Dòng họ pháp luật XHCN

Dòng họ pháp luật XHCN

I.      Lý thuyết chung

1.     Khái niệm
Là hệ thống các quy định hay quy tắc xử sự chung, các nguyên tắc, các khái niệm pháp lý do nhà nước xã hội chủ nghĩa đặt ra hoắc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và những người lao động khác, ý chí chung của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2.     Nguồn gốc, lịch sử hình thành

- Để giải phóng mình khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của ĐCS phải tiến hành cách mạng XHCN, nhanh chóng đập tan bộ máy nhà nước cũ đồng thời cũng phải từng bước hủy bỏ pháp luật cũ. Cùng với việc xóa bỏ pháp luật cũ, phải xây dựng hệ thống pháp luật mới để ghi nhận, củng cố, bảo vệ và phát triển những thay đổi cơ bản của xã hội về kinh tế, chính trị - xã hội từ phương diện pháp lí.

 - Có thể nói rằng: Sự xuất hiện của HTPL xã hội chủ nghĩa là một hiện tượng, hiện tượng này được bắt đầu từ cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Tuy nhiên, phải vào nửa sau của những năm 30 ở thế kỷ XX thì HTPL xã hội chủ nghĩa mới được hoàn thiện hơn. Sự hoàn thiện này gắn liền với sự hoàn thiện trong HTPL của Xô viết, khi đó sở hữu nhà nước chiếm vị trí độc nhất trong nền kinh tế và hệ tư tưởng Bôn – sê – vích đã thống trị tuyệt đối trong đời sống tinh thần của xã hội, nó bao gồm cả ý thức pháp luật. Mãi đến sau chiến tranh thế giới thứ II, một nhóm các HTPL QG ở Đông Á của dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện như pháp luật Việt Nam, pháp luật Trung Quốc, pháp luật Bắc Triều Tiên. Nhóm pháp luật này được phát triển trên cơ sở của pháp luật Trung Quốc thời Trung cổ và điều đó quyết định tính đặc thù và vị trí đặc biệt của nó trong quan hệ với nhóm pháp luật châu Âu – Mỹ của HTPL xã hội chủ nghĩa.

3.     Lịch sử phát triển

Dòng họ Pháp Luật XHCN ra đời năm 1917 cùng với sự ra đời của nhà nước Xô viết Nga, là nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, dòng họ pháp luật XHCN đã trải qua những bước thăng trầm, có những lúc tưởng chừng nú sẽ trở thành một phần của quá khứ. Nhưng ngày nay, với những đường lối đổi mới đúng đắn của các nước XHCN, dòng họ pháp luật XHCN vẫn tồn tại và phát triển ngày càng hoàn thiện hơn.

Dòng họ pháp luật đã trải qua 3 giai đoạn phát triển:

a.     Thứ nhất, giai đoạn từ năm 1917 đến năm 1945. đây có thể coi là giai đoạn khởi điểm, hình thành nên dòng họ pháp luật XHCN. Giai đoạn này được bắt đầu từ lúc nhà nước Xô viết ra đời cho đến lúc kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Nó được chia làm 4 thời kỳ:

Thời kỳ thứ nhất diễn ra từ năm 1917 đến năm 1921. Đây là thời kỳ mở đầu cho việc hình thành nên dòng họ pháp luật XHCN. Cụ thể, năm 1918, Bản hiến pháp Nga được ban hành, đánh dấu sự ra đời của dòng họ pháp luật mới, dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa. Bản hiến pháp đã nhanh chóng trở thành một mô hình mẫu cho hiến pháp các nước cộng hũa xô viết noi theo. Có thể nói, không một dòng họ pháp luật nào lại ra đời muộn như dòng họ pháp luật XHCN. Đây là dòng họ được ra đời dựa trên hệ thống phát luật của các nước Xô viết, đa phần trước đây là các nước thuộc trong nhóm các nước châu âu lục địa cho nên dòng luật này chịu ảnh hưởng rất lớn từ dòng họ pháp luật Civil Law. Tuy nhiên thời kỳ này, ngoài bản hiến pháp, các bộ luật khác chưa được ban hành. Như vậy, thời kỳ này dòng họ pháp luật XHCN vẫn chưa được hoàn thiện, nú chỉ là bước khởi đầu, là dấu chân đầu tiên trên chặng đường hình thành nên dòng họ pháp luật mới.

Thời kỳ thứ hai kéo dài từ năm 1922 đến năm 1928, đây là thời kỳ thành lập Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết và Liên Xô xây dựng thành công nhiều bộ luật mới. Các bộ luật trong thời kỳ này còn nhiều hạn chế, đa phần được xây dựng trên nền kỹ thuật lập pháp của Đức. Tuy nhiên, thành quả mà nú mang lại là rất lớn. Nú là những viên gạch đầu tiên, tạo nên một khung xương vững chắc cho dòng họ pháp luật XHCN sau này. Một điểm đặc biệt ở trong thời kỳ này, đó là việc nhà nước xô viết ban hành chính sách kinh tế mới để khôi phục nền kinh tế của nước nhà. Trong đó, chính sách kinh tế mới tạo điều kiện việc phát triển các thành phần kinh tế phi XHCN phát triển, phát triển nền kinh tế thị trường.

Thời kỳ thứ ba(1928-1940), đây là giai đoạn nhà nước xô viết xây dựng nông trang tập thể. Sự thay đổi chính sách kinh tế đã làm cho việc xây dưng pháp luật cũng có nhiều điểm mới. Bản hiến pháp năm 1936 quy định nhiều điểm tiến bộ, đặc biệt trong việc bầu cử. Nú biểu hiện cho một trong những đặc trưng của nhà nước XHCN, nhà nước của toàn thể nhân dân lao động. Nhìn chung, cũng giống như thời kỳ trên, giai đoạn này có những bước tiến hoàn thiện trong việc xây dựng nên hệ thống pháp luật của một nước XHCN.

Thời kỳ cuối cùng ( 1941- 1945), đây là thời kỳ diễn ra cuộc chiến thế giới thứ hai. Mọi hoạt động xây dựng nhà nước và pháp luật lúc này bị ngưng trệ.

b.     Thứ hai, giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1991. Đây có thể coi là giai đoạn đỉnh cao của dòng họ pháp luật XHCN. Với hàng loạt các nước XHCN ra đời trên khắp thế giới. Các nước XHCN đã trở thành một hệ thống. Phạm vi ảnh hưởng của dòng họ pháp luật XHCN ngày càng được mở rộng. Các bộ luật quan trọng cũng từng bước được ban hành, tạo đà phát triển vượt bậc của dòng họ này. Điển hình như Liên Xô, Hàng loạt bộ luật mới được sửa đổi bổ sung và xuất bản, như Bộ luật hình sự năm 1960, bộ luật dân sự năm 1961, Bộ luật hôn nhân và gia đình năm 1968, … Đặc biệt, bản hiến pháp của Liên Xô năm 1977 đã thể hiện được vai trò lãnh đạo của Đảng và nhà nước trong nhân dân. Ở Trung quốc, việc xây dựng pháp luật có nhiều bước tiến quan trọng. Trong giai đoạn từ 1945 đến 1991, Trung quốc đã ban hành 4 bản hiến pháp: 1954, 1975, 1978, 1982. Còn tại Việt Nam, Sau khi giành được độc lập từ tay Thực dân Pháp, Việt nam cũng tiến lên xây dựng đất nước theo con đường XHCN. Viờt Nam cũng lần lượt ban hành 3 bản hiến pháp trong giai đoạn này bao gồm, hiến pháp năm 1946, 1959, và 1980. Đồng thời, một số bộ Luật quan trọngvà các văn bản dưới luật cũng từng bước ra đời như Luật hôn nhân và gia đình năm 1987, Bộ luật hình sự năm 1985, …

Tuy nhiên, cuối giai đoạn này, các nước XHCN lâm vào tình trang suy yếu, kéo theo đó là sự suy yếu của dòng họ pháp luật XHCN. Ở đông âu và Liên xô, các nước lâm vào khủng hoảng một cách trầm trọng. Tuy có nhiều cải cách được tiến hành nhưng tất cả đều thất bại. Ở Trung quốc và Việt Nam, tuy cũng chịu ảnh hưởng của sự khủng hoảng về đường lối nhưng đến năm 1976, 1986 lần lượt hai nước Trung quốc và Việt Nam đã có những bước đổi mới thành công. Năm 1979 Trung Quốc bắt đầu thực hiện chính sách “CNXH mang đặc sắc Trung Quốc” của Đặng Tiểu Bình. Việc đổi mới ở Trung Quốc đã mở ra tia sang hi vọng cho CNXH nói chung và dòng họ pháp luật XHCN nói riêng.

Nói tóm lại, Giai đoạn này chứng kiến sự pháp triển vượt bậc trong lĩnh vực lập pháp của các nước XHCN. Dòng họ pháp luật XHCN được phát triển trên nền của Hệ thống pháp luật Liên xô, và cùng với các dòng họ Pháp luật khác, ngày càng trở thành một dòng họ pháp luật có quy mô lớn trên toàn thế giới.

c.      Thứ ba, Giai đoạn từ năm 1991 đến nay. Đây là giai đoạn chứng kiến sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Dòng họ pháp luật XHCN bị thu hẹp lại, chỉ còn tồn tại ở Trung Quốc, Việt Nam, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cu ba, Lào. Các nước XHCN thực hiện các chính sách đổi mới, xóa bỏ nền kinh tế tập trung, bao cấp. Tất cả cùng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đồng thơi tăng cường yếu tố dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền.

Trong thời kì này việc xây dựng pháp luật ở các nước XHCN có phần tiến bộ hơn, dân chủ hơn. Trong lĩnh vực kinh tế, nhiều quy định mới của pháp luật đã ra đời và đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của người dân. Ngoài ra, việc xây dựng luật pháp luôn được chú trọng. Hàng năm, các nước tiến hành giám sát, sửa đổi, bổ sung các luật đã ban hành cho phù hợp, đồng thời ban hành những Luật mới để điều chỉ các quan hệ xã hội trong quá trình quản lý nhà nước.

Nhìn chung, giại đoạn này đánh dấu sự trở lại của dòng họ pháp luật XHCN với nhiều những thay đổi mới hơn, tiến bộ hơn so với giai đoạn trước đây. Đồng thời mở ra những tia hi vọng cho sự phát triển của dòng họ pháp luật XHCN, đứng ngang hang với các dòng họ pháp luật khác trên thế giới.

Kết luận: Ngày này, bên cạnh sự phát triển của các dòng họ pháp luật như Civil Law, Common Law, Hồi Giáo, dòng họ pháp luật XHCN cũng đang càng ngày càng phát triển theo hướng hoàn thiện hơn, và đứng độc lập, trở thành một dòng họ pháp luật riêng.

II.   Đặc điểm và biểu hiện tại pháp luật Nga, Trung Quốc

Ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nước chuyên chính vô sản – dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa mang trong mình những nét riêng biệt.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa, bắt đầu từ nước Nga đã mở ra một trang mới cho lịch sự nhân loại. Lần đầu tiên trên thế giới ở một quốc gia, giai cấp phong kiến và tư sản bị lật đổ, nhân dân lao động mà đại diện là giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. Và cũng là lần đầu tiên, pháp luật được ra đời để phục vụ cho lợi ích của nhân dân, lợi ích của toàn xã hội. Dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa hình thành trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt, khi con người được giải phóng, được tự do, nên có thể nói nó cũng mang trong mình một sứ mệnh to lớn. Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa mang một số đặc điểm sau:

1.     Ghi nhận và củng cố chế độ công hữu nô lệ về tư liệu sản xuất, bảo vệ và phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

- Bằng việc thiết lập chế độ công hữu đối với những tư liệu sản xuất cơ bản trong xã hội, pháp luật xã hội chủ nghĩa từng bước tạo ra sự ngang bằng trong quan hệ đối với tư liệu sản xuất giữa những người lao động.

- PLXHCN luôn luôn bảo vệ và tạo điều kiện cho nền kinh tế xã hội chủ nghĩa tồn tại và phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân bằng cách giải phóng mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế.

Ví dụ :

-         Hiến pháp TQ:

Điều 6. Các cơ sở của hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa của nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc là sở hữu công cộng xã hội chủ nghĩa của các phương tiện sản xuất, cụ thể là, quyền sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể của những người làm việc.

Điều 7. Kinh tế nhà nước là lĩnh vực của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thuộc sở hữu toàn dân, là lực lượng lãnh đạo trong nền kinh tế quốc gia. Nhà nước bảo đảm củng cố và tăng trưởng của kinh tế nhà nước.

Điều 8. Người dân nông thôn của xã, sản xuất nông nghiệp hợp tác xã, và các hình thức khác của nền kinh tế hợp tác như sản xuất cung cấp và tiếp thị, tín dụng, và người tiêu dùng hợp tác xã, thuộc các lĩnh vực của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thuộc sở hữu tập thể của những người làm việc. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể kinh tế đô thị và nông thôn và khuyến khích, hướng dẫn và giúp sự tăng trưởng của nền kinh tế tập thể.

Điều 15. Thực hành kinh tế nhà nước quy hoạch trên cơ sở quyền sở hữu công cộng xã hội chủ nghĩa. Nó đảm bảo sự tăng trưởng tương ứng và phối hợp của nền kinh tế quốc gia thông qua cân bằng tổng thể quy hoạch kinh tế và vai trò bổ sung quy định bởi thị trường. Rối loạn chức năng hoạt động có trật tự của nền kinh tế xã hội hoặc sự đổ vỡ của kế hoạch kinh tế nhà nước của mọi tổ chức, cá nhân đều bị cấm.

Điều 11. Các nền kinh tế cá nhân của người dân đô thị và nông thôn làm việc, hoạt động trong giới hạn theo quy định của pháp luật, là một bổ sung cho nền kinh tế công cộng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nền kinh tế cá nhân. Các hướng dẫn của Nhà nước, giúp đỡ và giám sát nền kinh tế cá nhân bằng cách thực hiện việc kiểm soát hành chính.

Điều 12. Tài sản công cộng xã hội chủ nghĩa là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Nhà nước bảo vệ tài sản công cộng xã hội chủ nghĩa. Chiếm đoạt hoặc thiệt hại của nhà nước hoặc sở hữu tập thể bởi bất kỳ tổ chức, cá nhân bằng bất cứ phương tiện đều bị cấm.

Điều 10. Đất đai ở các thành phố thuộc sở hữu của nhà nước. Đất đai trong các khu vực nông thôn và ngoại thành được sở hữu bởi tập thể ngoại trừ những phần thuộc về nhà nước theo quy định của pháp luật; các trang web và các lô nhà riêng của đất canh tác và đất đồi núi cũng thuộc sở hữu tập thể. Nhà nước vì lợi ích công cộng có thể mất đất để sử dụng theo quy định của pháp luật. Không có tổ chức, cá nhân có thể chiếm đoạt, mua, bán hoặc cho thuê đất, hoặc bất hợp pháp chuyển giao đất theo những cách khác. Mọi tổ chức, cá nhân sử dụng đất phải sử dụng hợp lý đất.

Điều 9. Tài nguyên khoáng sản, nước, rừng, núi, đồng cỏ, đất hoang hóa, bãi biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác được sở hữu bởi nhà nước, đó là, toàn dân, với ngoại lệ của các khu rừng, núi, đồng cỏ, đất hoang hóa và những bãi biển được thuộc sở hữu của tập thể theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo đảm sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ động vật quý hiếm và thực vật. Việc trích lập hay thiệt hại của tài nguyên thiên nhiên của mọi tổ chức, cá nhân bất cứ điều gì có nghĩa là bị cấm.

2.     Luôn đề cao chủ quyền nhân dân, vì lợi ích của nhân dân.

- Trong CNXH nhân dân là chủ thể của quyền lực, trong đó quyền lực nhà nước là biểu hiện tập trung nhất của quyền lực nhân dân, đồng thời cũng là phương tiện hữu hiệu nhất để thực hiện chủ quyền nhân dân. Do vậy trong hiến pháp và pháp luật của tất cả các nước XHCN đều quy định nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

- Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan đại biểu do nhân dân trực tiếp bầu ra và chịu trách  nhiệm trước nhân dân; mọi công việc lớn, có ý nghĩa quan trọng phải do nhân dân quyết định; các thiết chế chính trị trong xã hội do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp lập ra và phải chịu sự giám sát của nhân dân.

Ví dụ :

-         Hiến pháp Nga:

Hiến pháp Nga là văn bản duy nhất cho phép toàn thể nhân dân: sáng lập những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng xã hội và nhà nước; xác định chủ thể quyền lực quốc gia và cơ chế hoạt động của chúng; xác định cơ sở Hiến pháp đối với những quyền, tự do và nghĩa vụ của con người và công dân cũng như xác lập nền tảng của hệ thống pháp luật.

 Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc như: chủ quyền nhân dân; đa nguyên về chính trị và tư tưởng trong đời sống xã hội; hỗ trợ kinh tế thị trường; dân chủ và chống chế độ chuyên quyền; tạo điều kiện phát huy tính chủ động của con người trong mọi lĩnh vực đời sống, đảm bảo mức sống tương xứng với sự bảo trợ của nhà nước.

Chủ thể đặc biệt của quyền lập hiến: Hiến pháp được thông qua năm 1993 bằng việc trưng cầu dân ý toàn Nga. Sự kiện này đồng nghĩa với việc thừa nhận quyền lực tối cao của nhân dân.

-         Hiến pháp TQ:

Điều 2. Tất cả quyền lực trong nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc thuộc về nhân dân. Các cơ quan thông qua đó người dân thực hiện quyền lực nhà nước là Quốc hội nhân dân toàn quốc và Đại hội nhân dân địa phương ở các cấp độ khác nhau. Những người quản lý công việc nhà nước và quản lý các vấn đề kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua các kênh khác nhau và theo những cách khác nhau theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Các cơ quan nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhân dân quốc gia của Quốc hội và Đại hội nhân dân địa phương ở các cấp độ khác nhau được thiết lập thông qua bầu cử dân chủ. Họ là chịu trách nhiệm để các người dân và chủ đề sự giám sát của nhân dân.

3.     Thể hiện tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa, thực hiện việc giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công và những lệ thuộc khác, không ngừng phát triển, hoàn thiện vì các mục tiêu công bằng, dân chủ vì hạnh phúc của con người.

Ví dụ :

-         Hiến pháp Nga:

Điều 45. Nhà nước bảo vệ các quyền và tự do của con người và công dân được đảm bảo tại Liên bang Nga.

Mọi người đều được tự do để bảo vệ các quyền và tự do của mình bởi tất cả các phương tiện không bị cấm theo quy định của pháp luật.

Điều 44. Mọi người đều được bảo đảm quyền tự do của loại văn học, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật và các hoạt động sáng tạo, và giảng dạy. Sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo quy định của pháp luật.

Mọi người đều có quyền tham gia vào đời sống văn hoá và sử dụng cơ sở văn hoá và truy cập các giá trị văn hóa.

Mọi người đều có nghĩa vụ chăm sóc bảo quản di sản văn hóa và lịch sử và bảo vệ di tích lịch sử và văn hóa.

-         Hiến pháp TQ:

Điều 19. Nhà nước phát triển chủ trương xã hội chủ nghĩa giáo dục và hoạt động để nâng cao trình độ khoa học và văn hóa của cả dân tộc. Nhà nước điều hành các trường học các loại, làm cho giáo dục tiểu học bắt buộc và phổ quát, phát triển giáo dục, trung cấp nghề và cao hơn và thúc đẩy giáo dục mầm non. Nhà nước phát triển các cơ sở giáo dục của các loại khác nhau để xóa bỏ nạn mù chữ và cung cấp giáo dục chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và chuyên nghiệp cho công nhân, nông dân, công chức nhà nước và người làm việc khác. Nó khuyến khích mọi người để trở thành giáo dục thông qua tự học. Nhà nước khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể, doanh nghiệp nhà nước và các cam kết và các lực lượng xã hội khác để thiết lập cơ sở giáo dục của các loại khác nhau theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Tất cả các dân tộc ở nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc đều bình đẳng. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các dân tộc thiểu số và đề cao và phát triển mối quan hệ đoàn kết, bình đẳng và hỗ trợ lẫn nhau giữa tất cả các dân tộc của Trung Quốc. Tự chủ trong khu vực được thực hành tại các khu vực nơi mà người dân các dân tộc thiểu số sống trong các cộng đồng nhỏ gọn, trong các khu vực này, các cơ quan của chính phủ được thành lập để thực hiện quyền tự chủ. Tất cả các khu vực tự trị quốc gia là một phần không thể tách rời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc. Những người dân của tất cả các dân tộc có quyền tự do sử dụng và phát triển ngôn ngữ của họ nói và viết, và để duy trì hoặc cải cách cách và phong tục của họ.

4.     Dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, luôn củng cố khối đại đoàn kết toàn dân vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Ví dụ :

-         Hiến pháp TQ:

Điều 1. Cộng hòa nhân dân Trung Quốc là một nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới chế độ độc tài dân chủ nhân dân dẫn đầu là giai cấp công nhân và dựa trên các liên minh của công nhân và nông dân. Hệ thống xã hội chủ nghĩa là hệ thống cơ bản của nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc. Phá hoại của hệ thống xã hội chủ nghĩa bởi bất kỳ tổ chức, cá nhân đều bị cấm.

Điều 4. Tất cả các dân tộc ở nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc đều bình đẳng. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các dân tộc thiểu số và đề cao và phát triển mối quan hệ đoàn kết, bình đẳng và hỗ trợ lẫn nhau giữa tất cả các dân tộc của Trung Quốc. Tự chủ trong khu vực được thực hành tại các khu vực nơi mà người dân các dân tộc thiểu số sống trong các cộng đồng nhỏ gọn, trong các khu vực này, các cơ quan của chính phủ được thành lập để thực hiện quyền tự chủ. Tất cả các khu vực tự trị quốc gia là một phần không thể tách rời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc. Những người dân của tất cả các dân tộc có quyền tự do sử dụng và phát triển ngôn ngữ của họ nói và viết, và để duy trì hoặc cải cách cách và phong tục của họ.

-         Hiến pháp Nga:

Điều 5. Liên bang Nga bao gồm các nước cộng hòa, vùng lãnh thổ, vùng, thành phố có tầm quan trọng của liên bang, khu vực và tự trị khu vực tự trị các đối tượng - bình đẳng của Liên bang Nga.

Cộng hòa (Nhà nước) có trách nhiệm hiến pháp và pháp luật riêng của mình. Các khu vực, lãnh thổ, thành phố có tầm quan trọng của liên bang, khu vực tự trị và khu vực tự trị có trách nhiệm điều lệ và pháp luật của nó.

Cấu trúc liên bang của Liên bang Nga được dựa trên tính toàn vẹn trạng thái của nó, là sự thống nhất của hệ thống của cơ quan nhà nước, sự phân chia của các đối tượng của quyền lực và quyền hạn giữa các cơ quan quyền lực nhà nước của Liên bang Nga và các cơ quan quyền lực nhà nước của các đối tượng Liên bang Nga, sự bình đẳng và tự quyết của các dân tộc trong Liên bang Nga.

Trong quan hệ với các cơ quan liên bang của cơ quan nhà nước tất cả các đối tượng của Liên bang Nga sẽ là bình đẳng với nhau.

5.     Có tính thống nhất nội tại cao.

VD:  

-         Hiến pháp Nga

- Tính quyền lực tối cao: Hiến pháp có tính tối cao trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga. Tính tối cao này đảm bảo cho quá trình hình thành nhà nước pháp quyền, cho sự tuân thủ pháp luật của nhà nước. Hiến pháp xác định định hướng phát triển xã hội và là nền tảng cho việc hình thành những mối quan hệ giữa các chủ thể liên bang.

- Tính cương lĩnh: Những điều khoản của Hiến pháp giúp tăng cường tính định hướng đối với sự phát triển xã hội, đặc trưng cho tính thống nhất giữa mục đích tối cao của nhà nước với mỗi cá nhân và trong một phạm vi nào đó phản ánh ý tưởng toàn dân tộc. Điều này thể hiện gián tiếp trong lời mở đầu Hiến pháp, trong đó nêu rõ khát vọng đảm bảo sự thịnh vượng và phồn vinh của dân tộc Nga.

Điều 15. Hiến pháp của Liên bang Nga có trách nhiệm tối cao lực lượng tư pháp, hành động trực tiếp và được sử dụng trên toàn lãnh thổ của Liên bang Nga. Pháp luật và các hành vi vi phạm pháp luật khác được thông qua tại Liên bang Nga không được mâu thuẫn với Hiến pháp của Liên bang Nga.

Các cơ quan của cơ quan nhà nước, các cơ quan chính phủ địa phương, các quan chức, công dân tư nhân và các hiệp hội của họ phải có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp của Liên bang Nga và pháp luật.

-         Hiến pháp TQ:

Điều 5. Nhà nước duy trì tính thống nhất và nhân phẩm của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Không có luật hoặc quy tắc hành chính hoặc địa phương và các quy định trái với hiến pháp. Tất cả các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tất cả các đảng phái chính trị và tổ chức công cộng và tất cả các doanh nghiệp và cam kết phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Tất cả các hành vi vi phạm của Hiến pháp và pháp luật phải được điều tra. Không có tổ chức, cá nhân có thể tận hưởng những đặc quyền trên Hiến pháp và pháp luật.

6.     Là công cụ hiệu quả để quản lý nhà nước và xã hội, luôn đề cao nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

7.     Có phạm vi điều chỉnh rộng và hiệu quả điều chỉnh cao.

VD:   Hiến pháp Nga
Tính quyền lực tối cao: Hiến pháp có tính tối cao trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga. Tính tối cao này đảm bảo cho quá trình hình thành nhà nước pháp quyền, cho sự tuân thủ pháp luật của nhà nước. Hiến pháp xác định định hướng phát triển xã hội và là nền tảng cho việc hình thành những mối quan hệ giữa các chủ thể liên bang.

• Phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp: Hiến pháp ảnh hưởng đến mọi mặt của các quan hệ trong cộng đồng xã hội như chính trị, kinh tế, xã hội, tinh thần...

8.     Có vai trò năng động sáng tạo.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: