Cái chết của Elisa Lam
Elisa Lam (tên : Lam Ho Yi, 藍可兒, Hán Việt: Lam Khả Nhi; sinh ngày 30/4/1991 – mất tháng 2/2013) là nữ sinh viên người của trường Đại học British Columbia.
Elisa Lam là một người Canada gốc Hoa. Tại thời điểm của vụ án mạng, cô đang học năm ba tại Đại học British Columbia ở Vancouver. Chuyến đi đến L.A được cho là kì nghỉ để thoát khỏi những áp lực đến từ việc học tập và cuộc sống nói chung.
Trong thời gian học Đại học, Elisa Lam đã phải đối đầu với trầm cảm, điều này khiến cô phải bỏ rất nhiều lớp học, cũng như phải sống dưới áp lực lớn. Mặc dù bố mẹ cô không mấy thoải mái về việc này, nhưng Elisa Lam vẫn muốn đi du lịch một mình.
Vào buổi chiều ngày 31/1/2013, Elisa Lam dạo phố và dừng chân tại tiệm sách The Last Bookstore để mua vài món quà tặng cho gia đình cũng như người thân của mình. Tại đó, người thu ngân, Katie Orphan miêu tả cô là một người rất thân thiện, hướng ngoại và hòa đồng.
Một tuần sau, vào ngày 6/2/2013, sở cảnh sát Los Angeles tổ chức một buổi họp báo để công bố về cái chết của du khách 21 tuổi người Canada, Elisa Lam.
Vào ngày 13/2/2013, sở cảnh sát Los Angeles quyết định công khai đoạn băng được quay bởi một camera trong thang máy của khách sạn Cecil, những hình ảnh cuối cùng của Elisa Lam. Và chính đoạn băng này đã thay đổi vụ án hoàn toàn.
https://youtu.be/3TjVBpyTeZM
Clip: Dennis Romero.
Đoạn băng chính thức dài 3 phút 59 giây, trong đó chỉ có Elisa Lam và chỉ một mình cô chứ không có một vị khách nào khác. Elisa Lam mặc chiếc hoodie đỏ của mình và bước vào thang máy , bấm nút đến tầng nào đó rồi đứng vào phía góc thang máy, chờ đợi thang máy đi lên.
Nhưng thang máy không đi lên, Lam lo lắng nhìn ra bên ngoài thang máy, cả hai phía, sau đó nhảy bật lại vào bên trong thang máy. Đoạn băng ghi hình chứ không thu được âm thanh, nên có thể đã có tiếng động gì đó làm cho Lam hoảng sợ.
Đến khoảng giây thứ 40 của đoạn băng, Lam bắt đầu bước ra bước vào khung hình nhiều lần, và hành động của cô trở nên kì lạ. Lam bấm gần hết các nút trên bảng số và sau đó vẫn không có gì xảy ra.
Khi đoạn băng chạy đến phút thứ 2, đây là lúc mà mọi người xem đều bắt đầu hoảng sợ : Lam nhìn chăm chú vào bên phải khung hình và vẫy tay. Cô vẫy tay như thể đang điều khiển một dàn nhạc, rồi sau đó cô tiếp tục làm động tác như thể mình đang nói chuyện với ai vậy.
Bất cứ ai xem đoạn băng này lần đầu đều sẽ nghĩ vậy, nhưng sự thật là Elisa Lam không hề nói chuyện với ai cả, vì trong đoạn băng gốc, ngoài cô ra, không hề có ai khác ở sảnh khách sạn lúc đó.
Vào khoảng 2 phút 28 giây, Elisa Lam ra khỏi thang máy, và sau đó bước đi. Cửa thang máy đóng lại, bắt đầu di chuyển.
5 ngày sau khi đoạn băng được công bố, các vị khách ở khách sạn lần lượt than phiền về nước uống có vị "hơi lạ" và thỉnh thoảng nước chảy ra lại có màu đen. Sau khi nhận được quá nhiều than phiền, một thợ sửa chữa đã kiểm tra bồn nước của khách sạn vào ngày 19/2, và thi thể của một phụ nữ được tìm thấy bên trong bồn nước.
2 ngày sau, cảnh sát nhận dạng thi thể đó chính là Elisa Lam, nguyên nhân chết là do chết đuối. Thi thể được tìm thấy trong tình trạng không mặc quần áo và có một vài vết bầm ở đầu gối.
Khách sạn Cecil: nơi Lam tử vong.
Ảnh: Wikipedia.
Cuộc điều tra miêu tả lại cái chết của Lam, nhưng không giải thích được vì sao cô có thể trèo vào bên trong bể nước. Cửa và cầu thang dẫn lên sân thượng khách sạn đều được khóa, chỉ có nhân viên làm việc mới có mật khẩu và chìa khóa vào, tất cả các hành động đột nhập đều làm báo động đổ chuông.
Tuy vậy, lối thoát hiểm khi hỏa hoạn có thể giúp Lam vượt qua bảo vệ khách sạn, nếu như cô biết tới, hoặc có người trợ giúp.
Nhiều người cũng thắc mắc về khả năng cô có thể tự trèo vào bể nước. Nóc khách sạn có 4 bể nước hình trụ, cao 2,4 m, đường kính 1,2 m, đặt trên một trụ bê tông. Các bể nước này không có cách để tiếp cận và nhân viên ở đây phải dùng thang để trèo lên nếu muốn kiểm tra bên trong, bể nước cũng được đậy kín bằng nắp nặng và chắc.
Ngay sau khi nhận được tin mất tích, cảnh sát sử dụng chó nghiệp vụ nhưng cũng không tìm ra dấu vết của Lam trong hành lang và trên nóc khách sạn (tuy vậy cảnh sát không kiểm tra khu vực bể nước).
Kết quả của giám định pháp y cũng gây nhiều thắc mắc cho dư luận, báo cáo không chỉ ra kết quả kiểm tra vân tay hay có dấu hiệu xâm hại tình dục hay không. Báo cáo này cũng chỉ ra có vết máu tụ dưới da vùng hậu môn nạn nhân, nhiều người cho rằng đây có thể là dấu hiệu Lam đã bị cưỡng hiếp.
Tuy vậy, một nhà nghiên cứu đã chỉ ra đây cũng có thể là do thi thể Lam bị trương lên khi phân hủy, khiến cho cô bị sa ruột hậu môn. Thậm chí các nhà giám định pháp y của đội điều tra cũng nghi ngờ về kết luận của chính mình về việc này.
Sau khi chết, tài khoản cá nhân của Lam vẫn đăng bài, một số cho rằng cô có thể đã bật chức năng Tumblr's Queue giúp tự động đăng bài khi người dùng không online.
Cảnh sát cũng không tìm thấy điện thoại của Lam bên người hay trong phòng khách sạn, nhiều khả năng nó đã bị đánh cắp khi cô chết.
Vào tháng 9 cùng năm, gia đình Lam khởi kiện khách sạn Cecil vì gây ra cái chết cho con gái vì "không kiểm tra kỹ các mối nguy hiểm có thể xảy ra cho Lam và các khách thuê ở", cũng như yêu cầu phí gây thiệt hại tinh thần và tang lễ.
Khách sạn cho rằng không thể lường trước việc Lam có thể trèo lên bể nước ở sân thượng để ngăn cản và xử lý. Năm 2015, đơn kiện đã bị từ chối.
Mặc dù có thể nhiều người muốn tin vào các thuyết âm mưu thì dựa trên những bằng chứng, có thể đây chính là lời giải thích hợp lý nhất: Chỉ là một cô sinh viên tinh nghịch vô tình ngã xuống một bồn nước và tử vong.
Gia đình của Elisa Lam cũng đã rất khổ sở vì việc này trong suốt nhiều năm vừa qua. Họ không thể sử dụng Internet một cách bình yên vì những giả thuyết, những sự đoán mò đoán non về cái chết của cô bé cứ luôn lởn vởn đây đó, dày vò tâm can họ...
Nguồn: Wikipedia, lostbird.vn.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top