3. Biểu tượng của TĐC (3 câu cuối)

(Biểu tượng đẹp nhất, giàu chất thơ nhất về tình đồng chí, đồng đội).

"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo."

- 3 câu thơ tả 1 đêm phục kích giặc, nền của bức tranh là đêm rừng hoang sương muối gợi khung cảnh hoang vu, âm u, lạnh lẽo. Không chỉ cái giá, cái rét theo đuổi mà còn bao nhiêu nguy hiểm rình rập người chiến sĩ.
- Nổi bật trên nền hiện thực khắc nghiệt ấy là những người lính đứng cạnh bên nhau chờ giặc trong cái nơi mà sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc.
- Động từ "chờ" cũng đã nói rõ tư thế, tinh thần chủ động đánh giặc của họ. Rõ ràng khi những người lính đứng cạnh bên nhau vững chãi, truyền cho nhau hơi ấm thì TĐC đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm để họ có sức mạnh vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, tạo nên tư thế mình đồng da sắt trước quân thù.
- 2 câu thơ đối nhau rất chỉnh vừa gợi cảm giữa khung cảnh và toàn cảnh. Khung cảnh thì buốt giá, lạnh lẽo. Toàn cảnh thì lại ấm nóng TĐC, ĐĐ.
- Hình ảnh "đầu súng trăng treo" là hình ảnh thơ độc đáo bất ngờ, là điểm nhấn của toàn bài. Câu thơ vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng, vừa rất thực vừa rất lãng mạn.
- Nhịp thơ 2/2 gợi những liên tưởng thú vị "súng" là biểu tượng của chiến tranh khói lửa, "trăng" là biểu tượng của thiên nhiên trong mát, thanh bình.
- Sự hoà hợp giữa súng và trăng vừa toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính và TĐC của họ vừa nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh yêu nước: người lính cầm súng là để bảo vệ cuộc sống hoà bình, độc lập, tự do cho Tổ quốc.
- Súng và trăng, gần và xa, chiến sĩ và thi sĩ, thực tại và mở rộng... tất cả hoà quyện, bổ sung cho nhau.
- Chỉ với 3 câu thơ đã vẽ lên bức tranh đẹp, kết tinh TĐC, ĐĐ của người lính là biểu tượng đẹp đẽ, giàu chất thơ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top