Chương 1:Sơ Lược Đạo Mộ Bút Kí Của Chính Chủ Từ Lỗi (1)
Cốt Truyện:
Vào năm 1952, một nhóm trộm mộ đã tìm được những bản đồ về vị trí của một kho báu thời Chiến Quốc, nhưng trong cuộc chạm trán với một cương thi đã khiến nhóm này gần như chết sạch. Hiện tại, người cháu trai của kẻ sống sót duy nhất, Ngô Tà, phát hiện ra bí mật trong các ghi chú của ông nội mình được gọi là "Đạo mộ Bút ký", trong đó có đề cập kiến thức cả đời của một gia tộc trộm mộ danh tiếng ở Trường Sa, Hồ Nam.
Xuất thân "Phú nhị đại" của một gia tộc từng rất giàu có, Ngô Tà sau khi tốt nghiệp lại mở một cửa hàng buôn bán đồ cổ. Ngày qua ngày, Ngô Tà tưởng rằng cả đời mình sẽ trở nên nhàm chán, không ngờ đến lại phát hiện "Đạo mộ Bút ký" của ông nội cùng vật được lấy ra khỏi cổ mộ kinh hoàng năm đó: Sách lụa Chiến Quốc.
Vì muốn làm một chuyện cả đời mình không hối hận, Ngô Tà cùng với chú ba của mình, Ngô Tam Tỉnh, và một vài tên trộm mộ giàu kinh nghiệm khác, lên kế hoạch tìm kiếm kho báu dựa theo gợi ý của cuốn sách lụa huyền bí này.
Tham gia vào những cuộc phiêu lưu kỳ bí trong 8 tập truyện, Ngô Tà dần làm sáng tỏ những bí ẩn đã bị ẩn dấu hàng thiên niên kỷ, thế giới quan ngây thơ của anh sụp đổ khi phát hiện ra những người xung quanh không giống như những gì họ thể hiện.
☺️☺️☺️☺️☺️☺️☺️☺️☺️☺️☺️☺️☺️☺️☺️
Bố Cục Sách:
Quyển 1: Thất tinh Lỗ vương cung (七星鲁王宫) và Nộ hải Tiềm sa (怒海潜沙)
Bước đầu khi Ngô Tà xuống cổ mộ. Lỗ vương cung chứa bí ẩn về một nhân vật tên Lỗ Thương vương thời Chiến Quốc. Tại đây Ngô Tà cũng đã gặp được "Muộn Du Bình" và "Vương Bàn Tử" - hai chiến hữu về sau cùng Ngô Tà vào sinh ra tử. Từ ngôi mộ này dẫn Ngô Tà thám hiểm cổ mộ dưới đáy biển ở Tây Sa, biết được về sự bí ẩn của Uông Tàng Hải cũng như bí ẩn sự mất tích của đoàn thám hiểm Tây Sa hơn 15 năm về trước.
Quyển 2Tần Lĩnh thần thụ (秦岭神树) và Vân Đỉnh Thiên cung (云顶天宫) (Thượng)
Chuyến đi của Ngô Tà cùng bạn nối khố Giải Tử Dương đến Tần Lĩnh. Tại đó Ngô Tà phát hiện một nền văn minh Thanh đồng bị bỏ hoang tại nơi đây. Sau khi trở về, Ngô Tà dò thám được thông tin về một cỗ quan tài huyền bí của Vạn Nô vương nước Đông Hạ. Căn cứ theo quyển trước, Uông Tàng Hải đã xây "Một cung điện trên mây" dành cho vị Quốc vương của quốc gia bí ẩn này
Quyển 3Vân Đỉnh Thiên cung (云顶天宫) (Hạ) và Xà chiểu Quỷ thành (蛇沼鬼城) (Thượng)
Sau khi chứng kiến bí ẩn về Vân Đỉnh Thiên cung và cánh cửa bằng Thanh đồng to lớn, Ngô Tà được đội ngũ của Cầu Đức Khảo đem trở về. Đi cùng là người Chú ba đã mất tích nhiều tháng.
Sau khi chờ Chú ba tỉnh lại, Ngô Tà có một cuộc nói chuyện dài hơi, được hé lộ thân phận chủ nhân ngôi mộ dưới đáy biển ở Tây Sa, cũng như chân tướng vụ việc Giải Liên Hoàn chết. Nhưng đó có phải là sự thật?
Quyển 4 Xà chiểu Quỷ thành (蛇沼鬼城) (Thượng và Trung)
Sau khi nói chuyện cùng Chú ba, Ngô Tà tiếp tục được dẫn dắt bởi một bưu kiện có đoạn băng bí ẩn, kích thích cậu đến Viện dưỡng lão ở Thanh Hải, từ đó cậu được tiếp xúc về khái niệm 『"Nó"』, manh mối của một tòa thành cổ ở vùng Tây Vực được gọi là Tháp Mộc Đà. Ngạc nhiên thay, người gửi cho Ngô Tà manh mối này chính là Trần Văn Cẩm - thành viên của đội khảo cổ Tây Sa đã mất tích. Một phần cam go của Ngô Tà khi khám phá ra thành cổ của Tây Vương Mẫu quốc - một quốc gia cổ đại theo chế độ nô lệ từng hưng thịnh ở Tây Vực. Cũng trong phần này, Ngô Tà dần biết được bí ẩn to lớn thời Thượng cổ, đều xoay quanh những tập tục cổ xưa của Tây Vương Mẫu quốc.
Quyển 5 Xà chiểu Quỷ thành (蛇沼鬼城) (Hạ) và Mê hải Quy sào (谜海归巢)
Tiếp tục là câu chuyện ở Tây Vương Mẫu quốc, Ngô Tà phát hiện đội ngũ của Chú ba bị giết một cách khó hiểu, nhưng chung quy vẫn không tìm được thi thể của Chú ba. Sau khi gặp được Trần Văn Cẩm, Ngô Tà được tiết lộ bí ẩn Tây Sa năm ấy, cũng như chân chính hiểu được nền văn minh kỳ lạ của Tây Vương Mẫu quốc khi tôn thờ các loại ngọc, đỉnh điểm là tảng thiên thạch được cất giấu kỹ trong phần đáy của tòa thành cổ xưa này.
Quyển 6 Âm sơn Cổ lâu (阴山古楼) (Hạ) và Cung lung Thạch ảnh (邛笼石影)
Trở về từ Tây Vương Mẫu quốc, Ngô Tà giúp Muộn Du Bình lấy lại ký ức đã mất. Cả nhóm đi đến Ba Nãi thuộc Thập Đại Vân Sơn, dần thu thập được tung tích còn sót lại của đội khảo cổ Tây Sa. Cuối cùng khi thám hiểm cái Hồ ma giữa lòng núi, ngay giữa trại làng của dân tộc Dao, Ngô Tà kinh hãi phát hiện một quần thể Đại viện cổ lâu theo phương thức người Hán. Liên tiếp, Ngô Tà phát hiện những thứ kinh khủng, như lệ táng Người sắt và Hiến tế người sống, Tượng Lôi vương cùng Ảnh ảo trong thạch đá. Tất cả đều khiến Ngô Tà sợ hãi. Bên cạnh ấy, manh mối về "Nó" vẫn mơ hồ ẩn hiện.
Quyển 7Cung lung Thạch ảnh (邛笼石影)
Trở lại Bắc Kinh, Ngô Tà cùng hậu nhân của Cửu Môn đụng phải hội đấu giá, bởi vì không hiểu biết mà chọn phải "Điểm Thiên đăng", Ngô Tà cùng Vương Bàn Tử và Muộn Du Bình phải dùng biện pháp mạnh để thoát ra khỏi đó. Cũng trong dịp này, Ngô Tà gặp lại người bạn thuở nhỏ là Giải Vũ Thần cùng Hoắc Tú Tú, và cũng từ Tú Tú mà có được nhiều tin chấn động.
Bí ẩn về Hoắc Linh và đội khảo cổ Tây Sa, thân phận không tầm thường của Muộn Du Bình, những bí mật này chồng chất lên nhau, rốt cuộc đội khảo cổ ấy đã thực hiện chuyện gì, vướng vào chuyện gì mà lại tạo liên hoàn rắc rối như vậy?! Vì muốn giải được toàn bộ đáp án, Ngô Tà lại kết hợp cùng Hoắc gia đi vào Trương gia Cổ lâu ở dưới Hồ ma. Muộn Du Bình đi theo Hoắc lão thái đi vào, đột nhiên bặt vô âm tính. Giữa lúc ấy, tin tức Chú ba mất tích khiến gia sản tại Trường Sa lâm vào bế tắc. Một mớ hỗn loạn liên tiếp diễn ra.
Quyển 8Đại kết cục (大结局)
Ngô Tà dùng dịch dung mang lên mặt nạ Chú ba, chỉnh đốn lại sản nghiệp của Chú ba mình tại Trường Sa. Sau đó cùng Bàn Tử, Giải Vũ Thần và Phan Tử, Ngô Tà đụng độ đội viên của Cầu Đức Khảo, thâm nhập vào sâu trong tòa Cổ lâu dưới Hồ ma. Đấy là Trương gia Cổ lâu, cũng tại đây Ngô Tà nhận thức được thân phận to lớn của Muộn Du Bình, hay còn gọi Trương Khởi Linh. Khám phá Trương gia Cổ lâu, Ngô Tà cùng đám Bàn Tử và Giải Vũ Thần bị chia tách, đụng độ những sinh vật huyền bí ăn người tên Mật Lạc Đà. Bọn họ rốt cuộc có thể giải cứu đám người Hoắc gia và Muộn Du Bình hay không? Ai là người đang ở dưới tầng hầm nhà Chú ba? Bức thư mà kẻ ấy để lại có nội dung gì?
☺️☺️☺️☺️☺️☺️☺️☺️☺️☺️☺️☺️☺️☺️
Thực thể
Huyết thi (血屍)Đây là một loại cương thi (tiếng lóng dùng là "Bánh tông" 粽子), nhưng so với cương thi bình thường thì lợi hại hơn nhiều. Nguyên nhân có loại cương thi này là khi bị Thi biệt vương chạm phải, hoặc là ăn viên Linh đan có Thi biệt vương nhưng không được lột da trong lớp áo ngọc. Loại cương thi máu này mình đồng da sắt, trước mắt chỉ có Trương Khởi Linh cùng Hắc Hạt Tử là từng đẩy lui được. Trong truyện thiết kế, khi khám địa chất, nếu dùng xẻng Lạc Dương xúc đất có hiện tượng thấm máu nền đất, tức khắc biết được trong mộ có Huyết thi.
Thi biệt (尸蹩)Một loại côn trùng lưỡng cư chuyên ăn xác chết, thân thể màu xanh đen, riêng Thi biệt vương (尸蹩王) có màu đỏ như máu. Thân thể của Thi biệt vương có kịch độc đáng sợ, có thể bay được, hễ khi Thi biệt vương chạm vào người nào thì người đó hóa dần thành Huyết thi. Từ đời Thượng cổ, các quốc gia Tây Vực đem trứng của Thi biệt để ở Hố đầu người, Thi biệt vương sinh sôi trong sọ người mà thành. Tây Vương Mẫu dùng Thi biệt vương làm nhân của Đan dược, khi ăn vào kết hợp ở trong một lớp Áo ngọc (hay bự hơn là Vẫn ngọc Thiên thạch), đợi sau khi lột da, liền có thể cải lão hoàn đồng. Nếu ăn xong viên Đan dược mà không lập tức cộng hưởng Ngọc khí, liền sẽ phát sinh Thi biến. Đội thám hiểm Tây Sa đại đa số đều không kịp vào Vẫn ngọc mà Thi biến, trong đó có Hoắc Linh, chỉ có Trần Văn Cẩm kịp thời đi vào.
Cấm bà (禁婆)Một loại sinh vật nguy hiểm trong cổ mộ tương tự Huyết thi và Thi biệt vương. Truyền thuyết nói về Cấm bà rất phổ biến ở dân tộc thiểu số phía Nam, từ bộ tộc Miêu Dao ở Vân Nam cho đến ngư dân ở Hải Nam trong thực tế, Nam Phái Tam Thúc đem vào tiểu thuyết. Theo câu chuyện thiết kế, đây là một kết quả Thi biến nếu ăn Đan dược Thi biệt vương mà không tiếp xúc bao bọc bởi Ngọc khí. Đặc điểm là mái tóc dài kinh hồn, thân thể tỏa ra một loại Hương khí kì lạ, rất sợ lửa. Trước mắt theo Trần Văn Cẩm suy luận, đại đa số thành viên thám hiểm Tây Sa đều biến thành Cấm bà, trong đó Cấm bà mà Ngô Tà gặp ở Viện an dưỡng tại Cách Nhĩ Mộc chính là Hoắc Linh.
Hải Hầu tử (海猴子)Là một loại thủy quái, hình dạng thân người, có lớp vẩy cứng, sức lực cực lớn. Khi thám hiểm lăng mộ dưới đáy biển, nhóm Ngô Tà đụng độ trong phần "Nộ hải Tiềm sa". Đây là một kết quả khác sau khi ăn Đan dược Thi biệt vương mà không có Vẫn ngọc bảo hộ, tương tự Huyết thi và Cấm bà.Nến Cửu Âm (烛九阴)Xuất hiện trong phần Tần Lĩnh Thần Thụ (秦岭神树), thực chất là một loài rắn độc với kích cỡ cực lớn sống ở thời cổ đại. Đời vua Thuấn người ta bắt thứ này để lấy mỡ làm nến chiếu sáng, người xưa ví nó như rồng, còn gọi là Nến Rồng, mắt của Nến Cửu Âm từ khi sinh ra đã nằm ngang. Con mắt này là bản nhãn (mắt chính), ngoài ra còn có một con mắt khác mọc phía trên tên là âm nhãn. Truyền thuyết ngàn năm nói rằng âm nhãn của Nến Cửu Âm nối liền với địa ngục, chỉ cần bị nó liếc một cái người đó lập tức bị ác quỷ nhập tràng, lâu ngày sẽ biến thành quái vật đầu người mình rắn.
Nhân Diện điểu (人面鸟)Một loại quái vật thời kỳ Cổ đại, được mô tả trong Sơn Hải kinh, mình là chim nhưng mặt của con người. Trong tiểu thuyết, loại quái vật này xuất hiện trong phần "Vân Đỉnh thiên cung", bên trong bụng của những con chim này có những con khỉ không có da chui ra ăn con mồi mà loài chim này tha về. Theo nhóm Cầu Đức Khảo giảng giải cho Ngô Tà, đây là quan hệ cộng sinh: chim săn mồi mà khỉ trong bụng giúp tiêu hóa con mồi.
Cửu đầu Xà bách (九頭蛇柏)Một loại thực vật nhiều dây đằng, tương tự một loại thực vật trong thực tế có tên khoa học là Schefflera actinophylla. Xuất hiện lần đầu trong phần Thất tinh Lỗ vương cung, có thân rất lớn, nhiều dây đằng quấn quanh nạn nhân. Theo "Ngô Tà tư gia Bút ký", đặc trưng sinh thái của loài thực vật này đại khái là: Sau khi giết chết động vật, nó sẽ dựa vào mùi thối rữa thi thể mà dẫn dụ côn trùng tới, truyền bá thụ phấn.
Long Chất (蠪侄)Xuất hiện trong phần ngoại truyện Sa Hải : Sa mãng Xà sào (沙海 :沙蟒蛇巢), là một loài gần giống với hồ ly, thường hay bị nhận nhầm là hồ ly, cực kỳ hiếm gặp. Giống này thường hành động theo đàn chín con, có một con cái,hình thể rất lớn, tám con đực tương đối nhỏ. Chúng nằm trên lưng con cái, cùng nhau hành động, hơn nữa thân thể chúng lại vô cùng dài, đó là lí do Long Chất thường bị cho là có chín đầu, chín đuôi, có rất nhiều người kể rằng đã thấy hồ ly chín đuôi, cũng là bởi vì hiểu sai từ long chất.
Vật thể
Chiến Quốc bạch thư (戰國帛書)Thời cổ đại Chiến Quốc, ngoài việc dùng thẻ tre, người ta còn dùng các loại vải dệt để ghi chép sử liệu, tương đối quý giá. Vật mà Ngô Lão Cẩu lấy từ ngôi mộ cổ Trường Sa là một loại Lỗ Hoàng bạch (魯黃帛) rất quý giá. Khái niệm "Chiến Quốc bạch thư" là có thật, sự kiện Cầu Đức Khảo lừa gạt lấy sách lụa cũng là Nam Phái Tam Thúc dựa vào sự kiện có thật khi một nhà truyền giáo Mỹ là Johu Hadley Cox khai quật được sách lụa ở Hồ Nam và đưa về Mỹ trưng bày.
Xà mi Đồng ngư (蛇眉銅魚)Tổng cộng có 3 con, đều được Uông Tàng Hải bí mật dùng chữ Nữ Chân ghi lại việc mình tham gia sửa sang Hoàng lăng của Vạn Nô vương, biết được bí mật Chung Cực trong cửa Thanh Đồng. Vì hi vọng hậu thế biết được bí mật vĩ đại này, Uông Tàng Hải để 3 con cá vào 3 nơi phong thủy mà ông tự tạo nên, lần lượt là Thất tinh Lỗ vương cung - Tây Sa Hải mộ - Quảng Tây Cổ tháp. Vì tạo hình con cá bằng đồng, trên mí mắt có hàng lông mi được làm thành hình rắn, do vậy được gọi theo tên này.
Quỷ nữu Long Ngư ngọc tỷ (鬼钮龙鱼玉玺)Tức là Ngọc tỷ Long Ngư có đầu núm khắc hình Quỷ. Trong truyền thuyết, Ngọc tỷ này có thể dùng để triệu hoán Âm binh. Thực tế đây là chìa khóa tiến vào cửa Thanh Đồng bên dưới sâu của Vân Đỉnh Thiên cung, có tổng 2 cái. Một cái từng được Khách sạn Tân Nguyệt bán đấu giá, bị Ngô Tà cướp đi. Một cái do Hoắc lão thái thái giữ, rồi trả lại Trương Khởi Linh. Khi Trương Khởi Linh tiến vào cửa Thanh Đồng chịu ải 10 năm, đem 1 cái giao cho Ngô Tà.
Kỳ Lân kiệt (麒麟竭)Một loại thực vật đặc thù, niên đại càng lâu hiệu quả càng lớn, tục truyền đặt ở trên rốn thi thể thì giúp bảo trì xác chết không hư hỏng. Sau khi ăn vào, trong máu sinh ra biến hóa xua đuổi được các động thực vật hoặc thi biến.
Ngọc dũng (玉俑)Một vật ở trong Thất tinh Lỗ vương cung. Chữ "Dũng" là danh từ chỉ đến hình nhân bằng gỗ để chôn theo người chết trong mộ cổ. Có thể hiểu thành "Áo ngọc", bởi vì theo mô tả thì nó được ghép từ những miếng ngọc thành hình như một cái áo giáp. Theo truyền thuyết, loại áo này không chỉ quý vì được làm từ ngọc, mà nó còn có tác dụng "Cải lão hoàn đồng", giúp người mặc nó vĩnh viễn có dung mạo tươi trẻ. Hình tượng loại áo này được Nam Phái Tam Thúc dựa trên .
Ngọc y (玉衣) - một hình thức khâm liệm cao cấp của hoàng gia và quý tộc đời Tây Hán.
Vẫn ngọc (隕玉)Một loại ngọc có xuất xứ từ tảng thiên thạch rất đặc biệt tại Tây Vương Mẫu quốc Cổ thành. Theo như tiểu thuyết nói, thế giới khi ấy có khái niệm về Vẫn ngọc là một loại đá quý, một loại thiên thạch đặc thù, bởi vì tài chất xúc cảm đều tương tự ngọc, nên thường được sử dụng như ngọc, đối với đời Thượng cổ thì đây là một vật cực kỳ trân quý. Cũng theo tiểu thuyết xây dựng, Tây Vương Mẫu đã sử dụng sự phóng xạ từ loại ngọc này thực hiện việc trường sinh, khi ăn Đan dược Thi biệt vương, nếu không ở trong Vẫn ngọc thì sẽ xuất hiện sự thi biến theo thời gian. Ở trong Vẫn ngọc, người ăn Đan dược sẽ tiến vào trạng thái ngủ đông, trải qua khoảng thời gian rất dài từ từ lột da rồi mới dần có thể tái sinh.
Thanh Đồng môn (青銅門)Cánh cửa bằng chất liệu Đồng điếu cao cỡ mấy chục mét nằm sâu dưới Địa cung của Vân Đỉnh Thiên cung. Bên trong cánh cửa này có thứ được gọi là 『Chung Cực; 終極』, tức kết thúc của vạn vật. Gia tộc họ Trương ở Trường Bạch Sơn chính là có nhiệm vụ bảo vệ bí mật của cánh cửa. Ở phần "Tạng Hải Hoa" tiết lộ, người Trương gia còn sử dụng chất Đồng điếu đặc biệt để tạo ra rất nhiều cửa Thanh Đồng khác trên nhiều nơi khác nhau, mục đích nhằm đánh lạc hướng những ai tò mò về Chung Cực đằng sau cánh cửa lớn nhất tại Vân Đỉnh Thiên cung.
Địa danh
Thất tinh Lỗ vương cung (七星魯王宮)Là cổ mộ đầu tiên mà Ngô Tà đi cùng Chú ba Ngô Tam Tỉnh xuống. Chủ mộ là Lỗ Thương vương thời nước Lỗ.
Tây Sa Hải mộ (西沙海墓)Là cổ mộ thứ hai mà Ngô Tà đi xuống, nhưng lại là cổ mộ đầu tiên mà Ngô Tà khám phá mà không có Chú ba. Mộ riêng mà Uông Tàng Hải xây dựng cho mình, giấu một miếng Xà mi Đồng ngư. Nơi đây cũng là nơi mà đoàn khảo sát Tây Sa mất tích.
Quảng Tây Cổ tháp (廣西古塔)Một bảo tháp ở Quảng Tây, có cấu trúc kiểu Kính Nhi cung (鏡兒宮). Nơi đây là nơi Trần Bì A Tứ đem ra được con Xà mi Đồng ngư cuối cùng.
Vân Đỉnh Thiên cung (雲頂天宮)Tọa lạc ở vùng Trường Bạch Sơn, giáp với ranh giới Triều Tiên. Đây là mộ địa của Vạn Nô vương (万奴王) - một thủ lĩnh Đông Hạ có hình thù kỳ quái, cả thân tỏa ra mấy cánh tay nhìn như Thiên thủ Quan Âm (千手观音). Theo như Uông Tàng Hải ghi lại trên Xà mi Đồng ngư, Vạn Nô vương đều thay các đời không phải là cha truyền con nối, mà khi Vạn Nô vương tiền nhiệm chết đi, từ cánh cửa Thanh Đồng bò lên một Vạn Nô vương khác.
Tây Vương Mẫu quốc (西王母國)Một quốc gia từng xưng bá ở Tây Vực, ước đoán có tận từ thời Viêm Đế - Hoàng Đế. Văn hóa đặc biệt quái dị khi thờ rất nhiều rắn độc và lấy khai thác thiên thạch để làm ngọc.
Tọa lạc ở Tháp Mộc Đà (塔木陀) thuộc Lòng chảo Tarim, chỉ khi mưa xuống mới có đường dẫn vào.Trương gia Cổ Lâu (張家古樓)Tỏa lầu cổ 8 tầng của gia tộc Trương gia tại Trường Bạch Sơn, nơi an táng toàn bộ gia tộc họ Trương. Tòa cổ lâu tọa lạc dưới Hồ ma của làng Ba Nãi - một ngôi làng người Dao bên sườn Thập Vạn Đại Sơn. Bên cạnh địa điểm kỳ ảo ẩn dưới một cái hồ rộng, Trương gia Cổ lâu còn chứa bí mật về việc được dựng lên bởi "Dạng thức Lôi" (樣式雷) - một kiểu kiến trúc hết sức đặc biệt do gia tộc Lôi thị sáng tạo, một gia tộc chuyên về kiến trúc và vốn chỉ phục vụ riêng cho Hoàng triều Đại Thanh.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top