Đông Khê năm ấy !

"Duy Dũng ơi, xuống ăn cơm" , tiếng gọi của mẹ trong căn bếp vang lên, đồng nghĩa với việc mẹ tôi đã chuẩn bị bữa cơm trưa ngon lành xong ở dưới. Vội vàng thoát trò chơi trên máy tính mà xuống căn bếp thơm mùi thức ăn đấy. Vừa đi tôi vừa đáp : " Con xuống rồi mẹ".

Bố tôi và em gái đã ngồi vào bàn ăn. Bố thấy tôi ngồi vào vội nói : " Lúc nào cũng để mẹ gọi thế kia, sao không như em gái con này, đúng giờ, đúng giấc". Tôi nghe xong thì xị mặt hẳn đi, bởi vì tôi đã nghe quen quá rồi, bố lại thương em gái hơn vì nó giống bố, thích lịch sử, câu chuyện của nhân loại.

Trong bữa ăn, em gái và bố luôn nói chuyện về lịch sử, từ Việt Nam ra cả thế giới. Nào là Bác Hồ kính yêu của dân tộc, nội chiến ở Campuchia, chính sách đối ngoại của Xiêm.... Tôi thề ! Tôi nghe mà muốn loạn cả lên. Tôi chán chê khi nhìn thấy ba của mình một câu là Bác Hồ vĩ đại, một câu là sự hi sinh của những người lính. Thêm cả sự hào hứng của đứa em gái, mà thôi tôi nghĩ thầm "chuyện đấy đếch liên quan gì đến mình đâu chứ" .

Nhưng may ra, mẹ vẫn hay hỏi thăm tôi, về việc học, bạn gái, sức khoẻ dạo này ra sao. Tôi năm nay tuy 20 tuổi, đang là sinh viên năm hai ở trường đại học bách khoa, ngành công nghệ thông tin, tuy vậy nhưng mẹ vẫn rất lo lắng cho tôi vì bảo tôi nông cạn, ít suy nghĩ, sức khoẻ lại kém, mặc dù rằng tôi đã lớn. Hầy.

Bữa cơm trưa chóng kết thúc như mọi ngày, và cuộc nói chuyện của bố và em gái cũng dừng hẳn đi, tôi lại trở về căn phòng của mình để nghỉ ngơi, tôi chìm trong suy nghĩ của mình, tôi nghĩ tại sao lại quan tâm ba câu chuyện lịch sử đấy. Bây giờ còn ai quan tâm đến thời chiến lúc xưa nữa đâu. Thứ quan tâm bây giờ có lẽ là cuộc sống hiện tại, về vấn đề ô nhiễm chứ. Thật là không thể hiểu nổi bố và em gái, cứ thích bàn tán những câu chuyện đấy.

Tôi đang thong thả chưa được bao lâu, thì bố tôi đã lên bảo : " Chiều nay cả nhà sẽ đi tham quan bảo tàng lịch sử mới mở ở gần nhà, rồi tối sẽ đi ăn cơm ngoài, con đang nhàn nên đi chung với gia đình đi, không được ở nhà lười biếng đâu đấy, biết chưa " Nói rồi bố đóng cửa lại đi mất. Tôi còn đang quay cuồng trong lời nói của bố. A men, tôi không muốn cãi nhau với bố nên đành nhượng bộ vậy.

Thế là cả nhà bắt đầu đi lúc 5h chiều, tôi không thích chuyến đi chơi này lắm, nhưng em gái tôi thì thích thú vô cùng. Cái đồ khó ưa thật sự. Đến viện bảo tàng, tôi miễn cưỡng đi vào cùng, mặc dù vậy với tính tò mò của tôi, tôi cũng sờ nhẹ vào quyển sách có tiêu đề : " Đường số 4 rực lửa" . Tôi nhanh chóng giật tay ra khỏi, vì tôi có cảm giác như điện giật qua tay, thú thật tôi có chút giật mình, nhưng cũng mau chóng bình thường.

Cũng lúc đấy, bố lên tiếng hỏi : " Con xem, có thấy chiến tranh lúc xưa ác liệt thế nào không ,lứa các con là may mắn đấy. Hồi thanh niên trạc tuổi con đã phải cầm giáo ra chiến trường". Đấy bố tôi lại bảo này bảo nọ nữa rồi, nếu có thể tận mắt thấy chiến tranh lúc xưa, tôi chắc còn suy nghĩ có nên cảm động hay không, chứ nói gì bây giờ tưởng nhớ lại những thứ đã qua.

Sau một hồi , thì gia đình tôi cũng đi về , bước ra khỏi chỗ đấy, đầu tôi quay cuồng đi, tôi nhớ rằng mình dần chìm vào giấc ngủ, mắt không thể nào mở nổi, người tôi vô thức té xuống.

---------
6/1950 tại căn cứ địa Việc Bắc .

" Này anh bạn, mau dậy đi, chúng ta đi nghe Đại đội trưởng dặn dò, tôi nghe bảo chiều nay chúng ta ra trận rồi đấy, cậu chuẩn bị tinh thần đi là vừa"

Tôi đang ngủ nhưng mơ hồ nghe thấy tiếng gọi, không những thế còn lay cả người tôi, tôi lim dim mở mắt, và đờ ra khuôn mặt khó hiểu, thốt lên :
-"Ơ kìa, anh là ai? Tại sao tôi lại ở đây"

Anh ta không trả lời tôi mà tỏ vẻ khó hiểu rồi cười đáp:
" Này anh bạn, anh đang ngủ mớ đấy hả, tính này sao chưa bỏ thế, anh mau ra tập trung, đại đội trưởng sắp đến rồi, anh ấy sẽ mắng cậu nếu cậu còn ngủ đấy "

Tôi tuy không hiểu, nhưng vẫn đáp lại với suy nghĩ tò mò : "Thế Đại đội trưởng là ai, tại sao lại phải mắng tôi"

Anh ta tuy nói gắt gỏng nhưng vẫn kiên trì giải thích : " Tôi nhắc lại cho anh nhớ, chính là Đại đội trưởng của ta- Trần Cừ, anh ấy rất dũng cảm xung phong đánh giặc, dẫn đầu Tiểu đội chống Quốc Dân Đảng, chỉ huy trung đội chống Pháp, tại Vĩnh Yên. Và bây giờ chính là người Đại Đội Trưởng chủ công của Trung Đoàn chúng ta , Trung đoàn 209 - một trong những lực lượng cơ động . Và quan trọng hơn, tôi và anh sẽ bị mắng vì bây chưa chúng ta chưa ra ngoài "

Vừa nghe anh ta nói tôi vừa nghĩ, Trần Cừ này là gì cơ chứ, đúng là đám người này chẳng biết gì cả, có chiến công tí tẹo đấy mà đã sợ anh ta, chẳng qua do anh ta gặp thời rồi lên mặt với mấy người này, chứ gặp tôi thì đừng hòng. Tôi còn đang nhận thức mấy lời kia , thì anh ta đã quát lên " Mau lên " .  Tôi giật nảy mình, rồi đứng phắt lên bảo, tôi xong rồi, đi đi thôi. Khủng khiếp thật anh ta làm tôi thót cả tim.

Quả thật mọi người đã ngồi nghiêm chỉnh đâu vào đấy cả rồi. Thấy tôi và anh bạn kia đến trễ, anh ta vẻ mặt căng thẳng rồi nặng giọng bảo : "Các anh tập trung vào đây mau lên để nghe dặn dò "
Gì chứ, anh ta đang trách tôi đó ư? Anh ta là cái gì cơ chứ, chẳng qua là một tên chỉ huy trong Trung Đoàn này thôi mà, có là gì đâu. Cái gì mà là người hết lòng xã thân vì nước, chiến đấu vì nhân dân , hi sinh vì tổ quốc. Tôi đều không tin. Nếu nói tên Trần Cừ kia đang ra oai với mọi người thì tôi chắn chắn tin sái cổ.

Sau cả một buổi sáng, ngồi nghe tên Trần Cừ đấy nói, thật sự hắn ta nói cực kì nhiều, như là Bác Hồ đã dặn : Chiến dịch này hết sức quan trọng, chỉ được thắng chứ không được thua" cho nên theo lời bác nói, toàn đội chúng ta phải cố gắng mà giành chiến công, rõ chưa. Tiếp theo là nói gì nữa nhỉ ? À là "Mục đích của chúng ta khai thông Biên giới Việt - Trung để tiếp nhận viện trợ của thế giới và Trung Quốc vì như toàn đội đã biết ngày 1-10-1949 Cộng Hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập và nhanh chóng thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta, đây là một sự thuận lợi vô cùng lớn. Và chúng ta còn phải tiêu diệt một ít quân địch của Pháp, và thử nghiệm các chiến thuật đã tập luyện ở Trung Quốc. Cho nên đây là cuộc chiến cực kì quan trọng, tôi mong mọi người chiến đấu cùng tôi hết mình " Đấy anh ta nói như vậy và còn nhiều điều khác nữa, tuy tôi nghe không hiểu những vẫn biết anh ta là một kẻ hống hách, biết đâu anh ta gặp địch, lại co giò chạy trước tôi cũng nền , hừ. Nhưng bên cạnh việc ghét cay ghét đắng tên Trần Cừ kia, thì tôi cũng rút ra được hai điều nguy hiểm cho mình bây giờ như sau, một là 16h30 chiều nay, tôi sẽ phải ra chiến đấu cùng mọi người, tôi thì không biết gì, lại không chút kiến thức gì, mặc dù tôi đã đi quân sự một tháng ở trường đại học, nhưng mà với với chiến tranh đầy máu thế này chỉ giúp tôi trốn và cơ hội sống rất ít, và tôi nghĩ nguy cơ tôi chết rất là cao, gì chứ ? tôi còn chưa nói lời từ biệt gia đình, nên nhất định tôi phải cố gắng trốn chui để mà sống sót. Điều thứ hai là tôi đang ở đâu, làm sao tôi phải trở về nhà đây. Chuyện quái gì xảy ra với tôi vậy ? Tôi thà rằng nghe bố nói "lảm nhảm "bên tai còn hơn là phải chịu cảnh khổ sở này, chết tiệt thật.

Trong giờ nghỉ trưa cùng mọi người, tôi không ngần ngại nói ra quan điểm của mình : " Tôi cảm thấy tên Trần Cừ kia có làm được gì đâu, mà các anh lại tin tưởng, hết lòng cho anh ta. Biết đâu khi đánh trận, anh ta luôn sẵn sàng bỏ chúng ta vào chỗ chết thì sao? Tôi nghĩ anh ta và mình cũng giống nhau, chẳng qua là anh ta giả nhân giả nghĩa, giả thiện lương, muốn làm anh hùng nên mới có ngày hôm nay."

Các anh chiến sĩ nghe xong, mặt kiểu trầm ngâm suy nghĩ, nhưng rồi vẫn có người lên tiếng nói giúp Trần Cừ đáng ghét kia:
- " ối, anh đừng nói Đại đội trưởng như vậy, anh ấy rất bản lĩnh, quân Pháp thấy cũng một phần chùn bước đấy, dù quân địch mạnh ra sao, anh ấy đều đánh cho quay đầu mà chạy, hơn cả trong quá trình tập luyện anh ấy luôn tốt với mọi người, giúp đỡ các chiến sĩ, trong Trung Đoàn mình ai cũng quý anh ấy cả "

Đúng là, các chiến sĩ này thật thà quá, tôi cũng không muốn nói, đành đáp lại một câu:"các anh để rồi xem, chiều nay trên chiến trường anh ta làm được gì ? Một mình anh ta làm sao có bản lĩnh chứ, vẫn phải phụ thuộc vào chúng ta nữa".

-" Anh đừng nghĩ như thế. Chúng ta chiến đấu là vì tương lai tổ quốc. Tôi tin...."

Tôi chen miệng vào nói: " Tin cái gì chứ, tôi vẫn không tin "nói xong lời, tôi đi vào một hơi, rồi nằm xuống yên ổn một chút. Lúc nãy mình làm vậy có hơi vội vã quá không ta, mình cảm thấy bọn họ chỉ coi mình điên chứ hoàn toàn không tin lời mình nói, mặc kệ đi, tối nay tôi sẽ tìm cách để chứng minh lời nói của mình.

Thời khắc sinh tử- chiến đấu quyết liệt cũng đã đến, buổi trưa qua đi một cách nhanh chóng, trung đoàn của chúng tôi được giao nhiệm vụ đánh từ hướng tây nam và tây, tôi lo sợ không kém, nhưng Trần Cừ - chỉ huy rất dũng cảm. Tôi thì chỉ biết trốn để bảo toàn mạng sống mong được về nhà, về nơi êm ấm. Các người kia, đối với tình hình bây giờ tôi gọi họ là đồng đội, đang anh dũng, quả quyết, nhanh nhẹn mà chiến đấu ngoài kìa, từng quả bom, từ lối đánh, phản công, chống đỡ. Mọi hình ảnh đều rất đẹp , trông giống như phim tài liệu ngày xưa, mặc dù tôi chẳng coi gì , chỉ đôi lúc bố coi tôi mới liếc mắt năm giây. Nhưng phải công nhận, trận đánh không thể chê vào đâu.

Đêm đầu tiên, tôi cảm thấy các anh ấy chiến đấu có phần không hăng hái. Tôi nghĩ có thể là do những lời tôi nói, với cả sự thật quân địch quá mạnh. Cho nên mọi người không thể đánh dứt điểm trận đấy. Trần Cừ cùng các anh chiến sĩ tạm dừng một chút. Nét mặt hắn ta lúc đấy đầy nỗi lo âu, lo lắng. Tôi thì cảm thấy đắc chí, nhìn mà xem lời tôi nói có sai đâu. Hắn ta đã làm được gì. Bỗng nhiên Trần Cừ lên tiếng, phá vỡ đi không khí im lặng đang bao trùm:
-" Các anh em , trận này chúng ta được phép thắng chứ không được thua, tôi vốn hứa với bản thân, trận này thua tôi sẽ từ bỏ chức vị đội trưởng. Vì đây là trận chiến quan trọng với tổ quốc. Chúng ta hãy tin vào chính mình và tin vào Đảng. Các anh nghỉ ngơi lấy sức mà chiến đấu, tôi đi đây một lát " . Trần Cừ nói xong rồi bỏ đi.

Lúc đấy, các anh chiến sĩ nháo nhào cả lên, người người lên tiếng:
-" Chúng ta thực sự chưa chiến đấu hết mình như đội trưởng đã nói. Mình phải cố gắng hơn nữa vì tương lai nước nhà"
-" Đúng, chúng ta hãy đồng lòng tiêu diệt quân địch"

Tôi lúc đấy không dám lên tiếng chỉ nghĩ thầm. "Đám người ngu ngốc, có vài lời nói mà đã thay đổi chiều hướng, không thể tin nổi, tôi vẫn không tin hắn ta, căn bản sự thật trước mắt , hắn ta không làm gì ra trò"

Giây phút chiến đấu trận hai cũng đã đến, lần này trong quân đội ngập tràn ý chí, tinh thần . Có mỗi tôi quan sát xem nên trốn thế nào , chỗ nào để an toàn. Quả thật , lần này Trung Đoàn 209- của chúng tôi đã đánh chiếm gần hết căn cứ của địch. Hừ, xem ra Trần Cừ đấy có bản lĩnh ra oai đấy. " Oái " tôi hét lên đau đớn, tôi vô tình quan sát nên đã bị đạn vô phương hướng vào chân . Tôi được các chiến sĩ đưa vào băng bó vết thương đẫm máu. Tôi đau đớn la oán cả lên. Ở đây còn có tiểu đội trưởng La Văn Cầu, đang bị thương ở tay, khuôn mặt cũng lo lắng quan sát trận địa. Anh ta thốt lên : " Quân địch chỉ còn một trăm tên, các anh làm được mà " . Nhưng tôi quan sát thấy, tuy địch còn một trăm tên nhưng chúng dồn vào một hầm cố thủ chống trả quyết liệt. Trận này, Trần Cừ khó mà chiến thắng được.

Hai lần , hắn ta- Trần Cừ cố gắng dẫn đoàn quân xông lên nhưng căn bản không giải quyết được gì. Trần Cừ lúc này bị thương khá là nhiều, tôi thấy có lòng xót cho thân thể của hắn. Lúc này đây, tiểu đội trưởng ngồi bên cạnh tôi lên tiếng : " Nếu trận đánh kéo dài thêm chút nữa, địch sẽ lại dùng phi pháo và viện binh phản kích chiếm lại đồn của chúng, đơn vị sẽ bị thương vong nhiều lắm, và mục tiêu chính của chúng ta thất bại, không hoàn thành được nhiệm vụ mất thôi"

Tôi hơi tò mò, không hoàn thành thì quan trọng lắm sao , đám người này nghĩ gì thế không biết dù sao trong tương lai đất nước cũng hoà bình mà.
Tôi thật sự không muốn hiểu thế giới này nữa rồi, tôi đang trải qua những gì thế chứ. Chân lại đang bị thương, tôi không biết tiếp đến, tôi sẽ gặp phải đều tồi tệ gì nữa. Tôi chỉ mong, lúc này mau chóng kết thúc đi. Cho tôi trở về hiện tại. Tại sao tôi phải ngồi đây nhìn Trần Cừ kia giả nhân giả nghĩa, giả một lòng yêu nước vậy chứ ? Không thể hiểu nổi.

Tôi nhìn về phía đằng kia, Trần Cừ đang chỉ huy các chiến sĩ tập trung hoả lực bắn mãnh liệt và đồng loạt ném lựu đạn vào lô cốt. Nhìn ý chí các đồng chí ngoài kia như đang cố tiêu diệt lũ quân địch ngoan cố. Hai bên cố chống trả quyết liệt, tôi cảm thấy Trần Cừ dường như bất lực trước trận chiến này rồi, tôi còn đang suy nghĩ chút nói thế nào cho oai trước sự thất bại của hắn ta nữa.

Nhưng người tính không bằng trời tính. Trần Cừ căm giận, nén chịu vết thương, rồi lao tới sát lô cốt ném quả pháo cuối cùng vào lỗ châu mai, rồi dùng cả thân bịt kín hoả điểm địch, tạo thuận lợi cho đồng đội tiến lên , trước đấy hắn ta còn hét :

-" Hồ Chủ tịch muôn năm, Đảng cộng sản Đông Dương muôn năm"

Tôi cùng mọi người ở đây giật xót cả mình, tiểu đội trưởng La Văn Cầu thì chặt đứt cánh tay đang bị thương , cùng với các chiến sĩ đang thương tích chạy ra mà chiến đấu. Có mỗi tôi đứng đấy ngẩn ngơ suy nghĩ, hắn ta làm gì thế chứ? Trần Cừ kia....

#Chiến dịch Biên Giới năm 1950.
---------------
" con con, con tỉnh rồi nè bố nó ơi"
Tiếng mẹ tôi kẽ gọi gia đình tôi vang lên trong bệnh viện đầy mùi thuốc, tôi tỉnh dậy trong trạng thái hốt hoảng lúc đấy.

Hết
Hân Anh
8/6/2019

P/s : Đây là link về trận chiến ở trên ạ. Mình mới viết nên có nhiều sai sót . Mong nhận sự góp ý của mọi người.
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Chiến_dịch_Biên_giới

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #đông#ấy