chương 25
Tôi đứng trước cửa phòng Như Bình nhìn vào. Nàng nằm một nửa người trên giường, một nửa người dưới đất, mình mặc áo the màu lục, chân mang giày trắng, mặt trang điểm thật tươi. Một người suốt chuỗi ngày còn sống không buồn trang điểm, đến khi chết lại đi làm đẹp thế này cũng lạ. Khẩu súng lục nằm gần bên, viên đạn xuyên qua màng tang làm thành vết thương nhỏ rỉ máu. Vết máu đã khô. Đôi mắt khép hờ như người say ngủ. Tôi có cảm nghĩ là Như Bình vẫn còn sống, nét mặt tươi tỉnh quá...
Tôi còn nhớ lúc Như Bình tâm sự, van xin tôi, đôi mắt kia đã hơn một lần khóc, hơn một lần buồn vì Thư Hoàn, vì mối tình tay ba, bây giờ chắc Như Bình không còn e ấp, thẹn thùng nữa. Nằm yên đó, bình thản trước mặt mọi người, để cho mọi người ngắm nghía, đôi mắt không khép chặt. Tôi được nghe kể lại rằng một người chết đi có chuyện buồn sầu hay lo lắng thường không bao giờ nhắm mắt. Vậy thì Như Bình buồn chuyện gì? Mới hai mươi bốn tuổi, cái tuổi hoa mộng sao lại bỏ đỉ Nguyên nhân nào? Tôi hiểu rõ, tôi hiểu rõ đến độ không tin Như Bình dám hành động như vậỵ
Như Bình không phải chết vì tự sát, mà là chính tôi giết nàng. Nhìn qua khuôn mặt người chết, tôi nghĩ đến những giọt nước mắt đêm qua... Tôi chợt nhắm mắt lại, quay lưng bước ra khỏi căn phòng. Vừa bước ra, tôi va mạnh vào người Thư Hoàn. Chàng đứng bất động như pho tượng đá. Tôi bỏ ra phòng khách, đầu tôi nhức nhối, chân tay rã rời. Máu của Như Bình làm tôi choáng váng. Có một người mang nước đến, thì ra người cảnh sát mà tôi gặp hôm quạ
- Rất nhiều người không quen nhìn xác chết.
Tôi run run tiếp lấy ly nước uống cạn. ông cảnh sát nói thản nhiên:
- Không ngờ gia đình cô lại bị nhiều chuyện xảy ra dồn dập như vậy!
Thật khó mà giải thích được.
- Tôi cũng không ngờ, hôm qua cô ấy còn rất bình thường.
- Chúng tôi đã điều tra xong, đây là vụ tự sát. Chỉ có một điều chúng tôi lấy làm lạ lùng là không hiểu tại sao súng của cha cô mà lại lọt vào tay Như Bình.
- Tôi...
Tôi chau mày, sự thật tôi đâu có quên, khẩu súng kia chính tay tôi đưa cho Như Bình mà, mục đích là để tránh cho cha lúc nóng giận rồi bắn bậy bạ, không ngờ... Như Bình lại dùng súng như một phương thức giải thoát. Một sự thật khó tin. Nếu biết vậy, tôi đưa súng cho Như Bình làm gì? Lắc đầu, tôi trả lời viên cảnh sát:
- Tôi cũng không biết.
Viên cảnh sát gật gù bỏ đị Tôi quay sang, lúc bấy giờ mới biết cha tôi nãy giờ đang ngồi bất động trên ghế sa lông. Chiếc dọc tẩu vẫn còn trên môi, nhưng lửa đã tắt ngấm từ bao giờ. Tôi bước tới, như một chiếc máy tôi ngồi xuống cạnh cha, đưa tay sờ nhẹ bàn tay lạnh giá của người gọi:
- Cha!
Cha tôi yên lặng như tượng gỗ, tôi cảm thấy sợ hãi. Thái độ của cha thật lạ, mắt trừng nhìn về phía trước, trên môi một sợi dãi đang chảy dài xuống hàm râu bạc. Tôi lắc mạnh vai cha gọi thêm lần thứ hai:
- Cha!
Người vẫn bất động, tôi lắc mạnh thêm mấy lần. Người mới quay lại nhìn tôi:
- Chết... rồi! Chết dễ thật! Chỉ cần một phát đạn. Tài bắn súng của nó đâu kém tao?
ông lắc đầu, như con tàu đang lắc lư trên sóng, tôi dùng tay xoa nhẹ những ngón tay xương xẩu. Cha vẫn lẩm bẩm:
- Không ngờ súng của ta không giết ai khác hơn con ta.
Chiếc dọc tẩu trên môi rơi xuống, ông vẫn không buồn nhặt lên:
- Khẩu súng theo cha mười mấy năm trời, giết không biết bao nhiêu sinh mạng. Tay ta đã vấy máu, chính đôi tay này đây đã giết chết không biết bao nhiêu người. Bây giờ Như Bình cũng chấm dứt cuộc sống bằng khẩu súng nàỵ
... Chết dưới khẩu súng oan nghiệt..
Tôi chợt rùng mình. Cha là con người ương ngạnh, sắt đá, chớ không phải là con người tình cảm. Cha không bao giờ tin trời phật, quỷ thần, định mệnh, thế mà bây giờ phải chịu khuất phục!
Bên ngoài có tiếng động, một người cao lớn cầm xách tay bước vào, đoán chắc là y sĩ tới khám nghiệm tử thị Vị y sĩ bước vào trong, tôi ngồi bất động trên ghế, cha im lặng cho đến lúc vị y sĩ ra về. Một cảnh sát bước đến nói:
- Xong cả rồi, bây giờ quý vị có thể mai táng được rồi.
Đoàn người đại diện pháp luật đã kéo đi mất, gian phòng đột ngột yên lặng, ngôi nhà chết trong cơn buồn, cô Lan đi đâu mất, cha và tôi như hai tượng gỗ. Một lúc Thư Hoàn bước vào, những bước chân chệnh choạng như người say rượu. Chàng bước tới bên hộp thuốc, lấy một điếu châm lửa. Chàng chẳng bao giờ dùng thuốc, thế mà... Có lẽ để tự trấn tĩnh tinh thần. Khói thuốc bay tỏa mờ gương mặt xanh xao. Gian phòng trầm hẳn xuống. Mỗi người theo đuổi một ý riêng của mình, trong khi xác chết vẫn còn phủ chăn bên kia phòng.
Điếu thuốc trên tay Thư Hoàn đã tàn, chàng búng tàn thuốc rơi xuống rồi đứng lên nói:
- Để tôi gọi nhà mai táng!
Cha nhìn Hoàn yên lặng. Chàng bước ra cửa một lúc quay trở về nhìn vào chỗ cũ. Điếu thuốc thứ hai đốt lên. Không khí gian phòng vẫn nặng nề. Đột nhiên tôi muốn khóc, muốn khóc một trận cho đã thèm, nhưng sao miệng tôi cứng như đá.
Nhà mai táng tới, mọi việc sắp xếp đều do Hoàn, tôi và cha ngồi chết lặng đưa mắt nhìn theo. Họ bắt đầu khiêng thi thể Như Bình ra, một miếng vải trắng to phủ lên, rồi rùng mình đứng dậy, máy móc đi theo chiếc cáng ra cửa. Thư Hoàn đứng cúi đầu nơi đấy, miệng chàng lẩm bẩm:
- Một người con gái hiền lành nhưng bất hạnh. Chết oan ức quá!
Tôi tựa lưng vào tường bàng hoàng, thực tế tàn nhẫn vây chặt cơn ác mộng không ngờ.
Thư Hoàn quay sang nhìn tôi, chàng nói:
- Tất cả chuyện mai táng để anh lo, còn em lo chăm sóc cha!
Nhìn theo chiếc xe màu đen, chàng dở khóc dở cười.
- Ngày hôm qua anh nói sẽ làm một cái gì cho Như Bình để chuộc lại lỗi lầm, không ngờ hôm nay lại phải lo mai táng cho em. Việc anh sắp làm cho em quả thật là một món quà cuối cùng cho một đời người.
Hoàn nói xong, nước mắt chảy lăn xuống má, chàng bước ra xe. Đoàn xe chạy đi để lại đám bụi mù. Cát đã trở về với cát bụi. Vâng cuộc đời như thế, từ hư vô thì sau cùng rồi cũng phải trở về hư vô hai mươi bốn năm, một cuộc đời. Còn gì để lại cuộc đời?
Chẳng qua chỉ còn là đất, là bụi, là tro... Bây giờ Như Bình đã bình yên, nàng sẽ không còn buồn, không còn giận vì những mâu thuẫn giả dối của cuộc đời, nàng đã phản kháng mối tình chúng tôi bằng một hành động can đảm cuối cùng, một chống đối thầm lặng. Tại sao Như Bình không đứng trước mặt tôi tích cực phản đối, Như Bình đi rồi, chết là hết, còn người ở lại thì sao?
Chiếc xe của nhà mai táng đã khuất, tôi quay lại mới thấy cô lan ôm gói quần áo đứng sau lưng, cô ta mở chiếc miệng đầy răng vàng ra ấp úng:
- Thưa cô, cô làm ơn cho em xin nghỉ, em không thích làm ở đây nữa, cô cho em về nhà em.
Đầu óc tôi chỉ nghĩ đến Như Bình, tôi không nghe thấy gì hết, cô Lan lập lại:
- Em không muốn làm nữa... Cô... Tháng lương này em chưa lãnh.
Tôi đã hiểu, cô Lan không muốn tiếp tục công việc. Nhưng ở đây chỉ có một mình chạ Cha không quen sống thiếu người hầu hạ.
Tôi nói:
- Cô Lan, cô đừng nghỉ lúc này...
Cô Lan lấm lét nhìn lại ngôi nhà:
- Thôi, em không làm nữa đâu. Cô Như Bình chết trông dễ sợ quá, em không dám ở đây nữạ
- Cô cứ ở đây giúp cha tôi đi, cha tôi đã già chỉ còn lại một thân trơ trọi, công việc chắc cũng không khó khăn lắm, cô ráng giúp, tôi sẽ tăng lương chọ
Một cách hết sức khó khăn, tôi mới giữ cô Lan lại được. Nhìn cô tớ xách gói quần áo trở về phòng, tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Men theo con đường tráng xi măng giữa sân, tôi cất những bước chân nặng nề vào phòng khách. Khi đẩy cửa phòng khách qua bên để bước vào, một không khí lạnh lẽo lùa thẳng vào người tôi. Phòng khách đầy mùi chết chóc. Cha tôi vẫn yên như bức tượng đồng. Tôi bước vào đưa mắt ngắm từng góc cạnh, từng xó xỉnh của căn phòng. Ngày nào nơi đây đầy ắp tiếng cười tiếng nhạc, tiếng xe bóp kèn inh ỏi.
Dì Tuyết cười khi Như Bình cúi xuống bế con chó con. Chỉ mới có nửa năm mà người bỏ đi, người trốn mất, chỉ còn một ông già râu bạc ngồi chết một nửa cõi lòng. Đầu óc tôi mênh mang, tôi đứng lặng giữa bốn bức tường vôi trắng. Những âm thanh ma quái từ đâu dồn dập bên tai, lúc đầu nghe không rõ, nhưng sau cùng như một tiếng hét căm thù:
- Lục Y Bình! Mi chính là thủ phạm!
Tôi rùng mình, một luồng khí lạnh chạy len trong xương sống. Có tiếng kêu nho nhỏ dưới chân, rồi một vật gì cọ vào tôi. Con Bi Bi của Như Bình. Con chó nhỏ bây giờ đã mất chủ.
Lấy lại bình tĩnh, bước đến cạnh bên cha tôi ngồi xuống, tôi không biết phải nói gì. Giọng nói hờn trách ma quái như còn quanh quẩn đâu đây. Con chó nhỏ vẫn tới lui khắp phòng kêu ăng ẳng.
Cha quay sang gọi tôi:
- Y Bình!
Cha đăm đăm nhìn tôi, ánh mắt người là cả bầu trời tuyệt vọng.
- Tại sao Như Bình lại chết, hả con?
Tôi không biết trả lời cha như thế nào, cha tiếp:
- Y Bình, con cũng có trách nhiệm trong cái chết của Như Bình vì con đã cướp thằng Hoàn của nó.
- Nhưng đó là một trường hợp bất đắc dĩ.
- Bất đắc dĩ là sau này kìa, còn lúc đầu? Vừa nhìn thấy Thư Hoàn là con đã có ý trêu gan dì Tuyết với Như Bình, cha biết con đừng cãi! Cha hiểu con như hiểu chính mình.
Bàn tay gầy xương của cha vịn lên vai tôi, cha xúc động thật. Nhìn thẳng vào tôi, người tiếp:
- Y Bình con giống cha, hư lắm! Nhưng cha thích con vì chỉ có con mới giống chạ Con không cần giải thích gì cả, cha biết con ghét cay ghét đắng chạ Ngay cả bây giờ con vẫn ghét, con vẫn nuôi mối thù.
Tôi mở miệng định cãi lại, nhưng bàn tay trên vai tôi đột nhiên buông thõng xuống. Thân cha như một trái banh xì hơi, ngã ụp xuống ghế, tôi hoảng hốt, nắm lấy tay người gọi to:
- Cha! Cha! Cha!
Hình như cha không còn biết gì nữa. Tôi gọi cô Lan ra để cô ấy canh chừng cha, còn tôi chạy đến trạm điện thoại công cộng, tìm một địa chỉ bệnh viện ở gần đấy. Cha vẫn còn nằm nghiêng nửa trên ghế, nửa dưới đất. Tôi và cô Lan phải dùng hết sức mình mới kéo cha nằm ngay ngắn được. Người cha cao lớn nên nằm chẳng lọt vào ghế, đôi chân dài dư khỏi ghế. Chúng tôi ngồi bên cạnh chờ bác sĩ tới.
Bác sĩ tới chích cho hai mũi thuốc khỏe. Cha bị yếu tim cộng thêm chứng bệnh áp huyết cao nên khó tỉnh lại ngaỵ Chúng tôi cố đưa cha vào phòng ngủ của người. Khi đã được đặt nằm yên trên giường, người mới bắt đầu tỉnh lại. Vừa tỉnh dậy, nhìn chung quanh, người đã vùng vẫy đòi đi:
- Tao không có bệnh gì cả, tao không thích nằm trên giường, trừ lúc ngủ và bị thương nặng.
Vị bác sĩ nói:
- ông đã bị thương nặng lắm.
Cha nằm yên, bác sĩ chích thêm cho ông một mũi thuốc rồi ra dấu bảo tôi ra ngoài. Người đưa toa cho tôi với một thái độ nghiêm nghị:
- Tốt nhất cô nên đưa ông vào bệnh viện. Người già khó cưỡng lại bệnh. Ở nhà thương người sẽ được chăm sóc chu đáo hơn ở nhà.
- Thế theo ông thì bệnh cha tôi nặng lắm à?
- Vâng, tim yếu, áp huyết lại cao thế này, dễ đưa đến chứng bán thân bất toại lắm.
Với cha, bị bán thân bất toại còn thê thảm hơn cả sự chết. Tôi yên lặng nghĩ ngợi chờ bác sĩ sửa soạn ra về. Nhớ sực lại mình chưa trả tiền xem mạch. Tôi mở ví ra, may là số tiền trong ví còn nguyên vẹn. Đưa bác sĩ ra về xong, tôi trở lại phòng của cha một chút. Người ngủ yên. Trở về phòng khách, đột nhiên chân tay tôi rã rời, tôi ngã người xuống ghế. Mọi chuyện xảy ra suốt một buổi sáng nay như một cơn bão lớn, tôi không chịu nổi. Tiếng con Bi Bi kêu la thảm thiết, tôi bịt vội hai tai. Vùi đầu vào áo.
Buổi trưa, cô Lan làm một bữa cơm đạm bạc cho tôi. Tôi bảo cô Lan làm thêm món canh gan heo mì chỉ cho cha. Đến một giờ hơn cha tỉnh lại. Theo lời dặn của bác sĩ, tôi không dám để cho người cử động nhiều, vì vậy chỉ còn cách là phải ngồi một bên mép giường đút từng muỗng cho chạ Việc nuôi bệnh thật khó khăn, cha nóng tính, dễ nổi giận vì sự bất lực bất ngờ của mình. Khi cha dùng hết chén mì mồ hôi tôi đã đổ như tắm. Cha nhìn tôi, người như muốn nói cái gì nhưng lại thôi, nằm một chút, người lại thiêm thiếp ngủ.
Tôi định rời khỏi căn nhà này nhưng chẳng an tâm. Ngồi trên ghế tựa của cha, tôi cứ suy nghĩ về những chuyện vừa xảy rạ Tiếng ngáy của cha thật tọ Tôi băn khăn không hiểu rồi đây phải xử trí thế nào? Không lẽ giao một người già yếu bệnh hoạn như cha cho cô Lan? Tôi cũng không muốn dọn về đây, nếu người ta không hiểu sẽ nghĩ tôi với mẹ thích ở đây lắm. Đưa cha vào bệnh viện ư?
Không ổn, đã có Mộng Bình nằm trong đấy rồi. Tiền phòng, tiền thuốc? Tôi cũng không thể bỏ mặc đứa em khác mẹ này! Bao nhiêu câu hỏi vây trong đầu, tôi rối rắm, nhìn mặt tái xanh của cha tôi nhớ lại câu nói của người:
- Con hận cha, cha biết! Cha biết! Dù cha có đối xử tử tế với con thế nào đi nữa, con cũng thù ghét cha!
Con Bi Bi vẫn tru lên những âm thanh buồn thảm. Nó chạy đến chân tôi, tôi vỗ về nó, nhưng nó vẫn kêu, vẫn chạy quanh ngửi mấy đồ vật. Một lúc tôi nghe có tiếng động leng keng, quay đầu lại con Bi bi không hiểu lôi ở đâu ra một xâu chìa khóa. Tôi bước tới cầm xâu chìa khóa lên, tình cờ ngắm nghía từng cái một. Đây có phải là xâu chìa khóa của Như Bình không? Như Bình cái tên như một con dao bén đâm thẳng vào tim. Tôi thấy nhói đau. Như Bình đúng như Thư Hoàn đã nói: "một người con gái yếu đuối và hiền lành, chết thật oan ức! "
Hình ảnh của Như Bình cứ ám ảnh, tôi dùng hết cách để quên. Đưa thử xâu chìa khóa vào các ổ khóa các hộc tủ của cha, thật bất ngờ, một căn tủ mở rạ Vậy thì đây là xâu chìa khóa của cha à? Tôi kéo hộc tủ ra định xem trong hộc tủ còn thừa lại một ít tiền lẻ chăng?
Nhưng trong đó ngoài một chiếc hộp đỏ ra không còn cái gì hết. Chiếc hộp đỏ này bên ngoài có khắc hình tuyệt đẹp. Định mở ra xem, nhưng nắp lại khóa kỹ không mở ra được. Tìm một chiếc chìa khóa nhỏ nhất trong xâu, thử thời vận xem. May quá lại đúng của nó.
Trong hộp một có số giấy tờ, tôi lật từng trang một ra xem, nhưng thất vọng, không có một tờ giấy nào xài được. Sau cùng định đậy nắp lại, tôi chợt trông thấy một tờ giấy xếp kỹ, thì ra đó là bằng khoáng nhà. Tôi nghĩ ngợi một lúc, thấy rằng nếu muốn đưa cha vào bệnh viện, thì không còn cách nào hơn là đem bán căn nhà này đi tôi xếp giấy nhà bỏ vào túi.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top