chương 28
Hảo chết điếng, đôi môi run rẩy, ánh mắt sáng quắt:
- Cô nói láo.
Tôi lắc đầu, sóng lưng tôi lạnh cứng:
- Không, đó là sự thật, Như Bình đã lấy súng của cha tự sát chết rồi.
Mắt Hảo trừng tôi, đôi mắt của những người mọi ăn thịt người trong phim chiếc bóng. Bất giác tôi ôm chặt áo cha vào ngực, cái lạnh chạy từ sóng lưng lên óc. Hảo đứng bất động trong tư thế đó một lúc thật lâu, rồi anh chàng hiểu ra rằng điều tôi nói là sự thật, đôi tay Hảo buông thõng xuống, nét mặt đau đớn pha lẫn căm hờn đâm mạnh tim tôi.
- Y Bình, cô đã giết chết Như Bình! tôi biết em tôi, nó yếu đuối lắm, một con kiến nó còn không dám giết thì làm gì có chuyện tự sát. Y Bình, cô đã làm gì? Tại sao cô hại em tôi như vậy?
Hảo bước tới trước hai bước, tôi hoảng hốt lùi ra sau. Bàn tay Hảo vung lên đe dọa:
- Y Bình! Tại sao cô tàn nhẫn như vậy? Nếu Như Bình linh thiêng nó phải giúp tôi giết cô! Tôi phải giết cô để em gái tôi hả dạ.
Tôi đứng bất động. Nếu Hảo thực tâm muốn giết tôi tôi sẽ đứng yên để hắn giết vì phản kháng cũng không ích lợi gì. Ngôi nhà này ngoài tôi và hắn không còn ai nữa cả. Có la có hét chắc cũng chẳng ai nghe thấy. Hảo tiến tới, tay chụp vào ngực áo tôi (Sự thật áo hắn nắm là phần áo của cha mà tôi đã ôm vào lồng ngực ban nãy) một tay hắn nắm lấy cổ tôi có lẽ định bóp chết tôị Tôi nhắm mắt lại đợi chờ. Môi tôi bắt đầu khô, cổ họng tôi rát bỏng. Sự ham sống làm cho trái tim tôi đập mạnh. Nhưng đợi mãi mà tôi chẳng thấy Hảo phản ứng gì cả. Tôi hồi hộp từ từ hé mắt. Hảo đứng chết sững, tuy đôi mắt tóe lửa của anh ta vẫn còn, nhưng nét cương quyết trên gương mặt đã biến thành đau khổ. Tôi có thể nhìn thấy trong mắt Hảo sự căm hờn đã dịu xuống, bàn tay trên cổ tôi lơi dần. Sau cùng Hảo buông thõng tay xuống.
Chiếc áo trên ngực tôi là chiếc áo lụa của cha hằng mặc, Hảo nắm lấy ngắm nghía, vẻ khổ sở vẫn lãng đãng trên mặt, sau cùng hắn thở dài nói:
- Có lẽ... có lẽ cha không còn sống bao lâu nữa, phải không?
Cổ họng tôi hơi nghẹn lại, tôi không biết nói gì. Hình như Hảo cũng không cần nghe câu trả lời của tôi, hắn nhìn chiếc rương, hỏi:
- Cô làm gì đấy?
- Tôi định bán ngôi nhà này anh ạ.
- Bán nhà? tại sao phải bán?
- Bán để trả tiền phòng, tiền thuốc cho chạ
Không khí căng thẳng giữa chúng tôi ban nãy đã biến mất, nhường lại là một sự cảm thông. Tôi bắt đầu thấy xúc động. Hảo người anh em cùng cha khác mẹ của tôi, bây giờ không còn là kẻ thù của tôi nữa.
- Bán đi cũng được! Bán để khỏi thấy ngôi nhà lúc nào cũng ngập đầy thù hận, ích kỷ, xấu xa, tôi cũng không muốn trở về đây nữa!
Tôi yên lặng. Hảo nói xong, quay lưng lại định bỏ đi, tôi gọi giật lại:
- Anh Hảo, anh không đến bệnh viện thăm cha sao?
Hảo quay đầu lại nhìn tôi, anh chàng bị ray rứt bởi chữ hiếu và lòng sợ sệt:
- Tôi không thể đến đấy được. Y Bình cũng biết là hôm đó tôi không cố tình chống cha, tôi chỉ muốn ngăn cha và cứu mẹ tôi, chính vì thế mà tự ái của cha bị thương tổn. Y Bình, chắc Y Bình cũng hiểu tính cha chứ.... Khi đã làm cha giận thì khó mà làm cho người quên được, tôi làm sao dám vào đấy thăm chả
Vâng, đấy là sự thật. Hảo nhìn ra ngoài thở dài:
- Mới nửa năm mà gia đình đã tan nát.. Y Bình có quyền làm những gì Y Bình thích. Định mệnh cay nghiệt thật! Như Bình là đứa con gái yếu đuối, không ngờ lại chết thê thảm thế này, tội quá!
Một câu nói mà Thư Hoàn đã lập đi lập lại nhiều lần, tim tôi chợt nhói đau. Không khí yên lặng vây trùm chung quanh. Một lúc, Hảo lại thở dài:
- Cuộc đời đối với những anh hùng mạt vận bao giờ cũng thật khắc khe.
Câu nói của Hảo khiến tôi hiểu rõ Hảo hơn.
Hảo là con của cha chứ không phải con của dì Tuyết, hắn yêu và hiểu cha hơn! Hắn cũng biết suy tưởng thế mà lúc xưa tôi lại xem thường hắn.
- Bây giờ anh ở đâu?
- Ở trọ nhà của một người bạn. Tôi đã tìm được việc làm rồi. Mỗi mùa hè tôi có thể kiếm đủ tiền cho niên học mới.
Tôi do dự một chút, nói:
- Tốt nhất anh cho tôi biết địa chỉ của anh, để khi bán được nhà rồi sẽ mang đến cho anh một nửa. Anh có đến thăm Mộng Bình thường xuyên không? tiền thuốc tiền phòng ở đấy cũng không phải nhỏ, tôi cũng không còn bao nhiêu tiền, vì vậy chỉ còn cách cuối cùng là bán nhà.
Hảo gật đầu, viết địa chỉ trao cho tôi, tôi tiếp tục công việc và soạn một va li áo quần của Mộng Bình đưa cho Hảo:
- Bao giờ Mộng Bình ra bệnh viện anh nên mang cô ấy theo anh thì hơn.
Hảo tay xách va li, tay mang sách vở, bước ra cửa, anh nói vọng lại:
- Cô thu dọn đồ đạc xong nhớ khóa cổng lại. Lúc nãy tôi vào cổng không khóa.
Tôi gật đầu, Hảo đi mấy bước lại hỏi:
- Thư Hoàn lúc này thế nào?
- Chúng tôi đã chia tay!
- Tại sao?
- Vì Như Bình!
Tôi đáp thật nhỏ, Hảo nhìn tôi không nói thêm, ngước mắt lên nhìn trời, xong bước nhanh ra cửa. Tôi nhìn theo đến khi bóng Hảo khuất ngoài cửa mới ra đóng cửa lại. Hương thơm của hoa thoảng nhẹ trong vườn, mắt tôi chợt cay với bao nhiêu giọt lệ.
Công việc thu xếp đồ đạc trong nhà kéo dài đến ba ngày mới xong, một phần vật dụng như máy hát, máy thu thanh.... được bán rẻ cho tiệm điện, còn những vật nào có thể lưu lại được thì giữ nguyên. Va li áo quần được mang về nhà tôi. công việc đã hoàn tất. Tôi khép kín đôi cổng lại, dán mảnh giấy hồng với hai chữ "Nhà bán" thật to lên đó.
Tôi đứng lặng nơi cánh cổng. Một gia đình êm ấm chỉ trong vòng không đầy một năm là tan nát, một chuyện khó tin đến độ bàng hoàng. Nguyên nhân nào đã đưa đến thảm trạng nàỷ Có phải chăng tại vì tôi.
Bệnh của cha càng ngày càng nặng hơn, tôi hiểu rõ ngày cha bỏ đi sẽ không còn xa nữạ Trong bệnh viện, bản tính nóng nảy của cha làm mọi người khó chịu, y tá cũng như bệnh nhân cùng phòng đều có vẻ không ưa. Chứng bệnh tê liệt lan bất trị. Người nằm yên như trở thành gỗ đá, chỉ có miệng là nhai nhóp nhép được.
Nhà đã ngã giá 1000. Thực ra thì giá có thể cao hơn 200, nhưng vì cần tiền, vả lại người mua cũng biết việc tự sát của Như Bình nên khó bán được giá cao. Giữ đúng lời hứa, tôi mang 50 ngàn đến cho Hảo. Gian nhà của anh chàng ở là một ngôi nhà lụp xụp cất bất hợp pháp. Khi tôi đến thì hắn lui cui nấu cơm. Tôi bước vào, trao tiền cho Hảo. Hảo cho tôi biết hắn đang cần tiền lắm. Mộng Bình đúng ra đã được xuất viện nhưng vì chưa có tiền để thanh toán nên phải nằm lại trong ấỵ Tôi đưa mắt ngắm ngôi nhà lụp xụp ẩm thấp, đột nhiên nghĩ tới Mộng Bình, từ đây nàng sẽ sinh sống ra sao?
Hôm nay, khi đem súp mẹ nấu vào bệnh viện cho cha, tôi mới thấy người tiều tụy nhiều lắm. Người yên lặng nhìn tôi. Hôm nay không ai còn nghe thấy cha la hét ầm ĩ nữa, Điều này khiến tôi không vui và linh cảm thấy có điều gì buồn đang đến.
- Y Bình!
- Dạ.
- Con ngồi lại gần đâỵ
Tôi ngồi xuống cạnh giường, mắt cha không rời khuôn mặt tôi.
- Y Bình, cha không có gì để lại cho con ngoài căn nhà ở đường Tân Sanh Nam, thôi thì coi như của hồi môn của con với thằng Hoàn vậỵ
Tôi quay mặt đi để dấu hai hàng nước mắt. Thư Hoàn? Căn nhà ở đường Tân Sanh Nam? Của hồi môn? Tất cả chỉ là những chuyện xa vời. Bây giờ Hoàn ở đâu? Người con gái từng âu yếm cùng Hoàn nắm tay nhau trên đường dài, Bây giờ ở đâu. Cha làm sao biết được chuyện chia tay giữa tôi với Hoàn, cha cũng làm sao biết được ngôi nhà kia đã phát mại rồi. Tôi nhìn cha ái ngại:
- Thôi đừng nói đến chuyện đó bây giờ, đợi bao giờ cha lành rồi sẽ tính sau.
Cha có vẻ buồn:
- Y Bình, con cũng bắt chước họ dối cả cha nữa sao? Cha hiểu mình mà, cha đâu còn sống bao lâu nữa.
Sự thú nhận về sức khoẻ của cha khiến tôi xúc động. Tôi chỉ biết yên lặng vì có nói gì thì cũng vô ích. Cha nói:
- Chết thì đâu có nghĩa lý gì, ai lại chẳng một lần phải chết, có điều như cha đây mà phải chết trên giường bệnh thì quả đáng buồn.
Nước mắt tôi bắt đầu ứa ra, tôi cúi đầu xuống yên lặng. Cha thở dài tiếp:
- Có điều cha buồn là mình không thể chính tay giết mụ Tuyết khốn nạn!.. Bằng khoán nhà cửa cha để ở trong hộc tủ giữa, con đến lấy đi, còn một chiếc hộp bọc gấm nữa, bên trong có....
Cha đột nhiên ngưng nói, đưa mắt nhìn ra khung cửa như chết lặng đi với hình ảnh xa vời nào bên ngoài. Một khoảng thời gian dài trống vắng... Tôi tằng hắng để mang cha trở lại thực tại
-.. Trong chiếc hộp đó có chuỗi ngọc màu lục, cha cho con đấy, nhưng con phải hứa với cha là dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù có túng quẫn đến đâu, cũng không bán đi, con hứa nhé!
- Vâng.
- Ngoài xâu chuỗi ngọc ra, bên trong còn có tấm hình, bao giờ chạ. "đi" rồi, con nhớ bỏ vào túi áo cho cha, để tấm hình đó đi theo cha, con nhé!
Tôi yên lặng, tôi sợ nhất là phải nghe những lời trăn trối đó. Cha quay mặt về phía khung cửa, người như có tâm sự gì. người nhắm mắt lại, có lẽ cha lại ngủ. tôi phủ chăn lên mình người, đột nhiên tôi nghe rõ hai câu thơ "buồn đến bao giờ hết, sầu như lá mùa thu" Tôi ngỡ ngàng, câu đó quá quen thuộc, tôi không nhớ ở đâu? Đúng rồi, ở mặt sau tấm ảnh hoen màu....
- Cha, cha đọc cái gì thế? bức ảnh đó là của ai?
Cha mở to mắt nhìn tôi:
- Bức ảnh của một người con gái. Mấy mươi năm về trước khi cha còn là một cậu thiếu niên chăn ngựa cho cha nàng... Nàng thích cưỡi ngựa lắm, và cha là người đỡ chân nàng lên ngựa. Chính nhờ nàng mà cha biết chữ, hai người cùng tuổi nên dễ thân nhau, có lúc cha đã hôn trộm nàng khiến một hôm cha nàng trông thấy... Sau một trận đòn, cha bị đuổi đi. Đến khi vang danh thiên hạ mới về. Phải, mãi mười lăm năm sau, mười lăm năm sau khi cha mang quân trở về, thì nàng đã lấy chồng!
Câu chuyện cảm động và lãng mạn đến như vậy sao? Sao lại có một mối tình lãng mạn như tiểu thuyết đối với một người ương ngạnh như chả cha vẫn tiếp tục kể:
- Chuỗi ngọc màu lục kia là của nàng tặng cho cha, còn bức ảnh thì gửi lại sau đó khi nàng không đợi chạ Khi cha đưa quân trở lại, cha đã tìm kiếm khắp nơi, đến khi gặp thì nàng chỉ rưng rưng nước mắt nói rằng lệnh cha nàng nàng không dám cãi nên đành lỗi hẹn. Rồi ngay đêm ấy nàng nhảy xuống giếng tự tử. Khi hay tin, giận quá, cha đã nổ súng giết hết cả nhà nàng. Bắt đầu từ đó cha xử dụng súng ống một cách bừa bãi. Đi đến đâu, cha gây chết chóc đến đấỵ Thế lực của cha càng ngày càng mạnh và cha bắt đầu hồi tưởng đến người yêu ban đầu của mình. Chỉ cần người con gái nào có đôi mày, có cặp mắt, có đôi môi hay sống mũi giống nàng là cha bắt về làm thiếp ngaỵ Đám thê thiếp của cha thì rất nhiều, nhưng không có một người nào giống nàng một cách trọn vẹn.
Tôi bị lôi cuốn vào câu chuyện. Hèn gì đôi mắt trong ảnh giống hệt đôi mắt của mẹ, có lẽ vì đôi mắt đó mà mẹ đã được cha yêu quý một thời gian. còn dì Tuyết? Dì Tuyết giống ở khuôn mặt và đôi mị Cha tôi, một người từng có hàng tá thê thiếp, một người mà bấy lâu nay tôi vẫn nghĩ là trái tim cứng như gỗ đá không ngờ lại là người có một tâm hồn dễ xúc động như vậy!
Nhìn khuôn mặt nhăn nheo mệt mỏi của cha tôi nghĩ nếu không phải chính miệng cha thốt ra có lẽ suốt đời tôi, tôi không bao giờ có thể ngờ rằng có chuyện đó.
- Thôi cha nghỉ đi!
Tôi nói, nhưng cha vẫn mở mắt nhìn tôi.
- Y Bình con đừng tưởng chỉ có mình con mới có tình cảm, cha cũng có vậỵ Có điều, cha khuyên con, bây giờ có tình yêu phải ráng giữ lấy, đừng để nó bay mất, đến khi tiếc nuối thì chuyện đã lỡ làng.
Nước mắt tràn ra mi, tim tôi nhói đau - Cha! Tôi chỉ kêu lên được một tiếng, rồi tắt nghẹn. Tình đã mất, ngày vàng son đã trôi qua, tôi chỉ còn lại những hối tiếc dở dang.
"Đàn kia đã đứt dây rồi
Làm sao nối lại hỡi người tình chung?
Những câu thơi tan vỡ... tôi gạt nước mắt quay đầu lại, mắt cha đã khép, người có vẻ mệt mỏi sau câu chuyện vừa kể. Một lúc người mở mắt ra nhìn tôi, tiếp:
- Nàng họ Đặng, tên là Bình Bình. Tâm Bình rất giống nàng!
Cha bắt đầu thiêm thiếp ngủ, tôi đứng dậy kéo chăn đắp lên ngực cho người, xong ngồi bên cạnh suy tưởng. Hèn gì, lâu nay cha tôi đã chọn cho chị em tôi những cái tên có chữ Bình. Cha cũng là người chung thủy lắm đấy chứ.
Bệnh cha tôi kéo dài, càng lúc càng nguy kịch. Đến trung tuần tháng mười thì tôi phải ở suốt ngày bên chạ Sự bận rộn làm tôi quên hẳn Thư Hoàn. Tuy thế sự mất ngủ cũng làm tôi ốm gầy đi. Thấy mẹ lo lắng cho tôi, lòng tôi thật xót xa... chuyện cũ như giấc mơ không còn trở lại. Bao nhiêu đêm dài, bao nhiêu giọt nước mắt gọi tên người yêu dấu. Tiếng động ở cửa phòng làm tim tôi đập mạnh, nhưng đó chỉ là mộng ảo. Cha rất chú ý đến vẻ phiền muộn của tôi. Một hôm hỏi:
- Tại sao lâu quá không thấy Thư Hoàn đến thăm chả
- Anh ấy... Anh ấy... Tôi lúng túng không tìm ra được lý do che đậy - - Anh ấy có chuyện xuôi về miền Nam nên không hay tin!
Mắt cha nhìn thẳng vào mặt tôi, tôi hiểu người đã đoán biết được phần nào câu chuyện. Sự nhắc nhở của cha mang tôi về với buồn tủi. Thư Hoàn, bây giờ có lẽ anh đã xuất ngoại. Khoảng cách giữa chúng ta xa quá, một mối tình đã chết như mơ!
Một hôm đến bệnh viện như thường lệ, khi vừa bước vào phòng là tôi đã thấy mấy ông cảnh sát vây quanh nơi giường chạ Tôi bước tới, và được nghe những lời mừng vui của cha:
- Mấy ông.... Mấy ông đã bắt được nó rồi à... Cứ bắn chết nó đi... Mấy ông có hiểu tôi nói gì không?
Tôi ngạc nhiên không hiểu chuyện gì, hỏi:
- Có chuyện gì thế hở ông?
Viên cảnh sát quay sang nhìn tôi:
- Cô là ai?
Chỉ vào cha, tôi nói:
- Tôi là con ông này.
- Bà Tuyết là gì của cổ
- Không là gì của tôi cả, bà ấy là vợ lẽ của cha tôi. Nhưng có chuyện gì thế?
Cha có vẻ sung sướng chen vào:
- Nó đã bị bắt rồi con ạ.
Tôi chợt hiểu:
- Mấy ông bắt được bà ấy rồi à?
- Vậy chớ cô không có xem báo sao? Chúng tôi khám phá được một ổ buôn lậu. Bà Tuyết là một trong những người có liên quan đến tổ chức đó, chúng tôi đang điều tra đâỵ Bên cạnh bà Tuyết có một cậu bé, cô làm ơn cho biết đó có phải là em trai cô không?
- Không. Cậu bé đó không phải là em trai tôi, nó là con riêng của bà Tuyết.
- Nghĩa là sao?
- Nó là con riêng của dì Tuyết và gã họ Ngụy. Mấy ông có bắt được gã không?
Viên cảnh sát có vẻ bực mình:
- Cô mua báo đọc sẽ rõ tất cả.
Mấy ông cảnh sát đi rồi, tôi mới lật chồng báo cũ rạ Mấy hôm liền vì quá bận rộn công việc đến tôi không có theo dõi báo chí. Lật tờ báo hôm trước ra, tôi thấy nơi trang ba có in:
"Khám phá một ổ buôn lậu tại thương cảng Cơ Long. Tất cả hàng lậu gồm vải vóc, xa xỉ phẩm và độc chất đều bị tịch thu".
Tôi đọc phớt qua và thấy hàng tít nhỏ hơn.
"Kết quả số hàng lậu bị tịch thu lên đến hơn triệu bạc. Chính phạm Ngụy Quang Hùng, Lý Thiên Minh và cả tổ chức đều bị bắt trọn"
Sau khi đọc mấy cái tít trên, tôi mới bắt đầu đọc kỹ tin chi tiết. Không có gì rõ ràng cả, vì hình như họ còn đang phối kiểm. Trong bản tin không thấy nhắc tới tên dì Tuyết, chỉ biết sơ lược là sáng hôm trước nữa, cảnh sát mai phục trên đường tải hàng lậu đã tóm được trọn ổ với những tang vật trị giá cả bạc triệu. Tin tức cũng không nhắc đến cảnh sát đã dựa theo tin tình báo của ai cung cấp. Tôi an tâm, bỏ tờ báo hôm qua xuống, lấy tờ nhật báo hôm nay đọc tiếp. Quả nhiên nơi trang ba có tin tiếp theo:
"Vụ buôn lậu to tát bị khám phá hôm trước đã đưa đến một khám phá mới: số tiền xử dụng trong cuộc là do bà vợ của ông L.C.H lấy của nhà trốn mang đi".
Tôi đặt tờ báo xuống, lòng bàng hoàng. Dì Tuyết đã bị bắt! Pháp luật trừng trị Như Bình chết, gia đình tan nát. Đến bây giờ, bao nhiêu lời thề của tôi trong đêm mưa gió đã thành sự thật. Nhìn gương mặt tiều tụy của cha, đột nhiên tôi muốn khóc.
- Y Bình!
Cha lên tiếng gọi, tôi quay sang. Mắt cha đăm đăm nhìn lên trần nhà, người nói:
- Dì Tuyết con bị bắt rồi, cha dù có chết cũng yên tâm.
Tôi bàng hoàng khi mắt cha nhắm lại. Thân thể người bất động như một xác chết. Tôi quay mặt đi như sợ phải nhìn thấy cảnh đau lòng...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top