Triệu Đà

Triệu Đà là ai?

Nhiều người buông một câu rất bất cẩn "Suy cho cùng tổ tiên chúng ta đều là người Trung Quốc". Hoàn toàn không phải như vậy.

Lịch sử là thế này.

Mỗi khi mực nước biển xuống thấp là nước đóng băng ở hai cực trái đất, và vì thế lượng mưa giảm và gây ra hạn hán. Cứ mỗi lần hạn hán như thế các loài tìm cách di cư đi tới những vùng dễ sống hơn.

80 nghìn năm về trước có một thời điểm mực nước biển rất thấp, loài người thông minh là tổ tiên trực tiếp của loài người hiện nay đã vượt được biển ra khỏi châu Phi để di cư vào lục địa Á-Âu. Trong bảng tuần hoàn Mendeleev hai nguyên tố kim loại hóa trị 1 là Na và Ka đứng gần nhau. Chúng có tính chất hóa lý gần giống nhau, các Ion Natri và Kali có thể thay đổi vị trí cho nhau trong các hợp chất hóa học. Tỷ lệ Ion Natri và Kali chính là cơ sở để não người dùng làm bit nhớ. Như thế loài người là động vật thông minh không thể sống thiếu muối. Do gia súc chỉ mới được thuần hóa từ 7000 năm về trước, và vì chỉ có thể sử dụng gia súc để thồ hàng, nên các cuộc di cư tạo thành các vệt dân cư ổn định theo các con đường vào sâu trong lục địa xa biển chỉ có thể có sau 7000 năm về trước. Vì vậy sự di cư của loài người chỉ có thể diễn ra bằng thuyền dọc theo bờ biển để tới định cư ở các cửa sông, nơi vừa có thể bắt được các loài cua ốc làm thức ăn, vừa có nước ngọt để uống. Khoảng 20 nghìn năm về trước mực nước biển thấp hơn ngày nay 120m. Vịnh Hạ Long có độ sâu trung bình khoảng 70m, từ 20 nghìn năm về trước loài người tiền sử này đã định cư ở vùng mà nay là Vịnh Hạ Long, dọc theo con sông Hồng. Sông Hồng ngày ấy chảy ra tận phía gần quần đảo Hoàng Sa. Nơi đây ngoài lợi thế về nước ngọt và tôm cua ốc cá dễ bắt, còn có các họ cây thuộc loại vả cung cấp đường và tinh bột.

Thời tiết ấm dần mực nước biển dâng cao, cư dân Hạ Long tiền sử di cư dần lên vùng cao. Một phần cư dân tiền sử sống ở đồng bằng Hạ Long di cư về phía Bắc tới các vùng nay là Quảng Đông Quảng Tây, họ là cư dân Bách Việt. Khoảng 10 nghìn năm về trước mực nước biển đã dâng cao thêm 70m, nhần chìm đồng bằng hạ Long xuống dưới làn nước biển, nhưng phần đồng bằng Bắc Bộ như chúng ta thấy ngày nay thì vẫn khô ráo. Như thế Bách Việt và chúng ta cùng thuộc một chủng người ở đồng bằng Hạ Long, nhưng có văn hóa khác nhẳn nhau vì đã chia tay nhau từ 10 nghìn năm về trước. Điểm khác biệt đầu tiên về văn hóa là hệ lụy của việc "Khác với vùng đất ở đồng bằng Bắc Bộ, nơi cái ăn có thể tìm thấy quanh năm; cư dân sống ở vùng Quảng Đông Quảng tây tới mùa đông không có cái ăn, họ sẽ gây chiến giết người để cướp đồ ăn!". Giao thông cũng khác, ở vùng đồng bằng Bắc Bộ giao thông bằng thuyền, ở vùng ôn đới Quảng Đông Quảng Tây giao thông bộ. Khoảng 3000 năm về trước cư dân Bách Việt trải qua chế độ chiến hữu nô lệ, nhưng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thì không. Chế độ chiếm hữu nô lệ đã thúc đẩy kinh tế phát triển, và vì thế từ 3000 năm về trước cho tới tận đầu Công Nguyên cư dân Bách Việt di cư tới Việt Nam có được các lợi thế như có chữ viết, biết được nhiều công nghệ sản xuất, và biết thương thuyết làm ăn kinh doanh buôn bán.

Nhiều nhà nghiên cứu cố công đi tìm nguồn gốc chữ viết Việt. Trên thực tế chữ viết được hình thành một cách tự nhiên ở mọi dân tộc, chủ yếu là từ nhu cầu tâm linh. Thủa ban đầu đó chỉ là các ký hiệu để linh hồn tìm được đường hồi sinh. Hệ thống ký hiệu này cũng chỉ giới hạn ở tầng lớp thày Mo thày Cúng, không mang tính xã hội vì không có nhu cầu. Chính việc chiếm hữu nô lệ đem lai sản xuất và lưu thông hàng hoá là tiền đề thúc đẩy việc sử dụng ngôn ngữ viết.

Vùng Bắc Việt Nam bị bao bọc bởi các dãy núi cao hàng nghìn mét, rộng hàng trăm kilomet với nhiều loài thú dữ ăn thịt, chính vì thế cho tới tận đầu Công Nguyên, hầu như không thể có các cuộc di cư lớn nào từ Bách Việt tới vùng này. Để có thể thấy được rõ hơn sự thật, vào đầu Công Nguyên dân số cư dân sống tại đồng bằng Bắc Bộ đã lên tới hơn 700 nghìn người. Các cuộc di cư nhỏ lẻ vài trăm người dọc theo bờ biển bị đồng hóa văn hóa và do trước đây họ cùng một gốc Gen mà họ hòa đồng vào thành một dân tộc duy nhất.

Như thế tất cả cả các dòng họ khác nhau, Hồ, Ngô, Lý, Lê, Trần,.. chúng ta đều cùng thuộc một dân tộc với hệ gen thuần nhất và với với nền văn hóa kế thừa từ văn hóa Gò Đống ở đồng bằng Hạ Long 20 nghìn năm xưa.

Cư dân Bách Việt di cư tới Việt Nam biết cách thương thuyết và làm ăn buôn bán nên họ thu phục được các làng xóm Việt để chống lại sự đô hộ của ngoại bang. Phải mãi tới tận thế kỷ thứ 9, các chính quyền Việt Nam mới chính thức sử dụng chữ viết trong hành chính. Trước đó thì người Việt chỉ có tên để phân biệt trong làng chứ không có nhu cầu về họ tên. Khi giành được độc lập và phải có tên để quản lý, thì hầu như người dân Việt lấy họ theo họ các đời vua. Chính vì thế mà cộng đồng người Việt có cảm giác là dân di cư từ Bách Việt tới.

Các dãy núi phía Bắc Việt Nam và cả Sông Hồng được sinh ra từ sự va chạm lục địa, và vì thế mà nơi đây là vùng đất rất giàu tài nguyên cùng với khoáng sản lộ thiên. Chính vì thế từ 3000 năm về trước cư dân sống ở vùng đồng bằng Hạ Long di cư lên các vùng mà nay là đồng bằng Bắc Bộ có được cuộc sống tốt hơn, do họ có thể trồng trọt được nhiều loại cây cối hoa màu lương thực tươi tốt quanh năm. Do điều kiện tự nhiên Gò Đồi ổn định trong suốt 20 nghìn năm qua mà văn hóa Gò Đồi là thứ văn hóa ổn định. Chính đây là yếu tố văn hóa khiến cho ngôn ngữ Việt là một trong những ngôn ngữ giao tiếp có khả năng mô phỏng tự nhiên cũng như tư duy rất tốt.

Như thế không phải chúng ta là có gốc Bách Việt. Chúng ta là hậu duệ của cư dân sống ở đồng bằng Hạ Long 20 nghìn năm trước đây. Khi nước biển dâng cao họ đã di tản vào các vùng núi, và khi đồng bằng được phù sa sông Hồng bồi rộng ra thì một bộ phận đã di cư xuống vùng đất mới. Cư dân ở lại vùng núi là người Mường, và chúng ta, những người di cư tới vùng đất mới ở đồng bằng là người Kinh. Các dân tộc khác di cư tới Việt Nam trong quá trình di cư tự nhiên với tốc độ 300km cho 1000 năm. Người Thái và Tày khoảng thế kỷ thứ 7, và theo như nghiên cứu của anh Mai Thanh Sơn, người Mông là khoảng thế kỷ 17.

Để hiểu sâu hơn chúng ta đi phân tích văn hóa Việt Nam. Cái tên Việt Nam cũng không phải do chúng ta tự đặt, đấy là cách mà người Phương Bắc sử dụng chữ Hán để viết về Bách Việt ở phương Nam. Sự hiểu biết về địa lý vào thời 3000 năm về trước chưa đủ để xác định được vùng đất mà nay là Việt Nam, bởi khi ấy gần như toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ chưa có, nó là vịnh nông bị nước biển bao phủ.

Rất nhiều nhà thông thái Việt Nam sử dụng cổ sử Trung Quốc để lập luận suy diễn cố tìm ra sự thật, nhưng họ không hề hiểu là các quyển cổ sử ấy là không có. Hay nói một cách đúng hơn những thứ mà chúng ta vẫn coi là sự thật thì đều là các tác phẩm bịa ra từ những tư liệu được viết bằng chữ Hán Cổ. Những chữ Hán Cổ này, được viết trên các thanh tre và cứ sau một thời gian bị mối mọt thì phải sao chép lại. Quá trình "tam sao thất bản" đã để lại các chữ vô nghĩa đã đành mà ở các thời đại khác nhau các con Hán tự cũng không có nghĩa duy nhất. Vì thế các Cổ Hán Thư đều là các tác phẩm suy đoán giải mã các ký hiệu từ các các thẻ tre và được soạn ra để phục vụ cho mục đích chính trị. Những sự kiện có trong tư liệu được cho là Hán Cổ như Sử Ký Tư Mã Thiên được viết ra dựa theo các sự kiện truyền thuyết từ 2000 năm trước khi Tư Mã Thiên ra đời. Đối với Hậu Hán Thư cũng thế. Đó là tập hợp các sự kiện mà được được Phạm Bằng viết lại sau những 500. Hơn thế nữa khái niệm về Trung Quốc như một quốc gia cũng chưa hề có để mà nói về chủ nhân của Cổ Hán Thư và về việc đô hộ Việt Nam. Như thế các dữ liệu có trong Cổ Hán Thư chỉ là các tư liệu đối sánh, không thể là tư liệu đáng tin cậy. Các tài liệu cổ sử Việt Nam được soạn ra từ Cổ Sử Trung Quốc cũng ở trạng thái tương tự.

Chúng ta tìm lại lịch sử bằng một cách khác.

Mực nước biển dâng cho tới khoảng 6000 năm về trước thì dừng lại và giữ nguyên như vậy cho tới tận ngày nay. Khoảng 6000 về trước bờ biển đi vào tới tận Phú Thọ, ven theo chân dãy núi Tam Đảo và vùng Hòa Bình. Đồng bằng Bắc Bộ cũ bị nhấn chìm dưới mực nước biển. Mỗi năm các hệ thống sông lấy đi từ các vùng đồi núi Việt Nam khoảng 100 triệu tấn phù sa, khoảng 75 triệu mét khối đất bồi xuống vùng trũng và lấp dần vịnh biển. Cứ mỗi năm phù sa bồi thêm khoảng 5mm khiến cho đồng bằng Bắc Bộ cũ bị nằm ở dưới lớp đất phù sa. Lớp phù sa này sâu dần từ Phú Thọ ra đến bờ biển. Khoan thăm dò cũng đã tìm thấy dấu vết của thực vật ở đồng bằng Bắc Bộ cũ này.

Xét về mặt cấu trúc thì toàn bộ đồng bằng Bắc bộ và cả vùng đáy vịnh Hạ Long nay là do phù sa của sông Hồng bồi đắp từ nhiều triệu năm về trước bồi mà thành. Dòng phù sa ra tới biển thì gặp dòng Hải Lưu chảy ngược chiều kim đồng hồ đẩy trở lại vón thành các gò. Cứ mỗi khi mùa mưa là nước các con sông đổ về làm tràn ngập khắp mọi nơi và đưa phù sa về bồi cho các vùng đất cao thêm. Trên gò có cây mọc. Gió thổi bụi quẩn vào chỗ có các cây bụi khiến cho gò đất cao dần lên. Tại những nơi cao nhất thường là nơi chim đậu, chúng tha các loại quả về ăn và những nơi cao nhất trên gò thường là nơi có cây thuộc loại vả, như đa, sung,... Trên các gò cao nước ngọt tự chảy quanh năm này có người sinh sống. Cuộc sống trên các gò có nước ngọt chảy quanh tạo ra văn hóa gò đống. Văn hóa Gò Đống khác hẳn với văn hóa vùng núi hay vùng thảo nguyên. Tại nơi cao nhất của gò là nơi ngôi nhà đầu tiên được dựng lên, đó chính là đình làng về sau. Đình là nơi những người đầu tiên tới định cư tại gò, nên đấy là nơi tổ tiên của làng. Đình là nơi hội họp để đưa ra các quyết định chung. Đình luôn gắn với cây Đa vì đình được dựng nơi cao nhất của gò. Giếng đình chính là giếng nước của ngôi nhà đầu tiên, nó được bảo vệ sạch sẽ tránh nước mưa hay nước lụt tràn vào. Khi cư dân trở nên đông đúc hơn họ sống dọc theo các con đường tới đình, vừa tiện để lấy nước dùng và tiện để tới đình. Như thế đối với người Việt thì "mọi con đường đều tới Đình Làng". Phương thức sản xuất Gò Đống nặng về hái lượm. Thức ăn có quanh năm và dễ kiếm. Cư dân Gò Đống đánh bắt tôm cua cá ngay tại các vùng nước chảy quanh. Các cây họ vả trên gò cung cấp lương thực.

Do được phù sa bồi mà vịnh đồng bằng Bắc Bộ trở nên nông dần. Phù sa khiến cho bờ biển lấn dần ra và biển hẹp lại thành con sông Hồng. Cứ 1000 năm thì cửa sông Hồng ra biển lại chạy dần ra xa 45km. Khảo cổ học cho thấy tính liên tục của các tầng văn hóa từ nhiều nghìn năm về trước, chứng tỏ sự hình thành tự nhiên của cư dân bản địa, không phải là sự di cư từ nơi khác tới. Vào khoảng 7000 năm về trước, nơi đây đã xuất hiện các giống cây trồng và vật nuôi. Phương thức sản xuất chuyển sang chăn nuôi trồng trọt. Cho tới tận đầu Công Nguyên thì phương thức sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ vẫn mang nặng tính Gò Đống. Nơi đấy, tuy không trải qua thời kỳ chiếm hữu Nô Lệ nhưng quan hệ Gò Đống trên thực chất là một thứ nô lệ trá hình.

Vào khoảng thế kỷ 12 cho tới thế kỷ 18 mực nước biển xuống thấp khoảng 0.5m, như thế đủ để lượng nước mưa ít hơn, mực nước sông thấp hơn khoảng 2m khiến cho một vùng đầm lầy rất lớn ở đồng bằng Bắc Bộ ngày nay trở nên khô ráo. Lương thực vì thế làm ra được nhiều hơn, dân số tăng nhanh hơn. Đây là thời kỳ dân tộc Việt Nam trở nên hùng mạnh hơn. Nhà Trần chẳng những đánh thắng quân Nguyên Mông, mà các triều đình về sau cũng đã thu phục được nhiều quốc gia mở rộng bờ cõi về phía Nam. Sau khi đánh thắng quân Nguyên, các Vua Trần đưa ra quyết định viết sử dân tộc. Rất nhiều tích cổ của Bách Việt được du nhập và vật thể hóa thành tài sản lịch sử của Việt Nam. Một trong số các tích sử ấy là Triệu Đà.

Khoảng năm 250 trước Công Nguyên công nghệ luyện kim sắt xuất hiện ở vùng dọc sông Hoàng Hà. Sắt cho phép làm ra vũ khí và trục cho xe kéo, nó là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế và dẫn tới các cuộc chiến tranh chiếm đoạt mà Trung Quốc gọi là thống nhất đất nước. Điểm cao là cuộc chiến tranh do Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN. Triệu Đà là võ tướng theo lệnh Tần Thuỷ Hoàng, làm đường vượt qua dãy Ngũ Lĩnh, dẫn quân đánh chiếm lãnh thổ của các bộ tộc Bách Việt bao gồm vùng Quảng Đông, Quảng Tây.

Các sử gia Trung Quốc và Việt Nam cho rằng Triệu Đà có biết đến và đánh chiếm cả Bắc Việt Nam. Trên thực tế không như vậy. Phương thức sản xuất mà Triệu Đà thực hiện là chế độ chiếm hữu Nô Lệ. Vì thế việc tiến đánh Bách Việt là không dễ, không thể không vấp phải sự kháng cự, nhất là khi Triệu Đà không còn có được sự hỗ trợ về mặt quân sự của nhà Tần. Triệu Đà đánh chiếm Bách Việt là năm 50 tuổi. Các tính toán cho rằng Triệu Đà sống lâu 120 tuổi, tuy nhiên đó chỉ là suy diễn. Việc ăn uống chơi bời trác táng khó mà có thể duy trì được quá được 100 tuổi. Cho dù là Triệu Đà có thể sống lâu nhưng tuổi thọ trung bình của người thường vào thời gian ấy chỉ khoảng chưa tới 50 tuổi. Họ sẽ chết không phải vì đói rét thì cũng vì bệnh tật. Như chúng ta đã lưu ý ở trên văn hóa Bách Việt là thứ văn hóa chém giết chứ không đơn giản là thần phục. Cứ cho là binh lính của Triệu Đà khi tiến quân đánh Bách Việt có tuổi là 20, thì với thời gian 30 năm, với một lượng quân lính người ngựa ít ỏi, và với sự khác biệt văn hóa, thì Triệu Đà không đủ khả năng để bình định một vùng đất rộng lớn Quảng Đông và Quảng Tây. Hiển nhiên là Triệu Đà phải tìm cách hòa hoãn để tồn tại cho bản thân. Như thế trong cả cuộc đời còn lại của mình Triệu Đà không thể biết đến mảnh đất mà nay là Việt Nam.

Lịch sử nên được soi dọi bằng khoa học. Phần đất nay là đồng bằng Bắc Bộ khi xưa là khu vực Gò Đống có nước chảy quanh. Cư dân nơi đây đi lại bằng thuyền. Bởi bao quanh làng là ruộng nước việc tiến quân đánh chiếm nhanh bằng ngựa là không thể. Khả năng tác chiến lâu dài không dễ bởi không có đủ lương thực, ngoài ra lạ nước và các bệnh nhiệt đới truyền nhiễm sẽ làm cho quân sĩ của Triệu Đà, những người vùng ôn đới, bị bệnh mà chết dần. Người dân địa phương đã thích nghi, hơn thế có thể chạy rút vào đầm lầy, vào rừng núi nhiều ngày mà không sợ chết đói.

Vùng đất này 2500 năm về trước chẳng những là đầm lầy mà tới tận thế kỷ 16 rừng còn bao phủ cả tới tận khu vực Hồ Tây. Nơi đây 2500 về trước chỉ có các gò đống với đình làng là một thứ chính quyền phân tán, không dễ để đội quân Viễn Chinh có thể áp đặt sự thống trị. Đặt giả sử như Triệu Đà có tiến đánh và đặt được ách thống trị lên mảnh đất này thì hiển nhiên chế độ chiếm hữu nô lệ đã được thiết lập. Và văn hóa Gò Đống đã không còn mà thay vào đó là thứ văn hóa như một bản sao của Bách Việt. Khảo cổ học mới chỉ tìm thấy dấu vết của tiền vào thế kỷ thứ 3 sau Công Nguyên, chưa tìm thấy dấu vết của tiền trước Công Nguyên. Như thế cư dân khu vực này vẫn chưa hề trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ, chưa có sản xuất hàng hóa. Cho tới tận ngày nay cư dân ở đây vẫn tuân thủ một thứ văn hóa không chấp nhận sự đô hộ. Thậm chí cái gốc văn hóa Gò Đống được hun đúc nâng tầm lên thành văn hóa Làng Xã và còn lưu lại cho tới tận ngày nay.

2200 năm về trước, đồng bằng Bắc Bộ khi ấy phần lớn là đầm lầy. Nơi đây chẳng những không dễ tiến quân mà cũng không hề có một con đường nào đi qua được biên giới Việt Nam. Được bao bọc bởi rừng núi đầy thú dữ, cùng các dãy núi cao cả vài kilomet, dài nhiều nghìn kilomet và rộng hơn 500km việc tiến quân là không thể. Còn nếu như có một đội quân nhỏ tiến đến được Việt Nam thì không thể gây chiến với tất cả các làng xã Việt. Vậy nói đúng hơn, sự hiểu biết của Triệu Đà về Việt Nam cũng chỉ giới hạn như Bách Việt, và chưa bao giờ có sự đô hộ của Triệu Đà lên mảnh đất mà nay là Bắc Việt Nam. Cổ sử Trung Quốc một vài yếu tố suy diễn cho rằng Triệu Đà có sử dụng quà cáp biếu xén để lấy lòng các tộc trưởng và các tộc trưởng này chấp nhận quy phục Triệu Đà. Trên thực tế đó chỉ là những vùng đất Quảng Tây ở phía Bắc Việt Nam, nơi ấy lạc hậu và Triệu Đà có khả năng tiến quân đánh chiếm. Không có một chứng minh thuyết phục nào cho thấy các vùng đất với tên gọi như thế là ở Việt Nam ta ngày nay. Trên thực tế bờ biển Việt Nam xưa là cảng biển trong khu vực. Một vài thập kỷ trước Công Nguyên, Phật Giáo nguyên thủy đã du nạp vào khu vực này với dãy các di tích Chùa Cổ. Cư dân các vùng ven biển phía Bắc vùng Quảng Ninh và Quảng Tây vẫn có giao lưu tự nhiên bằng thuyền ven biển. Sự giao lưu này đã có từ 20 nghìn năm về trước, và vì thế những thứ mà Triệu Đà cho là quà cáp thì không phải là những thứ đủ để hấp dẫn.

Hơn thế những đồ Đồng niên đại Đông Sơn 2500 năm về trước được tìm thấy ở trên mảnh đất Việt Nam lại là những sản phẩm đẹp nhất, tinh sảo nhất mà không một nơi nào có được. Như thế khái niệm quà cáp của Triệu Đà chỉ là sự suy diễn hoang tưởng. Đặt giả sử như Triệu Đà có sử dụng quà cáp để hối lộ được các thủ lĩnh, mà chúng ta tạm gọi là các Lạc Tướng, Lạc Hầu thì mục tiêu của việc này chủ yếu để Triệu Đà được yên thân, hoàn toàn không thể dùng vài ba thứ quà cáp để bắt một dân tộc phải làm nô dịch. Từ đặc điểm văn hóa mà suy, cư dân Việt Nam cho tới tận ngày nay nhu cầu ăn hối lộ ngày càng lớn và việc nhớ tới trách nhiệm của việc ăn hối lộ thì gần như không có. Vậy nên việc tin vào mấy thứ quà cáp Triệu Đà là lố bịch.

Như chúng ta đã lưu ý, việc nhìn nhận lại lịch sử phải trong khuôn khổ khoa học. Trước khi Tần sai Triệu Đà đánh chiếm thì vùng đất Quảng Đông và Quảng Tây, thì những vùng đất này là không bị phương Bắc gây sự. Nguyên nhân là do đây là những vùng đông dân và có kinh tế phát triển. Sở dĩ Triệu Đà đánh chiếm được các vùng đất này là do họ có được công nghệ luyện kim sắt. Tuy vậy sự chống cự là khủng khiếp. Điều này thì có thể thấy được từ sự thật lịch sử đó là việc Hán Quang Vũ Đế đã phải thực thi chính sách giải phóng Nô Lệ -- mà nguyên nhân sâu xa là tìm mọi cách để làm suy yếu chính quyền chư hầu đương thời. Hán Quang Vũ Đế sinh vào đầu Công Nguyên, sống thọ 60 tuổi. Như thế cho tới tận đầu Công Nguyên với công lao của Hán Quang Vũ Đế, việc Hán Hóa các vùng Bách Việt mới được thực hiện. Vậy thì không thể có việc Triệu Đà tiến đánh Việt Nam. Sự thay đổi phương thức sản xuất từ Nô Lệ sang Phong Kiến khiến cho Trung Quốc trở nên hùng mạnh. Việc này đã đưa đến hệ lụy là các vùng như Việt Nam khi ấy cũng bị ảnh hưởng. Như chúng ta đã biết do việc người dân có thể tự sống, và môi trường gò đồi không đủ rộng để thực hiện việc chiếm hữu Nô Lệ, vì thế mà ở Việt Nam không trải qua thời kỳ chiếm hữu Nô Lệ. Tuy nhiên quan hệ con người trong làng quá ràng buộc cũng là một thứ nô lệ trá hình. Chính vì thế mà, do tính ưu việt của phương thức phong kiến mang lại, đã khiến cho tới tận 500 năm sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng hầu như không có một cuộc kháng cự nào nổi dậy chống lại Phương Bắc.

Có lẽ chúng ta nên bình tĩnh mà nhìn ra sự thật lịch sử. Xem xét kỹ cổ sử chúng ta nhận thấy.

Triệu Vũ Đế (257 TCN - 137 TCN) quê ở Chính Định (正定), tỉnh Hà Bắc, phía bắc dãy núi Ngũ Lĩnh, nơi phát tích nhà Tần và Hán.

Sự kiện quan trọng nhất liên quan tới Triệu Đà là việc đánh bại An Dương Vương vào năm 207 TCN và thôn tính Âu Lạc vào năm 208 TCN, thì lại không được các nhà sử học Trung Quốc đề cập đến và tình tiết này chỉ được nêu ra trong cổ sử Việt Nam.

Cho đến tận đầu thế kỷ thứ 10, các chính quyền Việt Nam không sử dụng chữ viết. Vậy nên cũng dễ hiểu, về các sự kiện trước Công Nguyên, cổ sử Việt Nam như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư do Lê Văn Hưu biên soạn vào năm 1272, phát hành vào năm 1697 đời vua Lê Hy Tông đều chỉ xào luộc lại nội dung trong Sử Ký Tư Mã Thiên và Hậu Hán Thư. Như thế các thông tin về Triệu Đà đánh An Dương Vương là Đại Việt Sử Ký Toàn Thư bịa đặt.

Theo dõi kỹ thì hầu như toàn bộ tình tiết về Triệu Đà trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là sao chép từ Sử Ký Tư Mã Thiên phần tương “NAM VIỆT ÚY ĐÀ liệt truyện”, riêng phần nỏ thần cùng với tình tiết đi theo là được “cấy” thêm vào.

Như thế đây là khúc được Lê Văn Hưu “cấy” vào:

Mùa đông, tháng 10 năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng mất ở Sa Khâu. Nhâm Ngao và Triệu Đà đem quân sang xâm lấn. Đà đóng quân ở núi Tiên Du, Bắc Giang đánh nhau với An Dương Vương. An Dương Vương đem nỏ thần ra bắn, Đà thua chạy. Bấy giờ Ngao đem thủy quân đóng ở Tiểu Giang tức là bến Đông Hồ ngày nay, vì phạm thổ thần nên bị bệnh, phải rút về. Nhâm Ngao bảo Đà rằng: "Nhà Tần sắp mất, dùng mưu kế đánh An Dương Vương thì có thể dựng nước được". Triệu Đà biết An Dương Vương có nỏ thần, không thể địch nổi, bèn lui giữ núi Vũ Ninh, sai sứ đến giảng hòa. An Dương Vương mừng, bèn chia từ Bình Giang, nay là sông Thiên Đức ở huyện Đông Ngàn, trở lên phía Bắc thuộc quyền cai trị của Đà, trở về phía Nam thuộc quyền cai trị của An Dương Vương. Đà sai con là Trọng Thủy vào hầu làm túc vệ, cầu hôn con gái vua là Mỵ Châu của An Dương Vương.

Phần Đại Việt Sử Ký Toàn Thư sao chép ví dụ như các lời Nhâm Gao nói với Triệu Đà. Và sự kiện “Ngao chết, Đà nghe lời Ngao dùng hình pháp giết các trưởng lại do nhà Tần đặt ra tại các cửa quan Hoành Phố, Dương Sơn, Hoàn Khê”. Đây là 3 cửa ải đi qua dãy núi Ngũ Lĩnh, không liên quan gì tới biên giới vào Việt Nam ta, bởi mãi tới thời quân Nguyên Mông giữa Việt Nam với Trung Quốc mới có 1 cửa là Ải Chi Lăng. Để hiểu hơn chúng ta theo dõi tiếp. Cổ sử Trung Quốc nói rõ vào năm 208 TCN, Nhâm Ngao bị bệnh nặng, trước khi chết cho gọi Triệu Đà đang làm Huyện lệnh Long Xuyên đến, dặn dò "Vùng đất Nam Hải có núi chắn, có biển kề, rất thuận lợi cho việc dựng nước và phòng thủ chống lại quân đội từ Trung Nguyên đánh xuống, và đồng thời chính thức bổ nhiệm Triệu Đà nối quyền cai trị quận Nam Hải. Không lâu, Nhâm Ngao chết, Triệu Đà gửi lệnh đến quan quân các cửa ngõ Lĩnh Nam, canh giữ phòng chống quân đội Trung nguyên xâm phạm, và nhân dịp đó, giết hết những quan lại nhà Tần bổ nhiệm ở Lĩnh Nam, cho tay chân của mình thay vào những chức vụ đó. Như thế sự kiện 208TCN là đưa quân tới “các cửa ngõ Lĩnh Nam” ở vùng Núi Ngũ Lĩnh, không thể có chuyện Triệu Đà tiến đánh thôn tính Âu Lạc ở xa tới hơn 1500km. Trong Sử Ký Tư Mã Thiên có nói “Khi nhà Tần đã bị nhà Hán tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương”. Như thế sự việc diễn ra ở vùng Quảng Tây, không liên quan gì tới Việt Nam. Trên bản đồ Nam Việt của Triệu Đà thì phần Việt Nam rất nhỏ, không thể là nơi Triệu Đà đóng đô để tiếp sứ giả nhà Hán.

Nếu luận bàn sâu hơn thì chúng ta sẽ hiểu, cuộc chiến Tần Thủy Hoàng là cuộc chiến của thời đại đồ sắt, tức vũ khí sắt và trục xe bằng sắt. Chính nhờ sự ưu việt của sắt so với đồng mà từ một quốc gia nhỏ Tần đã thống trị cả một vùng mà nay là Trung Quốc. Vậy hàm cớ gì Nỏ Thần -- một thứ vũ khí bằng đồng lại có thể địch được. Nỏ Thần mà chúng ta nói ở đây chỉ là sự ước lệ để nói đến trình độ phát triển mới ở thời kỳ đồ đồng, và lẽ tất nhiên không có chuyện địch lại sức mạnh của cường quốc đã bước vào thời kỳ đồ sắt, để mà Triệu Đà phải dùng tới nam nhân kế.

Tóm lại Trung Quốc không phải là một Quốc gia, càng không phải là một dân tộc để mà chúng ta tự nhận tổ tiên là ở đấy.. Sự kiện đô hộ của Phương Bắc đối với Việt Nam chỉ thực sự diễn ra sau Công Nguyên, sau khi ở đấy đã chuyển sang phương thức sản xuất Phong Kiến. Việc đưa Triệu Đà lên thành một vị vua của cả Việt Nam ta là được thực hiện vào sau thế kỷ 12, có liên quan tới việc muốn Việt hóa toàn bộ di sản văn hóa của Bách Việt. Phương thức Việt hóa là gán vị trí của Việt Nam ta cho các địa danh được nói tới trong các cổ sử Bách Việt.

Sử Ký Tư Mã Thiên
https://sachvui.com/sachvui-686868666888/ebooks/2018/pdf/Sachvui.Com-su-ky-tu-ma-thien-tu-ma-thien.pdf

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
http://edu.net.vn/media/p/455298/download.aspx

Trong bài viết trên có thể hiện nhiều quan điểm và nghiên cứu của anh Hải Hoành Nguyễn và anh Cong Chi Nguyen.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top