sang "đằng kia" xin tiền ra sao kể rõ cho Phương Du nghe xong, cắn môi tôi nói:
- Phương Du, rồi mày xem tao sẽ trả cái thù nàỵ
Phương Du ngồi bó gối yên lặng nhìn tôi, nàng có vẻ thông cảm cho hoàn cảnh của tôi. Ăn cơm tối xong, tôi lại đem chuyện đi tìm việc làm ra kể cho bạn nghe nghe, rồi sợ mẹ ở nhà mong, tôi vội vàng xin phép rút lui, mẹ của Phương Du dặn dò:
- Từ rày về sau nếu con cần chi cứ đến với bác con nhé!
- Dạ cám ơn bác!
Tôi nói mà lòng nghẹn ngào. Có một người cha giàu sang như thế lại đến vay từng đồng bạc ở một nhà nghèo rớt mồng tơi. Bước ra khỏi nhà Phương Du, tôi leo lên xe buýt về nhà. Bây giờ đã chín giờ hơn, mẹ lo lắng:
- Đi đâu mà đi dữ vậy? Có chuyện gì chẳng lành không, mẹ lo chết đi được!
Tôi đáp:
- Dạ không gặp chuyện gì cả, con đến thăm Phương Du
Bước qua ngạch cửa, tôi đưa mấy chục ngàn cho mẹ
- Ở đâu đây cổ
- Mượn của Phương Du đấy!
Mẹ do dự:
- Nhà của Phương Du cũng nghèo lắm mà?
- Vâng, nghèo trên phương diện tiền bạc thật, nhưng trên phương diện tình nghĩa họ giàu lắm mẹ, họ hơn hẳn cha con.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top