2. Những biểu hiện và sức mạnh (10)

(Những biểu hiện của TĐC và sức mạnh của tình cảm ấy).

a. Trước hết, đồng chí là sự thấu hiểu và chia sẻ những tâm tư, nỗi lòng của nhau.

"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"

- Họ là những người lính gác tình riêng ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với những băn khoăn, trăn trở. Ruộng nương đã tạm gửi cho bạn thân cày, gian nhà không giờ mặc kệ gió lung lay.
- Hai chữ "mặc kệ" đã nói lên được cái kiên quyết, dứt khoát, mạnh mẽ của người ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, khi mục đích đã lựa chọn.
- Xong dù dứt khoát mạnh mẽ ra đi nhưng những người nông dân vẫn nặng lòng với quê hương. Nếu không họ chẳng thể cảm nhận được nỗi nhớ của hậu phương "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" - hình ảnh thơ hoán dụ mang tính nhân hoá càng tô đậm sự gắn bó yêu thương của người lính đối với quê nhà hay chính tấm lòng của người lính khôn nguôi nhớ quê hương đã tạo cho "giếng nước gốc đa" một tâm hồn.
- Giữa những người lính và quê hương có một mối giao cảm vô cùng sâu sắc.
- Tâm tư ấy, nỗi nhớ nhung ấy của anh và cũng là của tôi, là TĐC thấu hiểu, chia sẻ cùng nhau.

b. TĐC còn là sự đồng cam cộng khổ, sẻ chia những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính.

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày"

- Là người lính, các anh đã trải qua những cơn sốt rét nơi rừng sâu trong hoàn cảnh thiếu thuốc men, lại thêm trang phục phong phanh giữa mùa đông giá lạnh, áo rách, quần vá, chân không giày. Tất cả những khó khăn gian khổ của cuộc đời người lính được tái hiện hết sức chân thực, không tô vẽ.
- Những hình ảnh thơ được đưa ra rất chân thực nhưng cô đọng và gợi cảm biết bao diễn tả sâu sắc sự gắn bó đồng cam cộng khổ của các anh giúp các anh vượt qua mọi thiếu thốn, gian truân, nhọc nhằn của cuộc đời người lính.
- Tác giả đã xây dựng những cặp câu thơ sóng đôi đối xứng nhau (trong từng cặp câu và từng câu).
- Đáng chú ý là người lính bao giờ cũng nhìn bạn, nói về bạn trước khi nói về mình, chữ "anh" bao giờ cũng xuất hiện trước chữ "tôi". Cách nói ấy phải chăng thể hiện nét đẹp trong tình cảm thương yêu "thương người như thể thương thân", trọng người hơn trọng mình.
- Chính TĐĐ đã làm ấm lòng những người lính để họ vẫn cười trong buốt giá và vượt lên trên buốt giá.

c. Họ quên mình đi để động viên nhau, truyền cho nhau hơi ấm "thương nhau tay nắm lấy bàn tay".
- Đây là 1 cử chỉ rất cảm động chứa chan tình cảm chân thành. Nó không phải cái bắt tay xã giao thông thường mà là 2 bàn tay tự tìm đến nhau truyền cho nhau hơi ấm để vượt lên trên buốt giá.
- Họ gắn bó với nhau trong đời thường để cùng gắn bó với nhau trong chiến đấu, đồng cam cộng khổ khiến TĐC thêm bền chặt, gắn bó: vượt lên trên tất cả để sống và chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp. Câu thơ không chỉ nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng của những người lính mà còn thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy.
-> Bài thơ "Đồng chí" không rực rỡ chiến công mà rực rỡ tình đồng đội ấm nồng khiến những người lính có thể sống và làm nên bao chiến công.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top