17. Peintures à l'huile - Bức hoạ

🥖🥖🥖

Paris, ngày 17, tháng Mười Hai, năm 1993

Nhìn xem, đã hai tháng kể từ ngày Paris đón nhận một kẻ lãng du mang tên Kim Thái Hanh. Cũng phải ngần ấy thời gian, tôi mới có thể chấp nhận sự thật rằng Paris chẳng hề thơ mộng như những lời kể người ta hay rỉ tai nhau về một thành phố ngập tràn tình yêu.

Thì, đồng ý rằng nơi đây thật đẹp, thật lung linh. Nhưng không đến mức toả sáng lấp lánh như phim ảnh hay lời tường thuật của những người thần thánh hoá Paris.

Ban đầu tôi cũng là một tín đồ của việc tôn thờ thủ đô nước Pháp. Ấy vậy mà sau khi gia nhập vào những cuộc phiêu lưu vòng quanh Ville lumière cùng Chính Quốc, tôi chẳng thể giả đui giả điếc mà tiếp tục tín ngưỡng Paris của mình.

Tín ngưỡng của tôi, từ bao giờ đã chuyển từ Paris sang người con trai mang tên Điền Chính Quốc.

Khoan, nói vậy không có nghĩa là tôi ghét Ville lumière. Trái lại tôi vẫn yêu thích Paris như ngày đầu tiên tôi nói lời chào. Chỉ là tôi bớt thần thánh hoá vẻ kỳ ảo của nó đi nhiều chút. Vậy đấy.

Thái Hanh thật là một kẻ may mắn. Vì sao ư? Vì tôi được dự phần vào sự chuyển mình của đất trời Paris từ mùa em sang mùa tôi.

Phố đã khai trừ hầu hết những chiếc lá khô héo trên những tán cây khẳng khiu. Tìm chiếc lá cuối cùng để trầm ngâm, thưởng ngoạn như thầy Thạc Trân đã làm cũng khó.

Sự vắng bóng của những tán cây đủ lá khiến đường xá trở nên trống trải. Dẫu vậy, cái nhộn nhịp của những ngày cuối năm chẳng thể bị che giấu bởi những cơn gió bấc.

Từ khung cửa sổ dinh thự Amarante, từ mái hiên của căn nhà ngàn hoa trên đường Rue Allent, từ những phòng ký hoạ, thanh nhạc của Pathéon Sorbonne, bất cứ nơi đâu ở Paris, tôi đều được chiêm ngưỡng cảnh tượng mùa thu không chút than vãn, cứ thế thanh bạch nhường chỗ lại cho mùa đông.

"Tôi giao Paris lại cho anh đó. Làm cho thật tốt nhé."

Quốc đã nói như thế khi tôi cùng em tham dự buổi ký hoạ.

Việc học của tôi khá nhẹ nhàng. Hầu hết các môn đại cương tôi đã học khi còn ở Sài Gòn, thành ra tôi chỉ cần tham dự các lớp nghệ thuật mà tôi thích.

Do trống khá nhiều thời gian, nên ngoài những phút giây du ngoạn cùng em, tôi tìm được một chân viết truyện cho một toà soạn. Tiền nhuận bút cũng ổn định.

Làm nghệ thuật thích hơn là ngồi trước đống giấy tờ như hồi còn ở Cảng.

Hôm nay cũng là một ngày khá thong thả. Tạ ơn vì cuối cùng cũng đến thứ Sáu.

Trở về phòng sau khi kết thúc buổi nghiên cứu văn học Pháp thế kỷ XIX, tôi để đống tài liệu lên bàn rồi lật đật đi thay nước cho bình khổng tú cầu xanh mướt mà em tặng tôi hai ngày trước.

Từ ngày gặp Quốc, bệ cửa sổ trong căn phòng của tôi luôn hiện diện những cánh hoa từ ngõ nhà em. Vài bữa lại thay hoa một lần. Thành thử đến bây giờ cái bình đựng cua của cậu Tuấn đã trở thành vật án binh bất động trong căn phòng phía Đông dinh thự Aramante.

Liếc nhìn lên đồng hồ, mới 3 giờ 10 phút chiều.

Đặt lại bình hoa lên bệ cửa sổ, tôi vòng trở lại bàn khách, nhấc điện thoại lên, quay số và gọi cho một người.

"Alo!!! Kim má nghe! Sao không đi rước con rể Quốc về cho ta đi? Gọi cái chi tầm này?"

Đầu dây bên kia vang lên giọng hồ hởi của người phụ nữ trung niên thân sinh ra Kim con.

Vâng, Đặng Thị Má tôi đấy.

Kể cũng tâm linh, điện thoại bàn chẳng biết ai gọi mà má tôi nói một tràng như đúng rồi.

"Ủa? Gì vậy? Sao má biết con gọi? Gì hay vậy?"

"Ta đẻ ra mi. Nói chứ, có đứa khùng nào 9 giờ tối lại gọi điện cho ta ngoài thằng con biệt xứ của mình đâu. Rồi con rể Quốc của ta đâu? Chịu mi chưa?"

"Hự! Chịu đâu mà chịu, Quốc vẫn chưa đồng ý mà con cũng ít đả động tới chuyện đó... lo đi chơi với em ấy không à..."

Tiến triển chậm nhưng vẫn là tiến triển mà?

"Gà! Hồi bằng tuổi mi, ta tán Kim ba trong vòng một nốt nhạc. Phải không bạn mình ơi?"

Má tôi rời ống nghe hỏi với lại chỗ ba tôi, có lẽ đang ngồi đọc sách. Tôi chỉ nghe ông khép nép đồng tình hai tiếng: "Ừ hử!"

"Đằng này 2 tháng rồi không chút tiến triển. Mắc mệt dùm. Nghe mi kể qua thư là ta thấy ưng con rể Quốc lắm đó. Liệu hồn mà dẫn con rể về cho bằng được đấy!"

Kim má quay lại với ống nghe.

"Ôi thôi thôi thôi! Má không phải dặn thừa. Sống chết thế nào thì em ấy cũng phải là của con!"

"Mà nữ quàng ơi, Quốc là con dâu của người chứ không phải con rể đâu, nữ quàng đừng nhầm nữa, là chàng dâu người cưới đó!"

"Ò. Thằng bé chưa gật đầu mà đã nghĩ đến ngày cưới luôn ghê thật. Đúng là con trai của ta!"

Sau đó là một tràng cười đầy cợt nhả của thị Má.

Với cái tình hình này thì tôi có thể tưởng tượng được viễn cảnh tương lai mình sẽ bị đá ra chuồng gà chơi bởi chính mẹ ruột của mình.

Ba mình ư? Thôi bỏ đi. Người đàn ông không có tiếng nói...

Kim con và Kim má còn tán gẫu với nhau rất lâu. Cũng cả tiếng đồng hồ nấu cháo điện thoại đấy. Tiền cước chắc tính lên tiền triệu đơn vị Việt Nam đồng.

Tôi thường trao đổi thư với gia đình nhiều hơn, một phần vì trái múi giờ, một phần là do cước điện thoại quá tốn kém.

Vừa dập điện thoại lúc 4 giờ 30 phút chiều, bên ngoài vang lên tiếng gõ cửa với giọng nói của vị quản gia già vọng vào.

"Monsieur, có bưu phẩm gửi tới."

"Để trước cửa giúp tôi nhé! Mercie!" Tôi đáp lớn.

Tôi cũng chẳng nghĩ ngợi gì nhiều, uống ngụm nước rồi ra lấy cũng được, chắc là ấn phẩm bên toà soạn.

Giờ này Chính Quốc đang ở Calife.

Thường thì thứ Sáu là một ngày bận rộn tại restaurant khi em phải phân công và kiểm tra nhân lực cho một buổi tối rất đông thực khách cũng như hai ngày cuối tuần.

Muốn biết thời gian biểu của Điền Chính Quốc thì tìm đến Kim Thái Hanh này.

Mở cửa để lấy bưu phẩm mà quản gia đã để lại, tôi khá ngạc nhiên.

Nó không giống những ấn phẩm mà toà soạn hay gửi cho tôi để soát lỗi và dịch thuật. Nó mỏng và nhẹ hơn rất nhiều, giống như bốn quyển sách xếp lại với nhau. Bên ngoài bao bởi những tờ Le Monde, những tờ báo quốc tế đầu tiên của nước Pháp.

Tôi vẫn đang rất hoang mang. Bưu phẩm không biết từ ai gửi.

Liệu quản gia có nhầm không nhỉ?

"Không thể. Người nhận đúng là mình mà? Địa chỉ cũng vậy..." Tôi lầm bầm phản bác chính mình.

Cứ khui hàng ra rồi tính tiếp. Tôi nhẹ nhàng gỡ từng lớp báo bên ngoài, tránh làm chúng bị rách và nhăn nhúm vì nhỡ đâu trường hợp người nhận trùng tên rồi trùng luôn cả địa chỉ với tôi thì còn gói trả lại.

Một bức hoạ. Không đề tên.

Mùi phụ gia của sơn dầu và mùi của lớp sơn bóng vẫn còn nồng đượm.

"Chà, tuyệt thật." Tôi thốt lên.

Tôi chỉ biết là nó rất đẹp và được chăm chút tỉ mỉ từng nét cọ.

Này, đường nét lên màu thật giống với bức hoạ đang treo ở trong căn phòng của tôi. Tôi dám quả quyết đây là cùng một người vẽ.

Tôi không có đủ trình độ mỹ thuật để nhận xét về màu sắc bức hoạ. Chỉ thấy sự hài hoa giữa gam màu vàng nóng của những ánh đèn đường và gam màu lạnh của màn đêm Paris và chiếc xe Lincoln Bubbletop sang trọng.

Theo sự am hiểu nhiếp ảnh của tôi thì bức hoạ vẽ theo bố cục 1/3, bố cục khá phổ biến nhưng chẳng hề tẻ nhạt.

Một phần bên hữu là dòng Seine về đêm lấp lánh những ánh kim sa nhảy múa trên những gợn nước tưởng như đã bị lãng quên.

Một phần chính giữa là làn đường tản bộ với những tán cây đang dần rụng lá trong tiết trời cuối thu Paris, dọc theo đại lộ Quai de Conti về đêm được soi sáng bởi đèn đường, đèn pha và đèn từ dãy cửa hiệu, nhà hàng.

Một phần bên tả là khuôn mặt một kẻ lãng du đang chiêm nghiệm La Seine qua mặt kính xe hơi hắt những ánh đèn.

"Khốn, mong là không có nhầm lẫn gì ở đây, không thì mình mắc tội cướp đồ mất. Nó đẹp quá."

Tôi cứ ngắm nghía bức hoạ ấy thật lâu. Vì nó đẹp đến mê hồn. Thực sự, nó gợi cho tôi cảm giác quen thuộc, đến nỗi, đôi lúc tôi như nhìn thấy chính mình.

Bên ngoài khung cửa, tuyết đã bắt đầu rơi. Tuyết đã rơi từ đầu tháng Mười hai. Điều đó khiến khắp các nẻo đường Paris nhuộm một màu trắng xoá kiều diễm và e lệ.

Lật mặt sau của khung tranh, tôi mới nhìn thấy một phong thư. Bên ngoài vẫn không đề tên người gửi.

Đã lỡ khui hàng rồi thì tôi cũng xin phép khui luôn thư chứ để làm gì. Mong chủ nhân thực sự thứ lỗi. Tôi không cố ý, tôi không cố ý, tôi không cố ý.

Gỡ miệng thư và lấy ra tờ giấy gấp gọn ghi nội dung, tôi làm rơi một cánh hoa tử đằng tím quen thuộc.

Tôi khựng lại đôi phút.

Tim tôi bắt đầu đập loạn lên vì hồi hộp. Mặt tôi nóng ran hết cả. Những nhịp thở của tôi dần vơi đi, gần như là nín thở, tôi lật tờ giấy có ghi nội dung.

Hi vọng đó thực sự là em.

Và Chúa ơi, cuối cùng giây phút mà con luôn thầm mong và nguyện cầu cũng đến.

Paris, ngày 13, tháng 10, năm 1993

Gửi anh, Kim Thái Hanh

...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top