Chương 2:

posted 3/10/2015

Chương 2:

"Hoài Vương điện hạ."

Vừa rời khỏi Hoàng cung không lâu, Hoài Vương mặt chưa hết bi thương bị người gọi giật lại. Quay đầu đã thấy một nam tử khuôn mặt điềm đạm, lại có chút nhã nhặn đứng trước mặt. Hoài Vương thầm rủa: toàn gặp phải ôn thần.

Hoài Vương vẻ mặt nhăn nhó:

"Minh tướng quân tới Hoàng Cung có việc ư?"

Minh Dương nhìn y một lượt, thấy y có vẻ là lạ, bèn hỏi:

"Vâng, nhưng xong rồi. Mà sao trông hôm nau điện hạ có vẻ đau khổ thế? Lẽ nào gặp phải truyện gì không hay ư?"

Hoài Vương cảm thấy tốt nhất là bản thân không nên nói với Minh Dương về vấn đề này nhiều làm gì, kẻo lại tự rước lấy khổ.

"Khụ, cũng không có truyện gì, chẳng là ở Ngự Hoa Viên thưởng hoa chút thôi."

Minh Dương nhìn qua rất nhã nhặn, lại có điểm tao nhã khó tả nhìn qua lại khiến người đối diện có một cảm giác tin tưởng vững trãi, chẳng hiểu vì cớ gì Hoài Vương lại tránh hắn như tránh ôn thần như vậy?

Kì thật vấn đề này nói ra không khó. Những lời hắn nói ngay sau đây đã giải thích tất cả.

"Lẽ nào Vương Phi bị bệnh mới qua đời ư? Hay là nợ tiền nhà người ta rồi mãi không trả bị dâng tấu lên Hoàng Thượng?"

Nghe Minh Dương chạm đúng chỗ đau của mình, Hoài Vương chợt cảm thấy bản thân thật đáng thương, phản bác:

"Minh tướng quân sao lại ác miệng như thế. Vương Phi ta về hầu tổ tiên lúc nào?" Cùng là người một nòi, mà sao lại có thể trù yếm nhau thế nhỉ.

Minh Dương ngạc nhiên:

"Thế mà ta cứ nghĩ điện hạ đem tiểu quan về nhận làm tiểu thiếp, chọc Vương Phi khí sông đỉnh đầu, lên trời báo oán với Án Xương Đế rồi chứ? Hoặc chẳng hay Hoàng Thượng nhìn thấy tấu chương ghi khoản tiêu sài của điện hạ, tức giận đến mức hắt nước trà vào mặt ngài chăng? Hoặc chẳng hay Quảng Lăng cô nương ở Nguyệt Hoa Lâu hôm nay lại vừa khóc vừa hô: "Hoài Vương ngươi là kẻ bạc tình! Thiếp hận chàng!" hoặc là..."

Hoài Vương nghe hắn nói thiếu điều hộc máu. Biết điều hiểu rằng nếu sứ đứng đây thì sẽ càng bị hắn nói cho tức lộn ruột. Cho nên chẳng nói chẳng rằng mà phủi tay áo quay đi.

Gia quyến Hoài phủ nhìn cảnh này trợn mắt há mồm. Xưa nghe bản lĩnh Minh Tướng Quân phi phàm, đánh giặc thì không biết thế nào, nhưng nguyên một cái miệng của hắn đã có thể khiến bao vị tướng giặc hộc máu đương trường vì tức. Đúng là tai nghe không bằng mắt thấy! Bội phục! Bội phục!

Minh Dương ngây thơ không hề biết uy lực từ cái miệng của mình, nay thấy bản thân đang rất hăng say "thuyết minh" thì Hoài Vương lại bỗng nhiên bỏ đi, tự hỏi không biết mình đã lỡ lời ở đâu mà làm y tức giận đến thế.

Kì thật đây chính là lí do không thể nào kì quái hơn. Nguyên do chính là bởi cái miệng "giết người không đền mạng" của Minh Tướng Quân hắn quá có uy lực, khiến cho mỗi người đứng trước mặt hắn đều phải theo bản năng mà run sợ hãi hùng.

Rất nhiều người đã từng bị cái vẻ mặt "thư sinh văn nhược nho nhã" của hắn lừa. Tưởng rằng đây chắc là vị công tử thế gia có học thức uyên bác nào đó, hay là vị cử nhân như trạng nguyên thám hoa gì đó, hoặc giả như một bậc hiền triết tuổi trẻ tài cao "phong tư tài mạo tót vời", vân vân và mây mây... nhưng hiển nhiên, tất cả những điều mới nói đây đều là dành cho những kẻ có trí tưởng tượng quá cao siêu.

Thực chất, Minh Dương chẳng có cái tính cách nho nhã văn nhược như cái vẻ ngoài của hắn chút nào cả.

Nói về văn nhược thì chữ này lại chẳng chút liên quan gì đến người tên là Minh Dương vừa nãy cả. Vì căn bản, hắn chính là một võ tướng trăm trận thắng trăm. Cực kì thiện chiến. Một con hổ hoang dã cũng có thể vì một đá của hắn mà chết không kịp ngáp.

Còn bàn về nho nhã thì lại càng cách xa hắn cả vạn dặm. Bởi vì hắn không mở miệng thì thôi, một khi mà đã mở miệng thì chính là... giang hồ có câu "thập bộ sát nhất nhân", nay xin mạn phép đổi thành "nhất cú sát nhất nhân", thực là không còn từ nào có thể miêu tả được miệng lưỡi độc địa của hắn.

Cho nên cổ nhân sau hàng ngàn năm tích luỹ kinh nhiệm đã tổng thể ra một câu ngắn gọn như thế này: chớ nhìn mặt mà bắt hình dong. Quả thật là rất bái phục các vị hiền triết khi xưa đã có kinh nhiệm xương máu để lưu lại cho đời sau một nhận thức đúng đắn.

Hoài Vương nguyên một buổi sáng gặp toàn truyện không hay, đang tự hỏi không biết là nên làm cách nào để giải thoát khỏi tâm trạng bực bội này.

Đánh đập lung tung vào vật thể nào đó như trong tiểu thuyết kiếm hiệp? Không thể nào! lúc đó nhỡ tay mà chảy máu, chân mà đau thì không phải là tự hành hạ mình ư? Còn đập phá đồ đạc? Trời ạ! Cách này không những rốn tiền bạc mà lại còn mất sức, chứ kể còn có khả năng bị thương, lại mà giám a? Thế còn vớ người nào đó đánh cho hả giận? Ôi! Đây lại càng không được! Nếu như bị một vị quan nào đó nhìn thấy, sáng mai ở trên triều nói y bắt nạt dân lành, có kẻ nào ác miệng lại thêm vài câu như cương ép dân nữ... thì có mà y sẽ bị tống vào ngục mà còn không dõ vì sao ấy chứ!

Cho nên, Hoài Vương sâu sắc cảm thấy, cách tốt nhất là đừng làm gì cả.

Cứ đi lượn lờ một lúc, cơn giận cĩng nguôi ngoai phần nào. Hoài Vương ngẩng đầu nhìn trời, than sao cái pin của tôi của mình lại đen đủi đến thế. Vừa kịp lúc đi qua Tam Hương Các, cảm thất hôm nay nếu tâm trạng không tốt thì chi bằng ngồi uống rượu giải sầu một chút, bèn bước vào cửa.

Tam Hương Các là quán trọ số một hai trong kinh thành. Xét về mặt nào cũng đều là nơi xa hoa khó tìm. Đến cả mấy vị công tử quyền quý quen biết với Hoài Vương cũng thường tới đây ăn nhậu.

Hoài Vương vừa bước vào cửa đã lọt ngay vào tầm mắt của tiểu nhị, hắn chạy ngay tới xum xoe, vẻ mặt nịnh nọt:

"Quả thật là rồng đến nhà tôm! Lưu công tử hôm nay có nhã hứng ghé qua hàn xá, thật sự là làm cho Tam Hương Các chúng tôi thấy vinh hạnh khôn tả!"

Thân là vương gia nhưng ở ngoài đường kẻ nào lại gióng trống khua chiêng nói mình là vương gia? Dẫu sao cũng là ngay dưới chân Thiên tử, có phách lỗi cũng phải nghĩ cho cái đầu của mình trước đã. Hoài Vương tên huý là Cảnh Lưu, tên tự là Cảnh Thừa Tuấn, cho nên Hoài Vương mới lấy cái tên họ Lưu này để làm cái mác ngoài. Thực chất y đi vào mười nơi thì đến chín nơi có người biết y là vương gia.

Nếu như nói ở trong triều dưới mắt quan lại các bộ Hoài Vương là kẻ ăn chơi trác táng nhất Hoàng Cung thì đối với những thế gia công tử chưa biết tới Hoài Vương thì Lưu công tử đây chính là bại gia chi tử nổi tiếng khắp chốn.

Giả như vị Lưu công tử này đang làm gì ở một nơi náo nhiệt nào đấy mà bỗng dưng có một vị cô nương nào đó nhảy ra, chỉ vào mặt y mà khóc:

"Họ Lưu ngươi là kẻ phụ tình bạc nghĩa, ta hận ngươi!" thì âu cũng là chuyện mọi người cảm thấy bình thường đến không thể bình thường hơn.

Trời sinh dung mạo Hoài Vương tuấn tú hơn người. Mắt kiếm mắt phượng, mặt như quan ngọc. Đã từng không ít người sau lưng bàn tán:

"Hoài Vương điện hạ nói đến dung mạo e rằng thế gian khó tìm đến một người ngang sức ngang tài. Đi khắp thiên hạ, chỉ sợ người có thể đứng bên y mà không bị phai nhạt thì thật là đã hiếm chi lại càng hiếm.

Nhưng khổ nỗi y có mặt mày thiên cổ hiếm có nhưng lại không có cái khí độ xứng tầm với cái dung mạo ấy.

Giả như thêm được khí độ ung dung của Hoàng đế đương triều thì quả xứng tầm là Vương trung chi Vương."

Lời ấy há có thể quang minh chính đại mà nói? Nếu như bị đương kim thánh thượng biết được thì chỉ có nước bị tru di cửu tộc.

Y vừa bước vào cửa đã không ít người chú ý. Người trong quán sau một hồi bắt đầu ồn ào hẳn. Người không biết thì rỉ tai nhau mà bàn, kẻ rõ việc thì lại thầm vỗ đùi tiếc nuối. Còn vì sao lại tiếc nuối thì... quả thực một lời không thể nói hết.

Bị nhìn mãi cũng thành quen, Hoài Vương chẳng có mấy phản ứng.

Tiểu nhị thấy y có lẽ định tìm chỗ ngồi, bèn bảo:

"Lưu công tử chớ nên ngồi dưới lầu này. Chờ nô tài lên lầu xem thử sẽ dẫn công tử lên ngay."

Hắn vừa dứt lời, trên lầu đã bước xuống một vị đại nương tuổi khoảng tứ tuần. Thấy mọi người chỉ chăm chú bàn tán mà không ăn bèn lấy giọng nói to:

"Ây da! Ây da! Mọi người mau ăn đi thôi. Thức ăn nguội không ngon nữa đến lúc đó chẳng phải sẽ tội cho Tam Hương Các chúng tôi làm thức ăn chẳng ra gì hay sao?"

Đoạn, bà ta lại đoan trang bước tới chỗ Hoài Vương: "Lưu công tử hôm nay ghé tới hàn xá quả thật là vinh hạnh quá. Tam nương ta quả thật là mừng khôn tả. Mấy khi công tử tới chơi ta xin mời công tử lên lầu thưởng rượu."

Hoài Vương chẳng phải kẻ câu nệ tiểu tiết. Vả lại y cùng vị Tam nương này cũng xem như là có giao tình. Đại đa số Hoài Vương không có quá nhiều điều cố kị. Đoạn, Hoài Vương theo Tam nương lên lầu.

Vừa đi, Tam nương vừa cố hạ giọng cho đủ để chỉ có hai người nghe:

"Mấy hôm nay quán trọ của ta có tiếp mấy vị nhân sĩ giang hồ. Vào thời điểm đại hội võ lâm sắp đến, bọn họ lại đến kinh thành nên Tam nương ta thấy việc này hơi lạ. Cho nên có bảo người lưu ý bọn họ. Lại thấy hai người này hay tình cờ đi qua phủ Tướng Quân, không dõ có ý đồ gì. Vốn định buổi chiều hôm nay sẽ sai người tới phủ vương gia báo tin, ai ngờ chưa gì điện hạ đã tới. Thực đỡ tốn công Tam nương ta."

Miệng thì nói với Hoài Vương, nhưng mắt bà ta vẫn liếc ngược ra ngoài cửa, để ý xem có vị "thần tài" nào đến không, sau khi thấy một "phú hào" bước vào, Tam nương vội bảo:

"Tuy rằng muốn cùng công tử đàm đạo mấy câu, nhưng thực sự thì hôm nay Tam Hương Các chúng ta có rất nhiều khách, e rằng không thể tiếp đãi công tử chu đáo. Xin công tử thứ lỗi." Lời này căn bản chính là khách sáo. Không phải là bởi vì Tam nương khinh thường không tiếp Hoài Vương mà là bà quá quen thuộc tính cách của y sẽ không để bụng mấy truyện này, cho nên cả hai người đều không mấy để tâm.

Hoài Vương chỉ cười nhẹ gật đầu, tỏ vẻ chẳng có gì to tát. Tam nương lại nói: " Thức ăn của công tử ta sẽ sai người đem lên ngay. Vẫn là xuất như mọi lần chứ nhỉ."

Nói một trành song, Tam nương mới huỳnh huỵch chạy xuống dưới. Để lại Hoài Vương đứng chơ chọi trên thang lầu. Y bất đắc dĩ nhìn bóng dáng tham tiền của Tam nương bỗng có một loại cảm giác tên là: "đồng bệnh tương liên".

Lầu hai của Tam Hương Các có vẻ vắng hơn hẳn lầu dưới. Nhưng lại dõ dàng có một vẻ xa hoa phú quý hơn hẳn. Dõ dàng là một cấp bậc khác so với lầu dưới. Nhìn qua cũng biết nơi này chủ dành cho kẻ có tiền.

Tính ra thì mùa này Tam Hương Các ế khách cũng phải. Đang mùa hoa đào nở có vị công tử thế gia nào lại đem mỹ nữ tới đây uống rượu chứ?

Hoài Vương bước lên lầu, phảng phất lại nghe tiếng đàn ca có chút quen thuộc, càng lên cao càng nghe dõ. Ở lầu dưới căn bản đã bị tiếng ồn che mất, chỉ có lên dần lầu ba mới nghe thấy thấp thoáng. Khi lên tới hẳn, thì tiếng ca cũng dõ dàng:

Tiếng sấm rền mưa mù u ám

Vượn hú đêm, não ruột tiếng kêu

Gió rì dào lá rụng tiêu điều

Nhớ mong chàng, chia lìa đứt ruột...

Lời ca ngừng thì một giọng nói thanh thoát cũng vang lên:

"Quảng Lăng cô nương hát rất hay! Nhưng nghe nàng hát, hình như không chỉ có lời ca bi thương mà còn có cả tâm trạng bi thương. Không dõ là do quá nhập vai, hay là do lại thực sự đang chia lìa với ai chăng?" Nói xong còn cất tiếng cười nhẹ, về căn bản có thể nói đây là một lời trêu đùa thiện ý.

Câu này vốn thốt ra là có ý đùa vui, nhưng lại lại vào đúng lúc Hoài Vương lên tới nơi. Y vốn đang chẳng hiểu chuyện gì đang diễn ra ở đây, nên lúc lên bắt gặp giọng nói này lại đúng lúc quét mắt tới, chạm nhau với tầm mắt của Quảng Lăng. Hoài Vương theo bản năng nở nụ cười đáp lại nàng, dịu dàng như nước...

Hai má thiếu nữ bỗng nhiên đỏ ửng, ngượng ngùng tránh ánh mắt y, nói:

"Nô gia có lòng mà người không muốn nhận. Người ấy sớm đã có ý trung nhân, kết duyên trọn đời, nào có chỗ cho nô gia ... xen vào."

Nói xong nét mặt nàng thoáng hiện vẻ buồn bã:

"Nô gia hôm nay sức khoẻ không được tốt, xin lui xuống trước, mong các hạ thứ lỗi cho."

Vừa nói nàng vừa xuống lầu, người cầm đàn cũng vội vã theo sau. Quả thật như chốn đại địch. Trước khi đi, nàng vẫn còn lưu luyến quay đầu lại, thoáng nhìn bóng dáng áo xanh ấy.

Theo cái ngoái đầu của nàng người trên lầu liền đổ dồn ánh mắt về hướng y. Hoài Vương chớp mắt, tỏ vẻ vô tội.

Thực tế mà nói, y cũng có làm gì đâu. Chẳng qua là nghe nàng hát vài lần, khen ngợi vài câu, mỉm cười vài cái. Nhìn chung thì chẳng có gì khác so với những kẻ nghe nhạc ngắm mỹ nhân còn lại cả. Còn việc hơn người thì y cảm thấy chỉ có mỗi cái mặt quá mức tuấn lãng và thân thế có chút kinh người thôi chứ đâu.

Cái chớp mắt trong suy nghĩ của y là để chứng minh mình vô can. Nhưng trong mắy những người ngồi ở đây đều tự động xem cái chớp mắt ấy thành ánh nhìn vô tình, không cảm xúc. Thế nên Hoài Vương oanh oanh liệt liệt chở trành một vị công tử thân bí, dung mạo tuấn tú, tính tình lãnh khốc. Hơn nữa đối với nữ sắc vô cùng xa cách chỉ toàm tâm với thê tử đã kết tóc xe duyên.

Ôi! Nếu Hoài Vương mà biết được sẽ rơ tay ngay mà rằng: " Người mà các ngươi vừa nghĩ tới đó tuyệt đối không phải là bổn vương! Thật sự!". Aizz, nhưng đáng tiếc, y không có thuật đọc tâm.

Hoài Vương chọn một chiếc bàn cạnh cửa sổ ngồi xuống. Trong lúc chờ thức ăn được đem lên, Hoài Vương tinh tế quan sát những người trông có vẻ đặc biệt là nhân sĩ giang hồ mà Tam nương nhắc tới. Truyện của Quảng Lăng đã sớm bị y quẳng ra sau đầu.

Đa số thế gia công tử có thể ngồi trên lầu này Hoài Vương đã sớm biết mặt hết, cẳn bản không thể nhận nhầm người. Chỉ còn lại bốn người Hoài Vương chưa từng gặp. Hiển nhiên chính là người y muốn tìm.

Bốn người ngồi chung một chiếc bàn, là hai nam tử và hai nữ tử.

Trong đó có một tiểu cô nương khuôn mặt xinh đẹp như hoa đang mỉm cười, nơi đâug mày cuối mắt đều tràn ngập một nét cười tựa như tinh nhgịch mà lại như diễu cợt. Bên cạnh nàng là một vị cô nương tướng mạo cũng không kém phần xinh đẹp, lại trông có vẻ lớn tuổi hơn một chút.

Hai nam tử còn lại một người mặc áo xanh đội nón lá nhìn khỗng dõ mặt. Người còn lại xem trừng khoảng hai sáu, hai bảy, thân hình cực kì cao lớn, bộ đồ đen vừa vặn cũng không thể nào che hết được luồng sức mạnh tưởng như lúc nào cũng có thể bùng phát của hắn. Dung mạo của y cũng có thể được xem là tuấn tú, sống mũi cao và đôi môi hơi mím lại , toát ra một vẻ anh tuấn tiêu sái đến tột cùng.

Thứ khiến người ta vừa nhìn đã cảm thấy khó quên nhất chính là cái khí độ ung dung, điềm đạm kia, dường như khắp người y đều tràn ngập một sự tự tin không gì sánh được.

Nếu như nói Hoài Vương là phong lưu công tử thì phải miêu tả y cao lớn nhưng không thô kệch, tuấn mỹ những lại không ẻo lả. Thuộc vào hàng công tử thế gia vừa chào đời đã ngậm thìa vàng. Còn người kia có thể xem hắn là một mãnh tướng xa trường, trải qua trăm trận đánh, hành sử phóng khoáng, tính tình ngay thẳng. Đậm chất một kẻ nếm trải xương gió giang hồ.

Hoài Vương thầm suỹ nghĩ mục đích của mấy người này khi tới kinh thành. Đúng lúc này tiểu nhị cũng dọn thức ăn và rượu lên.

Cả ngày hôm nay Hoài Vương chưa gặp một truyện tốt nào, tinh thần uể oải, quả thật có chút đói bụng.

Lúc Hoài Vương đang định lấy khăn tay từ trong ngực thì không biết từ đâu vang lên một tiếng "vút". Thoáng cái đã thấy một chiếc phi tiêu ghim thẳng xuống bàn ăn trước mặt y. Toàn thân Hoài Vương lập tức cứng nhắc. Nếu như không phải y định lấy khăn tay thì phi tiêu này tuyệt đối đã xuyên qua bàn tay y mà đâm xuống bàn rồi.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top