(Oneshot SE) Đông chí
Từng cơn gió thổi buốt mang theo hơi lạnh căm căm tiến về thành phố Nam Thành báo hiệu cho một mùa đông đầy giá rét.
Gần đây tôi được lệnh chuyển công tác qua thành phố này làm điều dưỡng cho Viện dưỡng lão Nam Thành. Vào ngày làm đầu tiên, tôi nhận được đơn chăm sóc cho ông lão phòng số 118.
Ông ấy tên là Dụ Phồn. Mặc dù đã qua tuổi thất tuần nhưng ông không có nhiều dấu vết của năm tháng. Gương mặt thanh tú cùng hai nốt ruồi ẩn ẩn hiện hiện dưới hàng mi cong. Tôi dám khẳng định nếu ông ấy không giữ cái biểu cảm lạnh lùng bất cần ấy của mình thì vẫn sẽ có nhiều người yêu thích lắm đấy!
Sau một quãng thời gian ở đây tôi nhận ra ông Dụ chẳng thích nói chuyện với ai cả ,cứ hay lủi thủi một mình. Thế nhưng mỗi khi có người gặp khó khăn thì ông vẫn sẽ trợ giúp bằng bản mặt lạnh ấy. Đôi lúc, tôi thấy ông ngồi ngẩn người trên ghế ánh mắt nhìn vào chốn xa xăm, tận sâu trong ấy lại là sự trống rỗng mà tôi chẳng thể hiểu.
Trong phòng ông Dụ có một máy ảnh cũ nhưng vẫn còn sài tốt lắm. Hằng ngày, ông sẽ cầm nó chụp này nọ. Có thể là khung cảnh bình minh sáng sớm ló rạng sau những đám mây hay đôi chim cu đang quấn quýt bên nhau, những bức ảnh rất đỗi đời thường.
Tôi từng nhìn thấy album ảnh của ông. Đó là một cuốn sổ cũ kỹ, phần da hầu hết đã bị sờn. Cuốn sổ ấy đa phần là ảnh chụp bầu trời, cây cối. Đôi lúc sẽ lọt vào những tấm ảnh về một khu phố cũ rích nơi có những ngôi nhà xập xệ và dây điện giăng mắc khắp nơi hay một tiệm net xưa. Tôi có nghe tin quán net và khu phố ấy đã bị dỡ vì chính sách quy hoạch của địa phương. Có lẽ những khung cảnh ấy đã chẳng thể nào quay lại.
Càng về sau những bức ảnh tương tự cứ được lặp lại cho đến trang cuối cùng mới có sự xuất hiện của con người. Bức ảnh đầu là ảnh của một nhóm sáu người bước đi dưới ánh đèn vàng của công viên giải trí, gương mặt họ hạnh phúc, vô lo vô nghĩ. Ông nói đó là đám bạn của ông: " Phá lắm! Toàn là một đám loi choi đến tận sau này dù trưởng thành vẫn không hết quậy."
Ông nói thế đấy.
Bức thứ hai là một bóng dáng màu trắng mờ nhoè, cảnh nền là khu chợ đêm ở công viên giải trí cũng rất mờ, rõ ràng là do người cầm máy bất cẩn ấn màn trập nên chụp được. Tấm hình thậm chí còn không nhìn được mặt.
Có lần tôi hỏi tại sao không bỏ tấm hình ấy đi. Ông lại cười nhẹ:" Người trên bức ảnh đó ta vẫn có thể nhớ rõ mà."
"Người đó là ai vậy?." Tôi hỏi
Ông nói đó là bạn đời của ông tên là Trần Cảnh Thâm đã đi từ lâu lắm rồi.
Lúc ấy tôi cười nói:" Chắc là anh ấy tốt lắm nhỉ? Ông yêu cậu ấy nhiều đến thế cơ mà".
Không ngờ ông lại hung dữ trách:" Tốt cái gì mà tốt! Người gì mà yếu ớt trúng có tí gió, chạy có một chút lại than mệt hơn thế còn cố chấp đến lì lợm đã bao nhiêu lần ta bảo mình không sao mà anh ta lại cứ thích làm quá lên lo toan đủ điều trông phiền hết sức" Giọng ông dần nhỏ lại khúc cuối ông lầm bầm: "....Nhưng ta chỉ còn một mình anh ta thôi.".
Sau này tôi mới biết mẹ của ông đã bỏ đi từ lâu rồi còn người cha thì nghe nói cũng chẳng phải dạng tốt lành gì. Quả thật, Trần Cảnh Thâm tia sáng ấm nóng soi rọi thế giới tăm tối của Dụ Phồn thế nhưng ánh sáng đã lịm rồi làm sao để thế giới xám trắng này dần có màu sắc đây?
Dường như sau ngày hôm ấy ông Dụ càng trở nên lầm lì hơn và thời gian ông ấy ngồi ngẩn ngơ càng nhiều. Cho đến một hôm như thường lệ tôi mở cửa gọi ông ăn cơm nhưng ông Dụ lại chẳng còn ở đây. Chăn gối được sắp xếp gọn gàng như mới trên bàn có một mẩu giấy nhỏ:
Tôi phải đi tìm người rồi. Cảm ơn mọi người thời gian qua đã chiếu cố.
Máu trên toàn thân tôi như bị rút hết cả, tôi chật vật gọi cho chị điều dưỡng trưởng. Chúng tôi đi tìm khắp phố Nam Thành trong vô vọng song chẳng tìm thấy ông. Mãi đến khi dời khu vực tìm kiếm ra ngoài tôi mới thấy ông Dụ ở nghĩa trang ngoài Nam Thành.
Ông diện một bộ vest rất đẹp, trên tay là đoá hoa trà được trang trí kĩ lưỡng. Ông đứng trước một tấm bia khắc : Trần Cảnh Thâm chi mộ. Trên bia là một người đàn ông trưởng thành với đôi mày sắc xinh đẹp và ánh mắt lạnh lẽo,nghiêm nghị.
Ông Dụ đứng nhìn một lúc lâu rồi bật cười đặt bó hoa lên mộ nói:" Trần Cảnh Thâm anh thấy chưa, em đã tìm được anh rồi này. Anh thấy em đỉnh chưa?.Trần Cảnh Thâm à anh cũng chỉ đến thế thôi, em đã nói là em sẽ luôn tìm được anh mà...."
Bỗng nhiên ông ngã khuỵu xuống, thút thít hỏi:" Vậy nên....hức....anh về đây được không....hức...anh ở đâu rồi Trần Cảnh Thâm...em nhớ anh,em nhớ anh,em nhớ anh,....hức...em nhớ anh, em nhớ anh lắm,anh về đi Trần Cảnh Thâm..."
Rồi ông bắt đầu gào khóc, người đàn ông trưởng thành cao lớn bây giờ lại khóc như một đứa trẻ.Tiếng khóc vang xa trên đỉnh mộ hoang vắng. Ông khóc cho đến khi lịm đi trong khi miệng vẫn luôn gọi tên người ông thương.
Kể từ sự kiện đó chúng tôi càng cảnh giác với ông hơn. Nhưng ngược lại với nỗi lo của chúng tôi, ông Dụ vẫn hoạt động như bình thường thậm chí còn bắt đầu nói chuyện với những người bạn già khác. Tuy nhiên, tôi vẫn nhận ra ông ngày càng ốm hơn mặc dù vẫn ăn đủ ba bữa hằng ngày. Tâm trí ông cũng không còn minh mẫn nữa, nhiều lúc cứ nhớ nhớ quên quên có lần ông ấy đưa cho tôi một tờ giấy màu hồng tựa như thư tình rồi hỏi người đàn ông tên Dụ Phồn này là ai.
Thế nhưng những gì liên quan đến Trần Cảnh Thâm ông lại nhớ rất rõ. Ông nhớ tên của anh ấy, nhớ hình dáng của anh ấy, nhớ giọng nói trầm thấp và mùi hương bạc hà dễ chịu trên người anh ấy. Tựa như những gì của Trần Cảnh Thâm đều là một phần quan trọng trong cuộc sống già cỗi của Dụ Phồn.
Nhiều khi tôi lại thấy ông gọi điện thoại cho một người nào đó. Dường như người ấy chẳng bắt máy ông bao giờ thế nhưng ông vẫn cố chấp gọi, từng cuộc gọi nhỡ lẫn trong dòng lịch sử điện thoại dài đằng đẵng. Rất lâu sau này tôi mới ngỡ ra số điện thoại ấy là của Trần Cảnh Thâm và Dụ Phồn gọi điện chỉ để được nghe giọng nói chuyển tiếp cuộc gọi của anh như một kẻ thấp hèn cố gắng tìm kiếm, lục lọi những gì còn sót lại cuối cùng để an ủi tâm hồn cằn cỗi ấy.
Nửa đêm, khi tôi đang kiểm tra phòng lần cuối thì lại thấy ông xách cây đèn pin đi đến cửa viện. Lúc ấy tôi lo sợ nắm lấy tay hỏi ông định đi đâu thì ông lại bình thản nói :
" Trần Cảnh Thâm sợ ma lắm, lúc trước bị hù có một chút mà cũng sợ đến mấy tháng mới hết cơ, ta sợ nửa đêm tối thế này anh ấy sẽ không dám đi về nhà mất .".
Xong,ông gỡ tay của tôi rồi ngồi trước cửa viện, ngồi thật lâu, thật lâu cho đến khi ngủ thiếp đi trong cái lạnh của đầu đông.
Ngày nào ông cũng cầm đèn pin ngồi đợi như thế mặc kệ lời tôi khuyên bảo. Có lẽ là vì đón gió lạnh quá nhiều nên không lâu sau ông ngã bệnh nằm liệt trên giường. Đó vốn dĩ chỉ là một cơn cảm lạnh bình thường thế mà ông mãi lâu vẫn chẳng khỏi. Khi đó tôi mới hiểu rằng ý chí để sống của Dụ Phồn đã biến mất rồi.
Đến tận giây phút cuối cùng của cuộc đời ông chỉ nói cảm ơn tôi và nhờ tôi an táng ông ở kế bên người ông yêu. Và rồi ông thiếp đi trong một giấc ngủ dài trên môi là nụ cười thanh thản.
Ngày XX/X/XXXX Dụ Phồn ra đi trong Viện dưỡng lão Nam Thành vào một đêm đông giá rét. Hưởng dương 85 tuổi.
Tôi nghĩ rằng chắc hẳn bây giờ Dụ Phồn đã tìm được Trần Cảnh Thâm rồi và Trần Cảnh Thâm cũng đã đợi được Dụ Phồn của anh tìm đến rồi nhỉ?
_________
Anh nghe chăng tuyết trắng rơi ngày đông chí
Anh có nghe tuyết giấu đi sự nghẹn ngào
Khi thế gian này thiếu vắng anh
Anh nghe không tiếng lá vàng rơi cuối thu
Anh nghe chăng lá thở dài vì ly biệt
Chỉ còn lại mình em thưởng thức
Biển và núi, trăng với gió
Anh nghe chăng tuyết trắng rơi ngày đông chí
Anh có nghe tuyết giấu đi sự nghẹn ngào
Thế giới của anh không thuộc về nơi đây
Cũng chẳng còn có anh trong giấc ngủ đông nữa.
| Trích " Đông Miên"|
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top