chương 24


  Dì Tuyết, người đã cướp hết tiền của cha bây giờ ở phương trời nào? Có lẽ đang sống một đời sung túc nhàn hạ bên người tình, còn cha tôi chỉ còn một căn nhà trống rỗng. Tội thật! Đưa mắt nhìn qua cửa sổ, đột nhiên, một tia sáng lóe ra trong đầu, tôi vội mang giày vào.

- Mẹ, con đi một tí nhé mẹ!

- Đi đâu

Mẹ đuổi theo, nhưng tôi đã bước ra đến cổng. Hơi đất bốc lên sau cơn mưa thật khó chịu. Tôi bước vội về phía đồn cảnh sát gần nhà cha. Đẩy cửa bước vào, thật may, tôi gặp ngay viên cảnh sát đã thẩm vấn tôi ban sáng. Vừa ngồi xuống tôi nói nhanh:

- Quý vị đã tìm được tung tích của bà Tuyết chưa

- Chưa. Đến nhà tên Ngụy Quang Hùng thì chúng tôi được tin hắn đã đi đâu ba hôm rồị Bây giờ chúng tôi đang tiếp tục điều tra đây.

Tôi hơi thất vọng, nhưng nói ngay:

- Hồi sáng tôi quên không cho quý vị hay là tên Ngụy Quang Hùng có chiếc xe hơi màu đen, số xe là 1032. Đồng thời tên này cũng là một tên chuyên sống bằng nghề buôn lậụ

- Thế à? Câu nói của tôi khiến viên cảnh sát tư pháp lưu ý.

Những người khác lập tức vây quanh tôi:

- Cô làm ơn cho chúng tôi biết thêm một số chi tiết.

Tôi nuốt nước bọt, và đem tất cả những điều mình nghe lóm được trong tiệm cà phê để kể hết cho họ nghe. Đồng thời tôi còn tả hình dáng của Ngụy và cả người bạn của hắn có giọng nói ồ ề. Viên cảnh sát gật đầu:

- Cám ơn cô, như thế vụ án này không có gì khó khăn đâu, chúng tôi sẽ khám phá ra không lâu đâu!

Tôi không mong vụ án bị lôi ra ánh sáng, mà chỉ mong tìm được dì Tuyết, người đàn bà không có trái tim!

Ngày hôm sau, lật báo ra, ngay trang tin tức, tôi đọc thấy hàng chữ lớn:

"KHI ÔNG TƯỚNG HẾT THỜi, VỢ CUỖM TIỀN TRỐN MẤT, CHỈ CÒN BIẾT BÁO CẢNH SÁT. "

Tôi thở dài.

 Một người thê thiếp đàn đống, tiền rừng bạc biển bây giờ tình tiền cũng vỗ cánh bay xạ Một con người từng ngang dọc giang hồ, khắp nơi biết tiếng, bây igờ bị một con đàn bà làm héo hon, chỉ còn là một lão già dở điên dở khùng. Tất cả như giấc mộng buồn!


Ngồi ở thành giười tôi đọc tiếp. Cũng may báo chí không viết tên thật của cha ra, chỉ đúng ba chữ ông L.C.H . Bài tường thuật không sai lắm, bên dưới có thêm một đoạn ngắn phớt qua tiểu sử của chạ Xem xong, tôi lặng lẽ đưa cho mẹ, mẹ thở dài:

- Không ngờ cha con bây giờ lại xuống tới nước nàỵ

- Đúng ra trước khi cưới dì Tuyết về cha con phải nghĩ tới hậu quả của nó chứ!

Mẹ lại đem tư tưởng nhà Phật ra thuyết giảng:

- Cha con làm nhiều điều ác quá nên phải nhận cái quả như vậỵ

Tôi bực mình:

- Thôi mẹ đừng nhắc đến trời phật làm gì cả. Mẹ có ở ác với ai đâu mà suốt đời mẹ vẫn khổ thế?

Cơm sáng xong thì Hoàn đến. Chúng tôi bàn với nhau đến đằng ấy thăm chạ Vừa định đi thì có tiếng gõ cửa. Hoàn bước ra, tôi trông thấy chiếc xe ba gác với mấy người công nhân. Họ nói gì với Hoàn mà khoa tay múa chân, tôi hỏi:

- Chuyện gì thế anh?

- Cha em có nói gì đến việc tặng em chiếc dương cầm này không?

Tôi suy nghĩ một chút nói:

- Hình như cha có bảo sẽ tặng em một món quà. Không lẽ chiếc dương cầm nàỷ

Đang nói, thì mấy người thợ đã ì ạch khuân chiếc đàn vào. Tôi vội hỏi:

- Xin lỗi, ông nào ở đây đại diện cho hãng?

Một người mặc áo trắng trông sạch sẽ bước tới:

- Có phải cô là Lục Y Bình?

- Vâng.

- Thế thì đúng rồi!

Người đại diện vội ngoắc tay ra hiệu cho mấy ông công nhân khuân đàn vào nhà. Tôi nghĩ đến cha, bây giờ không có một cắc bạc trong tay làm sao trả tiền cây đàn? Nguy thật! Tôi vội hỏi:

- Xin ông làm ơn cho biết cây đàn này đã trả tiền chưả

- Trả xong rồị Đã thanh toán từ tuần trước nhưng vì chúng tôi còn phải khắc chữ, phải thử tiếng nên đưa đếni.hơi muộn.

Đám thợ đã khuân đàn qua khỏi bậc thầm. Tôi nghĩ tình trạng sắp tới của đằng ấy và tôi, sự sống còn quan trọng hơn cả cây đàn.

Lúc trước, một đôi trăm ngàn cha tôi nào có xem ra gì, nhưng bây giờ số tiền ấy không còn ít ỏi nữa, nhìn người đại diện, tôi hỏi:

- Cây đàn này trị giá bao nhiêu?

- Mười hai triệu!

Đám công nhân sắp sửa đưa đàn vào góc nhà, tôi vội can ngăn:

- Khoan đã!

Rồi quay sang ông đại diện:

- Nếu bây giờ tôi gởi đàn trả lại ông, tôi chịu lỗ chỉ nhận lại mười triệu thôi, ông nghĩ saỏ

Người đại diện lắc đầu, bước tới lật nắp đàn lên nói:

- Đàn đã khắc tên cô rồi làm sao chúng tôi nhận lại được? Vả lại hãng chúng tôi có quy lệ là hàng ra khỏi cửa thì không thể nhận trả lại.

Tôi nhìn hàng chữ trên nắp đàn:

"Cho con gái yêu thương của tôi".

Lục Chấn Hoạ

Nét chữ khắc thật thanh nhã, đàn được đánh vẹc-ni láng bóng. Một món quà tuyệt vời! Tôi bước lui sau để những người thợ làm phận sự của họ

- Để đâu đây cổ

Tôi giật mình trở lại thực tại. Gian nhà hẹp quá, để chiếc đàn không hợp tí nào. Tôi đề nghị mấy ông mang vào phòng tôi. Bàn và ghế bên trong được đưa ra ngoài. Khi đám thợ ra về, mẹ, Thư Hoàn và tôi chỉ còn biết đứng nhìn và lặng người trước tặng vật quý giá này. Chuyện buồn đằng kia mới xảy ra chưa ngã ngũ thì tôi lại nhận được quà, tiếu lâm thật! Mẹ đưa tay sờ hàng chữ trên nắp đàn. Đột nhiên, tôi nhìn những giọt nước mắt trên má mẹ, tôi hoảng hốt:

- Mẹ làm sao thế?

Mẹ lau nước mắt, nhìn tôi với nụ cười buồn:

- Không có chuyện gì cả con ạ.

Người ngồi xuống ghế, bàn tay lướt nhanh trên phím ngà, tiếng đàn vọng lên thánh thót. Tôi ngạc nhiên:

- Mẹ... mẹ cũng biết đàn nữa à?

Mẹ cười:

- Con quên rồi sao. Lúc xưa mẹ và chị Tâm Bình của con hợp tấu với nhau luôn.

Vâng, tôi đã quên rồi, vì lúc tôi còn nhỏ quá. Mẹ bắt đầu dạo bản nhạc khi xưa. Những ngón tay quen thuộc lướt mau. Mắt người nhìn xa vời như không còn dính dáng gì đến cuộc đời buồn khổ này. Bản nhạc này tôi thuộc làu, lời nhạc chải chuốt:

Hãy nhắc đến chuyện xưa, những ngày mật ngọt, tình chẳng quên người.

Hãy hát bản nhạc xưa, bản nhạc xa vời năm cũ.

Tôi không bao giờ quên, tôi vẫn đợi chờ. Tôi không bao giờ quên, dù lâu ngày anh đi phiêu lãng.

Vì tôi tin rằng,

anh sẽ không bao giờ quên chuyện ngày xưa.

Còn nhớ ngày gặp nhau,

những ngày đầu tháng ba làm sao quên được.

Hoa thơm trong gió mát, hai đứa mình yêu nhau.

Tình thắm môi hồng, tôi cười anh lặng ngắm.

Chuyện cũ qua rồi, lòng buồn như lá mùa thụ

Tim tôi lai láng, tình xưa khó quên.

Bao ngày phiêu bạt anh đi phương nào.

Bây giờ cách xa anh chẳng buồn sao.

Mong anh trở về để tim tôi hòa nhạc.

Ngày tháng tươi cười rồi sẽ trôi qua mà lòng vẫn nhớ.

Anh hãy trở về, đừng tiếc chi ngày tháng phiêu bồng.

Tiếng hát tôi vừa dứt thì tiếng nhạc cũng tan dần. Mẹ quay đôi mắt mờ lệ nhìn sang tôi và Hoàn. Nụ cười héo hắt trên môi, chúng tôi vẫn đứng yên, mẹ nói lảng:

- Tiếng đàn nghe thích thật.

Tôi nói:

- Bản nhạc hay quá, mẹ đàn lại một lần nữa đi!

Mẹ lắc đầu đứng dậy, người vuốt ve thành đàn, xong quay sang bảo tôi:

- Y Bình, ý của con hay lắm. Cây đàn này là vật xa xỉ, con lại không biết đánh đàn, gia đình bên cha con lại đang gặp cảnh túng quẩn vậy bán phứt nó đi.

Tôi nằm dài trên đàn:

- Bây giờ thì con không muốn bán nữa rồi. Mẹ thích nó thì con phải để lại, còn vấn đề tiền bạc con sẽ có cách lo liệu.

Thư Hoàn cũng nói:

- Đúng thế, hãy giữ đàn lại, con biết Y Bình cũng thích đàn lắm, vấn đề tiền bạc không khó giải quyết đâu.

Tôi chen vào:

- Nhưng anh đừng tưởng tôi chịu xài tiền anh đâu nhé!

- Thế lúc em đã là vợ anh rồi em cũng không xài tiền anh à?

- Anh làm gì có tiền? Tiền này là tiền của cha anh mà!

- Em đừng quên là anh đã đi làm, anh đã kiếm được tiền rồi nhé!

Tôi sực nhớ ra, hỏi:

- Thế còn chuyện xuất ngoại, chuyện học bổng của anh thì thế nào?

Hoàn cho biết đại khái:

- Anh vừa xin được một học bổng toàn phần.

Tôi mừng quá, nhảy lên:

- Thế à? Sao anh không cho em biết sớm?

- Định nói thì nhà em gặp chuyện lộn xộn. Bây giờ anh xin triển hạn để năm sau mới xuất ngoại, như vậy lấy nhau xong chúng ta còn đến hơn một năm sống bên nhau.

Mẹ ngồi tựa lưng vào đàn, không hiểu người đang nghĩ gì. Nhìn những hàng chữ khắc đến đàn, tôi sực nhớ đến cha, thế là chúng tôi xin phép mẹ, để đến "đằng kia "

Thư Hoàn bảo tôi:

- Gia đình em phức tạp thật, mỗi người là một bí mật, thí dụ như mẹ em, anh nghĩ cuộc đời tình ái của người chắc cũng thăng trầm lắm.

Tôi nghĩ ngợi một lúc, nói:

- Anh cũng đúng, vì có lần mẹ em bảo ngày xưa mẹ đã yêu tha thiết một ngườị

Chúng tôi yên lặng bước bên nhau. Tôi nghĩ đến mối tình của mẹ trước khi lấy chồng. Mối tình kia đã bị cha làm tan vỡ? Nghĩ đến cha, một người suốt đời phá hoại cuộc đời đàn bà, đến bây giờ phải lâm vào cảnh cô độc, bị đàn bà bỏ rơi. Dì Tuyết bỏ đi rồi, cuộc sống sẽ ra sao? Còn Mộng Bình trong nhà thương? Hảo sống phiêu bạt? Tất cả những câu hỏi đầy ắp trong đầu. Mãi đến lúc Thư Hoàn thúc tay vào người, tôi mới giật mình trở về thực tại, Thư Hoàn chỉ về phía trước:

- Y Bình, hình như có chuyện gì kìa em!

Cửa nhà cha rộng mở, tôi thấy mấy ông cảnh sát tấp nập tới lui, tôi nói:

- Có lẽ có tin tức của dì Tuyết rồi!

Tôi kéo Hoàn bước ngay về phía cổng, một ông cảnh sát chận lại:

- Cô là ai?

ông cảnh sát này khác ông hôm qua, tôi nói:

- Tôi là Lục Y Bình, con gái ông Lục Chấn Hoạ

Ông cảnh sát nghi ngờ:

- Cô đi đâu nãy giờ?

- Tôi không ở đây.

- Cô không ở đây à?

Trời! Không lẽ bắt tôi phải giải thích dông dài nữa à? Nhìn vào trong, tôi chau mày hỏi:

- ông làm ơn cho tôi biết chuyện gì thế?

- Cô Như Bình là gì của cổ

- Là chị em một cha khác mẹ của tôi.

Viên cảnh sát chậm rãi:

- Hồi tám giờ sáng nay, cô ấy đã tự tử bằng khẩu súng lục.

Tôi quay lại nhìn Hoàn. Bất chợt, đầu tôi như vỡ tung để lại một khoảng hư vô tê dại. 


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top